Aug-2023_w3

★ ★ ★

1

Vinh danh cựu chiến binh Úc.

Commemorating the 50th anniversary of the end of Australia’s involvement in the Vietnam War (18/08/2023).

Sưu tầm (NnQ).

Nguồn: © GOV.AU (08/2023)

50years-commemorative-servic-logo_RSL-AU

Commemorative 50 years servic. © ASL Australia.

Hôm nay đất nước chúng ta sẽ tạm dừng để đánh dấu Ngày Cựu chiến binh Việt Nam, kỷ niệm quan trọng trong năm kỷ niệm 50 năm kết thúc sự tham gia của Úc vào Chiến tranh Việt Nam… Vào ngày 18 tháng 8/1966, quân dội Úc và New Zealand bị tràn ngập với một tỉ số áp đảo 10/1 của địch quân trong trận Long Tân lịch sử!

Hiện tại, ngày 18/08 hàng năm được chọn đánh dấu ngày Cựu chiến binh Vietnam. Hàng ngàn người Úc sẽ tập trung tại Đài tưởng niệm Lực lượng Việt Nam ở Canberra, và trên khắp đất nước, để tôn vinh sự phục vụ và hy sinh của các cựu chiến binh Việt Nam trong cuộc chiến dài nhất mà lực lượng Úc tham gia trong thế kỹ 20… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

❖ Người thiết tha đưa “những linh hồn lang thang – wandering souls” trong cuộc chiến Việt Nam về nhà (bring them home)! Có sáu nhân viên quốc phòng Úc mất tích khi đang làm nhiệm vụ sau chiến tranh Việt Nam nhưng thi thể của họ đã được hồi hương về Úc. Nhưng phần còn lại của khoảng 300,000 người Việt Nam bị giết trong cuộc chiến này chưa bao giờ được tìm thấy!

Nhiều thập niên sau khi chiến tranh kết thúc, ông Derrill de Heer, người cựu chiến binh Việt Nam tuổi đã hơn “thất tuần” lại tìm thấy một sứ mạng phục vụ mới – lần theo dấu vết của người người Việt đã thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam khi làm nhiệm vụ mà thi thể vẫn còn lưu lạc để giúp đưa hàng trăm ngàn “linh hồn lang thang” này về yên nghỉ… Đọc tiếp @ SBS (Viewed 18/08/2023)

    ❖ The Operation Wandering Souls Project (Chiến dịch những linh hồn lang thang) Trong văn hóa Việt Nam, những người chết và được chôn cất trong những ngôi mộ vô danh được cho là ‘linh hồn lang thang’ không thể tìm thấy sự yên nghỉ trong thế giới linh hồn cho đến khi các nghi lễ cần thiết được thực hiện tại nơi chôn cất của họ bởi người thân của họ. Dự án Chiến dịch Linh hồn lang thang nhằm đáp lại sự giúp đỡ dành cho Úc bằng cách hỗ trợ Việt Nam xác định vị trí những người mất tích đã chết trong trận chiến chống lại các lực lượng Úc và New Zealand. Điều này sẽ cho phép linh hồn của MIA (Missing In Action) của họ tìm thấy sự yên nghỉ… Đọc tiếp @ University of New South Wales (Canberra).

    ❖ Chiến địa Long Tân (1966).

bien-gioi-nga-NATO

Cựu chiến binh Úc được viếng di tích lịch sử Thập tự Long Tân, © AAP (SBS).

