Aug-2023_w4

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: Aug 25, 2023

1

Nghề Trang Điểm Tử Thi Tại Mỹ.

© Khuyết Danh (Trần Văn Giang ghi lại)

Nguồn: hung-viet.org (18/07/22)

Air_Casketed_remains

Shipping to and from Vietnam. © Ảnh ritual-services.

Lời giới thiệu.

U2 (You TOO! There is No exception to the rule!) Mời quý vị đọc câu chuyện (hay hành trình?) của những người tị nạn cộng sản còn “may mắn” (?) có cơ hội được “trang điểm” thêm một lần trước khi lên “chuyến xe hoa” cuối cùng của cuộc đời về miền miên viễn!? Mà kể ra thì nghề nào cũng có cái khổ của nó, chẳng riêng gì nghề “Mortician!”

Trở thành Chuyên viên (“thợ”) trang điểm đã khó, trở thành Chuyên viên trang điểm cho người chết (“Mortician”) lại còn khó hơn gấp nhiều lần. Bởi vì, làm cho người chết trở nên tươi tắn, hồng hào như đang nằm ngủ là cả một nghệ thuật… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Thấy Bóng Thiên Đường Cuối Trời Thênh Thang (TVG).‎‎

“Xin cho một người vừa nằm xuống
Thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang…”

(Lời bài hát “Cho Một Người Nằm Xuống” – của TCS)

Tôi không biết là người chết có “thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang hay không,” nhưng những người thân còn sống thì phải lo làm đám tang sốt vó, đứng ngồi ngủ không yên, gần thấy… “thấy bóng ông bà ông vải…”

Hiển nhiên “Chết” chưa phải là hết… Và “Chết” có phải là sự “Bắt đầu” của một cuộc hành trình mới hay không (?) còn tùy vào lòng tin của mỗi người trong chúng ta. Chết là “Hết” (the End) hay “Bắt đầu” (the Beginning) thì như Cố Thủ tướng Anh, ông Winston S. Churchill đã có nói rằng, “… Now this is not the end. It is not even the beginning of the end. But it is, perhaps, the end of the beginning.”   Đọc tiếp @ vietbao.com

    ❖ “Đăng Cáo Phó” Tôi đã vào tuổi thất tuần, về hưu đã vài năm. Thỉnh thoảng trong giờ nhàn rỗi, vẫn giở vài trang báo Việt Ngữ ra đọc cho qua ngày tháng. Tôi để ý đã có một sự thay đổi lớn trong sở thích của cá nhân tôi. Đó là: Tôi không còn quan tâm nhiều về lập trường chính trị của đảng Cộng hòa, Dân chủ, vấn đề tranh cãi “Phá Thai” hay phong trào “Black Lives Matters…” ngay cả tình hình kinh tế thị trường chứng khoán trồi sụt (“tiền liền khúc ruột!”) mà tôi lại thích đọc, và đọc rất kỹ các trang Cáo phó của các báo Việt Ngữ (!)

Nhà báo Bùi Bảo Trúc lúc còn sinh tiền đã viết đại khái là ông ta thích đọc trang Cáo phó “vì vui thấy mình còn sống (chưa chết!)…” Riêng tôi, trang Cáo phó trên báo, nếu đọc cho kỹ, sẽ thấy rất nhiều đều thú vị có thể học hỏi được; để rồi khi hữu sự, cứ như thế mà làm theo y chang (“cóp-pi” nguyên con!?); hay cũng để tránh “không nên làm tương tự như vậy” vì coi có vẻ “ốt dột” lắm kìa!   Đọc tiếp @ haingoaiphiemdam

    ❖ Tuyển Tập “Sẽ Có Một Ngày – TVG” Tác giả Trần Văn Giang vừa ấn hành tuyển tập mới – tác phẩm “Sẽ Có Một Ngày” với 33 chương, trong đó hầu hết là các bài viết của ông, phần còn lại là một số bài sưu tầm liên hệ tới các vấn đề ở quê nhà. Sách dày 320 trang, nêu lên cái nhìn từ một nhà văn hải ngoại, băn khoăn trước những sụp đổ giá trị văn hóa ở quê nhà, bày tỏ các suy nghĩ và phê phán về các hiện tượng xã hội tại Việt Nam…   Đọc tiếp @ nongnghiephaingoai

    ❖ Lòng trần còn tơ vương khanh tướng. Về hưu, chữ nghĩa của tài tình của “vi-xi” bây giờ gọi là “nghỉ hưu?”, là nghỉ làm việc, không còn tiếp tục làm công việc hàng ngày để kiếm lương bổng, lợi tức cần cho đời sống nữa. Về hưu có thể là trường hợp đã đáo hạn tuổi đời (“standard retirement age”); hoặc đã đi làm việc đủ số thời gian như luật định (“accrued time of working”) để được hưởng tiền phụ cấp hưu trí; Có người lại về hưu ngang (“early retirement”), ngay từ lúc còn trẻ, không kể gì tuổi tác vì đã có khả năng làm dư ra một số tiền lớn đủ để tự sống một cách thoải mái mà không cần gì đến tiền hưu trí; các anh chàng chơi thể thao chuyên nghiệp hay làm chuyện này… Đọc tiếp @ vietbao.com

2

Sen Người – Sen Ta.

© Mai Thanh Truyết.

Nguồn: Petrusky Úc Châu. (Viewed 19/08/23)

hoa-sen

Bông Sen. © Ảnh petrusky.net.

Tôi chọn hoa sen cho những suy nghĩ trong ngày Lễ Xá Tội Vong Nhân vì hoa sen không bị ô nhiễm bởi môi trường xấu, do đó, cho dù có can qua bao nhiêu phong ba bão táp hiện tại, hoa sen Việt Nam sẽ có ngày vượt thoát và nở rộ trên quê hương.

Hôm nay đúng ngày Rằm Tháng Bảy, tôi quyết định ngừng tất cả mọi sinh hoạt trong 7 tháng qua năm Quý Tỵ để tự chiêm nghiệm lại chính mình. Trước hết, xin cám ơn Trời Đất, Tổ Tiên đã cho tôi còn sáng suốt, năng động, còn trí tuệ để chuyển tải những thông tin cần thiết qua bài viết, paltalk (*), internet, phỏng vấn trên truyền thanh, truyền hình khắp nơi đến bà con bên nhà.

Xin Cám Ơn tất cả.

Ngay từ giờ phút đầu tiên của Ngày Lễ Xóa Tội, tôi đã nghĩ gì?

Xin thưa, tôi đã nghĩ đến bông sen.

Tại sao tôi dùng chữ “bông” mà không dùng chữ “hoa”. Vì một lẽ rất dễ hiểu, tiếng “bông” là tiếng nói má tôi dạy lúc đầu đời, và tôi cũng biết tiếng “hoa” dùng trong văn chương có vẻ “văn hoa” hơn (?)… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

(*) Paltalk Paltalk is a proprietary video group chat service that enables users to communicate by video, Internet chat, or voice. It offers chat rooms and the ability for users to create their own public virtual chat room…

(*) Heat-producing flowers. Hoa của một số cây tạo ra đủ nhiệt để tăng nhiệt độ của chúng lên tới 35°C so với nhiệt độ không khí. Ba loài đã được chứng minh là điều chỉnh nhiệt độ của hoa trong một phạm vi hẹp bằng một cơ chế sinh lý chưa biết làm tăng tốc độ sinh nhiệt khi nhiệt độ không khí giảm. Thực vật sinh nhiệt chỉ xuất hiện trong các họ cổ xưa của thực vật có hạt (ancient families of seed plants) và dường như đã tiến hóa cùng với các loài bọ cánh cứng thụ phấn. Vì nhiều loài bọ cánh cứng cần nhiệt độ cơ thể cao để hoạt động nên môi trường ấm áp bên trong những bông hoa điều nhiệt có thể là phần thưởng tràn đầy năng lượng trong lúc hút nhụy hoa (Authors: Roger S Seymour, Paul Schultze-Motel @ scholar.google.com.au)

Ghi chú (*):
    – Roger S. Seymour, BA, Ph.D. Is Associate Professor of Zoology (University of Adelaide).
    – Paul Schultze-Motel, Ph.D. Is Postdoctoral Research Associate (University of Adelaide).

