Oct-2022_w4

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Oct 28, 2022

Người Bán Cà Rem Dạo
“Left” & “Liberal”
Những công trình của E. Musk.

1

Gặp Người Bán Cà Rem Dạo Giữa Đường.

© Lương Trung Thư.

Nguồn: © Thất Sơn Châu Đốc (10/1999)

hinh-bia-tap-chi-thu-quan-2020

Bìa trước tạp chí Thư Quán Bản Thảo ấn bản đặc biệt tháng 10-2020, chủ đề Cảm Tạ Văn Chương. © thatsonchaudoc.com

Lời mở:

Trong Thư Quán Bản Thảo, ấn bản đặc biệt tháng 10-2020, chủ đề Cảm Tạ Văn Chương”, ở chương 19, nhà văn Trần Hoài Thư có in lại truyện khá ngắn “Người Bán Cà Rem Dạo” với lời vào truyện:

“Đến bây giờ, tôi không hiểu tại sao tôi lại có ý định trở thành tên bán cà rem dạo. Hay nó ít ra cũng làm cho tôi thoát khỏi cái thế giới hiện tại. Cứ đạp xe. Cứ lắc chuông đồng. Cứ đuổi theo đám mây Tần. Cứ lang thang đầu đường xó chợ. Cứ bầu bạn cùng đám trẻ nít… Tôi đạp xe, xe lăn theo vòng nhật nguyệt. Trên tôi là mây, bầu trời cao rộng. Dưới bánh xe là đất, đất mênh mông. Ghé nơi nào cũng được. Đi lúc nào cũng được. Sáng tinh sương cũng được. Chiều về muộn cũng được. Và tiếng gọi mừng vui: Cà rem. Cà rem. Từ đám trẻ. Từ những người gặt lúa. Từ công trường thủy lợi. Từ bãi đá gà. Từ xe đò. Từ phà. Từ bắc. Em nhỏ nhà quê ơi, tha lỗi cho tôi vì tôi không biết, cứ lắc mãi chuông đồng bên em như cám dỗ em, để mẹ em phải đổ quạu: “Cái ông cà rem này đi chỗ khác mà bán, tôi đâu có tiền mà mua cho con tôi”. Tôi sẽ tặng em một cây. Một cây đâu có nghĩa lý gì. Bởi vì người cha của em cũng như tôi, cũng cùng màu áo lính này…” (TQBT, ấn bản đặc biệt, chương 19, trang 181)

Thưa vâng, “người bán cà rem dạo” đã gặp đủ mọi tầng lớp người; và dĩ nhiên rồi, trong đó có cả người giăng lưới giăng câu năm nào như tôi nữa!

Nhơn dịp này, tôi xin trân trọng kính mời bạn đọc lại “Gặp Người Bán Cà Rem Dạo Giữa Đường” đã viết cách nay hơn hai chục năm như một chút niềm thấu cảm về những phận đời chìm nổi ngày nào của tác giả… Đọc tiếp

2

“Left” có phải là cộng sản? “Liberal” có gì sai?

© Nguyên Mai.

anh-minh-hoa-left-right

Ảnh minh họa, © vietbao.com.

Quan điểm chính trị thường đươc chia làm hai phe: bảo thủ và cấp tiến. Người bảo thủ có nhiều quan điểm trái ngược với người cấp tiến. Người cấp tiến còn gọi là “khuynh tả”, có khi được cho là “thân cộng”. Chữ “liberal” được dùng với hàm ý miệt thị. Thật ra thì không đơn giản như vậy. Xin đọc tiếp.

Sự phân biện “tả”, “hữu” và từ đó “khuynh tả”, “khuynh hữu” xuất phát từ cuộc cách mạng Pháp năm 1789 khi các thành viên Quốc Hội chia thành những người ủng hộ nhà vua bên phải tổng thống và những người ủng hộ cuộc cách mạng ở bên trái. Cách sắp đặt này được xoá đi và lập lại nhiều lần. Cho đến năm 1814 đa số những người theo chủ nghĩa cực đoan đã chọn ngồi bên phải. Những người ủng hộ hiến pháp ngồi ở giữa trong khi các thành viên độc lập ngồi bên trái. Các thuật ngữ “cực hữu” và “cực tả” được sử dụng để mô tả các hệ tư tưởng khác nhau của hội đồng… Đọc tiếp @ vietbao.com

3

Những công trình của tỷ phú Elon Musk.

