Nov2023_w3

★ ★ ★

1

Đô La Điện Tử.

Digital Dollar

© Ngu Yên.

Nguồn: © Việt Báo (06/10/2023)

hand-holding-smartphone

Ảnh minh họa. © Freepik.

Đô la điện tử (digital dollar), còn gọi là đô la kỹ thuật số, là một vấn đề tài chánh có tầm vóc thế giới, có khả năng thay đổi nền kinh tế Hoa Kỳ và toàn cầu. Vấn đề này được bàn thảo trong những năm qua: Liệu đã đến lúc Hoa Kỳ có thể thay đổi tiền giấy, tiền đồng bằng tiền điện tử? Nhưng những cuộc thảo luận không được nổi bật vì tình hình chính trị sôi nổi, chính quyền, báo chí vây quanh câu chuyện cựu tổng thống Trump bị truy tố khoảng trên 90 tội, trong lúc ông đang tranh cử cho chuyến trở về tòa Bạch Ốc năm 2024.

Thay đổi hệ thống tiền tệ quốc gia sẽ tạo ra sự xáo trộn thói quen sử dụng và cách đánh giá mặt tiền của dân chúng. Nhiều câu hỏi sẽ phải giải quyết…

– Tại sao phải đổi tiền giấy thành tiền điện tử? (Có lẽ, ngày xưa, người ta cũng đặt câu hỏi tương tựa như vậy khi đổi từ tiền kim loại, tiền vàng thành tiền giấy. Dĩ nhiên, phải có lợi ích cho người tiêu dùng, có khả năng phát triển kinh tế quốc gia và đồng minh.) Thử tưởng tượng, muốn mua một món quà đắt tiền, phải chở một xe kéo tiền kim loại để thanh toán. Muốn mua một chiếc máy bay thì sao? Nếu không có tiền giấy và thẻ tín dụng, đời sống sẽ lấn cấn, trì trệ, nhọc nhằn với sức nặng của đồng và kẽmĐọc tiếp

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET. NnQ)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Những điều trông thấy mà ngơ ngác lòng. Nhìn lại những tiến bộ văn minh lạ lùng trong năm 2022, một người đã từng là người trẻ tiến bộ trong thế kỷ 20 bỗng dưng thấy mình già nua, quê mùa như thế kỷ 19. Một hôm, đứa con gái thương yêu, hơn ba mươi tuổi, còn độc thân về nhà nói rằng: “Bố à, tháng sau con sẽ có bầu.” Chuyện gì nữa đây? Chưa có chồng, lại muốn có bầu? Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ A.I. Là Ai? A.I. Dịch ra là Trí tuệ Nhân tạo. Artificial Intelligent. Nói nôm na là Trí Giả Nhân. A.I. khởi đầu được cấu tạo theo cách mô phỏng trí tuệ của con người. Các kỹ sư xây dựng nó bằng những lập trình phức tạp, có khả năng suy nghĩ và bắt chước, đồng thời có thể học tập và giải quyết vấn đề… Đọc tiếp @ NnQ Blog

    ❖ Tiền tệ kỹ thuật số (Ngân hàng Trung ương Úc). Ngân hàng Dự trữ đang tích cực nghiên cứu tiền kỹ thuật số ngân hàng (CBDC) như một sự bổ sung cho các hình thức tiền hiện có… CBDC sẽ là một dạng tiền kỹ thuật số mới do Cục Dự trữ phát hành. Nó có thể được thiết kế để sử dụng bán lẻ hoặc mục đích chung (retail or general purpose), giống như một kỹ thuật số phiên bản tiền giấy về cơ bản có thể truy cập phổ biến hoặc để sử dụng giao dịch trong thương mại… Đọc tiếp @ Reserse Bank of Austraila (03/2022)

    ❖ Monetary Policy (Chính sách tiền tệ – Úc) Ngân hàng Dự trữ chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ của Úc. Chính sách này liên quan đến việc thiết lập lãi suất trên thị trường tiền tệ (tỷ lệ lãi xuất – the cash rate)…

Ngân hàng có chức năng đóng góp vào sự ổn định của tiền tệ, nhân dụng, và sự thịnh vượng kinh tế cùng phúc lợi của người dân Úc. Để đạt được những điều này, Ngân hàng đặt ‘mục tiêu lạm phát – inflation target’ và tìm cách giữ nó ở mức trung bình 2-3% trong trung hạn. Kiểm soát lạm phát bảo toàn giá trị của đồng tiền và khuyến khích tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững trong dài hạn… Nguồn @ Reserse Bank of Australia.

2

Vẻ Đẹp Của Ngôn Ngữ Miền Nam…

Trong Tác Phẩm Của Bình Nguyên Lộc.

© Trần Kiêm Đoàn.

Nguồn: © Art2All

binh-nguyen-loc

Nhà văn Bình Nguyên Lộc. © vanhocsaigon.

Khi nhắc đến những nhà văn cận đại tiêu biểu miền Nam, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam có thể có những nhận định không đồng nhất với nhau về phương pháp luận, về cách phân chia những khuynh hướng và trào lưu văn học; nhưng không ai có thể phủ nhận được ba cây bút tiêu biều cho ngôn ngữ miên Nam: Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam.

