Feb-2023_w3

✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Feb 17, 2023

1

Thương quá Sài Gòn ngày trở lại.

(Phần 12)

© Nguyễn Minh Nữu.

Nguồn: tranthinguyetmai wordpress (18/11/2019)

bia-sach-thuong-qua-saigon

Bìa sách Thương quá Saigon. © Ảnh petruskyaus.files

Tôi đang ngồi ở một quán cà phê ven con lộ vắng chạy cong cong theo bờ kênh Tẻ. Đây là quán thứ ba kể từ buổi trưa nay. Tôi loanh quanh trên con lộ mới này, gọi là mới, vì tôi đoán chừng con lộ và cả khu dân cư này được xây dựng chưa tới hai mươi năm. Năm 1995, trước khi tôi rời Saigon, thì nơi đây vẫn còn là cánh đồng mênh mông cỏ lác.

Ngày mai tôi lại xa Saigon rồi. Ba mươi ngày sống với ngờm ngợp bằng hữu, sống tung tăng với bờ cây góc phố xưa, chạy xe gắn máy một mình loanh quanh hết đường này qua ngõ nọ, nơi đâu cũng bát ngát những kỷ niệm, những ân tình ngày xưa gieo xuống, sống tận cùng mỗi khoảnh khắc khi thức dậy buổi sớm mai, và kể cả khi nằm ngủ để hiểu được rõ rằng mình không đi tìm cái gì hết, mà thực sự là về để được sống với một thời quá khứ. Ngày chót trước khi rời Saigon, tôi không giữ một cuộc hẹn nào với các thân tình, mà muốn một mình tận hưởng được sống với chính mình.

Tôi sinh ra ở Hà Nội, mà lớn lên ở Saigon. Vùng đất sống dài lâu nhất là khu vực giáp ranh quận Năm với quận Nhất – khu vực chân cầu chữ Y – sau đó vượt qua dòng Kênh Tàu Hủ, và sống ven dòng Kênh Tẻ. Kênh Tàu Hủ và Kênh Tẻ là hai dòng kênh song song, chính giữa là quận Tư. Còn bây giờ, tôi ngồi đây là bên kia dòng kênh Tẻ. Cùng bắt nguồn từ sông Saigon, Kênh Tàu Hủ chạy dọc theo quận Nhất, cùng với Kênh Tẻ chảy song song vào đến ranh giới quận Năm thì gặp nhau tại ngã ba sông có cầu Chữ Y, hai con kênh nhập lại thành một chạy về phía tây, chạy tuốt xuống Long An và chảy ra sông Vàm Cỏ Đông. Kênh Tẻ lớn hơn kênh Tàu Hủ. Theo Saigon Năm Xưa của cụ Vương Hồng Sển, con kênh này được đào từ năm Kỷ Mão 1819 thời vua Gia Long, và người chỉ huy việc đào kênh là Huỳnh Công Lý, nhạc phụ của vua Minh Mệnh. Khi kênh đào xong được đặt tên là An Thông Hà. Nhân vật Huỳnh Công Lý này khá đặc biệt. Nguyên do là khi vua Gia Long gần mất, có ý muốn lập tự quân là người nối ngôi, triều đình chia thành hai phe, một phe đề nghị lập hoàng tôn là con của hoàng tử Cảnh đã mất, một bên muốn lập một vị vua lớn tuổi hơn để giữ giềng mối. Cuối cùng, Gia Long nghiêng về phía lập con lớn tuổi nối ngôi là Minh Mạng…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    Sài-Gòn, Ngày Trở Lại (Nguyễn Vy Khanh). Sau biến cố 30-4-1975, chúng ta đã lần lượt ra đi và đã bỏ lại tất cả – chúng ta đã mất tất cả và nhất là đã đành đoạn mất quê hương, đất nước như không còn lựa chọn khác. Và nỗi nhớ quê hương đã là tâm trạng chung, như Võ Phiến đã từng viết: “người ta nhớ nhau không nhớ vì cái lỗi lạc, lại e rằng chính nhớ nhau vì cái nhảm nhí…

    Con Trai Của Thủy Thần (Nguyễn Minh Nữu).

    Hà Nội Thứ Tư

    ❖ Milano – Sài Gòn: Đang Về Hay Sang?

    ❖ 42 năm sống ở Mỹ: Được gì, mất gì? (GS Lê Thanh Hoàng Dân)‎‎.

    ❖ Chuyện cổ tích ở bến Bình Đông (Nguyễn Minh Nữu).

2

Đường Biên Giới Việt Miên

Việc bội ước của Cộng sản Việt Nam (Trương Nhân Tuấn – Báo Tiếng Dân)

© Trương Nhân Tuấn.

Nguồn: Báo Tiếng Dân (19/02/23)

viet-campuchia-map

Biên giới Việt Nam–Campuchia. © Ảnh tapchigiaothong.

Chiến tranh với Campuchia cuối năm 1978, cũng như chiến tranh với Trung Quốc tháng 2 năm 1979, nguyên nhân đến từ việc bội ước của CSVN.

Vấn đề Campuchia: Rắc rối về “đường biên giới hiện trạng”

Thế nào là “đường biên giới”? Quan niệm “biên giới – frontière, boundary” trên tinh thần công pháp quốc tế là một quan niệm rất mới, chỉ có từ đầu thế kỷ 20, sau khi quan niệm “quốc gia – Etat” được thành hình. Theo đó, đường biên giới được định nghĩa như là “vỏ bao bọc liên tục một tập hợp không gian của một quốc gia”, là “điểm chấm dứt thẩm quyền quốc gia về lãnh thổ”. Học giả Michel Foucher trong tập “Fronts et Frontières” (Tiền tuyến và Biên thùy) có nói rằng: “Phải có hai bên mới vẽ được đường biên giới.”

