Aug-2022_w3

✵✵✵

1

Tám bài học từ chiến tranh Ukraine…


© Joseph S. Nye, Jr | Đỗ Kim Thêm Biên dịch.

Nguồn: Đỗ Kim Thêm Blog | (21/06/2022)

chien-tranh-bucha-ukraine

Ảnh minh họa, © kyivpost.com

Mặc dù còn quá sớm để suy đoán khi nào cuộc chiến tranh xâm lược của Nga sẽ kết thúc, nhưng vẫn chưa quá sớm để bắt đầu học hỏi từ cuộc xung đột. Những diễn biến ở Ukraine đã buộc chúng ta phải đặt câu hỏi về một số giả định và làm quen lại với những sự thật cũ hơn.

Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2, ông dự tính sẽ nhanh chóng chiếm đoạt thủ đô Kyiv và thay đổi chính phủ tương tự như Liên Xô can thiệp ở Budapest năm 1956 và Prague năm 1968. Nhưng nó không phải như vậy. Chiến tranh vẫn đang hoành hành, và không ai biết khi nào và thế nào sẽ kết thúc…


Đọc tiếp…

Trong khi một số nhà quan sát kêu gọi một cuộc ngùng bắn sớm, những người khác đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trừng phạt sự xâm lược của Nga. Tuy nhiên, cuối cùng, kết quả sẽ được xác định bởi các sự kiện trên nền tảng. Vì còn quá sớm để đoán khi nào chiến tranh sẽ kết thúc, một số kết luận rõ ràng là quá sớm. Ví dụ, các lập luận cho rằng kỷ nguyên sử dụng binh pháp bằng thiết giáp kết thúc đã bị bác bỏ khi trận chiến đã di chuyển từ vùng ngoại ô phía bắc của thủ đô Kyiv đến các vùng đồng bằng phía đông của Donbass.

Nhưng ngay cả ở giai đoạn đầu này, có ít nhất tám bài học – một số cũ, một số mới – mà thế giới đang học (hoặc học lại) từ cuộc chiến ở Ukraine.

Thứ nhất, răn đe bằng vũ khí hạt nhân đang vận hành, nhưng nó phụ thuộc tương đối vào các thành phần có liên quan tham gia hơn là các khả năng. Phương Tây đã bị răn đe, nhưng chỉ đến một điểm nhất định. Những lời đe doạ của Putin đã ngăn cản được các chính phủ phương Tây gởi quân đội (mặc dù không phải các thiết bị) đến Ukraine. Kết quả này không phản ánh bất kỳ khả năng vượt trội nào bằng vũ khí hạt nhân của Nga. Thay vào đó, nó phản ánh khoảng cách biệt giữa định nghĩa của Putin về Ukraine là một lợi ích quốc gia sinh tử và định nghĩa của phương Tây về Ukraine là một lợi ích quan trọng nhưng ít sinh tử hơn.

Thứ hai, sự tương thuộc kinh tế không ngăn chặn được chiến tranh. Mặc dù bài học này từng được công nhận một cách rộng rãi – đặc biệt là sau khi Đệ Nhất Thế chiến bùng nổ giữa các đối tác thương mại hàng đầu thế giới – nhưng nó đã bị các nhà hoạch định chính sách Đức như cựu Thủ tướng Gerhard Schröder bỏ qua. Chính phủ của ông đã tăng nhập khẩu của Đức và phụ thuộc vào dầu khí của Nga có lẽ hy vọng rằng việc phá vỡ các mối quan hệ thương mại sẽ quá tốn kém cho cả hai bên. Nhưng trong khi sự tương thuộc kinh tế có thể làm tăng chiến phí, rõ ràng nó không ngăn chặn được chiến tranh.

Thứ ba, tình trạng tương thuộc kinh tế bất tương xứng có thể được sử dụng như là một loại vũ khí bởi một bên ít bị phụ thuộc hơn, nhưng khi các thành phần liên quan là đối xứng, thì vấn đề quyền lực sẽ không quan trọng trong sự tương thuộc. Nga phụ thuộc vào doanh thu từ xuất khẩu năng lượng để tài trợ cho cuộc chiến của mình, nhưng châu Âu quá phụ thuộc vào năng lượng của Nga để cắt đứt hoàn toàn. Sự tương thuộc năng lượng là gần như đối xứng. (Mặt khác, trong thế giới tài chính, Nga dễ bị tổn thương hơn do các biện pháp trừng phạt của phương Tây, có thể làm tổn thương nhiều hơn theo thời gian.)