Hôm nay 18/8/2016 là ngày kỷ niệm 50 năm Trận chiến Long Tân giữa quân đội Úc – Tân Tây Lan và bộ đội cộng sản Bắc Việt, trận chiến được coi là lớn nhất và gây nhiều thiệt hại nhất cho quân đội Úc trong Chiến tranh Việt Nam, với 17 quân nhân thiệt mạng và 25 người khác bị thương…

Tuy nhiên hôm qua, một ngày trước sự kiện này, chính phủ Việt Nam đã đột ngột quyết định ngăn cấm phía Úc tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm trận đánh Long Tân, viện lẽ buổi lễ có tính chất nhạy cảm đối với người dân địa phương. Sau cuộc điện đàm của chính phủ Úc, phía Việt Nam chỉ cho phép phái đoàn ‘tiếp cận hạn chế’ khu vực Thập tự Long Tân… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Vietnam-silver-$2dolar-coin

Vietnam War Silver Proof coin, © SBS

    ❖ Úc phát hành tiền kỹ niệm Chiến tranh Vietnam. Trong tháng Tư 2023 có hai đồng $2 đã được phát hành để kỷ niệm 50 năm kể từ khi Úc chấm dứt tham gia Chiến tranh Việt Nam, lần lượt có tên Vietnam War Circulated và Vietnam War Silver Proof. Cả hai đồng đều có in dòng chữ “Chiến tranh Việt Nam” trên bề mặt và hình ảnh một chiếc trực thăng, bao quanh là lá cờ Việt Nam Cộng Hòa… Đọc tiếp @ SBS (Viewed 18/08/2023)

2

Trần Mộng Tú…

Phụ Nữ và Chiến Tranh.

© Ngô Thế Vinh.

Nguồn: © VOA (Viewed 07/2023)

the-nha-bao-TMT

Thẻ “nhà báo” của Trần Mộng Tú khi làm cho hãng Thông Tấn AP (Associated Press) Sài Gòn, thẻ này do MACV (US Military Assistance Command, Vietnam) cấp, chỉ có giá trị mỗi 3 tháng. © Hình tư liệu Trần Mộng Tú (VOA).

Anh tặng em mùi máu
Trên áo trận sa trường
Máu anh và máu địch
Xin em cùng xót thương
(TMT 1969).

Bài thơ Quà Tặng Trong Chiến Tranh được Trần Mộng Tú sáng tác trong nước vào thời điểm rất đau thương này, từ những xúc động trước cái chết của người yêu đầu đời và là chồng mới cưới của cô (NTV)… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Chim Sẻ và Tuổi Thơ Việt Nam. Những tin tức ngổn ngang đời thường đang diễn ra ở Việt Nam, từ việc lớn đến việc nhỏ như: Ô nhiễm môi trường, cá chết, biểu tình, biển chia, đất cắt…, tin nào cũng làm người Việt trong cũng như ngoài nước hoang mang, đau lòng, thất vọng. Nhưng tin các em đang tuổi thiếu niên ở Thừa Thiên Huế phải bỏ học, sang xứ lân bang lao động, phụ gia đình kiếm sống làm tôi đau lòng nhất…   Nguồn @ tranmongtu blogspot

    ❖ Doctor Rice – Võ Tòng Xuân và Gia đình Bác Tám (Ngô Thế Vinh).‎‎ Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa…

Với kinh nghiệm trước đó đã từng cộng tác với Đài phát thanh Philippines thời còn là sinh viên ở Los Baños, năm 1972 khi về nước, Võ Tòng Xuân đã mạnh dạn đề nghị với Đài phát thanh Sài Gòn xây dựng “Chương trình Gia đình Bác Tám”, là một chương trình giáo dục về canh nông với VTX viết kịch bản chuyên môn kiêm diễn viên chính. Chương trình hàng ngày được phát thanh lúc 5 giờ sáng trước khi nông dân vác cuốc ra đồng, nhằm phổ biến kỹ thuật nông nghiệp phổ thông qua những màn thoại kịch ngắn duyên dáng và hấp dẫn có sức cuốn hút rộng khắp, vào xa tới cả các mật khu. Chú Sáu Dân cũng đã từng là thính giả biết tiếng Anh Ba Xuân qua chương trình này. Như một giai thoại, khi anh Bảy Khai tức Phạm Sơn Khai vào tiếp quản Đại học Cần Thơ đã hỏi ngay giữa hội trường: “GS Võ Tòng Xuân – Gia đình Bác Tám còn đây không?” Phạm Sơn Khai sau này giữ chức Viện Trưởng ĐH Cần Thơ trong suốt 10 năm từ 1976 – 1986, thay thế GS Nguyễn Duy Xuân, tuy tình nguyện ở lại nhưng vẫn bị bắt đi cải tạo và đã chết trong trại tù Ba Sao, Hà Nam Ninh 11 năm sau (1986)…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (01/2023)