© Trúc Giang MN.

Nguồn: saigonweekly (12/10/2022)

elon-musk-img

Ảnh minh họa, © magazine.drwinngroup.com

Tỷ phú Elon Musk với những công trình vĩ đại, ông muốn tạo ra con người thông minh nhất, một siêu nhân bằng cách cấy một con chip vào bộ óc con người. Để thực hiện tham vọng đó, ông thành lập công ty Neuralink, đang trên đường phát triển. Công ty SpaceX của ông lập ra công ty Starlink nhằm mục đích phủ sóng internet toàn cầu với tốc độ thật nhanh. Công ty SpaceX sẽ phóng lên vũ trụ với 7,518 vệ tinh truyền thông. Đồng thời xây dựng một triệu (1,000,000) trạm vệ tinh cố định trên mặt đất để kết nối với Starlink.

Tham vọng của nhà tỷ phú Musk không dừng lại ở đó, ông đang kiến tạo những thiết bị tạo ra điện mặt trời, vừa rẻ tiền, vừa góp phần chống lại tai họa do thay đổi khí hậu, tức là ô nhiễm không khí, hâm nóng địa cầu tạo ra.

Công việc chính của công ty SpaceX là chế tạo hỏa tiễn hạng siêu nặng là Starship để bay lên mặt trăng, sao Hỏa, hay bất cứ một hành tinh nào trong Thái Dương hệ.

Đó là những công trình vĩ đại của tỷ phú Elon Musk… Đọc tiếp

Oct-2022_w3

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Oct 21, 2022

Còn Nhớ Hay Đã Quên!
Chữ ‘mình’ tiếng Việt.
Cuộc chiến Xiêm – Việt 1833.

1

Người Còn Nhớ Hay Người Đã Quên!

© Minh-Đạo & Nguyễn Thạch-Hãn

Nguồn: @ Bất Khuất Net (Viewed 07/10/2022)

chua-vinh-trang-dinh-tuong

Chùa Vĩnh Tràng (Định Tường), © internet

Thày Năng Tĩnh ở một mình trong ngôi Chùa nhỏ vùng ngoại ô, rất xa thành phố. Ngôi Chùa chỉ là chiếc “mobile home” trên vài mẫu đất, trước kia là một nông trại bé tí teo, có hàng rào kẽm gai chung quanh để trại chủ nuôi bò. Từ ngày lập Chùa, Thày chỉ nuôi mấy con gà trống, thả chạy tự do đặng nghe tiếng gáy cho vui và một con chó nhỏ để làm bạn. Sát hàng rào Thày trồng mấy dây mùng tơi, khổ qua, giàn bàu và mướp trái xum xuê, bên cạnh đó là mấy luống cải xanh, rau thơm, cà pháo. Sân trước, Thày đào chiếc hồ xinh xinh, có hòn non bộ, đầy đủ cảnh “Sơn Thủy Tùng Đình” với “Ngư Tiều Canh Mục”, trông cũng vui mắt. Trong hồ có cá vàng bơi lội tung tăng, vài con rùa thỉnh thoảng lại trồi lên mặt nước ngoe ngoảy. Những lúc rảnh rỗi Thày ra ngồi trên chiếc ghế đá đặt cạnh hồ đọc sách hoặc uống trà, có khi ngồi thiền nữa. Đúng là khung cảnh nhà quê Việt Nam của kẻ nhàn hạ ẩn dật. Kể ra cuộc sống cũng tạm đầy đủ, thỉnh thoảng có khách lại thăm, mang cúng dường vài bao gạo, mấy chai tương đủ cho Thày dùng cả năm. Phật tử theo Thày đa số là bạn bè cũ, hoặc mấy người theo học khóa tu thiền. Thày cất mấy cóc nhỏ sau chánh điện làm phòng ngủ cho chính Thày và cho khách phương xa cần ở lại… Đọc tiếp

2

Chữ “mình” trong tiếng Việt

© Ngô Nguyên Dũng.

Nguồn: @ petruskyaus.net (05/2019)

minh-oi-anh-minh-hoa

Ảnh minh họa, © petruskyaus.