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

   ❖ Mưa Sài Gòn… Thành phố Sài Gòn trước kia có cung cách xây dựng, kiến trúc, cũng như quy hoạch phát triển thành phố (urbanization) dựa trên dân số khoảng nửa triệu dân vào những năm 50 của thế kỷ trước. Cầu cống và kinh rạch thoát nước dự trù giải quyết cho lượng nước mưa độ 2000mm/năm được điều tiết thẳng vào sông Sài Gòn chỉ sau một thời gian ngắn ngưng đọng ở những vùng thấp hơn mặt biển.

Ngày nay, với dân số ước tính trên 8 triệu, với diện tích xây dựng khu dân cư và đường xá chằng chịt thiếu hệ thống hóa khiến cho dòng chảy của mưa bị ngăn chận trong nhiều khu vực trước khi đổ ra sông Sài Gòn. Hệ thống cống rãnh không được nới rộng hay sửa chữa ở những vùng nội thành và ngoại ô trước khi trở thành khu đô thị; từ đó chuyện ngập lụt đường phố sau mỗi cơn mưa là câu chuyện “hằng ngày ở huyện…”  Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖Về Thăm Bidong trong mùa Vu Lan … Cúi xin Tam Bảo từ tôn, đem pháp mầu mật ngôn tiếp độ: Hết thảy được thọ Vô giá Cam lồ Pháp thực, được nghe Kinh pháp Vãng sinh Tịnh độ! Cung thỉnh các chúng cô hồn, vong hồn, oan hồn… Nương nơi pháp lực Diện Nhiên Vương Bồ Tát, theo đến pháp đàn nghe kinh thọ thực, thoát khổ luân hồi…

Lời kinh cầu não nề ai oán theo gió đưa rờn rợn, làm nổi gai trên da và trĩu nặng mi mắt. Những cánh hoa tưởng niệm ném xuống mặt biển mênh mông, những chiếc bong bóng màu thả lên bầu trời cao rộng như một biểu tượng siêu thoát. Những giọt nước mắt tiếc thương, những khuôn bồi hồi xúc động. Một vành khăn tang trắng ai đó thả trôi theo lượn sóng tàu…   Đọc tiếp @ Ong3A Blog

    ❖ Viện Đại Học Cao Đài và chúng tôi: Một duyên tình dang dở (GS. Nguyễn Văn Trường – GS. Mai Thanh Truyết). Trong cái nhìn giới hạn của chúng tôi thì Viện Đại Hoc Cao Đài được thành lập do sáng kiến của quí vị Thời Quân, nói riêng, Ngài Khai Đạo, và ông Bảo Học Quân trong ban thế đạo. Viện khởi đầu dự trù: một Phân khoa Nông Lâm Súc và một phân khoa Thần Học. Trên thực tế, Viện có thêm phân khoa Sư Phạm…

Về Phân Khoa Thần Học (theology), vì không là tín đồ, và cũng chưa là tín đồ nên chúng tôi hoàn toàn dốt. Cả hai phân khoa Nông Lâm Súc và Sư Phạm đều có hai cấp, mỗi cấp là hai niên học. Chương trình học được soạn thảo dựa trên cơ sở chương trình các Trường Nông Lâm Súc và Sư Phạm Sàigòn, nói cách khác là theo những tiêu chuẩn quốc gia…   Đọc tiếp @ Facebook

    ❖ Suy Niệm Về Sự Chết Nhân Tháng Các Linh Hồn. Chúng ta sắp bước vào tháng 11 là tháng mà toàn thể Giáo hội dùng và nhắc cho chúng ta nhớ cầu nguyện cho Các đẳng Linh hồn. Thành thử thiết tưởng đây là dịp để chúng ta cùng nhau suy niệm về sự chết…   Đọc tiếp @ Mai Thanh Truyết Blog

Thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại kỳ sau. NNQ

Aug-2023_w3

★ ★ ★

1

Vinh danh cựu chiến binh Úc.

Commemorating the 50th anniversary of the end of Australia’s involvement in the Vietnam War (18/08/2023).

Sưu tầm (NnQ).

Nguồn: © GOV.AU (08/2023)

50years-commemorative-servic-logo_RSL-AU

Commemorative 50 years servic. © ASL Australia.

Hôm nay đất nước chúng ta sẽ tạm dừng để đánh dấu Ngày Cựu chiến binh Việt Nam, kỷ niệm quan trọng trong năm kỷ niệm 50 năm kết thúc sự tham gia của Úc vào Chiến tranh Việt Nam… Vào ngày 18 tháng 8/1966, quân dội Úc và New Zealand bị tràn ngập với một tỉ số áp đảo 10/1 của địch quân trong trận Long Tân lịch sử!

Hiện tại, ngày 18/08 hàng năm được chọn đánh dấu ngày Cựu chiến binh Vietnam. Hàng ngàn người Úc sẽ tập trung tại Đài tưởng niệm Lực lượng Việt Nam ở Canberra, và trên khắp đất nước, để tôn vinh sự phục vụ và hy sinh của các cựu chiến binh Việt Nam trong cuộc chiến dài nhất mà lực lượng Úc tham gia trong thế kỹ 20… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

❖ Người thiết tha đưa “những linh hồn lang thang – wandering souls” trong cuộc chiến Việt Nam về nhà (bring them home)! Có sáu nhân viên quốc phòng Úc mất tích khi đang làm nhiệm vụ sau chiến tranh Việt Nam nhưng thi thể của họ đã được hồi hương về Úc. Nhưng phần còn lại của khoảng 300,000 người Việt Nam bị giết trong cuộc chiến này chưa bao giờ được tìm thấy!

Nhiều thập niên sau khi chiến tranh kết thúc, ông Derrill de Heer, người cựu chiến binh Việt Nam tuổi đã hơn “thất tuần” lại tìm thấy một sứ mạng phục vụ mới – lần theo dấu vết của người người Việt đã thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam khi làm nhiệm vụ mà thi thể vẫn còn lưu lạc để giúp đưa hàng trăm ngàn “linh hồn lang thang” này về yên nghỉ… Đọc tiếp @ SBS (Viewed 18/08/2023)

    ❖ The Operation Wandering Souls Project (Chiến dịch những linh hồn lang thang) Trong văn hóa Việt Nam, những người chết và được chôn cất trong những ngôi mộ vô danh được cho là ‘linh hồn lang thang’ không thể tìm thấy sự yên nghỉ trong thế giới linh hồn cho đến khi các nghi lễ cần thiết được thực hiện tại nơi chôn cất của họ bởi người thân của họ. Dự án Chiến dịch Linh hồn lang thang nhằm đáp lại sự giúp đỡ dành cho Úc bằng cách hỗ trợ Việt Nam xác định vị trí những người mất tích đã chết trong trận chiến chống lại các lực lượng Úc và New Zealand. Điều này sẽ cho phép linh hồn của MIA (Missing In Action) của họ tìm thấy sự yên nghỉ… Đọc tiếp @ University of New South Wales (Canberra).

