July-2023_w1

★ ✵ ✵ ✵ ★

Các bài viết sưu tầm: July 07, 2023

1

Lạ Gì…

(Truyện Trinh Thử. Trinh thử mượn chuyện loài vật để nêu lên hình ảnh người phụ nữ ở góa biết giữ lòng chung thủy đối với người chồng đã mất, đả kích hạng dâm dật giở trò ong bướm đối với người góa bụa, và phê phán những phụ nữ ghen tuông quá đáng.Trinh thử đề cao lối sống trong sạch, chỉ trích những kẻ keo bẩn ky cóp làm giàu một cách không chính đáng. Tác phẩm cũng chĩa mũi nhọn vào bọn quyền thần, và phản đối lối sống tùy thời của những kẻ chuyên luồn cúi. Luân lý ở đây có phần hợp với nhân dân lao động, nhưng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của lễ giáo phong kiến chính thống)

© Sao Khuê.

Nguồn: © chimvie3.free.fr (08/2020)

Bia sách Truyện Trinh Thử.. © thuvienpdf.

Quý vị đang đọc những dòng này, Sao Khuê bảo đảm quý vị là những người yêu tiếngViệt và chữ Việt. Chắc chắn quý vị chẳng lạ gì với câu ” Lạ gì bỉ sắc tư phong, Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Đó là hai câu trong truyện Kiều mà hầu như ai cũng biết vì nó chẳng… lạ gì, thế nhưng quý vị có biết câu ” Lạ gì gái đẹp tới nhà, chồng mày cũng muốn lân la với tình” không. Hình như là rất ít người biết câu này phải không ạ?

Quý vị biết nó nằm ở đâu không? Câu này cũng nằm trong truyện thơ. Truyện thơ cũng rất hay nhưng không được nổi tiếng nhiều như “Đoạn trường tân thanh” đâu vì thơ không mượt mà chải chuốt, tình tiết cũng không éo le, nhưng nhân năm nay là năm chuột nên xuân về, ngày rộng tháng dài, chúng ta cùng nhau:

Trước đèn lần dở Cảo thơm
Thử xem chuột đực bờm xơm thế nào…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ “Truyện Trinh Thử”.‎‎ Trinh thử mượn chuyện loài vật để nêu lên hình ảnh người phụ nữ ở góa biết giữ lòng chung thủy đối với người chồng đã mất, đả kích hạng dâm dật giở trò ong bướm đối với người góa bụa, và phê phán những phụ nữ ghen tuông quá đáng. Trinh thử đề cao lối sống trong sạch, chỉ trích những kẻ keo bẩn ky cóp làm giàu một cách không chính đáng. Tác phẩm cũng chĩa mũi nhọn vào bọn quyền thần, và phản đối lối sống tùy thời của những kẻ chuyên luồn cúi. Luân lý ở đây có phần hợp với nhân dân lao động, nhưng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của lễ giáo phong kiến chính thống…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (Viewed 12/06/2023)

   ❖ Bà huyện và đèo Ngang (Phí Ngọc Hùng). Người biên khảo đất La Sơn xuất thân Sorbonne năm 1936, qua gia sản Hán Nôm, ông vừa khảo luận xong về bà Hồ Xuân Hương, nay bắt qua bà huyện, vì hai bà cùng ở Tây Hồ. Thêm nữa, ông lễnh đễnh đến người đạo diễn Trần Văn Thủy quay phim Hà Nội trong mắt ai tình cờ tìm được mộ bà Đoàn Thị Điểm tại làng Nghi Tàm. Làng của bà huyện. Vì vậy ông nghĩ phải về Hà Nội để tìm hiểu một số nghi vấn văn học. Nếu như gặp bậc thức giả nào đấy văn kiến súc tích, sở kiến cao minh để ông kiến văn sở thị thì hay biết mấy. Để biên tác về bà huyện Thanh Quan, ông không theo cảm tính, nhưng đôi khi phải dựa dẫm vào tâm linh, như hỏi… đồng cô bóng cậu chẳng hạn…  Đọc tiếp @ chimvie3.free.fr

    ❖ Trèo lên cây bưởi hái hoa.

Trèo lên cây bười hái hoa…
Em lấy chồng rồi anh tiếc lắm thay!
…Giờ đây em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra…
Có lòng xin tạ ơn lòng
Xin đừng lui tới kẻo chồng em ghen

Vậy thì… bưởi tuy ngon, tuy hấp dẫn nhưng cần cẩn thận khi ăn (kẻo ngộ độc), khi sờ – cặp bưởi ở sexy-show (kẻo ủ tờ)…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Trâu (Sao Khuê).  