Từ nhiều năm nay, tôi là giảng viên một lớp Việt ngữ cho người bản xứ tại Học viện Bách khoa Bình dân của thành phố. Học viên ghi tên không đông, thường chỉ vừa đủ chỉ số cho một lục cá nguyệt. Có lúc thiếu, đôi khi khít khao chỉ một học viên, chính ông giám đốc phân khoa sinh ngữ bày cho tôi diệu kế: tìm một học viên… ma (tiếng bản xứ gọi là “người rơm”); nếu là học sinh, sinh viên hay ai đó đang nhận trợ cấp xã hội càng tốt, vì họ được bớt từ 25 tới 50 phần trăm học phí.

Tôi không phải là người tốt nghiệp một trường đại học sư phạm nào, cũng không phải là một nhà Việt học có bằng cấp hẳn hoi, mà chỉ là một kẻ yêu văn chương và có vài tác phẩm được xuất bản, tôi chỉ xâm mình liều mạng vì nghe theo lời khuyên của người bạn… Đọc tiếp @ Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu

3

Khi người Thái nhìn về phía đông!

Cuộc chiến Xiêm – Việt năm 1833.

© Vũ Đức Liêm.

Nguồn: @ Người Việt Tự do Munich (07/10/2019)

chien-tranh-xiem-viet-img

Lao rebellion (1826–1828). © wikipedia.

Người Thái và tham vọng “Đông tiến”

Người Thái trong khung cảnh này là các cư dân sống trên lãnh thổ Thái Lan ngày nay. Những người này từ đâu tới? Bản thân họ cũng chưa có câu trả lời cuối cùng. 5-6 ý tưởng khác nhau, từ nguồn gốc bản địa, cho tới các cuộc di cư từ vương quốc Nam Chiếu (vùng Vân Nam) vào thế kỷ XIII xuống phía Nam khi vương quốc này bị người Mông Cổ đánh chiếm…, vẫn còn đang tranh luận.

Dù từ đâu tới thì đến thế kỷ XVIII, người Thái đã làm chủ một khu vực rộng lớn tại vùng trung tâm của Đông Nam Á lục địa, nơi hiện hữu các vương quốc Lanna (miền Bắc Thái Lan ngày nay, với trung tâm là Chiang Mai) và vương triều Bangkok dọc theo sông Me Nam (xác lập năm 1782)

Sự bành trướng của các vương quốc người Thái từ thế kỷ XV dọc lưu vực sông Me Nam đã nhanh chóng trở thành mối đe dọa đối với các cư dân sống ở trung và hạ lưu sông Mekong (ngày nay là nước Lào và Campuchia). Vùng đất này thực tế đã trở thành khu vực đệm giữa 2 nhóm người đang chiếm ưu thế ở Đông Nam Á lục địa: Thái và Việt, sẽ trở thành tâm điểm của cuộc tranh chấp quyền lực khu vực quyết liệt từ thế kỷ XVIII.

Người Thái đã nhìn sang phía Đông nhiều thế kỷ nay… Đọc tiếp

Oct-2022_w2

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Oct 14, 2022

Nghi Lâm Sư Muội.
Em Tôi.
Huyệt mộ của chuyên chế!

1

Nghi Lâm Sư Muội

© Thai NC.

Nguồn: Núi Ấn Sông Trà (21/12/2021)

nghi-lam-phim-tngh

Ảnh minh họa, © vnexpress.net

Chuyện bất đầu khoảng mười mấy năm trước khi tấu khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ ra đời.

Có một ni cô đang tu hành tại cổ am nọ, bỗng một ngày có chàng thanh niên đi ngang qua phải lòng và bày tỏ mong cô hoàn tục, cùng y gá nghĩa trăm năm. Để chứng thực mối tình thâm trọng, chàng đã tự cạo đầu xuất gia thành một hòa thượng, hiệu là Bất Giới với thành ý nếu vì hai người yêu nhau Phật tổ có trách phạt thì phạt cả hai, không để cho một mình nàng gánh chịu. Tấm lòng thành đó đã chinh phục được trái tim ni cô giã từ cửa Phật trở lại hồng trần… Đọc tiếp

2

Em Tôi.

