Apr-2022_w1

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Apr 01, 2022

Bà Hằng bị bắt rồi!
Kiểm duyệt thông tin phản khoa học?
Hướng đi của nhân loại…
Dự án Thủ Thiêm trước 1975.
Đời Thế Mà Vui.


Bà Hằng bị bắt rồi!

© Ông Tư Sài Gòn

Nguồn: Saigon Nhỏ News (24/03/2022)

Chiều Thứ Năm (24 Tháng Ba), khi mọi người hầu như tạm thời rút hết vào nhà lo bữa cơm tối, đường xóm vắng hoe, chỉ có mấy đứa nhỏ hóng xem mấy con chó cạ lông, và mình tui ngồi hóng gió trước hiên nhà chờ bà vợ già gọi vào ăn cơm, thì từ đâu giọng thằng Tang rống lên:

Bà Hằng bị bắt rồi mọi người ơi! Mọi người ơi, bà Hằng bị bắt rồi!…”

Xem tiếp…

nguyen-phuong-hang-bi-batCơ quan công an đọc quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng – Ảnh: Cổng thông tin Chính phủ

Vụt một phát, đã thấy nó chạy từ cuối hẻm ra tới quán cà phê của con Pha ngoài đầu hẻm, vừa đi vừa la chói lói như nhà nó sắp cháy tanh bành. Con Pha lúc này đã tắt đèn quán, xếp gọn bàn ghế chuẩn bị về nấu cơm cho tía nó ăn, cũng đứng như trời trồng, mắt trợn ngược, miệng há hốc ra như bị điểm huyệt. Nó lắp bắp:

“Anh nói… nói… sao anh Tang? Cô Hằng bị bắt hả? Trời ơi! Sao vậy nè…”

Rồi đứng khóc ngon lành như má nó mới chết, dù bả “đi bán muối” lâu rồi. Con Pha là “fan cứng” của bà Hằng. Nó nói bả giàu mà lại đẹp, hột xoàn của bà lại càng đẹp hơn, bả là “nữ anh hùng” đại diện cho người nghèo đánh những tên nghệ sĩ bất lương, vân vân… nên giờ trước “hung tin” này nó sững sờ cũng phải.

Thằng Tang thấy người yêu nó khóc cũng bất ngờ ngưng hét ba giây, rồi như bừng tỉnh nói nhỏ với con Pha:

“Mở cửa quán lại mau lên, mau lên, sẽ có nhiều khách hóng chuyện đến đây. Lẹ lên…”

Con Pha chưa hiểu ý thẳng, Pha tính hỏi lại tại sao bắt nó mở quán thì nó nhận ra đã có cả đám người bu quanh thằng Tang hỏi:

“Thiệt không mậy? Tại sao bả bị bắt?”

“Trời đất! Ai mà dám bắt bả, Bộ Công an bả còn mua được mà mấy thằng thành phố thì ăn nhằm gì. Chuyện tào lao…”

“Thương cô Hằng quá! Cô ấy đã cứu bao nhiêu người rồi mà còn bị vậy. Còn cái đám kia toàn đi ăn cướp thôi giờ lại đắc chí.”

Nói chung xóm trên, xóm dưới tự dưng chia làm hai phe, “phe thắng cuộcchống bà Hằng và “phe thua cuộcbênh bà Hằng. Dù chưa đến nỗi cãi nhau, nhưng mỗi người một câu cũng thành cái chợ vỡ. Riêng tui và ông Giáo ngồi ngoài chầu rìa.

Lúc này, con Pha được thằng Tang phụ dọn bàn ghế ra lại. Nó mời mọi người vào trong quán ngồi, chứ đứng giữa đường, công an phạt. Nghe thấy từ “phạt” cả đám kéo vào quán, chia làm hai ranh giới ngồi đối diện như sắp có cuộc tỷ thí võ lâm.

Lúc này con Pha trở mặt tươi rói, cầm giấy đi từng bàn hỏi xem mọi người uống gì, lâu lâu mới được trúng mánh như thế này. Thằng Tang thì mắt liếc cái cellphone, miệng thuyết minh leo lẻo:

“Tin chính thức nghe bà con, hiện giờ công an đang bao vây biệt thự bà Hằng ở đường Nguyễn Thông (quận 3) rồi. Có hình ảnh đàng hoàng, nhiều người ở đó quay phim rồi đưa lên Facebook nè mọi người.”

Lúc này báo chí trên mạng đã bắt đầu đưa tin “nóng sốt” rồi. Không trang điểm, không đeo vàng và hột xoàn nên nhìn mặt thiệt của bà Hằng thấy thảm hại quá. Một người nào đó bên “phe thắng cuộc” vừa nhìn cellphone vừa tặc lưỡi: “Em hiền như một con chó cún… bị cảm” làm cả đám cười theo, khiến “phe thua cuộc” lườm một cái rõ dài.

