Apr-2022_w2

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Apr 08, 2022

Em đã cười…
Trí Thức MN Theo MTGP.
Biển Ơi Trả Cho Ta…
Dưới Bóng Cờ ‘Thiên Triều?’
Câu Chuyện Tàu Trường Xuân…


Em đã cười…

© Đặng Quang Chính

Nguồn: Hoài Niệm Tây Ninh Blog | (04/03/2022)

nha-van-iryna-tsila-ukraineNữ văn sĩ Iryna Tsvila tử trận bảo vệ thủ đô Kiew, Ảnh: hoainiemtayninh.

Cái nhìn thẳng thắn, nụ cười tinh nghịch, mái tóc nâu dưới khăn quàng cổ và bộ quân phục phù hợp của lữ đoàn Vệ binh Quốc gia Ukraine. Đây là cách Iryna Tsvila, một nhà văn đã trở thành biểu tượng của những phụ nữ chiến đấu ở Ukraine, xuất hiện trong những bức ảnh tràn ngập mạng xã hội trong ký ức của cô.

❖ Nhà văn ukraine và nữ quân nhân Iryna Tsvila chết trong cuộc đụng độ với lực lượng Nga. Bà mẹ của 5 đứa con, Tsvila She là một phần của Lữ đoàn Vệ binh Quốc gia của Quân đội Ukraine và đã chết cùng với chồng Dmytro vào ngày 24 tháng 2, 2022… Memesita

Xem Tiếp…

Em có lẽ đã nhìn thấy trong tầm ngắm
Chiến xa của địch
Em tạm quên
Những đứa con đang ở nhà đợi mẹ
Em có lẽ đã quên
Vai trò nhà văn trên mặt trận truyền thông
Gia nhập Vệ binh Quốc gia
Đâu phải trò đơn giản
Nhưng bọn xâm lăng biết gì về quyền được sống
Quyền con người được sống an vui trong Cộng đồng nhân loại
Bọn độc tài thâu tóm quyền lực giết người không suy nghĩ
Nhưng chúng đã bị sức phản kháng kiên cường chống trả

Em đã cười tinh nghịch
Đánh đổi cuộc đời để chặn đứng xâm lăng
Đánh đổi cuộc đời để các con còn sống
Đánh đổi cuộc đời để đất nước bình yên
Em đã cười …
Dù chỉ vài giây trước đó
Thách thức quân thù …
Nhưng đồng bào sẽ nhớ mãi sự hy sinh!

❖ “Nhà văn Ukraine Iryna Tsvila, tác giả của những câu chuyện về tiếng nói chiến tranh, cùng chồng là Dmytro đã tử trận trong cuộc chiến đấu chống lại các lực lượng xâm lược của Nga…” https://www.archyde.com (28/02/22)

❖ Nữ văn sĩ Iryna Tsvila tử trận bảo vệ thủ đô Kyiv @ https://www.hidemyass-freeproxy.com (24/02/22)


Trí Thức Miền Nam Theo Mặt Trận Giải Phóng…

© GS. Hứa Hoành

Nguồn: Nhóm Thân Hữu Nông Nghiệp Hãi Ngoại (29/01/2018)

ls-nguyen-huu-tho-va-trinh-dinh-thaoLuật sư Nguyễn Hữu Thọ (giữa) và luật sư Trịnh Đình Thảo (bên phải). Ảnh nnhn

Nhớ lại cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập, Việt Minh không bao giờ tự nhận mình là cộng sản. Trong suốt đoạn đường chiến đấu 9 năm đó (1945-1954), Việt Minh tạo ra “chính nghĩa giai đoạn,” để tập họp mọi tầng lớp dân chúng ủng hộ và hy sinh cho quyền lợi của đảng họ. Sắp tới chiến thắng, họ trở mặt: gạt tất cả mọi thành phần trí thức, tiểu tư sản, địa chủ ra ngoài cuộc kháng chiến. Chiến thắng rồi, những thành phần ấy trở thành kẻ thù, chỉ trừ giai cấp vô sản. 