(Truyện ngắn “Em Tôi” Viết dựa theo cuộc đời và bài thơ “Bé” trong tập thơ “Đêm Tận Thất Thanh” của Phan Nhật Nam.)

© Lang Le.

Nguồn: Tập san Hợp Lưu. (20/04/22)

phan-nhat-nam-1964

Nhà văn Phan Nhật Nam thiếu uý Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù 1964, © hopluu.net

Năm em lên ba, bố tôi bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ lên đường tập kết.

Tôi hơn em sáu tuổi. Chín tuổi con nhà nghèo khôn lắm, tôi đủ khôn để thấy khuôn mặt mẹ buồn hiu hắt, những tiếng thở dài và những giọt nước mắt âm thầm của mẹ trong đêm. Chín tuổi, tôi đã biết mình là người nam độc nhất trong gia đình, đã biết ẵm bồng đút cơm cho em và vỗ về em mỗi khi em khóc. Chín tuổi, tôi đã biết tắm rửa, thay áo thay quần cho em, cõng em đi chơi và dỗ cho em ngủ. Mỗi ngày, trời sập tối mẹ mới gánh hàng về, ba mẹ con ngồi ăn cơm bên ngọn đèn dầu, tôi và em hỏi han, an ủi mẹ. Mẹ kể cho chúng tôi nghe chuyện chợ búa như đang nói chuyện với người lớn, tôi ngồi nghe, nhìn đôi vai gầy của mẹ, nhìn mái tóc và đôi bàn tay khô của mẹ, mà thấy thương mẹ vô cùng.

Tôi phải bỏ học ở nhà hai năm để trông chừng em. Mẹ có một sạp bán rau cải ở chợ Cồn. Gọi là sạp chứ thực ra chỉ là một ô đất nhỏ, sáng mẹ ra đi thật sớm, lúc trời còn mờ sương, buổi trưa mẹ về nhà lo cho chúng tôi ăn, nằm nghỉ ít phút rồi trở dậy sửa soạn cho chuyến chợ chiều. Một tuần bảy ngày, mẹ đi đi về về trong nỗi cô đơn… Đọc tiếp @ Tập san Hợp Lưu.

3

Huyệt mộ của nền chuyên chế!

© Lược dịch từ The Weakness of the Despot by David Remnick and Stephen Kotkin; đã đăng rất nhiều trên truyền thông Anh ngữ. Trần Gia Huấn

dictator-putin

Ảnh minh họa, © danchimviet

Chuyên gia về Stalin đánh giá Putin, Nga và Phương Tây

Stephen Kotkin là một trong những học giả lão luyện về lịch sử Nga. Tác phẩm lừng danh của ông là bộ Tiểu sử Stalin ba tập: Tập I “Nghịch lý của quyền lực, 1878 – 1928” đã được giải Pulitzer, Tập II “Chờ đợi Hitler, 1929 – 1941”, và Tập III “Thế chiến II” và cái chết của Stalin vào 1953, và di sản của ông xuyên suốt thời Soviet. Kotkin là giáo sư lịch sử kiệt xuất đang dạy tại Đại học Princeton, Học viện Hoover, Đại học Stanford. Ông đã công bố nhiều nghiên cứu giá trị. Trong khi Kotkin nghiên cứu về nền công nghiệp kiểu Stalinist tại thành phố Magnitogorsk, Nga, ông đã đưa ra lời cảnh báo thật vô giá về chính quyền Putin, và cội nguồn văn hóa Nga.

Vừa rồi, có cuộc trò chuyện với Kotkin về Putin, về cuộc xâm lược Ukraine, về cách Âu-Mỹ đáp trả, và những gì sẽ xảy ra, bao gồm cả khả năng đảo chính tại Moscow. Cuộc trò chuyện đã được thu video, có chỉnh sửa lại cho phù hợp thời lượng, và đây là nội dung buổi trò chuyện đó… Đọc tiếp @ Đàn Chim Việt (28/09/2022)

Oct-2022_w1

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Oct 07, 2022

Số Ở Nhà “Công Thự!”
Putin và cái bẫy của Tập Cận Bình!
Ấn Độ Kỹ Niệm 75 Năm Độc Lập

1

Số Ở Nhà “Công Thự!”

© Lê Đức Luận.

