Dec2023_w4

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: Dec 22, 2023

merry-christmas-happy-new-year

NnQ, “Thân chúc bà con một mùa Noel an lành & một năm mới hạnh phúc.”
© Ảnh freepik.com

Natasha Fyles (Chief Minister NT) resigns in wake of shares scandals.

nat-fyles-NT

Natashe Fyles. © NT Parliament

Bà Eva Lawler Bộ trưởng Ngân khố hiện tại của NT, sẽ thay thế Bà Fyles, người đã từ chức hôm thứ Ba sau khi bị phát hiện sở hữu cổ phiếu không được tiết lộ trong một công ty khai thác mỏ Magnesium tại lãnh thổ Bắc Úc.

Nat Fyles là lãnh đạo tiểu bang hoặc lãnh thổ thứ ba ở Úc từ chức trong nhiều tháng qua và là lãnh đạo thứ tư từ chức trong năm 2023. Thủ hiến bang Queensland Annastacia Palaszczuk vào đầu tháng 12, sau thủ tướng Victoria vào cuối tháng 9. Mark McGowan vào tháng Năm. Bộ trưởng ACT Andrew Barr là nhà lãnh đạo duy nhất của quốc gia có thời gian tại vị trước đại dịch COVID-19!

Thăm hang Bethlehem, Palestine

© Thoan Nguyễn

Nguồn: © nguoiviet.com (2016).

bethlehem-map

Map of Bethlehem. © Wiki

“Đêm Đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời
Chúa sinh ra đời, nằm trong hang đá nơi máng lừa
Trong hang Bêlem ánh sáng tỏa làn tưng bừng
Nghe trên không trung tiếng hát thiên thần vang lừng…”

Thuở còn là cậu bé học trò lớp Năm của trường tiểu học Thánh Mỹ, tôi có dịp cùng bạn bè hát vang những lời hát như thế vào dịp Lễ Giáng Sinh. Hát chỉ là để hát chứ thực sự hiểu thì chỉ hiểu được vài chữ như “đêm Đông” có nghĩa là đêm lạnh lẽo lắm!

Chúa thì biết đó là Chúa Giê-su, “thiên thần” thì biết là “người có cánh bay”, nhưng “hang Bêlem” thì không biết gì cả. Qua lời thầy dạy thì chỉ biết đó là nơi Chúa đã được sinh ra nhưng ở một phương trời rất xa xôi.

Cho đến ngày có dịp đặt chân đến Bethlehem của xứ Do Thái – Palestine, tôi mới biết đây chính là “hang Bêlem” từ thuở bé mơ ước của tôiĐọc tiếp

1

Đêm Rất Thánh

Đêm Rất Thánh, Đêm Không Cùng.

© Lê Hữu.

Nguồn: © tongphuochiep.com (12/2019)

dem-thanh-nhac-nvd

Bìa nhạc – Silent Night (NVĐ). © Ảnh hopamviet

Một anh bạn tôi, có cô vợ theo đạo công giáo, nói rằng anh ta chỉ theo vợ đến nhà thờ hai lần trong một năm, vào ngày lễ Phục Sinh và lễ Giáng Sinh. “Vậy là anh lấy hết hai ngày lễ lớn nhất của người công giáo rồi còn gì,” tôi nói đùa. “Riêng lễ Giáng Sinh,” anh ta nói, “không chỉ đi lễ nửa đêm, tôi còn hát theo được bài thánh ca.” “Bài gì?” tôi hỏi. Anh trả lời, “Đêm Thánh Vô Cùng.”

Bài thánh ca giáng sinh mà anh bạn tôi yêu thích và hát theo được không phải là bài thánh ca của người Việt mà là bài nhạc ngoại quốc được viết lời Việt. Ít ai biết được rằng bài hát ấy là bài thơ được phổ nhạc, có điều không phải phổ thành nhạc mà là phổ vào nhạcĐọc tiếp

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET. NnQ)

Thân mời bà con thưởng thức ca khúc

2

Cải Lương & VNCH

Câu Chuyện Cải Lương, Câu Chuyện Việt Nam Cộng Hòa.
Sự suy tàn của hai biểu tượng một thời rực rỡ.

© Võ Văn Quản.

Nguồn: © Diễn đàn QGHC Úc châu (18/01/2023)

illustration-img

“Tình sử Dương Quý Phi”. © Ảnh Huỳnh Công Minh.

“Trong các vở cải lương, khán giả chỉ muốn nghe phần hát, vọng cổ. Nhiều nghệ sĩ phô trương độ dài của hơi thở bằng cách hát hàng trăm từ trong một hơi, nhưng không thể hiện được nội dung gì.