Trước khi phát động cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam, không có một trí thức nào ở miền Nam ủng hộ cộng sản. Biết rõ như vậy, nên Việt Cộng phải ngụy tạo một chiêu bài mới: “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam” để lừa dối đồng bào, dư luận cả trong lẫn ngoài nước. Việt Cộng cưỡng ép một số thân hào nhân sĩ tiêu cực, đối lập, những trí thức bất mãn với chính quyền quốc gia, trốn ra bưng, rồi gắn cho họ cái chức ủy viên trung ương MTGPMN để họ tiến hành cuộc chiến tranh du kích, phá hoại. Lúc đó, họ gọi là “chiến tranh giải phóng” và đảng cộng sản được gọi là “đảng cách mạng,” giấu kín tông tích để mọi người hiểu lầm rằng “MTGPMN là tổ chức không phải cộng sản.” Cái gian hùng và lừa bịp của Việt Cộng khiến nhiều trí thức ngây thơ, cả tin, lầm lạc mà trót theo họ. Sự thật, cái nhãn của MTGPMN là cộng sản. Chiếm được miền Nam rồi, Mặt Trận (? MT) và cái chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam trở thành cộng sản một cách trơ trẽn… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩Trở Về Đầu Trang


Biển Ơi Trả Cho Ta…

© Đào Văn Bình

Nguồn: https://hoiquanphidung.com | (10/08/2019)

jetty-pulau-bidongCầu Jetty ở Pulau Bidong (Photo: diligam_te @Flickr CC BY 2.0) Source: Creative Commons

Khác với buổi chiều, thanh niên và đồng bào tỵ nạn thường tụ tập ở đây để tắm biển, đá banh, hóng mát hoặc chờ đợi những con tàu vượt biên có thể bất thần trôi giạt vào đây… buổi sáng bãi biển Khu C của Bi Đông thường thưa thớt người. Lác đác một vài người đi bộ để tập thể dục. Tít tắp từ xa một vài cái đầu nhấp nhô theo ngọn sóng. Đó là những người đang tắm biển vì họ tin rằng tắm biển vào buổi sáng như thế da thịt sẽ săn lại và trị được rất nhiều bệnh, nhất là bệnh lao phổi.

Vì giờ này con nước đã kéo ra xa cho nên bãi biển dài hẳn ra, trên bờ nằm ngổn ngang đủ thứ rong rêu, vỏ sò, vỏ ốc, lưới đánh cá, lon co-ca và chai lọ. Mỗi khi con sóng xô giạt vào bờ, trào bọt trắng, nó kéo theo những thứ ấy ra xa độ vài mét, vùi dập rồi xô đẩy tất cả vào bờ như những cơn hờn dỗi của biển với đất liền.

Dường như trời, biển, đất đai và cây cối ở đây bị cái không khí oi nồng của trời nhiệt đới ấp ủ, vỗ về cho nên tất cả tỏa ra một cái gì đó vừa chầm chậm, vừa mệt mỏi, như cái không khí u buồn tại các thánh đường nơi các tín đồ Hồi Giáo đang quỳ gối khóc than… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY


Thanh Bình Dưới Bóng Cờ ‘Thiên Triều?’

© Phạm Khắc Hàm

Nguồn: http://www.hocxa.com | (15/02/2014)

Lý Nam Đế giải phóng Việt Nam khỏi ách đô hộ Tầu. “Chủ Nghĩa Thiên Triều” đang tái sinh ở Việt Nam dưới chiêu bài Thanh Bình Rừng Rú, Pax Sinica. Đọc lại lịch sử bành trướng của giặc Tầu, hãy khơi lại sĩ khí Bắc Hà hay chờ đợi công lý của “Toàn Cầu Hóa?”

I. ‘Thanh Bình Thảo Nguyên’ với luật của Darwin

Bốn ngàn năm trước, thảo nguyên Trung Á vẫn là nơi vùng vẫy của các sắc dân du mục – Hung Nô, Nữ Chân, Khiết Đan, Mông Cổ, Turkish… Khung cảnh mênh mông vô tận nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt. Mùa hè thì đồng khô cỏ cháy, trời như đổ lửa mà hồ ao, giếng nước đều cạn kiệt, nên muốn sông ở đó thì phải biết nhịn khát. Mùa đông thì gió Bác cực thổi tuyết về, nước đóng băng, rét đến nỗi có khi gia súc chết hàng loạt. Được tôi luyện trong một môi trường gian khổ như thế nên thể chất người du mục có sức chịu đựng phi thường…

