Nov2023_w4

★ ★ ★

Vĩnh biệt nghệ sĩ Thành Được

thanh-duoc-ut-bach-lan

NS Út Bạch Lan – Thành Được. © nld

Nghệ sĩ Thành Được là một trong những kép chính được yêu thích nhất của sân khấu cải lương miền Nam thập niên 1960-1970. Với bề ngoài điển trai và sáng sân khấu, ông còn tham gia các dự án điện ảnh của Sài Gòn thời vàng son, trong đó tiêu biểu nhất có thể kể đến cuốn phim Chiếc Bóng Bên Đường năm 1973, Thành Được đóng vai nam chính bên cạnh 2 nữ nghệ sĩ tài danh là Kim Cương và Kiều Chinh.

Thành Được (1934 – 16/11/2023) là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng cùng thế hệ nghệ sĩ Năm Châu, Út Bạch Lan (35-4/11/2016), Thanh Nga, Út Trà Ôn, Phùng Há.

Đoàn Kim Chưởng là nơi kết duyên cho 2 nghệ sĩ Thành Được – Út Bạch Lan, họ kết hôn năm 1961. Lúc đó bên đàng trai có bà Bảy Phùng Há đứng chủ hôn, bên đàng gái có bà bầu Kim Chưởng. Đám cưới được tổ chức long trọng, hầu hết các ký giả kịch trường, soạn giả và nghệ sĩ tài danh đều được mời tham dự…

Trích đoạn – Nửa đời hương phấn (Út Bạch Lan, Thành Được)

1

Hội kín xứ An Nam.

Les Societes Secretes en Terrer D’Annam

❖ Hội Kín Xứ An Nam – Georges Coulet (Biên dịch Nguyễn Thanh Xuân và Phan Tín Dụng). Cuốn sách này nghiên cứu về hội kín ở xứ An Nam, khởi từ sự bất ngờ và ngỡ ngàng của người Pháp về chuỗi sự kiện mưu loạn bạo động diễn ra ở khắp 3 kỳ vương quốc An Nam kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến trước năm 1930; đặc biệt là sự kiện 1913 ở Chợ Lớn (Phan Xích Long và các huynh đệ) và vụ Khám Lớn Sài Gòn năm 1916. Georges Coulet đã không hiểu làm thế nào mà tại cùng một thời điểm, ở khắp nơi trên toàn cõi Nam kỳ lại đồng loạt bùng nổ khởi nghĩa… Có thể đọc ONLINE @ TẠI ĐÂY (Viewed 19/11/2023 NnQ)

© Tạ Duy Anh.

Nguồn: © Báo Tiếng Dân (24/10/2023)

bia-sach-HKXAN

Ảnh minh họa, © Tikicdn.

Nhẩn nha đọc lại cuốn sách do chính mình biên tập cách đây 4 năm, bỗng phát hiện ra vài điều thú vị mà khi chưa có “bối cảnh” là bộ phim Đất rừng phương nam, thì chưa chú ý.

Tác giả là tiến sỹ văn chương Georges Coulet, từng có thời gian dạy tại trường Pestrus Ký, Sài Gòn. Cuốn sách đang nói tới, bản in tiếng việt dầy 480 trang, khổ 16×24 cm, tức là khá nhiều chữ, do Nguyễn Thanh Xuân và Phan Tín Dụng dịch. Ông Coulet công bố cuốn sách lần đầu vào năm 1926, tức cách nay ngót một thế kỉ. Tư liệu để ông viết là các kết luận điều tra, thẩm vấn và xét xử, kết tội những hoạt động của một số hội kín, chủ yếu xứ Nam Kỳ, có những hoạt động vũ trang chống lại người PhápĐọc tiếp

    ❖ Les sociétés secrètes en Chine et en Terre d’Annam (Tiếng Pháp – 1911) Các hội kín ở Trung Quốc và An Nam (Secret societies in China and the Land of Annam. Viewed 19/11/2023 NnQ)

    ❖ Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ (Nguyễn Thế Anh, GS Sử ĐHVK Saigon, École Pratique des Hautes Études & Đại học Sorbonne). Thân mòi đọc tài liệu này TẠI ĐÂY (Nhà xb Lửa Thiêng 1970) NnQ.

   Về lịch sử người Minh Hương và người Hoa ở Nam Bộ (Nguyễn Đức Hiệp)

2

Các siêu cường khoáng sản…

The new commodity superpowers p1 (Sự nổi lên của các siêu cường hàng hóa cơ bản mới).

© Leslie Hook, Harry Dempsey, và Ciara Nugent (Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng).

Nguồn: © Báo Việt Luận (Viewed 31/08/2023)

anh-minh-hoa

Ảnh minh họa, © Nghiên cứu Quốc tế.

Phần đầu tiên của loạt bài này sẽ trình bày về các quốc gia sản xuất kim loại quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng, những nước đang muốn viết lại các quy tắc khai thác khoáng sản.

Khu mỏ nhuộm màu nâu đỏ ở Tenke-Fungurume, một trong những mỏ đồng và cobalt lớn nhất thế giới ở Cộng hòa Dân chủ Congo, đang bị che phủ bởi hàng chục nghìn bao tải bụi bặm.

Những bao tải này – được xếp chồng lên nhau bên lề đường và chất đống bên cạnh các tòa nhà – chứa một lượng bột cobalt hydroxide tương đương với gần 1/10 lượng tiêu thụ hàng năm của thế giới và trị giá khoảng nửa tỷ đô la.

Khối lượng loại bột màu xanh lá sáng này, một thành phần quan trọng trong pin xe hơi điện, cho thấy Congo, nhà sản xuất cobalt lớn nhất thế giới, đang bắt đầu thể hiện sức mạnh của mình khi nói đến các kim loại cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng…


Đọc tiếp…

CMOC, công ty Trung Quốc điều hành mỏ Tenke-Fungurume, hồi tháng 4 đã đồng ý trả 800 triệu USD cho chính phủ Congo để giải quyết một tranh chấp về thuế đã khiến công ty này phải chịu lệnh cấm xuất khẩu trong 10 tháng trước đó.

Giờ đây, chính phủ Congo đang tiến hành xem xét sâu rộng tất cả các liên doanh khai thác mỏ với các nhà đầu tư nước ngoài. Guy Robert Lukama, người đứng đầu công ty khai thác mỏ quốc doanh Gécamines của Congo, nói “Chúng tôi không hài lòng. Không có hợp đồng nào trong số này tạo ra giá trị cho chúng tôi.” Ông mong muốn Congo có thêm việc làm, doanh thu, và các hoạt động khoáng sản mang lại giá trị cao hơn.

cobalt

Cobalt, © wiki.

Ở lối vào văn phòng của ông, một chiếc tủ trưng bày các loại đá có độ khoáng hóa cao thể hiện quan điểm của ông về nguồn tài nguyên giàu có. Lukama cũng ủng hộ sự can thiệp của chính phủ nhằm giữ giá cobalt (*)</sup ở mức cao, “Nguồn cung dư thừa cần phải được tổ chức hợp lý. Sẽ có ích hơn nếu có một vài hạn ngạch xuất khẩu,” ông nói.

Congo không hề đơn độc. Khi thế giới chuyển từ hệ thống năng lượng được xây dựng dựa trên nhiên liệu hóa thạch sang hệ thống sử dụng điện và năng lượng tái tạo, nhu cầu toàn cầu về các vật liệu như đồng, cobalt, nickel, và lithium đang làm thay đổi vận mệnh của các quốc gia khai thác chúng.

Việc khai thác một số kim loại nhất định hiện đang tập trung cao độ ở một số quốc gia. Đối với cobalt, Congo chiếm 70% sản lượng khai thác toàn cầu. Đối với nickel, ba nhà sản xuất hàng đầu (Indonesia, Philippines, và Nga) chiếm 2/3 thị trường. Còn với lithium, ba nhà sản xuất hàng đầu (Australia, Chile, và Trung Quốc) chiếm hơn 90%.

