Nov-2022_w4

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Nov 25, 2022

Ca dao trái bắp nướng
Hiện tượng Kissinger?

1

Một vài chuyện từ câu ca dao trái bắp nướng.

© Võ Kỳ Điền.

do-thu-thiem

Bến đò Thủ Thiêm, © Ảnh flickr.com

Mấy ngày nay tôi khó ngủ. Hễ có việc gì lo lắng thì cứ trằn trọc hoài mà có phải chuyện lớn lao gì đâu. Chẳng qua vì một câu ca dao cũ, tự nhiên được nhớ lại gây phiền hà. Nhưng cũng không phải là không có lý do. Tại vì mùa bắp đã tới hồi nào không hay không biết. Mà hễ nghe nói tới bắp là lòng tôi nôn nao. Có lần một bạn thân VN mới qua thăm, vui miệng tình cờ mà hỏi – Anh ở đây lâu lắm rồi, trong các thực phẩm, món gì ngon nhất mà anh đã từng ăn? Tôi trả lời ngay không đắn do – trái bắp xứ Canada nầy.

Thiệt ra thì cũng còn có rất nhiều sơn hào hải vị nhưng tôi đâu có giàu sang dư dả gì mà được thưởng thức nhiều hơn. Cái gì đã được ăn rồi mới dám nói. Ở đây có hai món ăn mà tôi rất thích. Một là tôm hùm, hai là bắp non mới hái. Tôm hùm được đánh bắt từ các tỉnh ven biển Québec cũng được người người ca tụng, để thủng thẳng sẽ kể sau. Còn bây giờ đang mùa hè, bắp đã chín rộ nhiều rồi, được bán đầy lề đường, trong các chợ, không ăn ngay để lâu mất ngon.

Tôi lòng vòng về chuyện trái bắp là tại nhớ tới cái câu ca dao quen thuộc đất Sài Gòn thân yêu: “Bắp non mà nướng lửa lò, đố ai ve được con đò Thủ Thiêm” Câu nầy khi đọc lên thì ai cũng hiểu hết. Nó đơn giản như tâm tình dân miền Nam nầy. Trái bắp còn non mới hái mà đem nướng trên lửa than hồng thì thơm ngon phải biết. Như cô chèo đò mỗi ngày đưa khách qua sông nhìn hiền lành xinh xắn dễ thương nhưng không phải dễ tán tỉnh đâu. Câu ca dao coi vậy mà tượng hình quá đổi, cô gái chèo đò được ví với trái bắp nướng thơm ngon. Ai nghe cũng phát thèm! Nhưng điều làm tôi mất ngủ không phải là câu chuyện chèo đò hay trái bắp nướng, hoặc hình ảnh của đôi trai gái hẹn hò, dê qua dê lại.

Mà tại cái chữ “ve” trong câu ca dao mắc dịch đó. Mỗi lần nghĩ tới nó là tôi khổ sở. Ve là gì? Là ve vãn chớ còn gì nữa. Paulus Huỳnh Tịnh Của định nghĩa như sau: -trêu chọc làm cho kẻ khác xiêu lòng. Con trai khi gặp con gái đẹp thì tò tò lẽo đẽo đi theo, tìm mọi cách để rù quến cho người đẹp để ý mà mê mình. Đúng là như vậy. Nhưng “ve” rất giống “dê”. “Dê” là gì, cũng trong Quấc Âm Tự Vị Huỳnh Tịnh Của đã nói về máu dê: -tiếng cười người đa dâm hay ve vặt. Vậy ve và dê về cử chỉ, thái độ, hành động ý nghĩa giống y như nhau. “Ve” và “dê” có phải là một, chữ nầy biến âm ra chữ kia hay không? Tại tôi là thầy giáo nên cứ thắc mắc cái vụ nầy. Đây mới là vấn đề tôi nhức đầu… Đọc tiếp @ Đại Học Sư Phạm Saigon

2

Nên hiểu thế nào về hiện tượng Kissinger.

© Nguyễn Quang Dy.

Nguồn: © boxitvn (01/06/2022)

Chamberlain-Adolf Hitler-Mussolini

Neville Chamberlain, Édouard Daladier, Adolf Hitler, Benito Mussolini, Galeazzo Ciano (Hiệp ước München). © wikipedia

“Nếu muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh” (Si vis pacem, para bellum).

Henry Kissinger là một cây đại thụ trong lịch sử ngoại giao Mỹ suốt năm thập kỷ qua, đã sống gần 100 tuổi nhưng không chịu ngồi yên. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (Davos, 23/5/2022), ông đã một lần nữa làm dư luận dậy sóng khi khuyên Ukraine nhượng đất cho Nga để đổi lấy thỏa thuận hòa bình. Nên hiểu thế nào về hiện tượng Kissinger? Liệu cây đại thụ Kissinger còn minh mẫn hay đã lỗi thời? Phải chăng Kissinger định bắt chước Neville Chamberlain (Thủ tướng Anh, 1937-1940) khi “nhân nhượng” Adolf Hitler (9/1938)?

Chamberlain đã ngây thơ tin rằng nếu đối xử với Hitler “một cách thực tế và nghiêm túc” thì có thể thuyết phục được Hitler về hiệu nghiệm của hòa bình. Chamberlain cấm BBC và các báo đưa tin về chủ trương “nhân nhượng” (appeasement). Đó là biện pháp mà Nixon và Kissinger cũng áp dụng. Chamberlain vẫn ảo tưởng khi Đức chiếm Austria (3/1938). Tại Munich (9/1938), Anh và Pháp đã ép Czechs đầu hàng Đức. Ông không thông báo hay đề nghị nội các chấp thuận và không tham vấn Quốc hội trước khi đàm phán với Hitler… Đọc tiếp

Leave a comment