Họ sống lang thang, lùa đàn dê, cừu, ngựa, lạc đà… từ đồng cỏ này sang đồng cỏ khác. Ăn toàn là thịt, thường là thịt gia súc, đôi khi là thịt thú rừng như hổ, báo, hươu nai. Sức chịu đựng của họ vốn đã hơn người, nay họ lại ăn toàn những thứ tạo đầy bổ dưỡng nên sức mạnh của họ vượt xa người sõng định cư ở Trung Nguyên… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

❖ NNQ sưu tầm: Nhà Tiền Lý (544-602), Việt Sử Toàn Thư – Phạm Văn Sơn (Có thể đọc hay tãi về máy TẠI ĐÂY

– Lưu ý: Tắt Log-in window, tài liệu sẽ hiện ra để đọc hay tãi về máy.

Lý Nam Đế (544-548).

Năm Kỷ Mùi (479) bên Trung Quốc nhà Tống mất ngôi, nhà Tề lên thay rồi 22 năm sau Tề bị Lương đánh đổ. Bọn quan cai trị Tàu cũng quen thói như những bọn trước là nhân cuộc biến loạn bên chính quốc mà tranh quyền lợi ở các biên cương và mưu sự độc lập lối địa phương tự trị. Bấy giờ Thứ Sử Tiêu Tư cai trị đất Giao Châu cũng đi theo vết xe đổ của bọn Tô Định, Lục Dận, Lữ Đại: nhân dân Giao Châu thấy ngột ngạt vì cái không khí nội biến, ngoại xâm (vì sự quấy phá của Lâm Ấp) liền chụp cơ hội chính quyền của bọn thống trị nghiêng ngửa liền hưởng ứng theo tiếng gọi của ông Lý Bôn (còn tên khác là Lý Bí) người huyện Thái Bình thuộc Phong Chuy, tức là Sơn Tây ngày nay, ông vốn cội rễ là người Tàu. Tổ tiên ông chạy loạn dưới đời Tây Hán qua Giao Châu đến ông là 7 đời nên có tính tình hoàn toàn như người bản địa. Ông có đủ tài văn võ, đã có thời làm quan với nhà Lương, sau bất đắc chí liền cùng nghĩa sĩ bốn phương họp nhau đánh đuổi Tiêu Tư. Việc khởi nghĩa nhằm năm Tân Dậu (54) tức năm Đại Đồng thứ 7 đời Lương Vũ Đế.

Bấy giờ ông coi quận Cửu Đức, liên kết được vài châu, các hào kiệt đều hưởng ứng. Tại Chu Diên có tù trưởng Triệu Túc đem quân theo trước nhứt.

Tháng chạp năm Nhâm Tuất (542) nhà Lương sai Lư Tử Hùng là Thứ Sử châu Tân và Tôn Quýnh Thứ Sử châu Giao sang đánh. Bọn này dùng dằng không muốn tiến quân. Tiêu Tư làm sớ về triều Lương vu tấu bọn Hùng, Quýnh giao thông với người ngoài cõi, nên hai người này bị tử tội.

Lúc này Lý Bôn đã chiếm thành Long Biên được 3 năm (năm Quý Hợi 543). Tháng 4 năm ấy vua Lâm Ấp là Luật Đà La Bát Na (Rudravarman I) vào cướp phá quận Nhật Nam (quận Nhật Nam còn được nhà Lương gọi là Đức Châu) Lý Bôn sai Phạm Tu đem quân đi đánh dẹp, Phạm Tu thắng trận ở Cửu Đức. Vua Lâm Ấp bỏ chạy.

Năm Giáp Tí (544) Lý Bôn tự xưng là Nam Việt Đế lấy niên hiệu là Thiên Đức, ngang với nhà Lương là năm thứ 10 hiệu Đại Đồng, và lấy quốc hiệu là Vạn Xuân sau khi đuổi hẳn được Tiêu Tư. Ông thiết lập triều đình, cho Triệu Túc làm thái phó, Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ.

Cũng năm ấy, nhà Lương phái Tả Vệ tướng quân là Lan Khâm sang đánh Nam Việt Đế, Lan Khâm mới vượt khỏi Ngũ Lĩnh đã bị bệnh và chết. (Đại Việt Sử Ký quyển 5 tờ 2a b).

