J1W4-21

Các bài viết sưu tầm:

Màu Cờ sắc áo
Hai Câu Trả Lời
Karaoke

Màu Cờ Sắc Áo

© Phan

Nguồn: Việt Báo | Dec 20

co-thanh-quang-triCổ Thành Quảng Trị, Ảnh wikipedia

Lịch sử nhân loại đã từng diễn ra bao nhiêu trận chiến kinh hoàng, xương chất thành núi máu chảy thành sông vì chuyện màu cờ sắc áo. Với người Việt nam thì ai quên được bức ảnh những người lính Thuỷ quân lục chiến của quân đội Việt nam Cộng hoà cắm cờ quốc gia sau khi tái chiếm Cổ thành ở Quảng trị vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Có thể đó là tấm ảnh đã làm thay đổi cậu bé tôi vì chào cờ mỗi sáng thứ hai đầu tuần ở sân trường học, cậu bé tôi chỉ chăm lo cho bộ đồng phục của mình thẳng thớm, cột dây giày đã đúng cách chưa để không bị phạt. Chuyện đứa nào được chọn kéo cờ, đứa nào không thuộc bài quốc ca không quan trọng, cả lá quốc kỳ cũng không gây xúc động gì cho tới hôm thấy trên mặt báo bức ảnh những người lính cắm cờ tái chiếm Cổ thành… Đọc tiếp…

Hai Câu Trả Lời Thâm Thúy Nhất Lịch Sử

Source: Hoàng Sa Paracel Blog | (May 12, 2019)

1. ĐUỔI MỸ VỀ NƯỚC

American cemetery in Normandy – France

American cemetery in Normandy – France

Vào đầu thập niên 60s, trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Châu Âu để thỏa hiệp sống chung hòa bình với các nước cộng sản Đông Âu.

Tổng Thống Pháp Charles de Gaulle muốn lấy lòng cộng sản nên đã đơn phương quyết định rút ra khỏi Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông ta nói với Ngoại Trưởng Dean Rusk của Tổng Thống Kennedy là: “Ông muốn Quân Đội Hoa Kỳ PHẢI RÚT RA KHỎI NƯỚC PHÁP CÀNG SỚM CÀNG TỐT.”

Ngoại Trưởng Rusk nhìn thẳng vào mặt Tổng Thống De Gaulle từ tốn hỏi:

“Thưa Tổng Thống! lệnh này có bao gồm luôn cả các Quân Nhân Hoa Kỳ từng được chôn cất tại đây hay không?”

(Chúng ta biết lính Mỹ tử trận nhiều nhất là trong cuộc đổ bộ lên bờ biển Normandie cùng với quân Canada năm 1944 để Giải Phóng Nước Pháp thoát khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc Xả trong Đệ Nhị Thế Chiến…)

Tổng Thống De Gaulle cứng họng không trả lời. Tiếp theo là một sự yên lặng như tờ, yên lặng đến đổi có thể nghe cả hơi thở người đối diện.

2. TRÌNH SỔ THÔNG HÀNH

Omaha Beach France
Omaha Beach France

Cụ già Người MỸ 84 tuổi , Robert Whiting tới Paris bằng phi cơ. Tại văn phòng Sở Di Trú phi trường. Vì già cả chậm lụt, nên cụ phải mất thời gian lục tìm sổ thông hành trong xách tay.

Thấy cụ cứ lục lọi, nhân viên Sở Di Trú xẳn giọng với cụ: “Thưa Ông ! Ông đã từng đến nước Pháp bao giờ chưa?

Cụ Whiting khai là trước đây cụ đả từng đến nước Pháp rồi. “Vậy ông có biết là ông Cần Phải Sẵn Sàng Để Xuất Trình Sổ Thông Hành không?

Cụ già Hoa Kỳ trả lời: “Trước đây khi tôi đến Pháp tôi không cần phải xuất trình Sổ Thông Hành gì hết cả…

Nhân viên Di Trú nổi nóng: “Xin Ông nói chuyện cho đàng hoàng một chút. Chuyện vô lý! Người Mỹ bao giờ cũng phải xuất trình Sổ Thông Hành khi tới Pháp.

Cụ Whiting đưa mắt nhìn nhân viên Di Trú thật lâu rồi nhẹ nhàng giải thích: “Thật vậy sao ! Trước đây khi tôi đổ bộ lên bãi biển OMAHA nước Pháp trong ngày D Day năm 1944 để giải phóng nước Pháp thoát khỏi sự thống trị của Đức Quốc Xã. TÔI ĐÃ KHÔNG TÌM THẤY MỘT NGƯỜI PHÁP NÀO Ở ĐÓ ĐỂ MÀ TRÌNH SỔ THÔNG HÀNH CẢ …

Yên lặng như tờ. Yên lặng đến đổi có thể nghe làn gió thoảng nhẹ nhàng xuyên qua cửa sổ phi trường. (Theo Viet times)

Karaoke.

© Song Thao

Nguồn: Diễn Đàn Thế Kỷ Net. | (Dec 2020)

“Karaoke” là tiếng Việt, có nghĩa là cứ “ca ra là OK”. Vậy là dân ta thoải mái ca ra, dù nhiều khi chẳng OK chút nào. Trong mùa dịch cô Vi này, người người ở nhà, thiếu thú vui giải trí, người ta đâm ra thích “ca ra OK”. Tại Việt Nam, karaoke đã trở thành đại nạn, không biết có trầm trọng hơn dịch bệnh không, nhưng đủ để dân chúng la làng. Người ta hát thoải mái bất kể giờ giấc, nửa đêm vẫn cứ đua nhau gào làm náo động khu phố. Tôi đọc được trên Facebook lời than của một bạn ở Sài Gòn: “Nó hát ngày, hát đêm, hát thêm Chủ Nhật, hát tràn cung mây, hát không cho ai ngủ. Nó chuyển sang “Vùng Lá Me Bay” mà giọng lúc thì ồm ồm, lúc thì rít sần sật lên như thế thì lá bay sao được, bay kiểu gì mà từ trưa tới tối vẫn chẳng hết lá!Đọc tiếp…

⟩⟩ Back To Top

Leave a comment