Hành vi, cử chỉ của người diễn thường sáo rỗng hoặc theo thói quen, họ thậm chí còn không cố gắng thể hiện cảm xúc nhân vật hay bối cảnh thực tế.

Mặt khác, họ trưng bày sự xa hoa sặc sỡ của các bộ quần áo mới của đoàn hát, họ phô trương vẻ trẻ đẹp của dàn diễn viên, nhưng khi diễn thì không làm gì hơn là để lộ vài phần cơ thể để chọc cười rẻ tiền…”

Hoàng Như Mai, một học giả nhà nước có tiếng, bình luận như vậy trong bài viết “Sân khấu các tỉnh phía Nam trong mười năm qua”, thuộc quyển “Mười năm xây dựng nền văn hóa mới, con người mới tại miền Nam (1975-1985)” . Đây là một dạng báo cáo tổng kết quen thuộc trong mọi lĩnh vực để đánh giá liệu con người của vùng đất mới bị chinh phạt đã có những “tiến bộ” gì để bắt kịp với văn hóa chủ nghĩa xã hội hay chưaĐọc tiếp


Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

(1) Dạ Cổ Hoài Lang. là bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm. Từ bản Dạ cổ hoài lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp, mà thành bài vọng cổ đầu tiên… Theo Wiki

(2) Hồi ký 50 năm mê hát. Nửa thế kỷ say mê nghệ thuật cải lương Nam Bộ với tất cả tấm lòng và trái tim, học giả Vương Hồng Sển dành trọn tâm huyết viết nên cuốn sách này… Thân mời đọc Hồi ký này @ TẠI ĐÂY

(3) Hiệp định Elysee 1949. Vào mùa xuân năm 1947, các nhà lãnh đạo Pháp bắt đầu nhận ra rằng họ không thể đàm phán một giải pháp có thể chấp nhận được cho cuộc khủng hoảng Đông Dương với đối thủ của họ là Hồ Chí Minh. Vào tháng 12 năm đó, Paris đã chuyển sang “Kế hoạch B”, đó là thành lập một chính phủ thay thế phi cộng sản. Các nhà lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng mà người Pháp có thể cộng tác cho dự án này nhất quyết yêu cầu cựu hoàng Bảo Đại phải tham gia.

Mặc dù đã đồng ý về nguyên tắc với “giải pháp” này nhưng Bảo Đại vẫn từ chối đảm nhận vai trò mới trừ khi người Pháp đồng ý với hai điều khoản. Đầu tiên là sự công nhận chính thức nền độc lập của Việt Namthứ hai là sáp nhập Nam Kỳ, nơi người Pháp đã tách khỏi phần còn lại của đất nước, vào chính phủ Việt Nam mới. Trong suốt năm 1948, Bảo Đại kiên quyết tuân theo những điều kiện này cho đến khi Paris cuối cùng phải nhượng bộ. Vào ngày 8 tháng 3 năm 1949, hai bên đã ký Hiệp định Elysée, trong đó chính thức thành lập Nhà nước liên kết Việt Nam (Associated State of Vietnam). Thuật ngữ “liên kết – associated” có nghĩa là chính phủ mới này của Việt Nam sẽ “liên kết” với Lào và Campuchia như một phần của Liên hiệp Pháp… Nguồn: University of Hawaii

    ❖ 100 Năm Cải Lương Việt Nam (Ngành Mai) Ông Ba Bản bầu gánh hát Thủ Đô, sau 1975 định cư ở Hoa Kỳ, ông có đi Pháp gặp Cựu Hoàng Bảo Đại. Cựu Hoàng có hỏi ông về gánh hát, thì ông Ba Bản nói rằng, ông từng cứu mạng sống soạn giả Thu An, lại còn giúp cho làm giàu. Vậy mà Thu An đã phản, dẫn cô đào chánh Ngọc Hương ra đi, khiến cho gánh hát suy sụp và rồi thì rã gánh. Phải ai đó phản thì chẳng nói làm gì, Thu An phản nên ông nhớ hoài…

Nghe xong Cựu Hoàng nói, “Thôi bỏ qua đi ông ơi! Thằng Thu An phản, ông chỉ bị tiêu mất có một gánh hát hát. Còn Ngô Đình Diệm phản tôi, tiêu tan cả một cơ đồ Nhà Nguyễn, thế mà tôi vẫn còn ngồi đây. Ông nhớ lâu dài thằng Thu An phản làm chi cho tổn thọ…” Đọc tiếp @ RFA

Leave a comment