Cầu sẽ chỉ tăng thêm trong những năm tới. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, với tốc độ hiện tại, tính đến năm 2030, không có mặt hàng kim loại chủ chốt nào có đủ mỏ khai thác để đáp ứng về cơ sở hạ tầng cần thiết nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5oC so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Đến cuối thập niên này, thị trường lithium non trẻ cần tăng gấp ba lần quy mô, trong khi nguồn cung đồng sẽ thiếu 2,4 triệu tấn, cơ quan này cho biết.

Nhu cầu ngày càng tăng đối với những mặt hàng này đang bắt đầu làm rung chuyển cả nền kinh tế và địa chính trị của thế giới năng lượng.

Chuỗi cung ứng của một số kim loại đang bị vướng vào căng thẳng gia tăng giữa phương Tây và Trung Quốc, quốc gia hàng đầu về năng lực chế biến lithium, cobalt, và đất hiếm, đồng thời đang xem xét hạn chế xuất khẩu một số nguyên liệu. Các chính phủ từ Washington, Brussels, đến Tokyo đang đánh giá xem họ có thể tìm nguồn cung khoáng sản quan trọng một cách đáng tin cậy ở những nơi nào, mà không cần đi qua quỹ đạo của Bắc Kinh.

Sự chuyển dịch này cũng đang biến một số quốc gia nhỏ và kém phát triển trở thành các siêu cường hàng hóa. Và chính phủ của họ hiện đang có ý định viết lại các quy định về khai thác khoáng sản.

Nhiều nước đang cố gắng tận dụng lợi thế khoáng sản bằng cách thực hiện nhiều hoạt động chế biến và sản xuất giá trị gia tăng ngay trong nước. Một số quốc gia cũng đang cố gắng kiểm soát nguồn cung bằng cách quốc hữu hóa tài nguyên khoáng sản, đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, và thậm chí đề xuất thành lập các cartel.

cobalt

Nước muối chứa lithium carbonate và các sản phẩm phụ từ muối tại mỏ lithium ở Salar de Atacama, Chile. Nước này cùng với Australia và Trung Quốc là một trong ba nhà sản xuất lithium hàng đầu © John Moore/Getty Images.

Một số quốc gia giàu tài nguyên từng là nạn nhân bị bóc lột trong thời thuộc địa, và giờ đây họ đang giành lại quyền kiểm soát số phận của mình.

Chỉ trong 12 tháng qua, Zimbabwe và Namibia đã cấm xuất khẩu lithium thô; Chile tăng cường kiểm soát nhà nước đối với khai thác lithium; trong khi Mexico khiến ngành công nghiệp lithium non trẻ của mình rơi vào tình cảnh bất định sau khi công bố một đánh giá mới về nhượng quyền khai thác mỏ. Trong khi đó, Indonesia đã bổ sung các biện pháp kiểm soát xuất khẩu bauxite (thành phần chính trong nhôm) vào lệnh cấm xuất khẩu quặng nickel thô trước đây.

Jakob Stausholm, giám đốc điều hành Rio Tinto, tập đoàn gần đây đã tham gia đàm phán khai thác ở Chile và Mông Cổ, nói: “Mọi chính phủ đều tìm kiếm một thỏa thuận công bằng với ngành khai thác mỏ, mang lại lợi ích cho cả đôi bên.”

Dù bác bỏ ý kiến cho rằng “chủ nghĩa dân tộc” đang trỗi dậy là nguyên nhân đứng sau xu hướng này, ông thừa nhận đã có sự thay đổi. “Có lẽ việc khai thác, chiết xuất, và xuất khẩu khoáng sản sẽ ngày càng khó khăn hơn; các quốc gia thường muốn có một số cơ sở chế biến gắn liền với việc khai thác mỏ.”

Sự chuyển dịch quyền lực sang các nhà sản xuất kim loại dùng cho chế tạo pin cũng tương tự như những chuyển dịch hàng hóa khác trong quá khứ, tương tự như sự trỗi dậy của than đá trong thế kỷ 19 hoặc sự trỗi dậy của thiếc trong thế kỷ 20. Nhưng các nhà sản xuất sẽ đi bao xa để tận dụng thời điểm này? Và họ có thể làm được điều đó trong bao lâu?

Cơ hội của Indonesia

Ví dụ tiêu biểu cho việc khai thác giá trị khoáng sản là Indonesia, quốc gia chiếm gần một nửa sản lượng toàn cầu về nickel, nguyên liệu chính trong pin xe hơi điện.

Nhiều năm kiểm soát xuất khẩu nickel thô đã giúp nước này thành công trong việc xây dựng một ngành công nghiệp luyện kim nội địa rộng lớn, cũng như các nhà máy sản xuất pin và một số nhà máy sản xuất xe điện.

Sau khi Indonesia cấm xuất khẩu nickel thô vào năm 2014, nước này đã thu hút hơn 15 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào chế biến nickel, chủ yếu từ Trung Quốc. Ngày nay, Indonesia đã cấm xuất khẩu mọi thứ từ quặng nickel đến bauxite, và lệnh cấm xuất khẩu tinh quặng đồng sẽ có hiệu lực vào năm tới.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với những chính sách này: EU đã phản đối chúng tại Tổ chức Thương mại Thế giới và giành chiến thắng trong phiên điều trần đầu tiên. Indonesia đang tiến hành kháng cáo.

Các quan chức chính phủ Indonesia cho biết những nỗ lực của đất nước họ – xây dựng ngành công nghiệp trong nước và khuyến khích sản xuất – đều xuất phát từ những chính sách mà chính các nước phương Tây đã áp dụng cách đây một thế kỷ.

“Đây không phải là điều chúng tôi tự mình nghĩ ra,” Bộ trưởng Đầu tư Bahlil Lahadalia phát biểu. “Chúng tôi đã học hỏi từ các đối tác là các nước phát triển, những người trước đây đã áp dụng những chính sách không chính thống này”.

mining-img

Jokowi visiting the destroyed village of Petobo after the 2018 Sulawesi earthquake and tsunami., © wiki

Ông đề cập đến việc Vương quốc Anh cấm xuất khẩu len thô trong thế kỷ 16 để kích thích ngành dệt may trong nước, hay việc Mỹ đã sử dụng thuế nhập khẩu cao trong thế kỷ 19 và 20 để khuyến khích sản xuất nội địa nhiều hơn.

Lahadalia muốn tiến thêm một bước nữa, bằng cách tạo ra một cartel kiểu OPEC để giữ giá nickel và các vật liệu pin khác ở mức cao. Ông nói, “Indonesia đang nghiên cứu khả năng hình thành một cơ cấu quản trị tương tự như OPEC đối với các khoáng sản mà chúng tôi có”.

Dù cơ cấu đó có thành hiện thực hay không, thì giá nickel tăng chắc chắn đã mang lại cho Indonesia vị thế cao hơn. Khi Tổng thống Joko Widodo, hay “Jokowi” như ông thường được biết đến, đến thăm Mỹ vào năm ngoái, ông đã gặp cả Tổng thống Joe Biden ở Washington và CEO Tesla Elon Musk trong một điểm dừng chân xa xôi ở Boca Chica, Texas.

Jokowi sau đó tiết lộ mình đã khuyến khích Musk xây dựng toàn bộ chuỗi cung ứng của Tesla tại Indonesia, “từ thượng nguồn đến hạ nguồn”.

✵✵✵✵✵✵

Cửa sổ cơ hội

Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia đều đi theo quỹ đạo giống như Indonesia.

Một báo cáo mới của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế cho thấy các nhà sản xuất kim loại sẽ có thể tạo ra ảnh hưởng trong thời gian ngắn, khi mà sản xuất còn tập trung và cầu tiếp tục tăng, nhưng họ khó có thể có được sức mạnh địa chính trị lâu dài như các nhà sản xuất dầu khí.