Thứ tư, trong khi các biện pháp trừng phạt có thể làm tăng chi phí cho những kẻ xâm lược, chúng không xác định kết quả trong ngắn hạn. Theo các thông tin, Giám đốc CIA William Burns (cựu đại sứ Mỹ tại Nga) đã gặp Putin vào tháng 11 năm ngoái và cảnh báo, nhưng vô ích, rằng một cuộc xâm lược sẽ gây ra các biện pháp trừng phạt. Putin có thể đã nghi ngờ rằng phương Tây có thể duy trì sự thống nhất về các biện pháp trừng phạt. (Mặt khác, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề nghị chỉ có sự ủng hộ hạn chế đối với Putin mặc dù đã tuyên bố tình hữu nghị với Nga là “không giới hạn”, có lẽ do lo ngại của ông về việc Trung Quốc bị ràng buộc về các lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ.)

Thứ năm, binh pháp thông tin tạo ra sự khác biệt. Như John Arquilla của RAND đã chỉ ra hai thập kỷ trước, các kết quả của binh pháp hiện đại không chỉ phụ thuộc vào quân đội của ai thắng, mà còn phụ thuộc vào “câu chuyện của ai thắng”. Việc Mỹ tiết lộ cẩn trọng về thông tin tình báo trong các kế hoạch quân sự của Nga tỏ ra khá hiệu quả trong việc “vạch trần trước” các câu chuyện kề của Putin ở châu Âu, và nó đã góp phần rất lớn vào sự đoàn kết của phương Tây khi cuộc xâm lược xảy ra như dự đoán.

Thứ sáu, cả hai quyền lực cứng và mềm đều quan trọng. Trong khi sự ép buộc lấn át sự thuyết phục trong thời gian tới, quyền lực mềm có thể tạo ra sự khác biệt qua thời gian. Sức mạnh thông minh là khả năng kết hợp sức mạnh cứng và mềm để chúng gây củng cố hơn là mâu thuẫn nhau. Putin đã không làm được điều đó. Sự tàn bạo của Nga ở Ukraine đã tạo ra sự phẫn nộ đến nỗi Đức cuối cùng đã quyết định đình chỉ dùng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 – một kết quả mà áp lực của Mỹ trong nhiều năm đã không đạt được. Ngược lại, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, một cựu diễn viên, đã sử dụng các kỹ năng kịch tính được trao dồi một cách chuyên nghiệp để thể hiện môt bức chân dung đầy thu hút về xứ sở cùa mình, khi đảm bảo không chỉ cho sự thiện cảm mà còn các thiết bị quân sự cần thiết cho sức mạnh cứng.

Thứ bảy, khả năng trong không gian mạng không phải là một phương tiện vũ khí toàn diện. Ít nhất là từ năm 2015, Nga đã sử dụng vũ khí mạng để can thiệp vào mạng lưới điện của Ukraine và nhiều nhà phân tích dự đoán một cuộc tấn công chớp nhoáng trên mạng chống lại cơ sở hạ tầng và chính phủ của đất nước ngay khi bắt đầu cuộc xâm lược. Tuy nhiên, theo các thông tin, trong khi đã có nhiều cuộc tấn công trên mạng trong chiến tranh, không ai xác định được kết quả rộng lớn hơn. Khi mạng lưới vệ tinh Viasat bị tấn công, Zelensky tiếp tục liên lạc với dân chúng khắp thế giới thông qua nhiều vệ tinh nhỏ do hệ thống Starlink cung cấp.

Hơn nữa, với đào tạo và kinh nghiệm, hệ thống phòng thủ trên không gian mạng của Ukraine đã được cải thiện. Khi chiến tranh bắt đầu, vũ khí bằng động lực mang lại tính cách kịp thời, mức độ chính xác và đánh giá thiệt hại cho các cấp chỉ huy hơn so với vũ khí mạng. Với các vũ khí trên mạng, bạn không phải lúc nào cũng biết liệu một cuộc tấn công đã thành công hay đã được kết hợp. Nhưng với chất nổ, bạn có thể thấy tác động và đánh giá thiệt hại dễ dàng hơn.

Cuối cùng, bài học quan trọng nhất cũng là một trong những bài học lâu đời nhất: chiến tranh là không thể tiên đoán. Như Shakespeare đã viết hơn bốn thế kỷ trước, thật nguy hiểm khi một nhà lãnh đạo gào thét “Tàn phá!” và để cho cuộc chiến tranh ra khỏi tầm kiểm soát. Lời hứa về một cuộc chiến ngắn ngủi là thu hút nguy hiểm. Vào tháng 8 năm 1914, các nhà lãnh đạo châu Âu mong đợi là các binh sĩ sẽ “hồi hương vào dịp Giáng sinh”. Thay vào đó, họ đã phát động bốn năm chiến tranh, và bốn trong số những nhà lãnh đạo đó đã mất ngai vàng. Ngay sau cuộc xâm lược Iraq năm 2003 của Mỹ, nhiều người ở Washington đã dự đoán trong một cuộc diễn hành dự đoán trong một cuộc diễn hành có biểu ngữ (“Nhiệm vụ đã hoàn thành” đã được đọc trên chiến hạm vào tháng 5 năm đó), nhưng nỗ lực này đã sa lầy trong nhiều năm.