    ❖ Chiến địa Long Tân (1966).

bien-gioi-nga-NATO

Cựu chiến binh Úc được viếng di tích lịch sử Thập tự Long Tân, © AAP (SBS).

Hôm nay 18/8/2016 là ngày kỷ niệm 50 năm Trận chiến Long Tân giữa quân đội Úc – Tân Tây Lan và bộ đội cộng sản Bắc Việt, trận chiến được coi là lớn nhất và gây nhiều thiệt hại nhất cho quân đội Úc trong Chiến tranh Việt Nam, với 17 quân nhân thiệt mạng và 25 người khác bị thương…

Tuy nhiên hôm qua, một ngày trước sự kiện này, chính phủ Việt Nam đã đột ngột quyết định ngăn cấm phía Úc tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm trận đánh Long Tân, viện lẽ buổi lễ có tính chất nhạy cảm đối với người dân địa phương. Sau cuộc điện đàm của chính phủ Úc, phía Việt Nam chỉ cho phép phái đoàn ‘tiếp cận hạn chế’ khu vực Thập tự Long Tân… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Vietnam-silver-$2dolar-coin

Vietnam War Silver Proof coin, © SBS

    ❖ Úc phát hành tiền kỹ niệm Chiến tranh Vietnam. Trong tháng Tư 2023 có hai đồng $2 đã được phát hành để kỷ niệm 50 năm kể từ khi Úc chấm dứt tham gia Chiến tranh Việt Nam, lần lượt có tên Vietnam War Circulated và Vietnam War Silver Proof. Cả hai đồng đều có in dòng chữ “Chiến tranh Việt Nam” trên bề mặt và hình ảnh một chiếc trực thăng, bao quanh là lá cờ Việt Nam Cộng Hòa… Đọc tiếp @ SBS (Viewed 18/08/2023)

2

Trần Mộng Tú…

Phụ Nữ và Chiến Tranh.

© Ngô Thế Vinh.

Nguồn: © VOA (Viewed 07/2023)

the-nha-bao-TMT

Thẻ “nhà báo” của Trần Mộng Tú khi làm cho hãng Thông Tấn AP (Associated Press) Sài Gòn, thẻ này do MACV (US Military Assistance Command, Vietnam) cấp, chỉ có giá trị mỗi 3 tháng. © Hình tư liệu Trần Mộng Tú (VOA).

Anh tặng em mùi máu
Trên áo trận sa trường
Máu anh và máu địch
Xin em cùng xót thương
(TMT 1969).

Bài thơ Quà Tặng Trong Chiến Tranh được Trần Mộng Tú sáng tác trong nước vào thời điểm rất đau thương này, từ những xúc động trước cái chết của người yêu đầu đời và là chồng mới cưới của cô (NTV)… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Chim Sẻ và Tuổi Thơ Việt Nam. Những tin tức ngổn ngang đời thường đang diễn ra ở Việt Nam, từ việc lớn đến việc nhỏ như: Ô nhiễm môi trường, cá chết, biểu tình, biển chia, đất cắt…, tin nào cũng làm người Việt trong cũng như ngoài nước hoang mang, đau lòng, thất vọng. Nhưng tin các em đang tuổi thiếu niên ở Thừa Thiên Huế phải bỏ học, sang xứ lân bang lao động, phụ gia đình kiếm sống làm tôi đau lòng nhất…   Nguồn @ tranmongtu blogspot

    ❖ Doctor Rice – Võ Tòng Xuân và Gia đình Bác Tám (Ngô Thế Vinh).‎‎ Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa…

Với kinh nghiệm trước đó đã từng cộng tác với Đài phát thanh Philippines thời còn là sinh viên ở Los Baños, năm 1972 khi về nước, Võ Tòng Xuân đã mạnh dạn đề nghị với Đài phát thanh Sài Gòn xây dựng “Chương trình Gia đình Bác Tám”, là một chương trình giáo dục về canh nông với VTX viết kịch bản chuyên môn kiêm diễn viên chính. Chương trình hàng ngày được phát thanh lúc 5 giờ sáng trước khi nông dân vác cuốc ra đồng, nhằm phổ biến kỹ thuật nông nghiệp phổ thông qua những màn thoại kịch ngắn duyên dáng và hấp dẫn có sức cuốn hút rộng khắp, vào xa tới cả các mật khu. Chú Sáu Dân cũng đã từng là thính giả biết tiếng Anh Ba Xuân qua chương trình này. Như một giai thoại, khi anh Bảy Khai tức Phạm Sơn Khai vào tiếp quản Đại học Cần Thơ đã hỏi ngay giữa hội trường: “GS Võ Tòng Xuân – Gia đình Bác Tám còn đây không?” Phạm Sơn Khai sau này giữ chức Viện Trưởng ĐH Cần Thơ trong suốt 10 năm từ 1976 – 1986, thay thế GS Nguyễn Duy Xuân, tuy tình nguyện ở lại nhưng vẫn bị bắt đi cải tạo và đã chết trong trại tù Ba Sao, Hà Nam Ninh 11 năm sau (1986)…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (01/2023)

    ❖ Viễn Cảnh 2022: Tung Hoành Với Sông Cờ Đỏ (Trung Quốc Đang Vắt Kiệt Nguồn Nước Của Châu Á). Các dân tộc sống trên lục địa Châu Á ở hạ lưu các dòng sông từ Tây Tạng và Trung Quốc chảy xuống, trên 1,6 tỉ người này đã phải gánh chịu hết cả thiệt hại kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp và môi trường các hạ vực đã bị thoái hóa dần dần suốt nhiều thập niên qua trong khi Trung Quốc hưởng hết ích lợi nhờ thủy điện vì trên thượng nguồn họ xây hàng trăm con đập, tàng trữ hàng trăm tỉ mét khối nước, giam hãm 90% phù sa và thay đổi toàn diện dòng chảy môi sinh trên toàn lưu vực. Nhưng tham vọng Trung Quốc chưa dừng lại, Trung Quốc đã bắt đầu xây một đại công trình mang tên Sông Cờ Đỏ, dài trên 6.180 km để hàng năm chuyển dòng lấy 60 tỉ mét khối nước ngay từ nguồn không cho xuống hạ lưu sông Mekong, Salween và Brahmaputra. Sông Cờ Đỏ của Trung Quốc là một mối đe doạ tiềm tàng to lớn, với khả năng gây ra tội ác cho nhân loại…   Đọc tiếp @ vietbao.com

    ❖ In Retrospect, Nguyễn Văn Trung nhìn lại một hành trình trí thức lận đận. …Trong loạt bài Nhìn những chặng đường đã đi qua, khi đã qua khá xa tuổi “cổ lai hy”, Nguyễn Văn Trung viết: “… tôi sống một đời sống ít nhiều khắc khổ, một cách tự nguyện, không nghiện rượu, thuốc lá, cà phê, chỉ nghiện hay say mê một thứ: cầm bút viết, không hẳn vì người đọc mà trước hết vì chủ yếu tôi sống thì phải viết, như phải ăn phải thở, thế thôi.” Nhu cầu viết với Nguyễn Văn Trung như một phong cách sống, chỉ có điều những tập “Nhận Định” 8- 9-10 và những trang viết của ông về sau này, do tuổi tác đã không còn những nét sắc sảo cuốn hút như phong độ của tuổi thanh xuân…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Mặt Trận Ở Sài Gòn (Tập Truyện – Ngô Thế Vinh) Tháo rỡ doanh trại. Về Sài gòn. Đám lính tráng vô tư thì hân hoan. Hàng tháng trường hành quân khổ nhọc, lẽ ra như tụi nó, tôi phải ao ước được trở về. Nơi có những người thân yêu chờ đợi, nơi không có vẩn bụi của chết chóc chiến tranh. Vậy mà tôi vẫn cảm thấy mệt nản. Chán nản với mọi sự đổi thay và cả những khúc mắc ở vai trò nhiệm vụ mới…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (Vietmessenger).