Thách thức ở đây là các kim loại dùng làm pin như lithium được phân bổ rộng rãi trên toàn cầu – chí ít là về mặt trữ lượng địa chất, chứ không nói đến thực tế khai thác mỏ. Giá lithium cao đang giúp phát triển các mỏ mà trước đây bị cho là quá đắt để khai thác, đồng thời thúc đẩy việc mở rộng khai thác lithium đá cứng ở những nơi như Trung Quốc và Australia.

Một ví dụ về sự dịch chuyển trong sản xuất khoáng sản là hoạt động khai thác lithium ở Nam Mỹ. Ngày nay, Chile đang là nhà sản xuất chiếm ưu thế trong khu vực, nhưng nước láng giềng Argentina, nơi có chính sách khai thác thân thiện với doanh nghiệp hơn, cuối cùng có thể vượt qua Chile.

Caletones

Copper smelter at El Teniente Chile, , © wiki.

23 tỉnh của Argentina đang kiểm soát tài nguyên thiên nhiên của mình và nhiệt tình mời chào hoạt động kinh doanh khai thác mỏ. Với khoảng 9,6 tỷ USD đầu tư vào lithium được công bố trong 3 năm qua và 38 dự án đang được triển khai, các quan chức cho biết sản lượng của Argentina sẽ tăng gấp 6 lần trong 5 năm tới.

Fernanda Ávila, Bộ trưởng Khai thác của Argentina, nhận định “Đầu tư vào lithium chưa bao giờ dừng lại, và tôi nghĩ điều đó liên quan đến thực tế là chúng tôi mở cửa cho đầu tư tư nhân, cũng như sự không chắc chắn trong chính sách được triển khai ở các quốc gia khác.”

Cách tiếp cận bất thường của Argentina trong số các quốc gia sở hữu lithium ở Nam Mỹ đã giúp nước này thu hút đầu tư, ngay cả khi các lĩnh vực khác của nền kinh tế đang thiếu vốn trong bối cảnh lạm phát ba con số.

Trong khi một số chính trị gia ở “tam giác lithium” Nam Mỹ – Chile, Argentina, và Bolivia – đưa ra ý tưởng về một cartel lithium kiểu OPEC, Ávila lại tỏ ra không hào hứng với ý tưởng này. Bà nói, dù “chúng tôi có mối quan hệ rất tốt với các nước láng giềng, nhưng đó không phải là một chủ đề trong chương trình nghị sự.”

Đây là một lý do khác khiến việc sản xuất kim loại dùng làm pin khác với sản xuất dầu: rất khó để hình thành một cartel thành công.

Trong thế kỷ 20, một số mặt hàng chủ chốt nằm dưới quyền kiểm soát của các cartel. Thiếc được quản lý thông qua Hội đồng Thiếc Quốc tế từ thập niên 1950 đến thập niên 1980 – trong đó Indonesia, Bolivia, và Congo thuộc Bỉ đều là thành viên sản xuất. Tương tự, các nhà sản xuất cà phê đã liên kết với nhau thành một cartel trong những năm 1960 và 1970; còn các nhà sản xuất cao su tự nhiên duy trì cartel đến tận những năm 1990.

John Baffes, Trưởng Ban Hàng hóa tại Ngân hàng Thế giới, người đã nghiên cứu các cartel này, cho biết các cartel thành công có ba đặc điểm: chỉ có một số ít nhà sản xuất, những người có chung mục tiêu được xác định rõ ràng, trong một thời gian ngắn.

Baffes cho rằng các nhà sản xuất kim loại pin sẽ gặp khó khăn trong việc hình thành cartel. Ông nhận xét “một số quốc gia có thể hợp tác với nhau để tạo ra một môi trường có lợi cho họ, chẳng hạn như giữ giá cả ở mức cao. Nhưng đó sẽ là mầm mống của sự thất bại, bởi vì sẽ có thêm nhiều thực thể từ bên ngoài gia nhập.”

cobalt

Sản xuất khoáng sản quan trọng tập trung cao độ ở một số ít các công ty đa quốc gia và doanh nghiệp nhà nước lớn. Hình ảnh Thị phần của một số kim loại năm 2021 (%) Nguồn: Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế.

Tốc độ phát triển của công nghệ pin và sự thay đổi thành phần của chúng cũng có thể làm suy giảm nỗ lực thành lập cartel.

Khác với dầu, vốn là nguồn nhiên liệu rất khó thay thế, kim loại trong pin có nguy cơ bị thay thế cao hơn nhiều. Các phòng thí nghiệm chuyên phát triển pin đang không ngừng phát triển các công thức của họ để sử dụng ít kim loại đắt tiền hoặc khó mua hơn.

Điều này đã bắt đầu xảy ra với cobalt, chất mà các nhà sản xuất xe hơi đang cố gắng giảm bớt trong pin do giá thành cao, bên cạnh những lo ngại về nhân quyền ở Congo.

Theo công ty tư vấn về xe điện Rho Motion, một cảnh báo cho việc triển vọng về cầu có thể thay đổi nhanh chóng là việc sử dụng pin không chứa cobalt ở Trung Quốc đã tăng từ 18% thị trường xe điện năm 2020 lên 60% trong năm nay. Các loại pin giàu manganese cũng sắp ra mắt, theo đó làm làm giảm việc sử dụng cobalt hơn nữa.

Andries Gerbens, chuyên gia tại Darton Commodities, cho biết “Một trong những hậu quả của việc gia tăng pin không cobalt là tình trạng thiếu hụt cobalt được dự đoán vào khoảng năm 2024 và 2025 có thể không trở thành hiện thực. Điều đó nghĩa là giá cobalt có thể thấp hơn.”

Sự sụt giá cobalt, nickel, và lithium gần đây có thể làm suy yếu nỗ lực của các nước sản xuất nhằm thu thêm tiền thuê mỏ và xây dựng ngành sản xuất nội địa. Sau khi cobalt và lithium trải qua đợt tăng giá lớn vào năm 2021 và 2022, chủ yếu do nhu cầu từ pin xe điện, thị trường năm nay đã bình lặng hơn nhiều.

Theo Benchmark Mineral Intelligence, việc sản xuất xe điện chậm lại ở Trung Quốc, kết hợp với sự gia tăng sản xuất cobalt hydroxide và lithium carbonate, đã khiến giá các kim loại này giảm lần lượt 30% và 40% trong sáu tháng đầu năm.

Những thợ mỏ kỳ cựu cho biết chu kỳ này đã diễn ra nhiều lần trước đây. Mick Davis, nhà sáng lập Vision Blue Resources và cựu giám đốc điều hành của Xstrata, cho biết chủ nghĩa dân tộc về tài nguyên có xu hướng gia tăng khi giá hàng hóa lên cao hoặc khi bầu cử đến gần.

Trong những dịp đó, “các chính trị gia chắc chắn sẽ cố gắng thu được nhiều tiền thuê mỏ hơn những gì họ đã hình dung và đồng ý ban đầu,” Davis nói. “Kết quả luôn kết thúc trong nước mắt. Điều đó có nghĩa là việc phát triển tài nguyên khoáng sản sẽ ngày càng xa vời.”

Nắm bắt thời cơ

Tuy nhiên, trong lúc chu kỳ vẫn cho phép các nước sản xuất tận dụng lợi thế của mình, họ đang cố nắm bắt thời cơ bằng mọi giá.

Đầu năm nay, Chile, nhà sản xuất lithium lớn thứ hai thế giới, đã công bố kế hoạch quốc hữu hóa một phần ngành công nghiệp này, theo đó họ sẽ trao phần lớn quyền kiểm soát hai mỏ lithium khổng lồ ở sa mạc Atacama cho một công ty khai thác nhà nước khi các hợp đồng hiện tại kết thúc vào năm 2030 và 2043, và hai dự án đó cùng tất cả những dự án khác trong tương lai đều sẽ trở thành liên doanh công-tư.