Ông Sáu xe ôm nói:

“Kỳ này bà ấy tiêu rồi. Báo nói bả bị bắt về tội ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân‘ theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.”

Thằng Nhơn, con bà Thiện cho vay nặng lãi, tỏ ra hả hê trước tin này. Nó nói đáng đời bà Hằng vì “vu oancho thần tượng của nó là mít-tơ Đờm, và những “danh hài lừng lẫy”. Nó đứng dậy giơ hai tay lên trời bắt chước câu nói của Trưng Trắc trong vở “Tiếng trống Mê Linh”:

“Trời cao nhưng lưới trời lồng lộng, đã có người giết hắn thay ta. Hahaha…”

Bất ngờ thằng Hồ, dân anh chị đã hoàn lương, ở xóm dưới bực mình đứng lên chỉ thẳng mặt thằng Nhơn nói: “Ngồi xuống! Món nợ của mày với xóm nhà lá tao chưa tính sổ đó, liệu hồn nghe mày”, làm thằng Nhơn tiu nghỉu, chỉnh lại cặp mắt kính không độ cho ra dáng trí thức, tằng hắng một cái rồi ngồi xuống.

Số là mấy năm trước vào Tháng Bảy âm lịch, thằng Nhơn chơi dơ, cùng với đám “cô hồn các đảng” của nó trùm áo mưa đàn em thằng Hồ giựt hết đồ cúng, giựt luôn bát nhang và hai cái chân đèn cầy của nhà ông Đạo. Ông Đạo nhờ thằng Hồ đòi, nó chối không lấy, mãi gần đây chắc sợ quả báo hay sợ cô hồn về vật chết bất đắc kỳ tử, nên nó cho mấy thằng đàn em len lén mang bát nhang để ngoài cửa nhà ông Đạo.

Lúc thằng Hồ sừng cồ với thằng Nhơn, con mụ Bóng nói:

“Mày làm gì dữ vầy Hồ? Tao nói đáng đời con mụ thất nhơn ác đức. Từ hồi mụ lôi kéo hàng trăm người đến Tịnh Thất Bồng Lai phá cửa Phật, phá người tu hành tao đã nghi mụ sẽ bị quả báo. Đâu ngờ quả báo đến sớm thế!”

Con Pha đang bưng bê nghe vậy xía vô bênh “cô Hằng” của nó:

“Thôi đi cô Bóng ơi! Nói như cô sao thằng cha Thích Thanh Từ tu giả trân mà có bị quả báo gì đâu? Chẳng qua là có người hại cô Hằng thôi. Cổ tuy nói nhiều những giúp người cũng nhiều mà. Nhờ cổ mình mới biết thằng cha Linh ‘ngâm tôm’ 14 tỷ tiền từ thiện đó chứ!”

Mụ Bóng nói lại:

“Lúc đầu tui cũng có cảm tình với nó, nhưng sau này thấy nó xúc phạm nhân phẩm nhiều người quá nên tui ‘bỏ’ nó luôn. Đàn bà gì mà ngồi chửi hết người này đến người kia 5, 6 tiếng đồng hồ thì còn gì là ‘chính nghĩa’ nữa.”

Ông Tình, bố thằng Tang, cán bộ kỳ cựu, đảng viên lâu năm, bỗng nhiên xuất hiện làm cả quán giật mình khi nhận ra giọng nói Bắc kỳ của ông:

“Xúc phạm ai cũng được, nhưng xúc phạm đến lãnh đạo thành phố thì dứt khoát là phải xử đến nơi đến chốn.”

Thằng Tang trố mắt ngạc nhiên, vì từ trước đến này họa hoằn lắm bố nó mới xuất hiện trong các buổi họp tổ dân phố khi có lãnh đạo quận về dự thôi, chứ còn lãnh đạo phường có mời lão cũng ngó lơ. Nó hỏi:

“Trời! Bố ra đây làm gì?”

Lão Tình như không nghe thằng con lão hỏi, tiếp tục:

“Trước đây chính quyền để cho bà Hằng ‘phát huy tinh thần dân chủ’, đấu tranh với sai trái của một số người, nhưng bà ấy ‘lợi dụng tinh thần đó’ gây thanh thế, tụ tập nhiều người phá rối trật tự trị an, ỷ có tiền nhiều không xem chính quyền ra gì là không được. Mới đây các đồng chí, à, xin lỗi, các anh chị có xem cái cờ-líp bà ta mạt sát Chủ tịch Phan Văn Mãi chưa? Bà ấy thóa mạ đồng chí chủ tịch thành phố như thế thì còn gì là danh dự của người lãnh đạo đáng kính nữa chứ? Không bắt thì để bà ấy chửi đến Chủ tịch nước nữa à?”