    ❖ Vòng Đai Xanh (Truyện Dài – Ngô Thế Vinh) Thẻ nhà báo của Thông tin xem ra không mấy hữu dụng. Những ngày di chuyển ở cao nguyên cho tôi thấy rõ điều đó. Ở một thời kỳ mà người Mỹ đã bước qua giai đoạn cố vấn, ai cũng hiểu rằng đây là một cuộc chiến tranh của họ. Một cuộc chiến được nuôi dưỡng và giải quyết theo quan điểm quyền lợi nước Mỹ…   Thân mời đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (Vietmessenger).

Aug-2023_w2

✵✵✵✵✵✵

❖ Lumpy skin disease LSD (Bệnh da sần gia súc)

Lumpy-skin-disease

Lumpy skin disease. © Ảnh wiki.

Bệnh da sần (LSD) là một bệnh da cấp tính đến mãn tính, có khả năng lây nhiễm cao. LSD là một bệnh nghiêm trọng chủ yếu lây lan do côn trùng như ruồi, muỗi và ve chích đốt đại gia súc như trâu bò…

Các dấu hiệu lâm sàng ở gia súc có thể từ không rõ ràng đến nghiêm trọng. Động vật bị nhiễm bệnh có thể bị sốt có thể vượt quá 41°C. Nó thường đi kèm với:

– chảy nước mắt
– tăng tiết mũi và nước bọt
– chán ăn, giảm sản lượng sữa
– Khủng hoảng, mở rộng các hạch bạch huyết bề mặt.

Nếu trong đàn gia súc của bạn có dấu hiệu bệnh da sần, hãy gọi ngay cho Đường dây nóng khẩn cấp về bệnh động vật theo số 1800 675 888 (gọi miễn phí trong nước Úc). Nguồn Bộ Nông Nghiệp Úc Châu (July/2023)

Hiện Indonesia và Malaysia ban hành lệnh cấm tạm thời nhập cảng gia súc sống ở một số trang trại Úc châu. Tin tổng hợp – 10/08/23 (QnQ).

1

The Die Is Cast.

Tiếng Anh Theo Dòng Thời Sự (saigonnho)

© Ian Bùi.

Nguồn: © saigonnhonews (June/2023)

mot-phan-canh-nhac-kich-Bound

Ảnh minh họa, © nika-benedictova-unsplash (saigonnho).

Có một cảnh trong show West Wing trên TV, lấy Bạch Cung làm bối cảnh, hai nhân vật nọ nói chuyện với nhau. Một người bảo: “The die has been cast.” Người kia đáp lại: “There’s a moment after you cast the die but before it hits the table.” Nghĩa là sao?

“The die is cast” là một thành ngữ có từ thời La Mã. Theo sử gia Hy-Lạp Plutarch (46-120AD) trong quyển “The Life of Caesar” (1), khi Caesar quyết định đưa quân qua sông Rubicon để đánh Pompey ở Rome, tương truyền ông đã thốt lên: “Iacta alea est.” Dịch sang tiếng Anh là “The die is cast.”

Chữ “die” ở đây không phải là “chết” (theo kiểu Google Translate) mà là số ít của danh từ “dice” – xúc-xắc hay xí-ngầu. Trong tiếng Anh có thành ngữ “roll the dice”, nghĩa đen của nó là thả mấy con xí-ngầu xuống bàn, nghĩa bóng là “take a chance” mà ta hay nói là “thử thời vận” hay “hên xui may rủi…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Ghi chú:

book-cover-life-of-caesar

(1) “The Life of Caesar’ Julius Caesar đạt đến đỉnh cao là một trong những vị tướng hùng mạnh nhất trong lịch sử La Mã. Trong “Cuộc đời của Caesar”, Plutarch cố gắng ghi lại sự vĩ đại của ông với một giọng văn gây xúc động, ông củng ghi lại sức mạnh quân sự và tinh thần phấn chấn của Caesar. Cuốn tiểu sử kết thúc với các chi tiết về vụ ám sát Caesar, nhưng Plutarch đảm bảo với độc giả rằng những kẻ sát nhân cuối cùng đã phải trả giá cho hành động đó… Nguồn: © kobo.com (audio)

    The Life of Caesar (Glutarch) Translate from the Greek by Rex Warner… @ © bassettchs

(2) Julius Caesar Say, “Alea iacta est – The Die is Cast!” Julius Caesar quyết định vượt sông Rubicon với quân đoàn thứ 13 của mình và tiến về Rome. Bằng hành động đó, cả Caesar và lính lê dương của ông đều tự động bị kết án tử hình theo luật La Mã. Rõ ràng Caesar sau đó đã nói câu nổi tiếng: ‘The Die is Cast!’ – tiếng Latin: ‘Alea iacta est’, chính xác là vì không có đường quay lại. Tuy nhiên, Caesar đã có thể giành chiến thắng trong cuộc nội chiến, và kể từ khi Viện nguyên lão chạy trốn khỏi Rome, án tử hình không bao giờ được áp dụng cho ông hoặc quân lê dương của ông… Nguồn: © history.info

(3) John Luman Smith là một luật sư phục vụ trong Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) với tư cách là trợ lý Luật sư Hoa Kỳ, quyền Luật sư Hoa Kỳ và người đứng đầu Bộ phận Liêm chính Công cộng của bộ. Ông cũng là công tố viên trưởng tại Phòng Chuyên gia Kosovo, một tòa án quốc tế tại The Hague có nhiệm vụ điều tra và truy tố tội ác chiến tranh trong Chiến tranh Kosovo. Vào 06/2022, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland đã bổ nhiệm ông làm công tố viên đặc biệt độc lập, chịu trách nhiệm giám sát hai cuộc điều tra hình sự của DOJ đối với cựu Tổng thống Donald Trump: một cuộc điều tra liên quan đến vai trò của ông Trump trong vụ tấn công Điện Capitol (6/1/22), và cuộc điều tra còn lại liên quan đến cáo buộc xử lý sai hồ sơ chính phủ, bao gồm cả tài liệu mật. Lần thứ hai dẫn đến bản cáo trạng 37 tội danh nhắm vào ông Trump vào 06/2023. wiki.org