– Bà ơi! Năm tới là năm con gì vậy bà?
– Năm con trâu cháu ạ.

Trâu to lớn nhưng chậm chạp hiền lành dễ cho người sai bảo. Ở Việt Nam và các nước châu Á, người ta nuôi trâu để cày ruộng, kéo xe. Trâu rất được việc nhờ khoẻ mạnh mà nuôi nó cũng chẳng tốn kém gì, chỉ cho bó cỏ là xong…

thap-muc-nguu-do

Thập mục ngưu đồ. © youTube.

Trâu còn được các thiền sư đưa vào Thiền đạo, nghe cô. Mười bức tranh chăn trâu mang tên “Thập mục ngưu đồ” minh hoạ những giai đoạn mà một hành giả Thiền Tông trải qua trên con đường giác ngộ. Kèm theo mỗi tranh là bài thơ ngắn, thí dụ ở bức tranh số 1: Nao nao vạch cỏ kiếm tìm trâu/Núi thẳm đường xa nước lại sâu/Kiệt sức mệt nhoài tìm chẳng thấy/Chỉ nghe réo rắt giọng ve sầu. Rồi tiếp là “tìm thấy dấu chân trâu”, “thoáng nhìn thấy trâu” (như thấy giềng mối của Đạo, “bắt được trâu” (nắm được tâm trí và tìm cách điều phục tâm trí không cho đi lang thang nữa), “thuần hoá được trâu” (ứng với tu tập đã đạt được mức ĐỊNH), thong dong thổi sáo “cưỡi con trâu về nhà”, “Về tới nhà” hay “Quên trâu còn người” diễn tả hành giả đã về tới nhà mình, tâm trí tĩnh lặng, bình an.

Bức tranh cuối, số 10, tiêu đề “thõng tay vào chợ” Mang bầu đi vào chợ, roi gậy trả lại nhà, nơi quán rượu hàng cá, hóa độ chuyển thành Phật hết. Mười bức tranh này mô tả con đường của thiền giả, khởi đầu phát tâm đi tìm Đạo nhưng tìm mãi chưa gặp sau đó lờ mờ thấy, để rồi duyên may biết được Đạo. Đạo nằm trong tâm trí của mình nhưng tâm trí con người khó mà yên, lúc nào cũng suy nghĩ lung tung như con trâu lồng lộn lúc mới bị người bắt được, sau cùng mới chịu êm và khi êm rồi thì không cần giữ trâu nữa. Khi người sống cuộc đời bình thường, thấy mọi vật như là chúng đã là ‘as it as’, chính là đã đạt đạo…     ❖   http://chimvie3.free.fr

2

Giờ Thứ 25.

(Giờ giữa tử sinh)

© Vương Trùng Dương.

Nguồn: © Việt Báo (09/06/2023)

Bia sách và bộ phim “Giờ Thứ 25.”. © Ảnh vietbao.

Lời Ngỏ: Về tên gọi nước Nga kể thời thời Sa Hoàng trở về trước. Liên Xô hay Liên Bang Xô Viết từ năm 1922 đến cuối năm 1991. Trong tác phẩm Giờ Thứ 25 của nhà văn Virgil Gheorghiu trong giai đoạn Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945) và những năm sau đó nhưng trong bản dịch và các bài viết ghi là Nga… Nay ghi lại là Liên Xô mới chính xác thời điểm.

Kể từ khi Putin xua quân xâm lược Ukraine ngày 24/2/2022, những vùng đất quân Nga xâm chiếm đã xảy ra những thảm cảnh vô cùng bi đát như cướp của, hãm hiếp phụ nữ rất man rợ! Những hình ảnh đó được loan tải trên hệ thống truyền thông, hầu hết các quốc gia trên thế giới lên án sự tàn ác, vô luân của quân Nga. Nhân đây, đề cập đến tác phẩm Giờ Thứ 25, cách đây hơn bảy thập niên, nhà văn Virgil Gheorghiu đã mô tả thú tính xác thịt của bọn quân xâm lược hãm hiếp phụ nữ thời đó và hiện nay man rợ như nhau.