Nói dứt lời, lão Tình quay đít bỏ đi, chẳng chờ ai nói lại lời nào. Cả quán lại ồn ào như cái chợ vỡ. Đám “phe thua cuộc” ngày càng tỏ ra yếu ớt trước sự ‘tấn công vũ bão’ của “phe thắng cuộc”.

Để hạ hỏa mọi người, ông Giáo tằng hắng gây chú ý một chút rồi phân tích:

“Theo tui thì có thể bà Hằng đã vượt quá ‘làn ranh đỏ’ trong việc thao túng dư luận như lời lão Tình nói. Mỗi nơi có ‘làn ranh đỏ’ khác nhau, nên nếu bà Hằng ở Bình Dương, chưa chắc bà đã bị bắt. Bả ở TP.HCM, mà rủa xả ông Mãi như thế, mà công an thành phố không bắt bả thì còn gì là mặt mũi lãnh đạo nữa? Tuy nhiên, tui thấy công an, viện kiểm sát và tòa án TP.HCM hình sự hóa việc này có cái gì đó không ổn. Ông Mãi có thể thưa bà Hằng ra tòa án dân sự, giống như những người bị bà Hằng xâm hại danh dự. Đằng này lại dùng Điều 331 của Bộ luật Hình sự để bắt bà Hằng là quá hạ sách.”

Tui hiểu ông Giáo. Ông muốn nói nhiều hơn cho “thông não” đám dân xóm tui nhưng cũng ngại. Với tui, ông Giáo nói riêng là qua việc bắt bà Hằng lần này, chính quyền muốn gởi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng bất cứ tiếng nói có khả năng thu hút, tập họp quần chúng dù ở đó có trình độ dân trí thấp, đều có nguy cơ vào tù.

Đang suy nghĩ mông lung thì mụ Bóng hỏi “ông Tư nghĩ sao, ông Tư?” làm tui giật bắn mình như bị công an gọi đưa giấy khám nhà. Tui nói:

Có thể ra tòa bà Hằng sẽ bị ghép tội đúng theo bên công an đưa ra thôi, vì thường là như thế, nhưng theo tui thấy thì một số điều bả tố cáo cũng chưa chắc sai. Tui nói thiệt chứ qua những chuyện bà Hằng tố cáo, tui cũng ngại gởi tiền từ thiện cho đám showbiz lắm.”

Thằng Tang chợt vỗ đùi cái đét rồi nói:

“Bây giờ xóm mình làm cái kèo xem bà Hằng phải ở tù bao lâu nghe mọi người. Có ai tham gia không?”

Nó chưa nói dứt câu, cả đám dép bay ào ào về phía nó, trong đó có đôi guốc cao gót của mụ Bóng. Chẳng biết có trúng nó không?

© Ông Tư Sài Gòn

Thân mời đọc thêm @ https://saigonnhonews.com


Có nên kiểm duyệt thông tin phản khoa học trên mạng xã hội?

Dich thuật (Nhan Tran, Pham Khanh Linh, & Quynh Nguyen) from BBC’s article của Rachel Schraer, “Should bad science be censored on social media?” on BBC, 18-01-2022

Nguồn: Người Thông Dịch | (viewed 16/03/2022)

Giải pháp nào cho vấn nạn tin giả?

Hiểu đúng về bản chất khoa học khi đưa ra các quyết định y khoa rất quan trọng vì nó liên quan đến tính mạng của một người. Nhiều người từ chối tiêm vaccine sau khi đọc các thông tin sai lệch trên mạng đã phải nhập viện hoặc thậm chí là tử vong. Và những tuyên bố không đúng sự thật về công nghệ 5G và nguồn gốc của Covid 19 được cho là có liên quan tới bạo loạn và phá hoại của công…

Nhưng việc loại bỏ hoàn toàn các thông tin ấy lại có vẻ giống vấn đề kiểm duyệt thông tin, nhất là khi giới khoa học quan niệm rằng cái gọi là “fact-sự thật” có thể sẽ bị bác bỏ khi bằng chứng thay đổi.

Hội Hoàng Gia London là định chế khoa học lâu đời nhất còn hoạt động cho đến nay, và họ đang nỗ lực giải quyết những thách thức được đặt ra bởi các phương thức trao đổi thông tin tiên tiến nhất của nhân loại.