Tổng thống Chile Gabriel Boric nói rằng kế hoạch tăng cường kiểm soát nhà nước đối với lithium là cơ hội tốt nhất để Chile trở thành một “nền kinh tế phát triển” và phân phối của cải một cách công bằng hơn. “Sẽ không còn ‘khai thác cho số ít’ nữa. Chúng ta phải tìm cách chia sẻ lợi ích của đất nước mình cho tất cả người dân Chile,” ông nói thêm.

Nhiều nhà sản xuất đang thành công trong việc thực hiện các bước để nâng cao giá trị sản phẩm, nhằm tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững. Tại Congo, nhà máy luyện đồng thứ hai của nước này đang được xây dựng gần mỏ đồng Kamoa-Kakula.

Trong khi đó, Chile đang đưa ra mức giá lithium carbonate ưu đãi cho các công ty phát triển các dự án lithium có giá trị gia tăng ngay tại nước này. Đơn vị đầu tiên tham gia là BYD của Trung Quốc, một trong những nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới. Công ty này đã công bố vào tháng 4 rằng họ sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất cực âm lithium ở miền bắc Chile, dự kiến mang lại 500 việc làm trong giai đoạn đầu tư.

Argentina cũng đang chuẩn bị mở một nhà máy sản xuất pin lithium-ion nhỏ – nhà máy đầu tiên ở Mỹ Latinh – vào tháng 9, sau đó sẽ là một nhà máy lớn hơn vào năm tới.

Những nỗ lực của Indonesia nhằm xây dựng ngành công nghiệp xe điện đang mang lại kết quả ở quy mô lớn hơn. Đầu năm nay, Ford đã công bố đầu tư vào một cơ sở chế biến nickel trị giá hàng tỷ USD. Mùa hè này, Hyundai đã động thổ xây dựng một nhà máy sản xuất pin, cơ sở sản xuất thứ hai của hãng tại nước này.

Khi quá trình chuyển đổi năng lượng dần làm thay đổi hệ thống quyền lực và của cải đã thống trị thế kỷ 20, các nhà sản xuất kim loại pin mới đã bắt đầu hành động. Nhiều người coi sự dịch chuyển quyền lực này là một thay đổi đáng hoan nghênh.

Elizabeth Press, giám đốc kế hoạch tại Irena, đồng thời là tác giả của báo cáo về các khoáng sản quan trọng, nhận xét: “Điều hết sức cần thiết là chúng ta phải viết lại di sản của ngành khai thác mỏ để các nước giàu khoáng sản có thể thu được nhiều giá trị kinh tế hơn. Chúng tôi nhận thấy cả hai bên đều nhận thức rõ rằng mọi thứ không thể tiếp tục như cũ” (Còn tiếp một phần).

© Leslie Hook, Harry Dempsey, và Ciara Nugent (Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng).

Thân mời đọc thêm @ Facebook Báo Việt Luận

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET. NnQ)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    (1) ❖ Coban (Cobalt). Các xu hướng và lực lượng thúc đẩy thị trường coban Từ sự tăng trưởng liên tục về nhu cầu và thị phần cho xe điện đến việc xây dựng các hệ thống lưu trữ năng lượng, coban là chìa khóa trong quá trình chuyển đổi toàn cầu sang các nguồn năng lượng mới. Nhưng thiếu sự đa dạng trong chuỗi cung ứng cho các nhà sản xuất pin và ô tô. Khoảng 70% coban khai thác đến từ Cộng hòa Dân chủ Congo – nơi nổi tiếng về nguồn cung và rủi ro danh tiếng cho các nhà sản xuất – và 70% quá trình chế biến coban xảy ra ở Trung Quốc… Nguồn @ fastmarkets (Viewed 31/08/23)

      – Cobalt

cobal-science

Cobalt. © sciencelearn

Cobalt is a chemical element – a substance that contains only one type of atom. Its official chemical symbol is Co and its atomic number is 27, which means that a cobalt atom has 27 protons in its nucleus. Cobalt is found in many places – in the soil, on the seafloor and in mineral deposits – but as part of a compound rather than as an element.

Coban là một hóa chất yếu tố – một chất chỉ chứa một loại nguyên tử. Ký hiệu hóa học chính thức của nó là Co và số nguyên tử là 27, có nghĩa là một nguyên tử coban có 27 proton trong hạt nhân. Coban được tìm thấy ở nhiều nơi – trong đất, dưới đáy biển và trong khoáng tiền gửi – nhưng là một phần của hợp chất chứ không phải là một yếu tố… Nguồn @ sciencelearn (Viewed 31/08/23)

    ❖ Indonesia cấm xuất khẩu niken. Indonesia là nơi có 22% trữ lượng niken của thế giới và lệnh cấm xuất khẩu quặng niken kể từ năm 2020 đã gây ra những thay đổi lớn trong chuỗi cung ứng các sản phẩm chiến lược như xe điện và động cơ tên lửa. Arsalan Ahmed đã thảo luận vấn đề này với Michael Merwin, một chuyên gia về chuỗi cung ứng quốc tế với gần 30 năm kinh nghiệm trong khu vực tư nhân. Merwin nhấn mạnh vai trò mới nổi của Indonesia trong niken và các chuỗi cung ứng khác và giải thích lệnh cấm xuất khẩu của nước này ảnh hưởng đến Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đông Nam Á như thế nào… Đọc tiếp @ NBR (11/2022)

Nov2023_w3

★ ★ ★

1

Đô La Điện Tử.

Digital Dollar

© Ngu Yên.

Nguồn: © Việt Báo (06/10/2023)

hand-holding-smartphone

Ảnh minh họa. © Freepik.

Đô la điện tử (digital dollar), còn gọi là đô la kỹ thuật số, là một vấn đề tài chánh có tầm vóc thế giới, có khả năng thay đổi nền kinh tế Hoa Kỳ và toàn cầu. Vấn đề này được bàn thảo trong những năm qua: Liệu đã đến lúc Hoa Kỳ có thể thay đổi tiền giấy, tiền đồng bằng tiền điện tử? Nhưng những cuộc thảo luận không được nổi bật vì tình hình chính trị sôi nổi, chính quyền, báo chí vây quanh câu chuyện cựu tổng thống Trump bị truy tố khoảng trên 90 tội, trong lúc ông đang tranh cử cho chuyến trở về tòa Bạch Ốc năm 2024.

Thay đổi hệ thống tiền tệ quốc gia sẽ tạo ra sự xáo trộn thói quen sử dụng và cách đánh giá mặt tiền của dân chúng. Nhiều câu hỏi sẽ phải giải quyết…

– Tại sao phải đổi tiền giấy thành tiền điện tử? (Có lẽ, ngày xưa, người ta cũng đặt câu hỏi tương tựa như vậy khi đổi từ tiền kim loại, tiền vàng thành tiền giấy. Dĩ nhiên, phải có lợi ích cho người tiêu dùng, có khả năng phát triển kinh tế quốc gia và đồng minh.) Thử tưởng tượng, muốn mua một món quà đắt tiền, phải chở một xe kéo tiền kim loại để thanh toán. Muốn mua một chiếc máy bay thì sao? Nếu không có tiền giấy và thẻ tín dụng, đời sống sẽ lấn cấn, trì trệ, nhọc nhằn với sức nặng của đồng và kẽmĐọc tiếp