Bài thơ “Trong Trại Cải Tạo” của Mai Trung Tĩnh ở trại tù Long Khánh năm 1976:

… Đêm là đêm của thở dài
Ngày là ngày của kẽm gai thân tù
Tàu đi rồi bỏ ta ư?
Đời ta chắc sẽ như ‘Giờ 25’
Thân tàn qua các trại giam
Thương chàng Mô-rít lầm than tháng ngày…

(Nhà thơ chú thích: Moritz là nhân vật trong tác phẩm Giờ Thứ 25 của nhà văn Virgil Gheorghiu…)

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NNQ sưu tầm).

    ❖ “Miss Saigon”, Vết hằn năm tháng. (Vương Trùng Dương).‎‎ Theo bản tin VOA, 23/11/2022, vở nhạc kịch “Miss Saigon” từng gây tiếng vang của hai biên kịch người Pháp là Claude-Michel Schönberg và Alain Boublil vừa bị huỷ diễn tại nhà hát Crucible ở trung tâm thành phố Sheffield của Anh vì bị chỉ trích có “những trò lố lăng và phân biệt chủng tộc…”

Miss Saigon Poster. © Ảnh wiki.

Khi có đạo quân Hoa Kỳ vào tham chiến ở Việt Nam, nhiều cây bút đã viết về chuyện gái bán bar mồi chài, ăn nằm với chàng GI Mỹ, điển hình qua nhiều truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ. Thế nhưng, cái tựa với danh xưng của vở ca nhạc kịch với tên Miss Saigon như sự khai thác thị hiếu để tò mò, chú ý… Đem Miss Saigon để đưa ra hình ảnh cô gái bán bar, trong lúc đất nước chìm trong cảnh tao loạn, cô gái thuộc loại “Thương nữ bất tri vong quốc hận” như lời thơ Đỗ Mục để làm danh xưng địa danh là thủ đô của đất nước! Nó không nói lên được cái gì đẹp đẽ, yêu thương, cao đẹp trong tình yêu, trong thuở chiến chinh với địa danh có ba trăm năm lịch sử gắn liền với mệnh hệ của quốc gia, dân tộc!

Sài Gòn dù bị xóa tên, người Việt lưu vong hầu hết đều lưu luyến và gìn giữ tên gọi đó, nó không bị mai một trong ngôn ngữ, lời nói và trong tâm tưởng. Đưa ra hình ảnh người đàn bà Việt Nam gắn liến với cái tên đi vào “lịch sử” với khuôn mặt cô gái làng chơi, có làm tổn thương cho hàng triệu người Việt lưu vong?. Phải chăng đó là sự bôi bẩn rẻ tiền, thiếu thận trọng để khai thác đề tài trên sân khấu?   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Tình Yêu Trong Tiểu Thuyết Kim Dung (Vương Trùng Dương).

    ❖ Người Góa Phụ giờ thứ 25 Phạm Tín An Ninh (Viewed 13/06/23).

    ❖ “Giờ thứ 25” Virgil Gheorghiu (Lê Ngọc Trụ và Võ Thị Hay chuyển ngữ). Thân mời đọc lại tác phẫm này dưới dạng PDF lật trang @   TẠI ĐÂY (Viewed 14/06/2023).

    ❖ Phim Giờ thứ 25 “La Vingt-cinquième Heure – The 25th Hour” (Phim dài 130 phút. Phụ đề Việt ngữ – 1967). Giờ thứ 25 là một bộ phim chiến tranh, với đạo diễn Henri Verneuil, do Carlo Ponti sản xuất với sự tham gia của Anthony Quinn và Virna Lisi. Bộ phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Virgil Gheorghiu. Cốt truyện bao gồm liên minh của Hungary với Đức Quốc xã, việc buộc phải nhượng Bessarabia và Bắc Bukovina cho Liên Xô vào năm 1940 và các sự kiện tiếp theo ở Trung Âu trong và sau Thế chiến II.

Bà con có thể xem bộ phim này @   TẠI ĐÂY (Viewed 13/07/2023 @ fsharetv.me – Xem lại ngày hôm nay NnQ)

3

STEM và Giáo Dục bậc Tiểu Học Úc.

(Bé Anh 10 tuổi đang thiết kế robot. Các nhà giáo dục hy vọng nhiều bé gái khác sẽ cùng tham gia. SBS)

© Sandra Fulloon (Presented by Thanh Ngôn).

Nguồn: © SBS (13/06/2023)

Anh-Luong-va-robot-doat-giai-nhi

Anh Luong bên ‘robot nghệ thuật’ và chiếc cúp. . © SBS / Sandra Fulloon.