(4) Attorney General Merrick B. Garland. Merrick B. Garland tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Tư pháp thứ 86 của Hoa Kỳ vào ngày 11/03/2021. Bộ trưởng Garland đã dành một phần đáng kể cuộc đời chuyên nghiệp của mình tại Bộ Tư pháp. Ông phục vụ ở cả hai vị trí nghề nghiệp và phi sự nghiệp dưới năm Bộ trưởng Tư pháp, bao gồm Trợ lý đặc biệt cho Bộ trưởng Tư pháp, Trợ lý Luật sư Hoa Kỳ, Phó Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp trong Bộ phận Hình sự và Phó Bộ trưởng Tư pháp chính. Trong những vai trò đó, trách nhiệm của ông trải dài trong công việc của Bộ, bao gồm các vấn đề hình sự, dân sự và an ninh quốc gia. Chúng cũng bao gồm giám sát trực tiếp các cuộc điều tra và truy tố có tầm quan trọng quốc gia, bao gồm các vụ đánh bom thành phố Oklahoma, Unabomber và Montana Freemen… Nguồn: © justice.gov.usa

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Thư Chiếu Cố (Target Letter). Trong quy trình tố tụng ở Mỹ có một thủ tục gọi là Target Letter. (*) Chữ target ở đây vừa có nghĩa là mục tiêu vừa có nghĩa là đối tượng – tức cái đích nhắm của Bộ Tư pháp, tạm dịch sang tiếng Việt là Thư Chiếu Cố.

Target letter là văn thư chính thức công tố viên gởi cho một cá nhân, báo cho họ biết họ đang bị điều tra và có khả năng sẽ bị truy tố. Trong thư, công tố không những liệt kê khái quát những cáo buộc mà còn cho đối tượng cơ hội đến gặp công tố viên để giải thích hoặc giải đáp thắc mắc nếu có. Người nhận cũng có thể nhân cơ hội này ra điều đình với đại diện của Tư Pháp để tránh bị khởi tố. Nói cách khác, target letter có thể xem như một phép lịch sự trong thủ tục tố tụng, thường được gởi ra không lâu trước khi chính quyền quyết định truy tố ai đó… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Texas Honor Student With Two Jobs Jailed for Missing Too Much School. Thẩm phán Texas, người đã bỏ tù một học sinh (Diane Tran) danh dự lớp 11 vì nghỉ học quá nhiều, đã trừng phạt không công bằng thiếu niên làm hai công việc để hỗ trợ anh chị em của mình… Đọc tiếp @ abcnews

    ❖ Make Arraignments Great Again!‎‎ Nhân sự kiện lần đầu tiên một cựu tổng thống Hoa Kỳ bị truy tố hình sự, xin rà lại một số thuật ngữ pháp lý trong quy trình tố tụng ở Mỹ mà mọi người có lẽ đã nghe qua nhưng có thể còn ít nhiều thắc mắc…

… Có thể đối với một người từng làm tổng thống thì việc phải ra đầu thú để bị lăn tay là một sự sỉ nhục. Nhưng đối với những người dân Mỹ yêu chuộng nền dân chủ và Hiến Pháp của họ, thì nó là minh chứng hùng hồn cho cái gọi là “rule of law” – tức nguyên tắc không ai có quyền ngồi xổm lên pháp luật. Mọi người đều phải chịu trách nhiệm (accountable) cho việc mình làm, không có màn “luật là tao, tao là luật…”

Bởi vậy nên qua nay trên mạng xã hội đã thấy xuất hiện một khẩu hiệu mới: “Make Arraignments Great Again!” Song cũng có lời đồn đoán (vô căn cứ) rằng đối với các tín đồ MAGA, nhất là với vị giáo chủ của họ, thì câu này đúng ra phải là “Make Arraignments Go Away!”   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Seditious Conspiracy (âm mưu nổi loạn). Seditious Conspiracy khác với tội Treason (phản quốc) ở chỗ nó do nhiều người cấu kết với nhau để thực hiện, và đặc biệt là có yếu tố vũ lực…

Thủ lãnh nhóm Oath Keepers là Stewart Rhodes cùng bốn đồng bọn đã bị kết tội trong một vụ án liên quan đến cuộc tấn công vào Điện Quốc Hội ngày 6 tháng Giêng. Trong số gần cả chục tội danh lớn nhỏ bên công tố đưa ra, Rhodes và Kelly Meggs, người đứng đầu chi bộ Florida, bị kết tội nghiêm trọng nhất là Mưu đồ Phản loạn – Seditious Conspiracy, một trọng tội hiếm thấy trong lịch sử nước Mỹ. Nói một cách nôm na, đó là trường hợp mà hai người trở lên mưu toan dùng vũ lực để lật đổ chính phủ Mỹ hoặc bằng vũ lực nhằm ngăn cản không cho chính quyền làm những gì luật pháp Hoa Kỳ cho phép… Đọc tiếp @ saigonnho (12/2022)

2

Bạo loạn tại Pháp,

Nguyên nhân và trách nhiệm thuộc về ai?

© Phạm Cao Phong.

Nguồn: © BBC (July 05, 2023)

Hoa được đặt tại địa điểm nói Nahel tử vong (Reuter – BBC).

Chuyến bay từ nước ngoài đưa tôi về sân bay Charles de Gaulle vào gần nửa đêm. Lúc đợi lấy hành lý tôi mới biết các phương tiện giao thông công cộng nối sân bay quốc tế Pháp với thủ đô Paris đều không hoạt động.

Các cuộc bạo động cực đoan xảy ra ngay tại Paris và các vùng ngoại ô dẫn đến việc chính quyền hủy các chuyến xe bus, tramway, xe lửa cao tốc RER ngay từ trước 21h đêm.

Nhìn lên bản đồ các nơi xảy ra bạo loạn các điểm đỏ mọc như nấm độc khắp mọi nơi, từ thành phố Strasbourg, Grenoble, Roubaix, Lille, đến Pau, Marseille, Lyon, Montpellier, Nice, Toulouse, Dijon… nơi nơi đều xuất hiện những tin xấu… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

(*) Bạo loạn Điện Capitol Jan 6.

capitol-6-jan-21

Bạo loạn tại Điện Capitol Hoa Kỳ 2021, © wiki.

Vào ngày 6 tháng 1 năm 2021, một nhóm người ủng hộ Donald Trump đã nỗ lực lật ngược cuộc bầu cử tổng thống 2020 bằng cách tiến vào Washington, D.C. để xâm chiếm Điện Capitol. Sau khi vượt qua lực lượng an ninh, họ phá hoại và chiếm giữ một số phần tòa nhà kéo dài trong vài tiếng đồng hồ. Cuộc nổi loạn này xảy ra do Trump kích động trong lời phát biểu tại cuộc biểu tình ngay trước đó. Cuộc xâm chiếm bắt những người ở trong Điện Capitol phải di tán hoặc ẩn nấp tại chỗ và gián đoạn một hội nghị liên tịch Quốc hội được họp lại để đếm phiếu đại cử tri và chính thức tuyên bố chiến thắng của Joe Biden… Nguồn Federal Bureau of Investigation.

(*) Phong trào áo vàng ở Pháp. Phong trào áo vàng (Mouvement des gilets jaunes), là một phong trào phản đối bắt đầu với các cuộc biểu tình ở Pháp vào thứ bảy, 17/11/2018 và sau đó lan sang các quốc gia lân cận: Ý (gilet gialli), Bỉ và Hà Lan…   Nguồn @ Standford Edu

(*) Let the day perish. ‘Let the day perish – Hãy để ngày ấy lụi tàn’, tựa tiếng Anh Let the day perish của Gerald Gordon được ra đời năm 1952. Tác phẩm là sự lên án gay gắt cái thiên kiến màu da phi nhân tính tại Nam Phi đã đưa đẩy con người đến bên bờ vực thẳm. Gerald Gordon khơi gợi niềm thương cảm sâu sắc của mỗi người đọc dành cho những nạn nhân của chế độ Apartheid. Không đánh đập, không ngược đãi nhưng ‘Hãy để ngày ấy lụi tàn’ là một loạt những khinh miệt rẻ rúng, sự hắt hủi xem thường của giới quý tộc đối với người da màu… Source @ Thư Viện PDF.