Nguồn: @ Việt Báo (01/04/2022)

cho-bung-binh-duong

Chợ Búng, © ngochieppham blogspot

Hai Búng vào nhà dưỡng lão hơn bốn tháng nay, thường xuyên gọi điện thoại cho tôi – cà kê đủ thứ chuyện ở viện dưỡng lão và bao giờ cũng kết thúc bằng một câu rất thuyết phục: “Mầy lên xem cơ ngơi mới của tao – Thiên đàng nếu có, cũng đến thế là cùng.” Tôi nghe mê tơi, cũng muốn xin vào viện dưỡng lão…

Với Hai Búng thì có nhiều chuyện để nói. Tên trên giấy tờ là Phạm Bình Nhâm, nhưng từ khi vào quân đội, ban bè cùng khóa đặt cho hắn cái tên mới là Búng – Hai Búng. Sở dĩ hắn mang cái biệt danh (nickname) này vì nhà hắn gần chợ Búng mà khi nhắc đến chợ Búng, hắn say sưa nói miết – quên thôi! Hắn tả cảnh, tả tình về quê hương của hắn với những vườn cây ăn trái ở Lái Thiêu, An Sơn, Bình Nhâm (nơi sinh quán của hắn) hấp dẫn đến mức mà người nghe thấy mát rượi với những cây chôm chôm, măng cụt, sầu riêng… ngát hương vườn lài, thơm phức mùi sầu riêng và ngọt lịm mùi lò đường, ruộng mía ven sông …Và bao gìờ kết thúc câu chuyện cũng là lời mời rất chân tình: “Khi nào đi qua Chợ Búng, nhớ ghé nhà tao, tao sẽ đưa tụi mày đi ăn bánh bèo bì Mỹ Liên, hay Ngọc Hương, hai tiệm bánh bèo bì nổi tiếng không những ở chợ Búng mà khắp nước đấy. Rồi về nhà tao, mẹ tao sẽ đãi một bữa cháo vịt – thịt vịt bầu mà chấm nuớc mắm gừng do mẹ tao pha chế thì hết sẩy – Tụi mày sẽ nhớ đời…” Đọc tiếp

2

Putin và cái bẫy của Tập Cận Bình!

© Hiếu Chân.

Nguồn: @ Saigon Nho (15/09/22)

Putin-Tap

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, ngày 04/09/2017. (Ảnh: Fred Dufour / AFP qua Getty Images – vietluanonline)

Khi xâm lược Ukraine, Nga có phần đã rơi vào cái bẫy mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã giăng sẵn, biến Nga thành một chư hầu mới của Bắc Kinh.

Tập xuất ngoại sau 750 ngày cấm cung

Sau hơn hai năm cấm cung trong khu dinh thự được canh phòng cẩn mật có tên Trung Nam Hải ở Bắc Kinh, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến xuất ngoại đầu tiên. Ông Tập đã đến Samarkand, thành phố của nước Cộng hòa Uzbekistan – một tiểu quốc vùng Trung Á tách ra từ Liên Xô cũ – để tham dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organization – SCO) diễn ra trong hai ngày Thứ Năm và Thứ Sáu tuần nàyĐọc tiếp

3

Ấn Độ kỷ niệm 75 năm độc lập

india-logo-ky-niem-75-nam-doc-lap

75 năm Ấn Độ độc lập. © Ảnh priyadogra.com

“Vào lúc 12 giờ khuya hôm nay, trong lúc thế giới ngủ yên, Ấn Độ sẽ thức tỉnh trong cuộc sống và tự do”.

Câu nói trong bài phát biểu lịch sử ngay trước nửa đêm 15 tháng 8 năm 1947 của ông Jawaharlal Nehru, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, đã biến hy vọng của hàng trăm triệu người thành hiện thực.

Ấn Độ trở thành một quốc gia tự do, độc lập. Thời kỳ là một thuộc địa của Anh lui vào quá khứ của lịch sử. Một tương lai mới mẻ đang vẫy gọi.

75 năm trôi qua, Ấn Độ đã thay đổi rất nhiều, sau khi trải qua những lúc xáo trộn, những rào cản khó vượt, những thắng lợi làm nức lòng dân tộc bên cạnh những bi kịch khủng khiếp… Đọc tiếp @ Đàn Chim Việt (21/08/22)