    ❖ Viễn Cảnh 2022: Tung Hoành Với Sông Cờ Đỏ (Trung Quốc Đang Vắt Kiệt Nguồn Nước Của Châu Á). Các dân tộc sống trên lục địa Châu Á ở hạ lưu các dòng sông từ Tây Tạng và Trung Quốc chảy xuống, trên 1,6 tỉ người này đã phải gánh chịu hết cả thiệt hại kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp và môi trường các hạ vực đã bị thoái hóa dần dần suốt nhiều thập niên qua trong khi Trung Quốc hưởng hết ích lợi nhờ thủy điện vì trên thượng nguồn họ xây hàng trăm con đập, tàng trữ hàng trăm tỉ mét khối nước, giam hãm 90% phù sa và thay đổi toàn diện dòng chảy môi sinh trên toàn lưu vực. Nhưng tham vọng Trung Quốc chưa dừng lại, Trung Quốc đã bắt đầu xây một đại công trình mang tên Sông Cờ Đỏ, dài trên 6.180 km để hàng năm chuyển dòng lấy 60 tỉ mét khối nước ngay từ nguồn không cho xuống hạ lưu sông Mekong, Salween và Brahmaputra. Sông Cờ Đỏ của Trung Quốc là một mối đe doạ tiềm tàng to lớn, với khả năng gây ra tội ác cho nhân loại…   Đọc tiếp @ vietbao.com

    ❖ In Retrospect, Nguyễn Văn Trung nhìn lại một hành trình trí thức lận đận. …Trong loạt bài Nhìn những chặng đường đã đi qua, khi đã qua khá xa tuổi “cổ lai hy”, Nguyễn Văn Trung viết: “… tôi sống một đời sống ít nhiều khắc khổ, một cách tự nguyện, không nghiện rượu, thuốc lá, cà phê, chỉ nghiện hay say mê một thứ: cầm bút viết, không hẳn vì người đọc mà trước hết vì chủ yếu tôi sống thì phải viết, như phải ăn phải thở, thế thôi.” Nhu cầu viết với Nguyễn Văn Trung như một phong cách sống, chỉ có điều những tập “Nhận Định” 8- 9-10 và những trang viết của ông về sau này, do tuổi tác đã không còn những nét sắc sảo cuốn hút như phong độ của tuổi thanh xuân…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Mặt Trận Ở Sài Gòn (Tập Truyện – Ngô Thế Vinh) Tháo rỡ doanh trại. Về Sài gòn. Đám lính tráng vô tư thì hân hoan. Hàng tháng trường hành quân khổ nhọc, lẽ ra như tụi nó, tôi phải ao ước được trở về. Nơi có những người thân yêu chờ đợi, nơi không có vẩn bụi của chết chóc chiến tranh. Vậy mà tôi vẫn cảm thấy mệt nản. Chán nản với mọi sự đổi thay và cả những khúc mắc ở vai trò nhiệm vụ mới…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (Vietmessenger).

    ❖ Vòng Đai Xanh (Truyện Dài – Ngô Thế Vinh) Thẻ nhà báo của Thông tin xem ra không mấy hữu dụng. Những ngày di chuyển ở cao nguyên cho tôi thấy rõ điều đó. Ở một thời kỳ mà người Mỹ đã bước qua giai đoạn cố vấn, ai cũng hiểu rằng đây là một cuộc chiến tranh của họ. Một cuộc chiến được nuôi dưỡng và giải quyết theo quan điểm quyền lợi nước Mỹ…   Thân mời đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (Vietmessenger).

Leave a comment