Bây giờ chính Putin là người không còn kiểm soát về những tàn phá của chiến tranh. Các tàn phà vẫn có thể gây hại cho Putin.

© Joseph S. Nye, Jr | Đỗ Kim Thêm Biên dịch.

Joseph S.Nye Jr. Giáo sư Đại học Harvard và là tác giả cuốn sách: Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump (Oxford University Press, 2020).

Thân mời đọc thêm @ Trang web Đỗ Kim Thêm

Các bài viết cùng chủ đề (NNQ Sưu Tầm).

❖ Nhật Bản thời hậu Abe: Liệu ổn định chính trị có bị đe dọa? Trong thế kỷ 21, Abe có lẽ là nhân vật chính trị đáng gờm nhất mà Nhật Bản từng chứng kiến cho đến nay. Ông là người giữ chức thủ tướng Nhật Bản lâu nhất trong lịch sử, với 3.188 ngày tại nhiệm, và sở hữu danh sách dài những thành tích, từ chính sách kinh tế “Abenomics” đến việc chuẩn bị cho Nhật Bản đăng cai Thế vận hội Tokyo 2020…

Tuy nhiên, giờ đây khi Abe đã ra đi, không còn nhà lãnh đạo nào có thể tập hợp sự đoàn kết giữa những người bảo thủ. Với việc Takaichi chùn bước và chưa thấy có ai đủ sức kế vị Abe, ngay cả trong phe của ông, không rõ liệu một nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn tương tự như vậy sẽ xuất hiện hay không… Thân mời đọc tiếp @ Nghiên Cứu Quốc tế

❖ Henry Kissinger: Vai trò gây tranh cãi trong chiến tranh Việt Nam! Là cố vấn cho Tổng thống John F. Kennedy, sau đó là Cố vấn An ninh Quốc gia (1969-75) và Ngoại trưởng (1973-77) cho Tổng thống Richard Nixon, Henry Kissinger chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Ông giữ bí mật về vụ ném bom Mỹ tại Campuchia trước Quốc hội, nhưng đã đoạt giải Nobel cho việc đàm phán Hoà ước Paris năm 1973 dẫn đến việc ngừng bắn. Hai năm sau, hòa bình đã thất bại… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

❖ Hoà giải Dân tộc: Hiện trạng và Triển vọng… Kể từ ngày 30/4/1975, đất nước được thống nhất. Nhìn chung, sau 47 năm, thời gian đã quá đủ để cho Việt Nam có thể hàn gắn mọi vết thương chiến tranh và lật qua một trang sử mới cho sự an bình, thịnh vượng và phát triển.

Ngược lại, thực tế là cho đến ngày 30/4/2022, những nỗ lực hoà giải dân tộc đã thất bại. Phe thắng cuộc thu tóm được lãnh thổ nhưng không chinh phục lòng người miền Nam và dân miền Bắc càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa sâu xa của “giải phóng”. Thành quả của chiến thắng vinh quang là toàn dân đại bại và những người thành tâm chưa hề có chổ đứng trong lòng dân tộc… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

❖ TT Joe Biden sau một năm nhậm chức… Ngày 20/1/2022 đánh dấu một năm kỷ niệm ngày Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ. Nhân dịp này, báo chí phương Tây đồng loạt nhìn lại thành quả chấp chính với các quan điểm chung như sau… Thân mời đọc tiếp @ TẠi ĐÂY

❖ Phương Tây sẽ làm gì nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine? Trong lúc cuộc chiến ở Ukraine trở nên gay gắt hơn, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định sử dụng đến luận điệu hạt nhân. “Bất cứ ai cố gắng cản đường chúng ta, chứ chưa nói đến việc tạo ra các mối đe dọa cho đất nước và nhân dân Nga, phải hiểu rằng phản ứng của Nga sẽ là ngay lập tức và sẽ dẫn đến những hậu quả chưa từng thấy trong lịch sử,” Putin đã tuyên bố như vậy vào tháng 2 – tuyên bố đầu tiên trong rất nhiều tuyên bố cảnh báo về một cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng… Nguồn @ Nghiên Cứu Quốc Tế

Leave a comment