Năm 1960, khi còn là một học sinh Trung Học, lần đầu tiên tôi được đọc một truyện dài của Bình Nguyên Lộc, đó là tác phẩm Đò Dọc. Ở Huế thuở đó, không hiểu tại sao tìm cho ra một cuốn truyện như Đò Dọc thật khó. Không rõ nguyên nhân vì Huế nghèo không đủ sức buôn bán sách phương xa hay vì ngôn ngữ văn chương đậm sắc thái đồng quê miền Nam chưa hấp dẫn độc giả xứ nầy. Đến khi tìm đọc được tác phẩm nầy, phản ứng tâm lý tức thời sau khi đọc truyện dài Đò Dọc là tôi không cảm thấy có ấn tượng mạnh như mình dự ước

Trong việc thưởng ngoạn văn chương và nghệ thuật, ấn tượng sơ khởi thường nặng tính chủ quan và cảm tính. Cảm tưởng đầu tiên của tôi bị chi phối do một phần ảnh hưởng tâm lý khi tôi tự vẽ vời ra một sự kết cấu éo le, gay cấn đi song đôi với cách diễn đạt hết sức là lâm li, bi tráng… “cần phải có” trong một tác phẩm thời danh. Đây là mong muốn thường tình đối với một tác phẩm được giới văn bút thường nhắc đến. Một nỗi ám ảnh khác, là do tôi đã đọc khá nhiều tác phẩm tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn. Trong đó, tác phẩm đã được những cây bút mang đậm bản sắc miền Bắc như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo… xây dựng nội dung và nhân vật trên sự xung đột quyết liệt và mâu thuẫn gay gắt, dẫn tới hệ lụy đầy mâu thuẫn và chua cay giữa hai quan niệm sống cũ và mới. Đặc biệt là hình thức đối thoại “chan chát”, cay co, sắc lẻm của nhiều nhân vật trong truyện. Trái lại, trong Đò Dọc từ kết cấu nội dung, đến ngôn từ đối thoại đều thuần hậu, gần gũi và nhẹ nhàng như nếp sống chơn chất của người dân miền NamĐọc tiếp

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET. NnQ)

    ❖ Truyện ngắn Rừng Mắm của Bình Nguyên Lộc. Truyện khởi đầu bằng tâm trạng một đứa trẻ không chịu nổi cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn và cô đơn ở một nơi hoang vắng, để đi đến một bài học lịch sử sống động với sự đóng góp của ba thế hệ trong gia đình, một trang sử mà chính đứa trẻ phải tiếp tay để viết lên, để ghi nhớ và tiếp tục cuộc tranh đấu lâu dài của những người di dân trước đây từ miền Trung đã vào miền Nam khai khẩn đất hoang, đã chịu bao gian khổ, hiểm nghèo. Tác giả Bình Nguyên Lộc ví họ như những chiến sĩ ra trận, hy sinh xương máu để về sau con cháu có được một miền đất trù phú… Thân mời đọc lại truyện này @ TẠI ĐÂY

    ❖ Lữ-Bất-Vi nguyên tử.… Hắn có đọc các truyện Tàu, Tây Hớn, Đông Châu nên bỗng nhớ ra thủ đoạn của chú lái buôn Lữ-Bất-Vi đã đầu cơ Tần Tủy-Hoàng ngay trong lúc vị bạo chúa nầy còn là cái bào thai nằm trong bụng của một nàng hầu xinh đẹp, nên hắn chợt hội ý mà hiểu ngay dự định của mái-chín Dãnh…

… Hò, ngóa tính trật nên lỗ vốn mà! Ngóa đi coi thầy, thầy bói với lại thầy địa lý, cả hai ông thầy đều nói nó chưa đủ điều kiện. Năm Nhâm-Dần, tháng Nhâm-Dần, ngày Nhâm-Dần, giờ Nhâm-Dần, chưa đủ. Phải cái mả của ông nội nó day đầu về hướng đông bắc, chôn giữa rún một cái gò mối, nó mới phát đế vương, ngóa quên mất điều kiện đó để biểu cố lứ cải táng tía của cố lứ, nên hư việc lớn rồi! Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Bình Nguyên Lộc và Đò dọc. Nếu như miền Tây Nam Bộ có các nhà văn nổi tiếng như Hồ Biểu Chánh, Lê Văn Trương, Sơn Nam, Lê Xuyên… thì miền Đông Nam Bộ có Bình Nguyên Lộc (7/3/1914 – 7/3/1987). Ông chào đời năm 1914 tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương)

Bình Nguyên Lộc đã dùng từ đò dọc để diễn tả tâm trạng của những người phải bỏ xứ ra đi như gia đình ông bà Nam Thành, cũng tựa như những người di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, để chấp nhận một cuộc đời mới. Khi đi “đò ngang”, người ta chỉ di chuyển một khoảng cách ngắn, từ bờ này sang bờ kia một con sông, nhưng với những chuyến “đò dọc”, cuộc hành trình xuôi hoặc ngược dòng sông sẽ vô vàn gian nan và bất trắc chờ đón ở phía trước. Khách qua đò dọc không bao giờ ghé bến mà chỉ đi thẳng đến chỗ đã định trước cũng tựa như những chuyến tàu suốt bỏ qua những ga xép dọc đường… Source: Báo Việt Luận (Viewed 24/09/2023)

    ❖ Bình Nguyên Lộc. Đất nước và con người (Thụy Khuê). Bình Nguyên Lộc có một lập trường văn học riêng, không theo Bắc, hoàn toàn theo Bắc như Đông Hồ, cũng không giữ nguyên đặc chất Nam kỳ như Hồ Biểu Chánh, Vương Hồng Sển… Nếu trong truyện ngắn chất Nam thường nổi bật, thì trong truyện dài ông ngả theo lối Bắc. Đó là một thái độ lựa chọn: Bình Nguyên Lộc chọn thái độ trung dung trong tinh thần giao hoà Nam Bắc, kết hợp lịch sử di dân với ngôn ngữ con người…   Đọc tiếp @ thuykhue.free.fr

Leave a comment