Mặc dù ngày càng có nhiều lo ngại về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo hay còn gọi là AI, các nhà giáo dục cho biết việc dạy trẻ em viết mã và lập trình robot có thể mang lại lợi ích học tập lâu dài. Nhưng hiện nay số học sinh nữ đăng ký học giáo dục người máy và STEM (★) vẫn còn thấp.

Anh Luong là một bé gái 10 tuổi với hoài bão lớn. Cô bé muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một nhà phát minh và hiện cô bé đang trên đà phát triển tốt.

“Con đã thiết kế ‘robot nghệ thuật’ này cho những người khuyết tật để họ có thể vẽ bằng robot,” Anh nói với một nụ cười thật tươi khi thiết bị điều khiển từ xa của cô bé đánh dấu màu trên một tờ giấy lớn.

“Nếu ai đó bị mất tay thuận, họ có thể điều khiển robot bằng tay không thuận của mình.”

Sáng chế của Anh gần đây đã giành giải nhì tại cuộc thi robot quốc tế ở Hàn Quốc, ở hạng mục ‘Trí tuệ nhân tạo tự làm…’

Đọc tiếp…

“Sau khi gắn bút hoặc cọ vào, bạn có thể đặt robot lên khung và bắt đầu vẽ.

“Nó có thể tạo ra các mẫu khác nhau, chẳng hạn như hình tròn, hình bán nguyệt, hình chữ chi, đường kẻ và bạn có thể di chuyển bút lên hoặc xuống bằng thiết bị điều khiển từ xa.”

Mẹ của Anh, Jenny Tran, đã di cư từ Việt Nam đến Úc trước khi sinh bé Anh, rất tự hào về thành tích của con gái mình.

“Tôi thực sự rất vui mừng cho bé Anh, bởi vì bé đã nỗ lực rất nhiều vào con robot này và đó là một dự án khá lớn đối với độ tuổi còn nhỏ của bé. Tôi hy vọng thiết kế robot có thể giúp con bé phát triển hơn nữa,” Jenny Tran nói.

Tuy nhiên, trong số 100 sinh viên đăng ký mỗi học kỳ tại một trường dạy chế tạo người máy ở Sydney, do Andrei và Mila Loginovski thành lập, Anh là một trong vỏn vẹn 33 nữ sinh.

teacher-IT_Andrei-and-Loginovski

Các giáo viên thiết kế robot Andrei và Mila Loginovski. © SBS / Sandra Fulloon.

Bà Loginovski, 37 tuổi, đồng sáng lập của Thinklum Coding and Robotics School, cho biết: “Vẫn còn định kiến rằng robot không dành cho con gái.

Vì vậy, chúng tôi cố gắng giáo dục các bậc cha mẹ rằng nó dành cho tất cả mọi người. Tất cả chúng ta cần phải biết về người máy, cả lập trình và công nghệ người máy.”

Và không chỉ các cô gái trẻ bị tụt hậu trong giáo dục về người máy. Số lượng phụ nữ đăng ký các khóa học STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) ở bậc đại học cũng còn thấp.

Cơ quan giám sát công bằng STEM (Science, Technology, Engineering and Mathematics) của chính phủ liên bang thu thập dữ liệu về phụ nữ và trẻ em gái theo học các khóa học STEM. Trong năm 2022, chỉ có 36% đơn đăng ký các khóa học STEM ở trường đại học và 16% đăng ký các khóa học STEM dạy nghề là của phụ nữ.

Và phụ nữ chỉ chiếm 27% lực lượng lao động trong tất cả các ngành STEM, giảm 1% so với năm 2020.

Loginovski tốt nghiệp thạc sĩ về robot tại Đại học Kỹ thuật Belarut vào năm 2008 và di cư đến Úc vào năm 2014 cùng chồng là Andrei, thạc sĩ vật lý tại Đại học Belarut.

Họ đã mở một trường dạy chế tạo rô-bốt vào năm 2017 và hiện đang dạy viết mã và lập trình cho học sinh tiểu học tại một số địa điểm ở Sydney, với kế hoạch sẽ mở rộng ra toàn nước Úc.

“Hiểu biết về robot là điều cần thiết. Xung quanh chúng ta hiện có nhiều robot, và sẽ có nhiều robot hơn trong tương lai. Vì vậy, chúng ta cần học cách làm việc với robot, sửa chữa và lập trình robot,” bà Loginovski nói.

anh-minh-hoa-tre-em-va-robot

Dạy chế tạo robot có thể mang lại lợi ích học tập cho trẻ em. © Thinklum Coding and Robotics School (SBS).

Ở Trung Quốc, các nghiên cứu gần đây về trẻ em cũng đã xác định được những lợi ích học tập khác.