Trong một bản báo cáo mới đây, hiệp hội này khuyên các công ty mạng xã hội không nên gỡ bỏ những nội dung “hợp pháp nhưng gây hại”. Thay vào đó, tác giả cho rằng các trang mạng xã hội nên điều chỉnh lại thuật toán người dùng để đề phòng chúng lan truyền rộng rãi và cũng để hạn chế nạn kiếm tiền từ tin giả… Đọc tiếp…

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Hướng đi của nhân loại đang được quyết định tại Ukraina…


© Harari – Trọng Thành

Nguồn: Thông Luận Blogspot.com (02/2022)

Những tuần lễ đầu tiên của năm 2022, khi đại dịch Covid-19 có phần tạm lắng sau 2 năm hoành hành, nhân loại lại đứng trước một đe dọa lớn mới đáng sợ hơn bội phần: Chiến tranh. Nguy cơ nước Ukraina bị xâm lăng không chỉ là đại họa với người dân của riêng quốc gia này cùng những khu vực xung quanh, mà còn đe dọa toàn bộ thành tựu của thế giới từ hơn nửa thế kỷ qua: Nền hòa bình

Đối với sử gia nổi tiếng người Israel, Yuval Noah Harari (*), “thành tựu chính trị lớn nhất” của nhân loại trong bảy thập niên qua là “tình trạng suy tàn của chiến tranh.” Chiến tranh, chinh phạt, xâm chiếm lãnh thổ, cướp bóc tài nguyên, lấy bạo lực để bảo đảm vị thế, sự thịnh vượng, bảo đảm vinh quang, vốn từng là hoạt động hết sức phổ biến trong lịch sử nhân loại hàng ngàn năm nay. Luật Rừng, nơi mạnh được yếu thua, đã từng là nguyên tắc chủ yếu chi phối lịch sử nhân loại trong một thời gian dài. Tuy nhiên, theo sử gia Harari, trong vòng một vài thế hệ gần đây, thế giới đã chuyển sang một hướng đi hoàn toàn khác, một thay đổi triệt để. Cụ thể là một bộ phận lớn của giới tinh hoa lãnh đạo thế giới hiện nay tin tưởng là chiến tranh là “cái ác có thể tránh được” Đọc tiếp…

Các bài viết cùng chủ đề (NNQ sưu tầm):

Đảng Cộng hòa đứng ở đâu trong cuộc xâm lược Ukraine của Putin?

❖ Cựu Tổng thống Donald Trump và những người ủng hộ ông, đã ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin và chỉ trích Tổng thống Biden khi cuộc khủng hoảng Ukraine bùng phát. Một nhóm các nhân vật cực hữu tên tuổi cũng lên tiếng ngưỡng mộ Tổng thống Nga… Đọc thêm @ TẠI ĐÂY


Tòa án tối cao của Liên Hiệp Quốc – Chiến tranh Ukraine.

Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ – International Court of Justice), ra phán quyết yêu cầu Nga đình chỉ cuộc xâm lược Ukraine, với 13/2 phiếu (Nga và Tàu bỏ phiếu chống)… Đọc thêm @ DW News (16/13/22)


Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine…

Dù một thế giới nơi Ukraine, Nga và Belarus hoàn toàn độc lập khỏi Liên Xô nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng một thế giới nơi ba nước này không ràng buộc với nhau theo bất kỳ cách thức nào sẽ là điều đáng lo ngại đối với người Nga. Vấn đề không chỉ ở việc Ukraine là quốc gia đông dân thứ hai, và có sức mạnh kinh tế cũng đứng thứ hai trong số các nước cộng hòa còn lại, mà các ngành công nghiệp của nước này còn tích hợp chặt chẽ với các ngành công nghiệp Nga. Câu hỏi cũng không phải chỉ nằm ở việc điều gì sẽ xảy ra với các lực lượng hạt nhân đặt tại Ukraine nhưng lại nằm dưới sự chỉ huy của chính quyền Liên Xô ở Moscow. Vấn đề đi sâu hơn nhiều… Đọc thêm chi tiết @ TẠI ĐÂY


Chiến tranh Ukraine: Hai ông Elon Musk và Phạm Nhật Vượng

Nhiều ý kiến so sánh tỷ phú Phạm Nhật Vượng với tỷ phú Mỹ Elon Musk, sau khi ông Musk kích hoạt Starlink (internet qua vệ tinh) cho Ukraine, 27/2, dường như họ chờ đợi ông Vượng thể hiện sự nhân đạo. Nhiều người đặt câu hỏi ông Vượng đã làm gì để “đền ơn đáp nghĩa Ukraine?” vì dân Ukraine chính là khách hàng của ông trước đây, góp phần vào sự thành công của VinGroup ngày nay… Đọc thêm chi tiết @ TẠI ĐÂY


Ukraine đang hối tiếc vì đã giải trừ vũ khí nguyên tử cách đây 30 năm…

Năm 1993, Ukraine chấp nhận giải giáp toàn bộ kho vũ khí nguyên tử nếu các cường quốc hạt nhân cam kết bảo đảm an ninh, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đường biên giới hiện hành của Ukraine, đồng thời không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống Ukraine. Đây là trọng tâm của thỏa thuận được Nga, Ukraine và Mỹ ký kết tại Matxcova vào đầu năm 1994… Đọc thêm chi tiết @ TẠI ĐÂY