Tháng 6 năm Ất Sửu (545) là năm thứ hai hiệu Thiên Đức, nhà Lương cử Dương Siêu (Việt Nam Sử Lược chép là Dương Phiêu) làm Thứ Sử Giao Châu, Trần Bá Tiêu (sau là cao tổ nhà Trần bên Tàu) làm Tư Mã và hạ lệnh cho Thái Sử Châu Định là Tiêu Bột hợp quân với Dương Siêu cùng đánh.

Ông Lý Bôn đem ba vạn quân chống nhau với quân Lương ở Chu Diên bị thua, chạy tới sông Tô Lịch lại bại trận lớn hơn nữa, sau phải rút về Gia Ninh (phủ Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên). Tháng giêng năm Bính Dần (546) quân Lương vây hãm thành và chiếm được vào ngày 25-2-546. Lý Nam Đế chạy thoát được về vùng Tân Xương (tỉnh Sơn Tây). Đến tháng 8, Lý Nam Đế đem hai vạn quân ra đóng ở hồ Điền Triệt (nay là huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Yên) chế tạo thuyền bè định phản công. Tại đây quân Trần Bá Tiên lại thắng trận lớn nữa vì Lý Nam Đế không kịp phòng bị. Ngài lại rút về Tân Xương (có chỗ chép là Tân Hưng) để chấn chỉnh lại quân đội, sau giao lại binh quyền cho Tả Tướng quân Triệu Quang Phục (Đại Việt Sử Ký, quyển 5 tờ 3 và Toàn Thư quyển 4 tờ 16b 17a).

Từ năm 547 miền đồng bằng Bắc Việt và Bắc Trung Việt lại lệ thuộc về Tàu. Anh Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo cố đánh được Đức Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay) nhưng không bao lâu lại bại trận tại Ái Châu, phải đào tẩu.

NNQ: Trích Việt Sử Toàn Thư (Phạm Văn Sơn), Phần 2, Chương 7 (Trang 99-100)


Câu Chuyện Tàu Trường Xuân.

© Giao Chỉ-San Jose

Nguồn: https://ndtb1975.blogspot.com | (11/04/2010)

Tháng 4 năm 1975-Saigon
Một con tàu ngơ ngác ra khơi
Một thuyền trưởng tuyệt vọng
Gần 4 ngàn hành khách của định mệnh
Cuộc hành trình không bờ bến
Vỏn vẹn 3 ngày hải hành trôi nổi
Hai người tự tử thủy táng
Hai đứa trẻ ra đời
Con tàu kéo Song An, cứu tinh số 1
Thương thuyền nhân đạo Đan Mạch, cứu tinh số 2
Sau cùng, tàu Trường Xuân không chìm được kéo về Hồng Kông với thi hài của người khách cuối cùng: Đại tá Wong A Sáng, sư đoàn 5 bộ binh…

Câu chuyện 40 năm trước được kể lại vào dịp ghi dấu 40 năm sau (1975-2015). Và giới thiệu người con gái của biển Đông: Chiêu Anh. (Shining Light). Chuyện này tôi kể đi kể lại. 10 năm trước. 5 năm trước và bây giờ. Trăm năm sau biết ai còn kể lại.

Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy. Một trong các thương thuyền của hãng là tàu Trường Xuân, vị thuyền trưởng lúc đó là ông Phạm Ngọc Lũy. Ông Lũy sinh quán tại Nam Định, ra đời năm 1919. Vào tháng 5-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã có 30 năm kinh nghiệm hàng hải.

Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Trường Xuân đã xuống hàng hoàn tất chuẩn bị chở sắt vụn đi Manila. Một chuyến đi vô thưởng vô phạt. Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy lúc đó 56 tuổi, Bắc kỳ di cư, quyết không ở lại sống với cộng sản. Ông tìm đường ra đi bằng mọi giá. Ông ước mong dùng được Trường Xuân chở đồng bào tỵ nạn. Trên đống sắt vụn của Trường Xuân lần này phải là sinh mệnh của những con người. Ông cần có thủy thủ đoàn và ông cần cả hành khách. Trải qua bao nhiêu là gian nan phức tạp vào tuần lễ cuối cùng của cái tháng 4 đen oan nghiệt… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Leave a comment