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET. NnQ)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Những điều trông thấy mà ngơ ngác lòng. Nhìn lại những tiến bộ văn minh lạ lùng trong năm 2022, một người đã từng là người trẻ tiến bộ trong thế kỷ 20 bỗng dưng thấy mình già nua, quê mùa như thế kỷ 19. Một hôm, đứa con gái thương yêu, hơn ba mươi tuổi, còn độc thân về nhà nói rằng: “Bố à, tháng sau con sẽ có bầu.” Chuyện gì nữa đây? Chưa có chồng, lại muốn có bầu? Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ A.I. Là Ai? A.I. Dịch ra là Trí tuệ Nhân tạo. Artificial Intelligent. Nói nôm na là Trí Giả Nhân. A.I. khởi đầu được cấu tạo theo cách mô phỏng trí tuệ của con người. Các kỹ sư xây dựng nó bằng những lập trình phức tạp, có khả năng suy nghĩ và bắt chước, đồng thời có thể học tập và giải quyết vấn đề… Đọc tiếp @ NnQ Blog

    ❖ Tiền tệ kỹ thuật số (Ngân hàng Trung ương Úc). Ngân hàng Dự trữ đang tích cực nghiên cứu tiền kỹ thuật số ngân hàng (CBDC) như một sự bổ sung cho các hình thức tiền hiện có… CBDC sẽ là một dạng tiền kỹ thuật số mới do Cục Dự trữ phát hành. Nó có thể được thiết kế để sử dụng bán lẻ hoặc mục đích chung (retail or general purpose), giống như một kỹ thuật số phiên bản tiền giấy về cơ bản có thể truy cập phổ biến hoặc để sử dụng giao dịch trong thương mại… Đọc tiếp @ Reserse Bank of Austraila (03/2022)

    ❖ Monetary Policy (Chính sách tiền tệ – Úc) Ngân hàng Dự trữ chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ của Úc. Chính sách này liên quan đến việc thiết lập lãi suất trên thị trường tiền tệ (tỷ lệ lãi xuất – the cash rate)…

Ngân hàng có chức năng đóng góp vào sự ổn định của tiền tệ, nhân dụng, và sự thịnh vượng kinh tế cùng phúc lợi của người dân Úc. Để đạt được những điều này, Ngân hàng đặt ‘mục tiêu lạm phát – inflation target’ và tìm cách giữ nó ở mức trung bình 2-3% trong trung hạn. Kiểm soát lạm phát bảo toàn giá trị của đồng tiền và khuyến khích tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và bền vững trong dài hạn… Nguồn @ Reserse Bank of Australia.

2

Vẻ Đẹp Của Ngôn Ngữ Miền Nam…

Trong Tác Phẩm Của Bình Nguyên Lộc.

© Trần Kiêm Đoàn.

Nguồn: © Art2All

binh-nguyen-loc

Nhà văn Bình Nguyên Lộc. © vanhocsaigon.

Khi nhắc đến những nhà văn cận đại tiêu biểu miền Nam, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam có thể có những nhận định không đồng nhất với nhau về phương pháp luận, về cách phân chia những khuynh hướng và trào lưu văn học; nhưng không ai có thể phủ nhận được ba cây bút tiêu biều cho ngôn ngữ miên Nam: Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam.

Năm 1960, khi còn là một học sinh Trung Học, lần đầu tiên tôi được đọc một truyện dài của Bình Nguyên Lộc, đó là tác phẩm Đò Dọc. Ở Huế thuở đó, không hiểu tại sao tìm cho ra một cuốn truyện như Đò Dọc thật khó. Không rõ nguyên nhân vì Huế nghèo không đủ sức buôn bán sách phương xa hay vì ngôn ngữ văn chương đậm sắc thái đồng quê miền Nam chưa hấp dẫn độc giả xứ nầy. Đến khi tìm đọc được tác phẩm nầy, phản ứng tâm lý tức thời sau khi đọc truyện dài Đò Dọc là tôi không cảm thấy có ấn tượng mạnh như mình dự ước

Trong việc thưởng ngoạn văn chương và nghệ thuật, ấn tượng sơ khởi thường nặng tính chủ quan và cảm tính. Cảm tưởng đầu tiên của tôi bị chi phối do một phần ảnh hưởng tâm lý khi tôi tự vẽ vời ra một sự kết cấu éo le, gay cấn đi song đôi với cách diễn đạt hết sức là lâm li, bi tráng… “cần phải có” trong một tác phẩm thời danh. Đây là mong muốn thường tình đối với một tác phẩm được giới văn bút thường nhắc đến. Một nỗi ám ảnh khác, là do tôi đã đọc khá nhiều tác phẩm tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn. Trong đó, tác phẩm đã được những cây bút mang đậm bản sắc miền Bắc như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo… xây dựng nội dung và nhân vật trên sự xung đột quyết liệt và mâu thuẫn gay gắt, dẫn tới hệ lụy đầy mâu thuẫn và chua cay giữa hai quan niệm sống cũ và mới. Đặc biệt là hình thức đối thoại “chan chát”, cay co, sắc lẻm của nhiều nhân vật trong truyện. Trái lại, trong Đò Dọc từ kết cấu nội dung, đến ngôn từ đối thoại đều thuần hậu, gần gũi và nhẹ nhàng như nếp sống chơn chất của người dân miền NamĐọc tiếp

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET. NnQ)

    ❖ Truyện ngắn Rừng Mắm của Bình Nguyên Lộc. Truyện khởi đầu bằng tâm trạng một đứa trẻ không chịu nổi cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn và cô đơn ở một nơi hoang vắng, để đi đến một bài học lịch sử sống động với sự đóng góp của ba thế hệ trong gia đình, một trang sử mà chính đứa trẻ phải tiếp tay để viết lên, để ghi nhớ và tiếp tục cuộc tranh đấu lâu dài của những người di dân trước đây từ miền Trung đã vào miền Nam khai khẩn đất hoang, đã chịu bao gian khổ, hiểm nghèo. Tác giả Bình Nguyên Lộc ví họ như những chiến sĩ ra trận, hy sinh xương máu để về sau con cháu có được một miền đất trù phú… Thân mời đọc lại truyện này @ TẠI ĐÂY

    ❖ Lữ-Bất-Vi nguyên tử.… Hắn có đọc các truyện Tàu, Tây Hớn, Đông Châu nên bỗng nhớ ra thủ đoạn của chú lái buôn Lữ-Bất-Vi đã đầu cơ Tần Tủy-Hoàng ngay trong lúc vị bạo chúa nầy còn là cái bào thai nằm trong bụng của một nàng hầu xinh đẹp, nên hắn chợt hội ý mà hiểu ngay dự định của mái-chín Dãnh…

… Hò, ngóa tính trật nên lỗ vốn mà! Ngóa đi coi thầy, thầy bói với lại thầy địa lý, cả hai ông thầy đều nói nó chưa đủ điều kiện. Năm Nhâm-Dần, tháng Nhâm-Dần, ngày Nhâm-Dần, giờ Nhâm-Dần, chưa đủ. Phải cái mả của ông nội nó day đầu về hướng đông bắc, chôn giữa rún một cái gò mối, nó mới phát đế vương, ngóa quên mất điều kiện đó để biểu cố lứ cải táng tía của cố lứ, nên hư việc lớn rồi! Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Bình Nguyên Lộc và Đò dọc. Nếu như miền Tây Nam Bộ có các nhà văn nổi tiếng như Hồ Biểu Chánh, Lê Văn Trương, Sơn Nam, Lê Xuyên… thì miền Đông Nam Bộ có Bình Nguyên Lộc (7/3/1914 – 7/3/1987). Ông chào đời năm 1914 tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương)

Bình Nguyên Lộc đã dùng từ đò dọc để diễn tả tâm trạng của những người phải bỏ xứ ra đi như gia đình ông bà Nam Thành, cũng tựa như những người di cư từ Bắc vào Nam năm 1954, để chấp nhận một cuộc đời mới. Khi đi “đò ngang”, người ta chỉ di chuyển một khoảng cách ngắn, từ bờ này sang bờ kia một con sông, nhưng với những chuyến “đò dọc”, cuộc hành trình xuôi hoặc ngược dòng sông sẽ vô vàn gian nan và bất trắc chờ đón ở phía trước. Khách qua đò dọc không bao giờ ghé bến mà chỉ đi thẳng đến chỗ đã định trước cũng tựa như những chuyến tàu suốt bỏ qua những ga xép dọc đường… Source: Báo Việt Luận (Viewed 24/09/2023)