Dự án Thủ Thiêm trước 1975…

© Trang Nguyên

Nguồn: Báo Trẽ Online | (21/01/2022)

Trước 1975, Quận 9 hay bán đảo Thủ Thiêm rộng 800 hécta, còn là một vùng đất thưa vắng dân cư, duy nhất có bến phà Thủ Thiêm và con đường đất dưới chân cầu Sài Gòn dẫn vào Thủ Thiêm. Thủ Thiêm từng có nhiều dự án xây dựng phát triển khu vực này vào thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà, nhưng đều không thực hiện được.

Từ thời Tổng thống Ngô Ðình Diệm, vào năm 1958 đã có dự án Hoàng Hùng xây dựng Thủ Thiêm thành khu ngoại giao, hành chính để nới rộng đô thành. Nhưng do địa hình bị bao bọc trong khúc sông Sài Gòn lượn tròn, nhiều chỗ còn rậm rạp hoang vu, khó bảo vệ an ninh, nên dự án không được tiếp tục nghiên cứu…

Xem tiếp…

tien-bac-imgẢnh minh họa. Nguồn: danchimviet

Tạp chí Xây Dựng Mới, số đặc biệt về gia cư ra ngày 10-07-1967 viết: “Năm 1939 dân số của Sài Gòn ước lượng là 240.000 người. Hiện nay gồm cả Chợ Lớn đã lên tới 2.400.000 chưa từng ở đâu trên thế giới có sự gia tăng dân số quá nhanh trong khoảng thời gian quá ngắn ấy. Bởi Việt-Nam trong thời gian ấy phải chịu ảnh hưởng của một trận thế chiến, một trận giặc tái chiếm thuộc địa, một trận nội chiến và một trận du kích chiến, nên một mặt bị tiêu mòn sinh lực, thiếu hụt nhân công, một mặt mất mát tài nguyên, và mặt khác dân chúng ở miền Bắc và các vùng quê mất an ninh nhào về Sài Gòn, khiến cho Sài Gòn bị thiếu hụt nhà ở một cách kinh khủng. Thêm số sinh sản mỗi năm mỗi tăng lại thiếu đất để mở mang, giá đất để làm nhà cao lên vùn vụt, đồng tiền kiếm khó khăn, số vốn đầu tư vào việc xây nhà của tư nhân hết sức hạn chế. Vì vậy mà các xóm nhà lá chen chúc, những người sống bên những cống rãnh dơ bẩn, thiếu điện nước, khí trời, thiếu mọi điều kiện vệ sinh, không thể tưởng tượng được thế nào tồi tệ hơn nữa. Nạn cháy nhà thường xuyên đe doạ cả một vùng hàng ngàn căn trở lên. Và những bệnh truyền nhiễm cũng hết sức ghê sợ”.

Dự án Hoàng Hùng không thực hiện được do còn hạn chế công tác thực địa, chưa nghiên cứu kỹ địa hình địa chất thuỷ văn của khu vực cũng như phát triển cơ sở hạ tầng. Việc lấy Thủ Thiêm làm khu ở cho các đoàn ngoại giao nước ngoài, cơ quan hành chánh cũng là một điều khó thực hiện trong khi người dân cần có công ăn việc làm, tức là cơ sở hạ tầng sản xuất công nghiệp.

Sang năm 1964, dự án thứ hai của tư nhân mang tên Trần Lê Quang được đệ trình cho chính quyền Ðô thành Sài Gòn. Xây dựng nhà dân cư 2 tầng giá rẻ bên Thủ Thiêm nhằm dời cư dân trong các quận quá đông đúc về nơi ở mới. Dự án này cũng chết yểu nhanh chóng vì đây chỉ là dự án phát triển dân cư lao động, không tính đến những vấn về khác phát sinh trong khi Thủ Thiêm cần có kế hoạch phát triển toàn diện để trở thành một thành phố nhỏ trong tương lai.

