m3w2-21

Các bài viết sưu tầm: Mar 6-13, 21

Chữ Tình
Sông Bến Hải
Sâu Hơn Sông Bến Hải

Chữ Tình

Giỡn Chơi Cùng Chữ Nghĩa. Tác Giả: Nguyên Lạc


Chữ TÌNH khiếp lắm, nó chi phối mọi “hành xử” con người. Không có TÌNH thì sẽ không có thơ văn…

ap-phich-chieu-rap-cua-phim Áp phích chiếu rạp của phim, ảnh © wikipedia

Chính vì chữ TÌNH mới xảy ra chiến tranh và đau thương:

– Như việc muốn chiếm đoạt “kiều nữ chân dài” Helen mà gây nên “Chiến tranh thành Troia” (trường thi của Homer: Iliad và Odyssey).
– Làm tiêu tan đất nước, làm toi mạng, tiêu đời… như Trụ Vương / Đắc Kỳ, Ngô Vương/ Tây Thi và Đồng Trác / Điêu Thuyền v.v…

Vậy TÌNH là cái quái gì mà khiếp vậy?
Để tìm hiểu nó, trước hết xin giới thiệu ông thần “chịu chơi” – Cụ ngài Nguyễn Công Trứ nổi tiếng với câu: “Tân nhân dục vấn lang niên kỷ /_ngũ thập niên tiền nhị thập tam“ – tạm dịch: ” Cô dâu hỏi chàng bao nhiêu tuổi / Qua mới hai mưoi ba tuổi thôi … năm mưoi năm trước “.

Đây là chữ TÌNH của cụ Nguyễn :
“Chữ tình là chữ chi chi
Dẫu chi chi cũng chi chi với tình”
Sầu ai lấp cả vòm trời,
Biết chăng chăng biết hỡi người tình chung?
(Chữ Tình – Nguyễn công Trứ)

“Chữ tình là cái chi chi”, ý nói nó là cái gì mà người ta mê đắm dữ vậy? Vua quan, nghèo hèn đều giống “y chang” nhau.

Trên sông một chiếc thuyền nan
Một cô gái Huế, một quan đại thần.
Ban ngày quan lớn như thần
Ban đêm quan lớn tần mần như ma
Ban ngày quan lớn như cha
Ban đêm quan lớn rầy rà hơn con
(Đùa quan đại thần – Nguyễn Công Trứ?)

Đấy bạn thấy chưa, quan lớn cũng chi chi với tình.
Và TÌNH thời hiện đại đây
Hỏi thế gian tình là chi
Mà lương mấy tháng đều chi cho tình?
Thấy chưa? Tất cả vì chữ TÌNH

Gởi tặng các bạn đoạn viết về TÌNH rất “ấn tượng”:

“Các nhà khoa học đã biết từ lâu tình yêu trai gái là do phản ứng hóa học trong cơ thể khi đến tuổi dậy thì. Phản ứng tự nhiên đó cũng là phản ứng chung cho mọi sinh vât. Riêng loài người, tình yêu phức tạp hơn nhiều. Trai gái khi đến tuổi dậy thì, không phải gặp ai cũng yêu luôn. Tình yêu nẩy nở ở con người còn phụ thuộc ba thứ: hình dáng, thanh âm và mùi vị. Khi thấy hình dạng của nàng hay chàng hợp nhãn là đã để ý rồi. Nhưng đó chưa phải là đã yêu ngay. Còn vấn đề nghe tiếng nói giọng cười của đối phương, thanh âm ra sao, tiếng nói có duyên không hay thô lỗ cục cằn. Và sau hết và cũng dễ bị “dính” nhất là “mùi vị”. Ở đây chính cái mầm yêu trong bộ óc đã tự chọn cho ta mà ta không biết. Bởi vì trước khi yêu làm thế nào mà…ngửi được mùi vị để xem có đáng yêu hay không” Loài người khác loài vật là ở chỗ này, vì loài vật không nề hà chuyện đó. Loài vật trước khi yêu, con đực sáp lại gần con cái, ngửi hít thoải mái, như con trâu đực chẳng hạn, khi đi “cua” đào, bèn hít cái đuôi con trâu cái thật lâu, hít đã rồi còn hếch cái mũi lên trời nhe răng cười khoái trá, trông thật chẳng giống ai. Loài người, nếu quý vị đực rựa bắt chước con trâu làm như vậy, chắc phải lãnh cái bạt tai chớ đừng nói đến yêu với đương làm chi cho mệt,” Tình Là Cái Chi Chi? – Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh.
Nguồn: hungviet.org | 06/01/21

Xin xem tiếp kỳ sau…


Sông Bến Hải

Nguồn: Sinh Viên Quân Y

song-ben-hai

Sông Bến Hải, ảnh © svqy.org

Hiệp định Genève 20-7-1954 lấy sông Bến Hải làm ranh giới đình chiến giữa hai miền Nam Bắc, từ đó hai chữ Bến Hải đi vào lịch sử Việt Nam.