“Giáo dục robot hay lập trình robot thực sự liên quan đến các kỹ năng của thế kỷ 21, chẳng hạn như tư duy sáng tạo, tư duy tính toán, kỹ năng giải quyết vấn đề,” Yang Weipeng, Trợ lý Giáo sư tại khoa Giáo dục Mầm non, Đại học Giáo dục Hồng Kông, cho biết.

Ông Yang đang xem xét lợi ích của việc giảng dạy về robot tại 13 trường mẫu giáo ở Hồng Kông và gần đây đã công bố kết quả của một nghiên cứu trước đó, trên 101 trẻ em từ 4 đến 6 tuổi ở Bắc Kinh.

“Chúng tôi muốn trẻ học tư duy tính toán trong những năm đầu đời. Và nó không chỉ là về một kỹ năng cụ thể như cách viết mã, cách lập trình, mà thực sự là cách suy nghĩ.”

Tại Sydney, cậu bé 12 tuổi Harrison Raactivand đã thiết kế một robot nguyên mẫu mà một ngày nào đó có thể được nâng kích thước để giúp chữa cháy.

“Robot này được thiết kế để cứu mạng những người lính cứu hỏa,” cậu bé nói trong khi trình diễn mô hình có bánh xe, được gắn vòi dẫn nước, đèn và camera.

“Từ một thiết bị thông minh, người điều khiển nó có thể nhìn xuyên qua camera. Mục đích là để nhân viên cứu hỏa không cần phải đi vào tòa nhà nếu điều đó có thể gây nguy hiểm.”

Ấn tượng với khả năng cứu người của nguyên mẫu robot này, một hội đồng giám khảo quốc tế tại Hàn Quốc đã trao giải nhất cho ‘robot cứu hỏa’ của Harrison tại Cuộc thi Robot Quốc tế năm 2022, vượt qua nhiều thiết kế từ Úc, Châu Âu và Châu Á.

“Em cảm thấy rất tự hào vì em không nghĩ nó sẽ giành chiến thắng, mặc dù đây chắc chắn là sáng tạo tốt nhất của em,” Harrison Raactivand nói.

Mẹ của Harrison, Nicole Raactivand, cho biết việc học cách thiết kế và chế tạo robot đã giúp con trai bà phát triển mạnh ở trường và cũng mang lại những lợi ích lâu dài.

anh-minh-hoa-tre-em-va-robot

Harrison Raactivand, 12 tuổi, với nguyên mẫu robot ‘lính cứu hỏa’. © SBS / Sandra Fulloon.

“Tôi là một giáo viên tiểu học và tôi có thể thấy rằng robot là tương lai. Rất nhiều công việc sẽ liên quan đến viết mã, sử dụng máy tính một cách tự tin trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Và người máy liên quan đến tất cả những điều đó.”

Harrison năm nay bắt đầu học trung học và hy vọng một ngày nào đó sẽ áp dụng kiến thức của mình vào khám phá không gian, thiết kế xe tự hành để thu thập các mẫu đất trên sao Hỏa.

“Em muốn nghiên cứu về không gian và xa hơn thế nữa. Em rất say mê robot và tin rằng chúng sẽ giúp ích rất nhiều khi chúng ta mở rộng ngành công nghiệp vũ trụ của mình.”

Ngoài ra còn có các ứng dụng khác nữa. Ông Loginovski nói rằng ngày càng có nhiều nhu cầu về robot tiết kiệm sức lao động cho phép con người có nhiều thời gian hơn để sáng tạo.

Ông nói: “Ở nhà, chúng tôi có một robot hút bụi giúp dọn dẹp nhà cửa và chúng tôi có một robot lau cửa sổ.

“Trí tuệ nhân tạo cũng đang giúp nông dân sử dụng đất và nước hiệu quả.

“Và robot có thể được thiết kế để làm việc trong nhà kho, trong các vai trò nâng và hạ vật nặng mà nếu con người làm thì dễ bị thương.”

Loginovskis muốn giới thiệu chương trình giáo dục robot của họ đến các cộng đồng nông thôn và vùng sâu vùng xa, “Chúng tôi muốn trao cơ hội cho tất cả những bộ óc trẻ ở Úc thử sức với người máy, kể cả những người sống ở vùng nông thôn. Đó là thứ không phải lúc nào họ cũng dễ dàng tiếp cận được.”