(*) Nanterre. Nanterre là một quận của tỉnh Hauts-de-Seine ở vùng ngoại ô phía tây của Paris. Nó nằm khoảng 11 km về phía tây bắc của trung tâm Paris. Năm 2018, xã có dân số 96.807 người. Tên này Nanterre bắt nguồn từ trước cuộc chinh phục Gaul của người La Mã. Người La Mã ghi tên là Nemetodorum. Nó bao gồm từ nemeto trong tiếng Celtic có nghĩa là “đền thờ” hoặc “nơi linh thiêng” và từ duron (trung tính) trong tiếng Celtic là “cứng rắn, dẻo dai, bền bỉ”. Nơi linh thiêng được nhắc đến được cho là một ngôi đền nổi tiếng tồn tại từ thời cổ đại… (Theo Wikipedia).

    – Chủ nghĩa Chauvinism (Sô vanh). là một chủ nghĩa dân tộc cực đoan cho rằng nhóm hoặc dân tộc của mình là thượng đẳng và chính nghĩa còn những dân tộc hay nhóm khác là yếu đuối, hạ đẳng và đáng khinh.

Các phong trào dân túy cực hữu có một lịch sử lâu dài về việc sử dụng các nhóm thiểu số dễ bị tổn thương như một vật tế thần cách để che khuất các nguyên nhân có hệ thống rộng lớn hơn của sự chia rẽ và bất bình đẳng xã hội và kinh tế…

Đức Quốc xã nổi tiếng nhắm mục tiêu người Do Thái như là “nguồn gốc của sự bất hạnh của chúng tôi – Die Juden sind unser Unglück!” để chuyển hướng sự tức giận của những người thất nghiệp và các nhóm thiệt thòi khác khỏi các nguồn cấu trúc thực sự của quyền lực chính trị và kinh tế trong xã hội Đức.

Tương tự như vậy, các phong trào cực hữu ngày nay chỉ đơn giản đổ lỗi cho các nhóm thiểu số sắc tộc, tôn giáo và tình dục, cộng đồng bản địa, người tị nạn và người xin tị nạn về các vấn đề kinh tế và xã hội sâu xa…   Nguồn: @ Monash University (Published on 13/08/2020; Viewed 18/07/2023).

    ❖ Pháp những ngày đình công: ‘Chuyên chính vô sản’ đọ găng với chính phủ Macron.‎‎‎‎ Gần một tháng qua, nước Pháp chìm trong biểu tình, đình công và nhiều vụ bạo động, vì không ít người Pháp bất bình với cải cách hưu trí của chính phủ thủ tướng Elisabeth Borne, đẩy tuổi về hưu từ 62 lên 64 tuổiĐọc tiếp @ BBC

    ❖ Khi Người Pháp Đình Công, Biểu Tình, Đốt Phá. Nhìn từ xa, người ta có cảm tưởng có 2 chiến cuộc đang diễn ra ở Âu Châu: Ukraine và Pháp.

Từ gần một tuần lễ, nước Pháp là một bãi chiến trường: giao tranh giữa người biểu tình và cảnh sát, đốt phá xe hơi, xe lửa, toà thị chính, các cơ sở công quyền, kể cả sân vận động, thư viện, trường học, rạp hát, cướp phá trong các siêu thị, các cơ sở kinh doanh… Người ta có cảm tưởng như đang chứng kiến cảnh hỗn loạn ở một nước nghèo đói ở Phi Châu. Nhìn từ xa, rất nhiều người đặt câu hỏi: tại sao dân Pháp biểu tình suốt ngày, tại sao bạo loạn hoành hành ở một xứ bình yên, có hệ thống an sinh vào loại tốt nhất trên thế giới?   Đọc tiếp @ Từ-Thức Blog

    ❖ Người dân Israel phản đối chính phủ Netanyahu và kế hoạch làm suy yếu pháp quyền! Kể từ khi thành lập chính phủ liên minh của ông Benjamin Netanyahu với phe cực hữu vào cuối tháng 12, bạo lực đã gia tăng ở các vùng lãnh thổ Palestine… Đằng sau “lằn ranh xanh”, đánh dấu biên giới đình chiến năm 1949, ở Israel, đã có tình trạng bất ổn có tính chất khác. Trong chín tuần đã có những cuộc biểu tình rầm rộ chống lại kế hoạch của chính phủ nhằm giảm bớt vai trò của tòa án tối cao và vai trò của tổng chưởng lý phi chính trị.

Protesters block Ayalon Highway in Tel Aviv, 26 March 2023, © wiki.

Hôm thứ Bảy, 04/03/23, hàng trăm ngàn người Israel đã xuống đường – riêng ở Tel Aviv là 150.000 người. Ngày 06/03, các phi công và các thành viên khác của lực lượng vũ trang nước này thông báo sẽ tham gia một cuộc đình công ngày càng tăng để phản đối cải cách. Người dân Israel phản đối vì:

    – Chính phủ Netanyahu phá hoại nền tư pháp của Israel. Kế hoạch của chính phủ sẽ chứng kiến Quốc hội Israel – Knesset – có thể đảo ngược các quyết định của tòa án tối cao, chính trị hóa việc bổ nhiệm thẩm phán và chấm dứt tư vấn pháp lý khách quan cho các bộ trưởng. Những người biểu tình coi những kế hoạch này là đặt Israel trên con đường dẫn đến một nhà nước phi tự do với rất ít sự bảo vệ cho các nhóm thiểu số.

    – Xã hội chia rẽ sâu sắc. Chính phủ Netanyahu của ba đảng cực hữu, những người tự coi mình là lãnh đạo chính trị của những người định cư mang đến trung tâm của chính phủ các thực tiễn thuộc địa và thái độ chiếm đóng. Thật vậy, người ta có thể nói rằng nền chính trị phản dân chủ của sự chiếm đóng hiện đang chuyển toàn lực sang chính Israel. Nói cách khác, có một mối liên hệ giữa sự thiếu dân chủ trong các lãnh thổ Palestine và cuộc tấn công vào nền dân chủ ở Israel…   Đọc tiếp @ The Conversation

    ❖ Chủ nghĩa Ái Quốc vs Chủ nghĩa Dân tộc… Các từ chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước đôi khi được sử dụng như những từ đồng nghĩa, chẳng hạn như khi Trump và những người ủng hộ ông mô tả chương trình nghị sự Nước Mỹ trên hết của ông. Nhưng nhiều nhà khoa học chính trị, bao gồm cả tôi, thường không thấy hai thuật ngữ đó là tương đương – hoặc thậm chí tương thích… Đọc tiếp @ Ong3A

Aug-2023_w1

★ ✵ ★

Các bài viết sưu tầm: Aug 04, 2023

1

“Thi hỏng Tú Tài…”

ta đợi ngày đi!

© Lê Hữu.

Nguồn: © nvnorthwest.com (10/2019)

cong-truong-con-rua-saigon

Ảnh minh họa. © nvnorthwest.

“Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…”

Câu hát quen thuộc từng được nghe đi nghe lại trên các làn sóng phát thanh ở miền Nam một thời nào. Nỗi Buồn Hoa Phượng, tên bài hát của Thanh Sơn, có thể xem là bài “tình ca học trò” tiêu biểu thuở ấy với sân trường phượng vỹ, với tiếng ve gọi hè, với những tà áo nữ sinh và những lưu bút ngày xanh chuyền tay nhau của những cô cậu học trò dưới mái trường trung học.

“Đường Duy Tân, chợ Bến Thành
Chân ai thả bộ còn in khóe cười”

(thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Cho đến một ngày kia, những “tình ca học trò” này bỗng trổ sang một nhánh khác; nói khác hơn, được “nâng cấp” thành những bài “tình ca sinh viên”. Không còn những “phượng thắm sân trường”, những “cổng trường vôi tím”, những “một thời áo trắng”…

Sân trường Trung Học được thay bằng khuôn viên Đại Học, lớp học được thay bằng giảng đường, hình ảnh cô nữ sinh hay mơ hay mộng được thay bằng cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhở những chiến công (Anh Không Chết Đâu Em, nhạc Trần Thiện Thanh). Lần đầu tiên người ta nghe được những câu hát: “Trả lại em yêu khung trời Đại Học… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Âm Nhạc Của Một Thời (Lê Hữu).‎‎‎‎ Âm Nhạc của Một Thời là tác phẩm làm nên tên tuổi Lê Hữu, một Lê Hữu có đôi mắt tinh tế, sắc bén, nhìn thấu suốt đến từng chi tiết nhỏ nhất trong bất cứ vấn đề gì mà ông có hứng thú bàn tới…   Đọc tiếp @ cothommagazine

   ❖ “Hương Trinh đã tan rồi!” (Lê Hữu).‎‎ “Hương trinh đã tan rồi!” câu hát ấy ở trong bài hát “Kiếp nào có yêu nhau” (1958) của nhạc sĩ Phạm Duy, phổ từ bài thơ cùng tên của Minh Đức Hoài Trinh. Câu hát nghe thật buồn. Có điều là, trong bài thơ được phổ nhạc không hề có câu ấy, không hề có “hương trinh” nào cả…  Đọc tiếp @ t-van.net

    ❖ Nhạc vàng – Bên thắng cuộc. Nhạc đỏ, buồn ơi chào mi! Cũng không phải đợi tới bây giờ mà nhiều người yêu nhạc ở miền Bắc đã biết yêu, biết tìm đến “nhạc vàng” miền Nam từ lâu lắm. Lộc “vàng”, chàng trai Hà Nội thời chiến vì trót yêu nhạc vàng, thích hát nhạc vàng mà phải trả giá đến gần 10 năm tù tội. Điều khá chua xót là, ngày ra tù, trong lúc lang thang trên đường phố, tiếng nhạc vọng ra từ những quán xá bên đường mà anh nghe được lại chính là những bản nhạc vàng “đồi trụy”, “phản động” đã đọa đầy anh trong lao tù, chôn vùi cả một thời tuổi trẻ. Câu chuyện Lộc “vàng” là câu chuyện của người dám sống và chết cho nhạc vàng, nhất định chỉ yêu nhạc vàng chứ không yêu nhạc đỏ…   Đọc tiếp @ bon-phuong blogspot

    ❖ Tiếng Việt, Yêu Và Ghét… Giả sử bài này bắt đầu bằng câu chào ấy, “Chào mọi người!” Lại giả sử câu tiếp theo là “Mọi người ơi! Hôm nay mình chia sẻ với mọi người về tiếng Việt giàu và đẹp nhé.” Nghe lối chào hỏi ấy, có người cho là bình thường vì cách nói năng này khá phổ biến hiện nay, nghe mãi cũng quen tai. Có người nhăn mặt nhíu mày, cho đấy là cách nói kém văn hóa, thiếu tôn trọng người khác vì đánh đồng mọi đối tượng. Già trẻ lớn bé gì cũng “mọi người”, cũng đồng hạng, đồng vai đồng vế, không đẳng cấp thứ bậc chi cả.

“Mọi người”, “cả nhà”, “mình”… là cách gọi, xưng hô ngày càng phổ biến ở trong nước và cả ngoài nước, trong giao tiếp hàng ngày hoặc trên sân khấu của các diễn viên, các MC hay các Youtuber. “Nếu mọi người thích vi-đeo này thì nhấn nút lai cho mình nhé…”   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Đêm Rất Thánh, Đêm Không Cùng…‎‎ “Silent Night” không chỉ là bài thánh ca giáng sinh mà còn mang ý nghĩa của một thông điệp hòa bình cho nhân loại, một thông điệp mang đến tình yêu thương, lòng bao dung và thứ tha trong một thế giới an hòa. Nhân loại đến nay vẫn chưa thực sự có an bình, vẫn còn những con người đi gieo rắc thù ghét và bạo lực thay vì gieo rắc tình thương yêu đến cho đồng loại. Trong lúc thế giới đang có những biến động từng ngày từng giờ và cảm giác bất trắc, bất an phủ trùm lên đời sống con người hơn bao giờ thì bài thánh ca ấy vang lên trong mùa giáng sinh này như đáp ứng nỗi mong đợi, khát khao của những người “thiện tâm…”   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Ngôn Ngữ Ngậm Ngùi (Lê Hữu). Do những hoàn cảnh lịch sử đặc trưng từ mối quan hệ giữa người ngoài nước và người trong nước, từ sự áp đặt một nền văn hóa (trong đó có ngôn ngữ) của bên thắng trận (miền Bắc) vào một nước Việt Nam thống nhất (về mặt địa lý), khiến ngày nay ngôn ngữ đã trở thành nạn nhân của thành kiến đến từ cả hai phía… Thân mời đọc tác phẩm “Ngôn Ngữ Ngậm Ngùi” của Lê Hữu @ TẠI ĐÂY

(Lưu Ý: Không cần phải “Log In” với DropBox, đóng log-in window, sách dưới dạng PDF sẽ hiện ra, để đọc sách hay tãi về máy click “Download” button ở trên góc trái cạnh Dropbox Logo. NNQ)

2

Thư Chiếu Cố.

(Tiếng Anh Theo Dòng Thời Sự – saigonnho).

© Ian Bùi.

Nguồn: © Saigon Nhỏ (07/2023)

anh-minh-hoa

Ảnh minh họa. © Burrell.

Trong quy trình tố tụng ở Mỹ có một thủ tục gọi là Target Letter. (*) Chữ target ở đây vừa có nghĩa là mục tiêu vừa có nghĩa là đối tượng – tức cái đích nhắm của Bộ Tư pháp, tạm dịch sang tiếng Việt là Thư Chiếu Cố.

Target letter là văn thư chính thức công tố viên gởi cho một cá nhân, báo cho họ biết họ đang bị điều tra và có khả năng sẽ bị truy tố. Trong thư, công tố không những liệt kê khái quát những cáo buộc mà còn cho đối tượng cơ hội đến gặp công tố viên để giải thích hoặc giải đáp thắc mắc nếu có.