Qua năm 1965 – kế hoạch Doxiadis – dùng Thủ-Thiêm làm thí điểm cho một kế hoạch gia cư để thực hiện chương-trình tổng quát và dài hạn chỉnh trang chung cả toàn vùng Sài Gòn và lân cận. Tạp chí Xây Dựng Mới viết: “Thủ Thiêm được lựa chọn làm thí điểm đầu tiên cho việc chỉnh trang Ðô thành là vì nơi đây nằm gần vùng khuếch trương kỹ nghệ Thủ Ðức và bến tàu Sài Gòn, đất rộng (800 ha) tương đối còn thưa thoáng, gần trung tâm thành phố (độ 2km đường chim bay) gần hệ thống cung cấp điện nước, đất tuy thấp nhưng chỉ cần đắp thêm 0m80, ở nội địa lại có sẵn hồ ao sông đào. Kế hoạch này nhằm mục tiêu: Ðáp ứng nhu cầu cấp thời; cung cấp cho các chuyên viên kinh nghiệm quý báu về kỹ thuật xây cất và sử dụng vật liệu xây cất; huy động các tài nguyên với mục đích phát triển kỹ nghệ sản xuất vật liệu, và chuyên viên hoá một số công nhân về ngành xây cất. Ngoài ra còn mục tiêu xã hội và hành chánh nữa để tổ chức dân sinh theo nguyên tắc căn bản liên gia, khóm, phường, như tổ chức hành chánh các quận hiện hữu”.

Ðây là một dự án phát triển đô thị khả thi của công ty tư vấn Doxiadis Associates (DA) của Kiến trúc sư Hy Lạp Constantinos Apostolou Doxiadis được Nha Kiến Thiết (Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa) giao hai trọng trách: đề xuất một kế hoạch phát triển cho vùng đô thị Sài Gòn – Chợ Lớn trong vòng 20 – 30 năm; và nghiên cứu mô hình nhà ở phù hợp với điều kiện của miền Nam Việt Nam để khai triển dự án thí điểm xây dựng 1,000 căn nhà. Nhóm tư vấn đã lựa chọn bán đảo Thủ Thiêm là dự án tiên phong để phát triển nhà ở trong thành phố.

Tuy nhiên, mô hình phát triển do Doxiadis đề xuất quá áp đặt và dồn lưu lượng giao thông theo tuyến vượt sông Sài Gòn xuyên bán đảo. Ðồ án đề xuất thành phố tiếp tục những gì thực tiễn đang phản ảnh: phát triển dọc trục Ðông-Bắc dọc theo mảng đất cao và ổn định. Dự án này dựa vào một số thuận lợi phát triển cơ sở hạ tầng mà cơ quan viện trợ Mỹ giúp cho VN đã thực hiện như xa lộ Biên Hoà, làng đại học Thủ Ðức, khu công nghiệp làm cho bộ mặt Sài Gòn được sinh động, sung túc và thuận lợi hơn. Tức là dự án dựa vào những hạ tầng hiện có để phát triển theo trục Ðông-Bắc. Cho nên Nha Kiến Thiết cùng công ty Doxiadis tiếp tục nghiên cứu thêm vai trò Thủ Thiêm như một đô thị vệ tinh theo hướng Ðông của Sài Gòn.

thu-thiem-truoc-1975

Thủ Thiêm đầu thập niên 70. Nguồn: Wurster, Bernadi and Emmons Architects and Planners (1972)

Qua năm 1972, dự án Thủ Thiêm được tiếp tục mang ra thực hiện. Người trong ngành gọi là dự án Sài Gòn II. Dựa trên những nghiên cứu về giao thông và giá trị đất đai, đồ án yêu cầu thành phố sớm hoàn thành tuyến đường vành đai về phía Nam để giảm lưu lượng giao thông xuyên qua trung tâm và kết nối với sân bay tương lai, dời Tân Cảng và Xưởng đóng tàu Hải Quân (Ba Son) để xây cầu thấp kết nối trực tiếp đại lộ Hàm Nghi và đường Nguyễn Bỉnh Khiêm sang Thủ Thiêm. Cuối cùng, trong nhiều chính sách được đề xuất, nổi bật là việc đề nghị đưa vào hệ thống thuế dựa vào giá trị bất động sản, mở rộng địa giới đô thị để bao gồm vùng nông thôn xung quanh và 20% đất ở khai triển bởi Cơ quan Phát triển Ðiền địa. Cất nhà cho người thu nhập thấp thuê và trợ giá 50%.

Dự án khởi đầu thực hiện bằng hơn trăm căn nhà tiền chế xây bằng gạch block theo kiểu bán nông thôn, mái lợp fibro xi măng bên phía bờ sông đối diện với Ba Son. Tuy nhiên, mỗi khi triều cường, nơi này nước ngập đến đầu gối. Cùng lúc, ngân sách của dự án cũng chưa được giải ngân vì viện trợ của Mỹ cho VN cắt giảm rất nhiều. Cuối cùng dự án dừng lại. Tất cả bản đồ, mô hình của dự án cất vào kho của Sở Xây Dựng và Nha Kiến Thiết Ðô thị cho đến sau năm 1975, chuyển sang kho thư viện bản đồ của Viện Quy Hoạch thành phố để tiếp tục nghiên cứu thực hiện.