Trường hợp biên giới Việt Nam – Cambodge (sau này là Campuchia), biên giới thực ra chỉ có “một bên” đứng ra hoạch định: Pháp. Đó là đường biên giới “thuộc địa”. Đường biên giới (thuộc địa) này, đáng lẽ sau khi hai bên thiết lập lại nền độc lập, trở thành đường biên giới “quốc tế” theo tinh thần “uti possidetis” của công pháp quốc tế. Nhưng ông hoàng Sihanouk đã không nhìn nhận cơ sở pháp lý này và yêu cầu Pháp trả lại lãnh thổ Nam kỳ (lục tỉnh) cũng như đảo Phú Quốc về phía Cambodge. Biên giới của Sihanouk là “biên giới lịch sử”, nhưng ông đã bỏ qua giai đoạn lịch sử dưới triều Minh Mạng, lãnh thổ Cambodge đã thuộc về Việt Nam…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử.‎‎

    ❖ Về sự hình thành đường biên giới Việt Nam-Campuchia (Trương Nhân Tuấn – Vũ Đức Liêm)

    Việc cắm mốc biên giới VN-Campuchia sẽ sớm đạt 90%. Việt Nam và Campuchia có đường biên giới dài 1.270 km; công tác cắm mốc biên giới giữa hai nước bắt đầu vào năm 2006…

    Biên giới Việt Miên lại xảy ra lộn xộn!

    ❖ Bí mật về sự trỗi dậy huy hoàng rồi suy tàn đổ nát của đế chế Angkor.

    ❖ Nam Kỳ Không Phải Là Đất Thủy Chân Lạp (Giáo Sư Lâm Văn Bé).

    ❖ Vương quốc Phù Nam (Dang Anh Tuan).

3

Bạo lực, biến động và sự rạn nứt miền Nam Việt Nam, 1945-54.

© Giáo sư Shawn McHale.

Nguồn: BBC (30/08/22)

vietnam-geneve-54

The partition of French Indochina that resulted from the Conference. © Ảnh wiki

Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được 5 nước ký kết, trong đó có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, còn được gọi là Kháng chiến chống Pháp, kết thúc.

Việt Nam tạm thời bị chia thành hai phần, với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) do phe cộng sản lãnh đạo ở phía bắc và Quốc gia Việt Nam không cộng sản ở phía nam. Ngay sau khi được tin này, Trần Bạch Đằng, một trí thức cộng sản, đảng viên kháng chiến ngầm ở lại miền Nam, đã lên đường vào Sài Gòn. Ông cảm thấy mất phương hướng. Ông viết ra những lời xúc động trong cuốn Kẻ sĩ Gia Định (NXB Quân Đội Nhân Dân, 2005), 19-20:

“Sau ngày 20 tháng 7 năm 1954, tôi bùi ngùi từ giã vùng giải phóng Khu 9, nơi mà tôi sống và làm việc nhiều năm, về Sài Gòn. Tôi bước chân lên chợ Phụng Hiệp vào một buổi sáng. Bên kia sông là vùng giải phóng. Phía tay mặt chợ là trụ sở Uỷ ban Liên hiệp, ngọn cờ Tổ quốc đang bay. Phụng Hiệp tuy nhỏ nhung rất náo nhiệt. Đối với tôi, cái gì ở đây cũng xa lạ cả. Cảnh bến xe càng ồn ào hơn, người lên xe, xuống xe, đi lại rầm rập. Từ bờ sông lên, tôi phải qua mặt nhiều ngưởi và khi qua mặt họ tôi có cảm giác lạnh lạnh ở gáy, như là bị những con mắt tò mò nhìn xỉa xói. Trèo lên xe, tôi liếc người kế bên. Đó là một thanh niên, đeo kiếng đen “Tay nầy có vẻ một lính kính,” tôi nghĩ bụng. Đằng sau tôi là những ai? Tôi mấy lần định quay lại nhìn, nhưng tôi thôi… Những suy tính lung tung ấy làm tôi bứt rứt. Xe chạy vụt qua bao nhiêu xóm, chợ tôi không nhớ. Cảm giác chung là khi xe chạy qua hết những khúc lộ bị phá hoại, bắt đầu đến đoạn tốt, xe không xốc nữa, tôi thấy hình như mình xa Khu 9 hơn và thấy bơ vơ hơn…”

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Hiệp định Paris 1973 của Kissinger

‎‎

    Hiệp Định Geneve 1954 (LS Lưu Tường Quang).

    Nỗi Buồn Tháng 8… (Nguyễn Thượng Long)

    ❖ 30/04/1975: Dinh Độc Lập và cuộc chuyển giao không ký văn bản (Phạm Cao Phong, “Lẽ ra VNDCCH đã sở hữu đầy đủ giấy tờ chuyển giao quyền lực, quyền tài phán, quan hệ ngoại giao với 77 quốc gia, quyền kế thừa VNCH về phương diện quốc tế thì họ có quyền đòi lại những máy bay, tầu thuyền sở hữu của VNCH chạy đi sau biến cố 30/4/1975. Những sở hữu, bất động sản kể cả những tài khoản ký gửi tại các ngân hàng ngoài nước đã tuột khỏi tay người chiến thắng vì họ không mang vũ khí pháp luật trong cuộc hành quân. Họ đã ngạo mạn không chịu ký bàn giao VNCH với Tướng Minh ngày ấy!”)

‎‎

Leave a comment