Người nhận cũng có thể nhân cơ hội này ra điều đình với đại diện của Tư Pháp để tránh bị khởi tố. Nói cách khác, target letter có thể xem như một phép lịch sự trong thủ tục tố tụng, thường được gởi ra không lâu trước khi chính quyền quyết định truy tố ai đó… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

(*) Target Letter là gì? Thư chiếu cố (target latter) là phương tiện mà chính phủ liên bang Hoa Kỳ thông báo cho các cá nhân rằng họ là mục tiêu truy tố hình sự. Nói một cách đơn giản nhất, điều đó có nghĩa là công tố viên liên bang tin rằng người nhận đã phạm tội. Thông lệ chung của Bộ Tư pháp là cảnh báo những người đang bị điều tra về các tội phức tạp rằng họ sắp bị buộc tội. Điều này được thực hiện thông qua một thư từ chính thức được gọi là “target letter.”

Những điều cần biết về cách Bộ Tư pháp thông báo cho các nghi phạm, như Donald Trump, trước các cáo buộc có thể xảy ra: Đầu tiên là một tài liệu do các công tố viên liên bang ban hành cho một người đã được triệu tập để làm chứng trước bồi thẩm đoàn với tư cách là nhân chứng và người có khả năng bị buộc tội liên quan đến lời khai đó. Thứ hai được ban hành khi một người chưa được triệu tập với tư cách là nhân chứng nhưng vẫn có khả năng bị đại bồi thẩm đoàn truy tố. Trong những trường hợp như vậy, chính sách của Bộ Tư pháp là thông báo cho người đó về một bản cáo trạng sắp xảy ra…   Nguồn @ The Conversation (19/07/23)

(*) “The chickens have come home to roost” Ý nghĩa của thành ngữ là những điều xấu mà ai đó đã làm trong quá khứ đã quay trở lại để gây ra vấn đề hoặc rắc rối cho người đó. Nó ngụ ý rằng người đó phải đối mặt với hậu quả của những hành động trong quá khứ của mình, ngay cả khi chúng đã được thực hiện từ lâu. Biểu thức này dựa trên ý tưởng rằng gà định cư để nghỉ ngơi hoặc ngủ vào ban đêm… Đọc thêm @ Learning English VOA

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Chủ nghĩa Ái Quốc vs Chủ nghĩa Dân tộc… Các từ chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước đôi khi được sử dụng như những từ đồng nghĩa, chẳng hạn như khi Trump và những người ủng hộ ông mô tả chương trình nghị sự Nước Mỹ trên hết của ông. Nhưng nhiều nhà khoa học chính trị, bao gồm cả tôi, thường không thấy hai thuật ngữ đó là tương đương – hoặc thậm chí tương thích…

        – Chủ nghĩa dân tộc (nationalism), theo một định nghĩa từ điển, là “lòng trung thành và sự tận tâm với một quốc gia – loyalty and devotion to a nation”. Theo các học giả, chủ nghĩa dân tộc là độc quyền, thúc đẩy một nhóm bản sắc cao hơn – và đôi khi đối lập trực tiếp với – những nhóm khác!

        – Chủ nghĩa ái quốc (patriotism – yêu nước). Theo cùng một từ điển, trái ngược với lòng trung thành hoặc tận tụy cống hiến cho dân tộc của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa ái quốc là “tình yêu hoặc sự tận tụy một người dành cho đất nước của mình.” Nó xuất phát từ từ yêu nước (patriot), bản thân từ này bắt nguồn từ từ patrios trong tiếng Hy Lạp.

        – Tóm lại, Chủ nghĩa ái quốc là cống hiến cho toàn bộ đất nước – bao gồm tất cả những người sống trong đất nước đó. Chủ nghĩa dân tộc đề cập đến sự cống hiến cho chỉ một nhóm người hơn tất cả những người khác…   Đọc tiếp @ Ong3A

    ❖ Make Arraignments Great Again! Một khi nhận được Indictment, Văn phòng Chưởng lý có thể thông báo cho người bị buộc tội biết và thu xếp ngày giờ và địa điểm để họ ra trình diện. Hoặc nếu đối tượng là kẻ nguy hiểm hay có nguy cơ bỏ trốn, nhân viên công lực có quyền đến bắt giữ họ (arrest).

Bất kỳ là trường hợp nào chăng nữa, người bị indicted kể từ đó trở đi được xem là bị cáo tội hình sự (criminal defendant). Họ sẽ phải bị lấy dấu tay (fingerprinted), được chụp hình (mug shot), và ra trình diện trước quan tòa để nghe đọc cáo trạng. Họ có quyền nhận tội (plead guilty) hoặc chối tội (plead not guilty). Quan tòa có thể ra lệnh bắt giam chờ ngày xử án (pre-trial detention) hoặc cho đóng tiền thế chân để tại ngoại (post bail). Nếu bị cáo có khả năng trốn ra nước ngoài, quan tòa có thể ra lệnh tịch thu hộ chiếu.

Ngoài ra, bị cáo được tại ngoại có thể bị cấm nói chuyện với truyền thông báo chí hoặc phát biểu trên mạng xã hội về vụ án của mình. Nếu vi phạm bất cứ điều gì, tòa có thể ra lệnh giam bị cáo cho đến ngày xử. Tất cả những thủ tục trên đây được gọi là arraignment…   Nguồn @ TẠI ĐÂY

    ❖ Tâm Lý Cực Đoan Trong Chính Kiến.‎‎ Những người có khuynh hướng cực đoan trong chính kiến, dù hữu khuynh hay tả khuynh, đều có những đặc điểm giống nhau và rất khác người ôn hoà. Bài viết này tóm lược một nghiên cứu tâm lý học đăng trên Sage Journals tháng Giêng 2019. Hy vọng nó sẽ giúp ta hiểu thêm về hiện tượng tâm lý chính trị cực đoan để tránh bị khích động, đồng thời giúp ta tìm ra cách hoá giải…

Xin lưu ý “hữu khuynh”và “tả khuynh” trong bài được dùng theo định nghĩa thông thường và hoàn toàn không hàm ý tốt hay xấu. Trong chính trị học, cộng đồng con người thường được chia làm ba nhóm: cấp tiến (liberal), trung hoà (moderate) và bảo thủ (conservative). Sự phân cách này phần lớn xuất phát một cách tự nhiên, nhưng nó cũng có thể được nhào nặn thêm bởi giáo dục, truyền thống, truyền thông, xã hội…   Đọc tiếp @ vietbao.com

    ❖ “Làm cho nước Mỹ vĩ đại!” Donald Trump Chính sách kinh tế của ông Trump đã đẩy chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ lên cao ngoài mong đợi, nhưng chỉ làm giàu cho một số ít người dân Mỹ. Trong khi đó những người lao động trong ngành giải trí, dịch vụ nhà hàng, khách sạn … mới là những thành phần cần được giúp đỡ vì với đồng lương vốn đã ít ỏi và về mặt kinh tế, họ là nạn nhân trực tiếp của Covid-19.

Năm 2016, Donald Trump bước vào Nhà Trắng với thâm hụt ngân sách của chính quyền liên bang là 587 tỷ đô la và ông ra đi vào lúc con số này đang ngấp nghé ngưỡng 3.000 tỷ. Trong vỏn vẹn một nhiệm kỳ duy nhất, kèm theo tác động của Covid-19, tổng nợ công của Hoa Kỳ đang từ 19.000 tỷ bị đẩy lên thành 27.000 tỷ đô la trong năm 2020 (Make America Great Again, a long way to go!)…   Nguồn @ TẠI ĐÂY

Thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại kỳ sau. NNQ