    ❖ Bình Nguyên Lộc. Đất nước và con người (Thụy Khuê). Bình Nguyên Lộc có một lập trường văn học riêng, không theo Bắc, hoàn toàn theo Bắc như Đông Hồ, cũng không giữ nguyên đặc chất Nam kỳ như Hồ Biểu Chánh, Vương Hồng Sển… Nếu trong truyện ngắn chất Nam thường nổi bật, thì trong truyện dài ông ngả theo lối Bắc. Đó là một thái độ lựa chọn: Bình Nguyên Lộc chọn thái độ trung dung trong tinh thần giao hoà Nam Bắc, kết hợp lịch sử di dân với ngôn ngữ con người…   Đọc tiếp @ thuykhue.free.fr

Nov2023_w2

★ ★ ★

1

Có phải Hamas đang chiến thắng?

Is Hamas winning the war?” Yuval Noah Harari, Giáo sư sử, Đại học Hebrew, Jerusalem.

© Yuval Noah Harari (Chuyển ngữ: Trần Gia Huấn).

Nguồn: © Diễn Đàn Thế Kỷ (07/11/2023)

israel-vs-hamas

Approximate situation on 7–8 October. © Wiki

Lời người dịch: Yuval Noah Harari là tác giả của những tác phẩm lừng danh như “Sapiens”, “Homo Deus” và “Unstoppable Us”. Ông là giáo sư sử, Đại học Hebrew, Jerusalem. Dưới đây là ý kiến của ông đăng trên báo Washington Post ngày 19-10-2023, sau khi Hamas mở cuộc thảm sát đẫm máu vào lãnh thổ Israel ngày 7-10-2023.

Chiến tranh là tiếp nối của chính trị, nhưng bằng những phương tiện khác. Nhiều người thường tụng niệm câu thần chú này, nhưng có mấy ai để ý tới – đặc biệt giữa khói lửa chiến tranh. Cuộc thảm sát của Hamas trên lãnh thổ Israel và số người chết tăng lên ở Dải Gaza đã che phủ những động cơ khốn nạn của những kẻ đã gây ra chiến tranh. Xác người chồng chất, nhưng ai là kẻ chiến thắng? Không phải phe đã giết nhiều người hơn. Cũng không phải phe đã tàn phá nhiều nhà cửa hơn. Thậm chí, càng không phải phe đã giành được sự ủng hộ của thế giới. Phe chiến thắng là kẻ đạt được mục tiêu chính trịĐọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Tại sao Dải Gaza là tâm điểm của xung đột giữa Israel và Palestine? Cuối tuần vừa qua, tổ chức Hamas (Phong trào kháng chiến Hồi giáo) đã bất ngờ tấn công Israel, phóng hàng ngàn tên lửa, các nhóm chiến binh đột nhập vào nhiều nơi sát gần dải Gaza. Theo thống kê sơ bộ, hàng trăm người Israel thiệt mạng, hàng ngàn người bị thương và rất nhiều người bị bắt làm con tin. Đây là cuộc xung đột mới nhất giữa hai hai kẻ thù “không đội trời chung” từ hàng thập kỷ qua… Source @ TẠI ĐÂY.

    ❖ Netanyahu đã “nuôi” Hamas như thế nào? (Mỹ Anh) Theo Uzi Arad, cố vấn an ninh quốc gia của Israel dưới thời Netanyahu từ năm 2009 đến năm 2011, trong khi một số thành viên lãnh đạo an ninh Israel thúc đẩy phi quân sự hóa Hamas thì Netanyahu lại chọn chiến lược cho phép Hamas duy trì vũ trang cai trị Gaza và cố ngăn lực lượng hiếu chiến này không động chân động tay… (dẫn lại từ Wall Street Journal)

…Phần lớn giới lãnh đạo cấp cao an ninh và tình báo Israel ủng hộ chính sách kiềm tỏa Hamas của Netanyahu. Tuy nhiên, việc Benjamin Netanyahu ngầm cho phép Hamas trang bị vũ khí khi cai trị Gaza là một sai lầm tai hại. Với Netanyahu, sở dĩ ông để cho Hamas tiếp tục cầm súng bởi vì sự hung hãn của Hamas giúp gây chia rẽ giới lãnh đạo Palestine giữa Gaza và Bờ Tây – nơi thuộc quyền kiểm soát của Nhà nước Palestine… Đọc tiếp @ Saigon Nhỏ News

    ❖ Hướng đi của nhân loại đang được quyết định tại Ukraina… (Harari – Trọng Thành) Đối với sử gia nổi tiếng người Israel, Yuval Noah Harari, “thành tựu chính trị lớn nhất” của nhân loại trong bảy thập niên qua là “tình trạng suy tàn của chiến tranh.” Chiến tranh, chinh phạt, xâm chiếm lãnh thổ, cướp bóc tài nguyên, lấy bạo lực để bảo đảm vị thế, sự thịnh vượng, bảo đảm vinh quang, vốn từng là hoạt động hết sức phổ biến trong lịch sử nhân loại hàng ngàn năm nay. Luật Rừng, nơi mạnh được yếu thua, đã từng là nguyên tắc chủ yếu chi phối lịch sử nhân loại trong một thời gian dài. Tuy nhiên, theo sử gia Harari, trong vòng một vài thế hệ gần đây, thế giới đã chuyển sang một hướng đi hoàn toàn khác, một thay đổi triệt để. Cụ thể là một bộ phận lớn của giới tinh hoa lãnh đạo thế giới hiện nay tin tưởng là chiến tranh là “cái ác có thể tránh được…” Đọc tiếp @ NnQ Blog

    ❖ Bài học cho Israel về cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan (Michael A. Cohen, Christopher Preble và Monica Duffy Toft – Nhật Hiên biên dịch). Khi Israel thương tiếc vụ hơn 1.400 công dân bị khủng bố Hamas thảm sát vào ngày 7 tháng 10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới Tel Aviv để cam kết Mỹ sẽ hỗ trợ. Nhưng khi xuất hiện cùng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Biden cũng đưa ra điều cần thận trọng lưu ý. Ông nhớ lại, sau vụ tấn công 11/9, “ở Hoa Kỳ chúng tôi rất tức giận. Và mặc dù chúng tôi tìm kiếm công lý và có được công lý, chúng tôi cũng đã phạm sai lầm…” Đọc tiếp @ Diễn Đàn Thế Kỷ

anh-minh-hoa2

Chuyện vui: Tiết kiệm

Ảnh minh họa. © QGHC Úc châu.

Hai vợ chồng thoả thuận “nuôi heo tiết kiệm”. Cứ mỗi lần “yêu nhau” thì bỏ vào con heo đất 20 ngàn. Cuối năm đập ống heo, trong mớ hỗn độn tờ 20k, anh chồng thấy có một tờ 50k, thắc mắc anh ta hỏi vợ:

– Sao lại có tờ 50k vậy em?

Cô vợ trả lời
– Tại đêm đó mình yêu tới… 2 lần rưỡi.

Anh chồng há hốc mồm:
– Rưỡi là sao?

Cô vợ đỏ mặt:
– Tại vì cái thứ 3 đang giữa chừng thì con khóc… nên anh ngừng lại, em tính 10k thôi!

© QGHC Úc châu (03/11/23).

2

Di Trú…

Từ Loài Vật Đến Con Người.

© Doãn Hưng.

Nguồn: © Việt Báo (Aug, 2023)

anh-minh-hoa

Một cảnh loài voi di trú trong Our Planet II. © Youtube.