Ðiều quan trọng khi thực hiện dự án Sài Gòn II là công việc đền bù khi giải toả đất đai đụng chạm đến quyền tư hữu của dân chúng cũng được hoạch định một cách công bằng.

Tạp chí Xây Dựng Mới viết: “Chính quyền cũng đã có nhiều biện pháp để khiến cho dân được hưởng nhiều tiện nghi mà không ai bị thiệt thòi nhiều. Chẳng hạn như chính quyền có thể mua đất của tư nhân để làm đường theo một giá biểu tương thuận, rồi những phí tổn về công tác hạ tầng cơ sở sẽ quản phần cho các diện tích đất đai còn lại phải chịu, theo danh nghĩa thuế thặng dư giá trị. Người bị mất phần đất nào để làm đường và lộ giới thì được bồi thường khoản ấy, còn diện tích đất còn lại bao nhiêu người ấy sẽ phải chiếu theo số lượng ấy mà chịu phí tổn.

Trường hợp những chủ bị mất hết đất vì đường và lộ giới, nhận được số tiền bồi thường trong tay, nhưng không chủ nào
được chỗ khác chịu bán đất cho, hoặc có bán cũng sẽ bán theo giá đầu cơ, thì đó là cả một sự rắc rối lớn. Có lẽ vì vậy mà chính quyền cần phải can thiệp bằng một đạo luật ấn định cho mỗi chủ gia chỉ được phép giữ một lô đất để ở, còn số dư phải sang nhượng cho những chủ đất kém may mắn khác. Cùng trường hợp này, nếu chủ đất nại cớ giữ đất lại cho con cháu không chịu bán thì theo luật định, chỉ được giữ lại tối đa là 66%, còn lại phải nhường cho chính quyền để mở đường và xây cất các cơ sở công cộng.

Thêm nữa, nếu người ta cứ giữ đất đấy không làm nhà, nại cớ chưa đủ tiền, trong khi người khác có tiền, có thể làm nhà ngay thì lại không có đất. Chính quyền phải trù liệu những biện pháp thuế khóa đủ nặng để đánh vào những đất trống nếu quá một thời hạn 3 năm không xây dựng hoặc giả để cho tư nhân tự lo liệu lấy việc xây dựng theo kiểu mẫu tiêu chuẩn
.”

© Trang Nguyên

Thân mời đọc thêm @ Báo Trẽ Online

Các bài viết cùng chủ đề (NNQ sưu tầm):

Thủ Thiêm cách đây gần 70 năm về trước @ Góc Xưa Net.

Để phát triển khu đô thị Thủ Thiêm, Việt Nam Cộng Hòa đã từng có 2 lần sắp xếp lên ý tưởng quy hoạch nhưng cả 2 lần đều bị hủy bỏ ở phút cuối cùng vì một số lý do khác nhau.

    ❖ Lần thứ nhất dự án quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm được cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm triển khai xây dựng vào khoảng cuối thập niên 50. Dự án đã được lên kế hoạch hoàn chỉnh về mọi mặt thì Ngô Đình Diệm chết vì bị ám sát trong một cuộc đảo chính năm 1963.

    ❖ Lần thứ hai là vào thời Đệ Nhị Cộng Hòa của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, một nghiên cứu khác được bắt đầu để tiếp tục phát triển và quy hoạch Thủ Thiêm từ năm 1967 đến năm 1972 đã hoàn thành. Nhưng khi đã được sắp xếp đâu vào đó thì lại 1 lần nữa dự án tiếp tục bị đình trệ khi liên tục mắc phải những vụ khủng bố và phá hoại cho tới ngày 30 tháng 4 năm 1975… Đọc thêm @ Góc Xưa Net (Mẫn Nhi 04/01/22)


Thủ Thiêm: Nửa thế kỷ long đong quy hoạch @ Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Trong khi Singapore phải lấn biển hàng chục năm để có thêm đất, Sài Gòn lại có sẵn ngay bán đảo Thủ Thiêm, đất dự trữ phát triển với ba mặt nhìn ra thành phố cũ, chỉ cách trung tâm hiện hữu một con sông rộng chưa tới 300m. Nhưng suốt 50 năm qua, sau ba đồ án quy hoạch đầy tham vọng trong lịch sử: 1965, 1972 và gần nhất là 2012, Thủ Thiêm vẫn là vùng đất nằm chờ cơ hội… Đọc thêm @ Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam (18/12/17)


Quy hoạch Sài Gòn trước 1975 dưới ảnh hưởng của Hoa Kỳ @ Đô Thị Việt Nam org.