Anh Luong cho biết robot cũng nằm trong kế hoạch tương lai của mình, “Khi lớn lên, em muốn trở thành một nhà phát minh, có thể sẽ bao gồm lãnh vực người máy, khoa học và toán học.”

Và cô bé đã nghĩ về sáng tạo tiếp theo của mình, “Nếu tạo ra một robot thông minh hơn, có lẽ con sẽ lập trình cho nó sử dụng sóng não. Con luôn thích ý tưởng điều khiển thứ gì đó bằng bộ não, chẳng hạn như di chuyển rô bốt về phía trước chỉ bằng một cử chỉ của ngón tay.”

© Sandra Fulloon (Presented by Thanh Ngôn).

Thân mời đọc thêm @ SBS

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET (NnQ).)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NNQ sưu tầm).

STEM-in-early-childhood-education

Ảnh minh họa. © wa.edu.au.

    ❖ Ghi chú: (★) ‘STEM’ stands for Science, Technology, Engineering and Mathematics (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học). STEM là một phương pháp học tập và phát triển tích hợp các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Thông qua STEM, học sinh phát triển các kỹ năng chính bao gồm: giải quyết vấn đề. sáng tạo. phân tích quan trọng…

Thế giới đang thay đổi và công nghệ kỹ thuật số đã trở thành một phần cốt lõi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Những tiến bộ trong công nghệ tác động đến mọi thứ, đặc biệt là thế giới việc làm. Toàn bộ các lĩnh vực việc làm đang gia tăng hoặc biến mất, cho nên lực lượng lao động theo kịp với sự thay đổi này…   Nguồn @ education.gov.au

    ❖ Dự án “Phụ nữ cũng có thể lập trình” (Bích Ngọc, Sarah Abo).‎‎ Ally Watson và Marcellina Mardian đã theo đuổi nghề nghiệp mà mọi người vẫn nghĩ là dành cho “phái mạnh” trong hơn 10 năm qua. Hai cô quyết định thay đổi điều này và bắt đầu dự án “Code like a girl”, có thể tạm hiểu là “lập trình như một cô gái.”

Những trang web mà các lập trình viên thực hiện trông giống như những thứ diễn ra đằng sau hậu trường, nó không giống với giao diện mà chúng ta thường thấy trên máy tính của mình. Những dòng lệnh viết bằng ngôn ngữ như là JavaScript, C-Sharp và Ruby chính là những dãy nhà hình thành nên mạng internet…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY ( 8/2022)

    ❖ Những kỹ năng làm việc cần thiết đến năm 2030 (Hương Lan). Trong tương lai, các kiến thức khoa học công nghệ, kỹ năng giải quyết tình huống, tư duy phản biện sẽ rất cần thiết, và một người lao động trung bình sẽ đổi việc ít nhất 17 lần qua 5 lĩnh vực khác nhau, một phúc trình dự báo.

anh-minh-hoa

Ảnh minh họa. © SBS.

Phúc trình New Work Smarts của Tổ chức Người Úc trẻ (FYA) đã dự báo, trong vòng hai thập kỷ tới rất nhiều công việc sẽ thay đổi do vấn đề tự động hóa. Phúc trình cũng đồng thời cảnh báo về những thiếu sót trong hệ thống giáo dục – một hệ thống mà vẫn đang tiếp tục đánh giá học sinh dựa trên quan niệm cũ về ‘sự thông minh’.

‘Cần phải thay đổi cách học’ Robokids, một chương trình tổ chức các buổi hội thảo sáng chế robot của trẻ em đồng thời cung cấp các dịch vụ giáo dục cho trường học nhằm hỗ trợ các học sinh tham gia vào việc học trong thế kỷ 21 với công nghệ mới nhất. “Chúng ta thực sự cần áp dụng phương thức học tập này càng sớm càng tốt, bắt đầu tại trường mẫu giáo và áp dụng xuyên suốt trong chương trình giảng dạy,” Michele Miller…   Đọc tiếp @ SBS

    ❖ Thiên tài và thằng khùng.‎‎‎‎

    ❖ Những công trình phục vụ loài người của tỷ phú Elon Musk

    ❖ A.I. Là Ai? (Ngu Yên). A.I. Dịch ra là Trí tuệ Nhân tạo. Artificial Intelligent. Nói nôm na là Trí Giả Nhân. A.I. là ai, mà một nhà bác học lớn lao của thời đại chúng tôi, Stephen Hawkings, phải đặt ra câu hỏi: Liệu trí tuệ nhân tạo sẽ thông minh hơn con người hay không? Đọc tiếp TẠI ĐÂY

Leave a comment