Những ai yêu thích thiên nhiên, thích xem phim khoa học về loài vật, sự sống trên trái đất hẳn đều quen thuộc với cái tên Sir David Attenborough. Với tuổi đời gần bách niên, Sir Attenborough có thể được xem là một trong những nhà sinh vật học, nhà sử học tự nhiên, nhà biên tập phim tài liệu nổi tiếng vào bậc nhất thế giới hiện nay. Trong hơn nửa thế kỷ, ông xuất hiện trong nhiều bộ phim tài liệu giá trị về thiên nhiên và sự sống do BBC thực hiện: The Living Planet, Blue Planet, Planet Earth, Our Planet…Ông cũng là một nhà hoạt động môi trường, kêu gọi các quốc gia trên thế giới cùng hợp tác để bảo vệ trái đất trước hiện tượng biến đổi khí hậu. Ông kêu gọi bảo vệ môi trường không vì mục đích chính trị, không để bảo vệ lợi ích kinh tế cho một nhóm người nào, mà với tư cách của một nhà khoa học chân chính. Ông được nhiều người xem như một báu vật quốc gia của Vương quốc AnhĐọc tiếp

Tài liệu tham khảo:

– The 14 Most Common Arguments against Immigration and Why They’re Wrong. Alex Nowrasteh @ Cato org
– The U.S. Immigration Debate (Claire Klobucista, Amelia Cheatham, and Diana Roy) @ cfr.org (Council on Foereign Relations).

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề QnQ sưu tầm).

    (*) Qua Cầu Rút Ván (Chu Thập).‎‎‎‎ Chìm ngập trong dòng người da màu đang hành hương bên bờ Hồ Louise, chưa bao giờ tôi ý thức về bản sắc tỵ nạn của mình cho bằng lúc đó. Ý thức về bản sắc tỵ nạn của mình, tôi không thể nào quên được tấm lòng nhân đạo của những quốc gia đã mở rộng vòng tay để đón nhận tôi. Lòng biết ơn chỉ có thể gợi lên trong tôi một tâm tình khác mà nếu tôi cố tình bóp chết, tôi khó có thể sống cho ra người: tâm tình đó chính là sự tôn trọng và cảm thông đối với những người đồng cảnh ngộ như tôi, những người đã đánh đổi mạng sống của mình để đi tìm tự do và một cuộc sống tốt đẹp xứng với phẩm giá con người hơn… Đọc tiếp @ NnQ Blog

    ❖ Our Planet II on Netflix | Narrated by Sir David Attenborough.‎‎‎‎ Ở mọi nơi trên thế giới của chúng ta, tại bất kỳ thời điểm nào, hàng tỷ động vật đều có một nơi nào đó quan trọng. Cá voi khổng lồ, báo sư tử khó nắm bắt, cua nhỏ màu đỏ, châu chấu hung hãn, sếu thanh lịch – hầu hết mọi loài động vật đều di cư và cho dù chúng di chuyển theo bầy lớn hay thực hiện những chuyến đi dài, đơn độc trên lãnh thổ của mình, những nhóm động vật này thường giao thoa với nhau theo những cách cộng sinh. Họ bị điều khiển bởi bản năng, đi theo mặt trời và những khuôn mẫu do tổ tiên họ tạo ra qua hàng triệu năm – và sức khỏe của hành tinh chúng ta phụ thuộc vào điều đó. Nhưng khi khí hậu ấm lên, các chỏm băng của chúng ta tan chảy và tác động của loài người lan rộng đến những vùng xa xôi hơn bao giờ hết của thế giới tự nhiên, liệu những loài động vật này có thể thích nghi để sinh tồn?   Đọc tiếp @ Art of The Ancestors (06/23).

   ❖ Our Planet II series. Our Planet II là loạt phim Netflix gồm 4 phần mới của Silverback Films (phát hành 14/6/2023) – do Sir David Attenborough thuật lại, loạt phim này sẽ làm sáng tỏ bí ẩn về cách thức và lý do động vật di cư. Tại bất kỳ thời điểm nào trên hành tinh Trái đất, hàng tỷ loài động vật đang di chuyển, thông qua kỹ thuật quay phim ngoạn mục và sáng tạo, chúng tôi tiết lộ một số câu chuyện kịch tính và hấp dẫn nhất trong thế giới tự nhiên…   Đọc tiếp @ Silverback Phim.

    ❖ Coastal Seas (Our Planet). Trong tập này (episode): Từ những con cá mập đáng sợ đến nhím thấp kém, 90% sinh vật biển sống ở vùng nước ven biển. Bảo vệ những môi trường sống này là một trận chiến mà nhân loại phải giành chiến thắng…   Xem @ YouTube (Viewed 18/09/23)

    ❖ ONE HOUR of Amazing Animal Moments (BBC Earth). From heart-pounding chases, hilarious antics, to the downright bizarre, we take you through some of our all-time favourite natural history moments. Welcome to BBC EARTH! The world is an amazing place full of stories, beauty and natural wonder. Here you’ll find 50 years worth of entertaining and thought-provoking natural history content. Dramatic, rare, and exclusive, nature doesn’t get more exciting than this… Xem @ BBC YouTube.

Nov2023_w1

★ ★ ★

1

KT thị trường, định hướng XHCN?

Việt Nam sẵn sàng từ bỏ mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?

© Nguyễn Quốc Khải.

Nguồn: © VOA (01/10/2023)

anh-minh-hoa

Việt Nam đến nay chỉ mới có 71 quốc gia công nhận có nền kinh tế thị trường. © Heritage Foundation (VOA).

Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam là một trong 13 nước có nền kinh tế phi thị trường, bao gồm cả Trung Quốc.

Trước khi Tổng Thống Joe Biden đến Hà Nội hai ngày, chính quyền Việt Nam đã yêu cầu Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. Bản thông cáo chung kết thúc cuộc viếng thăm đầu tiên của Tổng Thống Biden xác định rằng Hoa Kỳ sẽ xem xét yêu cầu của Việt Nam một cách nhanh chóng nhất có thể, phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ. Nhân dịp tham dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tuần vừa qua, Thủ Tướng Phạm Minh Chính cũng đã gặp và nhắc nhở Bà Janet Yellen, Bộ Trưởng Tài Chánh Hoa Kỳ về thỉnh nguyện của Việt Nam. Bộ Trưởng Công Nghệ và Thương Mại của Việt Nam là Ông Nguyễn Hồng Diên cũng gặp Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Gina Raimondo ở New York để nhắc nhở Hoa Kỳ sớm có quyết định nhanh chóngĐọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Kinh Tế Hoa Kỳ Hồi Sinh Sau Hai Năm Đại Dịch. Sau cuộc đại trì trệ kinh tế (great recession) 2008-2009, kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua một giai đoạn phát triển lâu dài nhất trong 128 tháng từ 6/2009 – 2/2020, rồi bất ngờ chấm dứt vì đại dịch COVID-19. Giai đoạn phát triển hiện nay bắt đầu từ 06/2020, kéo dài được 20 tháng. Từ mức co cụm kinh tế -3.4% vào năm 2020, chính quyền Biden đã thành công trong việc làm kinh tế phát triển mạnh trở lại vào 2021 ở mức độ khả quan như sau: Q1: 6.3%, Q2: 6.7%, Q3: 2.1 % và Q4: 6.3% (ước tính)…

Mặc dầu phải thừa hưởng một nền kinh tế suy sụp, một chính trường rối loạn, cùng với sự kéo dài của đại dịch, chính quyền Biden đã phục hồi nền kinh tế bằng cách trợ cấp tiền mặt cho dân Mỹ và thực hiện kế hoạch giải cứu $1.9 ngàn tỉ trong vòng hai tháng sau ngày nhậm chức. “Chính quyền Biden hầu như đã giải quyết xong cuộc khủng hoảng kinh tế mà họ đã chuẩn bị để đối phó, khi mà 6 triệu người Mỹ tham gia vào lực lượng lao động và kinh tế phát triển phục hồi nhanh chóng.” Kinh tế Hoa Kỳ đã hồi sinh sau hai năm đại dịch (eff Stein – Washington Post)… Đọc tiếp @ VOA

      ❖ Cựu Tổng Thống Jimmy Carter Và Việt Nam (Nguyễn Quốc Khải). Trong hai năm cuối của Tổng Thống Gerald Ford, Hoa Kỳ đã thâu nhận khoảng 150,000 người tị nạn kể từ sau khi Saigon thất thủ vào 30-4-1975. Chính quyền Carter tận tình tiếp tục công tác này trong suốt bốn năm tiếp theo.