Sông Bến Hải còn có tên là Rào Thanh bắt nguồn từ vùng núi Động Chân, tỉnh Quảng Trị, thuộc dãy Trường Sơn, cao hơn mặt biển 500m, chẩy theo hướng từ tây nam sang đông bắc, đổ ra biển ở Cửa Tùng, thuộc quận Vĩnh Linh, Quảng Trị. Sông dài chừng 100km, nơi rộng nhất khoảng 200m, hai đầu sông rất hẹp, ở thượng nguồn nơi có nhà thờ Phước Sơn, sông chỉ rộng 20m, ở Cửa Tùng lòng sông rộng 30m. Sông Bến Hải cũng còn được gọi là sông Bến Hói, theo tiếng địa phương hói có nghĩa là dòng sông nhỏ, từ Bến Hói đọc trại ra là Bến Hải.

Từ đầu nguồn sông Bến Hải chẩy được 80km thì gặp sông Sa Lung từ phía tây bắc đổ vào, hai sông hợp lưu chẩy tiếp ra biển, qua làng Minh Lương ở bờ bắc nên có tên là sông Minh Lương. Do phải kiêng húy tên vua Minh Mạng, nên cả tên làng và tên sông đều đổi thành Hiền Lương, cây cầu gần ngã ba sông cũng mang tên là Hiền Lương… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang


Sâu Hơn Sông Bến Hải

© Hoàng Chính

Nguồn: Việt Báo 12/02/21

Người đàn ông hít một hơi dài, rồi thì thầm vào ống nghe điện thoại, “Hello, con đấy hả, bố đây.”

Đầu dây kia, giọng phụ nữ xoáy vào tai ông, “Bố đấy à? Mẹ có đó không vậy?”

Câu hỏi làm cái hăm hở trong lòng người đàn ông rũ xuống như miếng bánh đa nhúng nước. Ông gượng gạo, “Mẹ mày đang ở trong bếp.”

À,” con bé ậm ừ vài giây. “Bố… sao rồi?”

Vẫn vậy.” Ông trả lời nhập nhằng để con gái phải hỏi thêm, để có chuyện mà nói, bởi lâu nay hai bố con chẳng giáp mặt nhau.

Nhưng con gái không chút quan tâm, “Mẹ khỏe không bố?”

Vài giây im lặng, ông không biết phải nói gì, đầu dây kia chắc con gái ông cũng loay hoay tìm câu để nói.

Rồi cái giọng trong veo lại khuấy lên, “Bố ra ngoài có đeo khẩu trang không đấy?”

Bố ra ngoài làm gì vậy?”

Tao chẳng có đi đâu, ra ngoài làm gì?”

Bố không đi giao báo nữa à?”

Covid làm hãng xưởng đóng cửa, có ai quảng cáo nữa đâu!”

Lại im lặng. Như thể đầu dây kia, cô con gái đang ngẫm nghĩ, tìm một câu an ủi bố. Người đàn ông nghĩ vậy, ông đang buồn và cần một lời an ủi, nên ông nghiêng đầu chờ đợi.

Mấy cái khẩu trang con gửi bố đã dùng hết chưa vậy?” Con gái hỏi.

Còn nguyên cả đống đấy chứ đâu.”

Vậy bố không xài đến à?”

Sao bố nói còn nguyên cả đống?”

Người đàn ông ngập ngừng. Con gái vẫn không bỏ được cái tật ấy. Cứ có dịp là tra vấn bố hết câu này đến câu khác. Hệt như bọn công an chấp pháp thẩm vấn ông cái thời ông ở tù. Ý nghĩ làm cái mặt đầy những nếp nhăn của ông nóng lên. Quân khốn nạn. Cứ nghĩ đến chúng nó là ông muốn chửi thề… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩ Trở Về Đầu trang

Leave a comment