“Đà phát-triển trong quá khứ, từ thành-phố cổ, thường hướng theo phía Bắc dọc theo những giải phù sa cổ. Kế-hoạch phát-triển tương lai cũng sẽ theo đường hướng nầy, và bất cứ một kế-hoạch thực-tế nào nhắm hướng dẫn sự phát-triển Thủ đô Sàigon cũng phải nhận thức ro những yếu-tố nầy” – Đề xuất về hướng phát triển cho Sài Gòn trong Đồ án Quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm năm 1972.

    ❖ Từ giữa thập niên 60, chính phủ Hoa Kỳ thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế USAID đã hỗ trợ kỹ thuật cho phía miền Nam Việt Nam về quy hoạch đô thị. Kể từ thời gian này, rất nhiều các đồ án quy hoạch và nghiên cứu về đô thị quy mô và có chất lượng tại miền Nam được thực hiện. Điển hình là hai đồ án quy hoạch do hai công ty rất có tên tuổi trên thế giới lúc đó thực hiện: Quy hoạch chung thành phố Sài Gòn do công ty Doxiadis Associates – Consultants on Development and Ekistics (Hy Lạp) lập năm 1965 và Quy hoạch phát triển Thủ Thiêm do công ty Wurster, Bernardi and Emmons (Hoa Kỳ) chủ trì lập năm 1972 thực hiện.

    ❖ Bên cạnh đó, Frank Pavick và James Bogle lần lượt thực hiện những báo cáo chi tiết về hoạt động quy hoạch đô thị ở miền Nam và những vấn đề của thành phố Sài Gòn. Cũng tác giả Frank Pavich sau đó còn thực hiện Khảo sát sử dụng đất tại Vùng đô thị Sài Gòn cho Tổng Nha Kiến thiết và Thiết kế Đô thị. Những tại liệu này không chỉ cung cấp những thông tin hữu ích về một phần lịch sử phát triẻn của thành phố cũng như lĩnh vực quy hoạch tại miền Nam, chúng còn cung cấu một mô hình thực hiện quy hoạch hoàn chỉnh trong điều kiện kinh tế thị trường và dựa vào phân tích khoa học hơn là các yếu tố thị giác đơn thuần – những vấn đề mà ngành quy hoạch Việt Nam đương đại, vốn xuất thân kiến trúc và trong điều kiện kinh tế chỉ huy, đang rất bối rối… Đọc thêm chi tiết @ Đô Thị Việt Nam.org (Quy Hoạch sư Nguyễn Đỗ Dũng 20/03/12)


Đời Thế Mà Vui…

© Trần Khải Thanh Thủy

Nguồn: Đàn Chim Việt (05/02/2022)

Chuông đồng hồ điểm 12 tiếng, hai mắt Châu vẫn mở thao láo. Căn nguyên của sự mất ngủ này dĩ nhiên đến từ cốc cà phê ban chiều, nể lời bạn mà uống. Không ngờ sự đời nhiều khi thật tréo ngoe :Cà phê ngon bao nhiêu thì giấc ngủ trằn trọc , phiền muộn bấy nhiêu.

Nghiêng người vào tường, anh cố dụ dỗ cái ngủ trở về nhưng càng dỗ càng bất lực, câu chuyện với mẹ cứ hiện lên rõ mồn một trong óc.

…Mẹ anh, một cán bộ thương nghiệp về hưu từ hơn chục năm nay với số lương còm cõi 4,4 triệu vnd một tháng, bố anh cũng vậỵ, cả đời vất vả, chắt chiu từng đồng lo cưới vợ, gả chồng cho ba đứa con, nay hai đứa em anh đã ra ở riêng, tưởng có lương hưu đàng hoàng thì ông bà có thể săn sóc nhau trong vô tư, thanh thản được. Ai ngờ cuộc sống vẫn còn nhiều vất vả ràng buộc quá, mỗi lần ốm đau là mỗi lần số tiền dành giụm đội nón ra đi, lại phải lệ thuộc vào con cái, mà con cái tuy rằng có nghề nghiệp chỗ đứng đàng hoàng nhưng nào có dư dả gì, chả thế mỗi lần đưa vợ vào bệnh viện, là mỗi lần ông than: “Cuộc sống thực dụng, khó khăn quá… Kẻ sĩ lăn lộn tìm kiếm cái cao siêu thì được nhận một đời sống nghèo nàn, đạm bạc. Tiền bạc chứ có phải vỏ hến đâu mà cứ phải liên tục ném tiền qua cửa sổ… bệnh viện như thế này? Cứ chớm bước chân vào cửa bệnh viện là tiền triệu như bỡn, rồi tiêm, rồi chích, rồi thử máu… trăm thứ bà rằn, mỗi lần thử là một lần hối lộ lót tay để mua sức khỏe, mạng sống qua tay bọn “lương y “kiêm hà bá, thầy thuốc kiêm mẹ mìn” thời nay… Đọc tiếp…

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Leave a comment