Khi tác giả đang viết bài báo này, cựu Tổng Thống Jimmy Carter, năm nay đã 98 tuổi, đang nằm trên giường bệnh chờ đợi cái chết sắp đến. Ông là một người bình dị, chân thật và đạo đức. Ông tận tình giúp người tị nạn Đông Nam Á. Tôi còn nhớ một buổi chiều vào ngày 19-7-1979, chúng tôi biểu tình trước Nhà Trắng để vận động chính phủ Hoa Kỳ giúp thuyền nhân tị nạn do ca sĩ Joan Baez và Refugees International tổ chức. Tổng Thống Carter đã mở cửa sổ vẫy tay chào đón chúng tôi và nói với đám đông rằng ông đã ra lệnh cho Hạm Đội 7 cứu vớt những thuyền nhân… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Vấn Nạn Tin Giả Trong Cộng Đồng Việt… Trong vài ngày qua, báo chí Việt nhắc nhiều đến tình trạng tin giả trong cộng đồng Việt Nam nhân việc YouTube chấm dứt không còn cho King Channel và Nguy Vu Radio phát hình trên diễn đàn của họ. Tình trạng tin giả và hậu quả của nó trong cộng đồng Việt nghiêm trọng hơn nhiều người tưởng. Bằng cớ là Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến (PIVOT Progressive Vietnamese Americans Association) đã lập ra Viet Fact Check (VFC) để kiểm tra tin tức. Một số anh chị em trẻ học thức cao đã thành lập Người Thông Dịch (The Interpreter – TI) để dịch những bản tin từ tiếng Anh qua tiếng Việt cho những người chưa thông thạo anh ngữ. Tổ chức thứ ba tương đối ít người biết đến hơn nhưng cộng tác chặt chẽ với VFC và TI là Viet Fake News Buster hay còn gọi là Fake News Cop (FNC)… Nguồn @ NnQ Blog

    ❖ 45 Năm Người Việt Ở Hải Ngoại. Nhìn về quá khứ để rút kinh nghiệm cho tương lai. Ảo tưởng đưa đến sai lầm. Chỉ có sự sáng suốt mới giúp chúng ta đi đúng hướng. Kết luận là quyền của mỗi người. Nhưng theo nhận xét của tôi lịch sử của người Việt xa quê hương buồn nhiều hơn vui. Một vài sĩ quan được thăng cấp, một số ông tướng mới ra đời sau 1975 là những màn hài kịch cười ra nước mắt…

Phục hồi Hiệp Định Paris 1973 để tái lập VNCH và rồi đòi Trung Quốc trả lại Hoàng Sa và Trường Sa là một chuyện hoang tưởng. Không ít người Viêt mắc bệnh này như các ông Lâm Chấn Thọ, Lê Trọng Quát, Trần Thanh Hiệp, Lý Tòng Bá, Nguyễn Văn Chức (cựu thiếu tướng), Nguyễn Ngọc Bích, Hồ Văn Sinh, Phan Văn Song và nhóm Việt Thức của Lưu Nguyễn Đạt… Đọc tiếp @ Quyền Được Biết.

2

Tương Tranh Để Tương Phùng.

Chính Sách Đối Ngoại Của Hoa Kỳ.

© Ngu Yên.

Nguồn: © Việt Báo (27/10/2023)

anh-minh-hoa

President Biden delivers remarks at The Pentagon, February 2021. © Wiki.

Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ?

Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao?

Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ việnĐọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    (*) Remarks by President Biden on America’s Place in the World Mỹ đã trở lại. Ngoại giao đã trở lại vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của chúng ta. Như tôi đã nói trong bài diễn văn nhậm chức, chúng ta sẽ sửa chữa các liên minh của mình và hội nhập với thế giới một lần nữa, không phải để đương đầu với những thách thức của ngày hôm qua mà là của hôm nay và ngày mai. Sự lãnh đạo của Mỹ phải đáp ứng thời điểm mới này trong việc thúc đẩy chủ nghĩa độc tài, bao gồm cả tham vọng ngày càng tăng của Trung Quốc để cạnh tranh với Hoa Kỳ và quyết tâm của Nga nhằm gây tổn hại và phá vỡ nền dân chủ của chúng ta… Đọc tiếp @ The White House. (04/02/2021)

    (*) Đạo đức kinh (Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, khảo luận & bình dịch). là quyển sách tương truyền do Lão Tử biên soạn dưới thời Xuân thu – Chiến quốc bao gồm quyển Thượng (Đạo) và Hạ (Đức)… Đọc tiếp @ nhantu.net.

    ❖ Will Trumpism change Republican foreign policy permanently? Chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa đã trải qua một sự thay đổi vĩnh viễn kể từ khi Donald Trump đắc cử. Thật vậy, Thomas Wright lập luận, “GOP đã biến thành Đảng của Trump, và chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa có thể sẽ phải tính đến chủ nghĩa Trump trong nhiều năm tới.” Tác phẩm này ban đầu xuất hiện trong The Atlantic…

Tuần trước, hơn 70 quan chức chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa, trong đó có hai người từ chính quyền Trump, đã ký một lá thư ủng hộ Joe Biden làm tổng thống. Hàng chục chuyên gia chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa đã ký những lá thư trước đó lên án Donald Trump. Nhiều người trong số các quan chức này hy vọng rằng, nếu Trump thua, như các cuộc thăm dò hiện tại cho thấy, chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa sẽ trở lại như trước khi ông đắc cử. Điều đó dường như khó xảy ra… Đọc tiếp @ The Brookings Institution.

    ❖ Những điều trông thấy (Ngu Yên). Nhìn lại những tiến bộ văn minh lạ lùng trong năm 2022, một người đã từng là người trẻ tiến bộ trong thế kỷ 20 bỗng dưng thấy mình già nua, quê mùa như thế kỷ 19… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ A.I. Là Ai? Artificial Intelligent. Nhà bác học Stephen Hawking đã nhìn thấy trước khả năng tự sáng tạo của A.I. trong tương lai. Ông đặt câu hỏi về vấn đề A.I. và con người, ai thông minh hơn, và nỗ lực trả lời trước khi qua đời. Ông viết: “Ngày trước, khi con người khám phá ra lửa, đã gây nhiều tai họa, lập đi lập lại, rồi mới phát minh ra bình chữa lửa. Với những công kỹ nghệ mạnh mẽ tinh vi hơn như vũ khí hạch nhân, sinh học nhân tạo, trí tuệ nhân tạo, chúng ta nên lập kế hoạch trước và hướng đến mục tiêu hoàn thành tốt đẹp ngay từ đầu, vì có thể là cơ hội duy nhất mà chúng ta có… Nguồn @ NnQ Blog

    ❖ Tối Cao Pháp Viện: Cuộc Cách Mạng Hiến Pháp (Nguyên Hòa biên dịch). Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp…” Đọc tiếp @ Viet Bao. Nguồn: (“A constitutional revolution is underway at the Supreme Court, as the conservative supermajority rewrites basic understandings of the roots of US law” của Morgan Marietta, được đăng trên trang The Conversation.)