Nov2023_w4

★ ★ ★

Vĩnh biệt nghệ sĩ Thành Được

thanh-duoc-ut-bach-lan

NS Út Bạch Lan – Thành Được. © nld

Nghệ sĩ Thành Được là một trong những kép chính được yêu thích nhất của sân khấu cải lương miền Nam thập niên 1960-1970. Với bề ngoài điển trai và sáng sân khấu, ông còn tham gia các dự án điện ảnh của Sài Gòn thời vàng son, trong đó tiêu biểu nhất có thể kể đến cuốn phim Chiếc Bóng Bên Đường năm 1973, Thành Được đóng vai nam chính bên cạnh 2 nữ nghệ sĩ tài danh là Kim Cương và Kiều Chinh.

Thành Được (1934 – 16/11/2023) là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng cùng thế hệ nghệ sĩ Năm Châu, Út Bạch Lan (35-4/11/2016), Thanh Nga, Út Trà Ôn, Phùng Há.

Đoàn Kim Chưởng là nơi kết duyên cho 2 nghệ sĩ Thành Được – Út Bạch Lan, họ kết hôn năm 1961. Lúc đó bên đàng trai có bà Bảy Phùng Há đứng chủ hôn, bên đàng gái có bà bầu Kim Chưởng. Đám cưới được tổ chức long trọng, hầu hết các ký giả kịch trường, soạn giả và nghệ sĩ tài danh đều được mời tham dự…

Trích đoạn – Nửa đời hương phấn (Út Bạch Lan, Thành Được)

1

Hội kín xứ An Nam.

Les Societes Secretes en Terrer D’Annam

❖ Hội Kín Xứ An Nam – Georges Coulet (Biên dịch Nguyễn Thanh Xuân và Phan Tín Dụng). Cuốn sách này nghiên cứu về hội kín ở xứ An Nam, khởi từ sự bất ngờ và ngỡ ngàng của người Pháp về chuỗi sự kiện mưu loạn bạo động diễn ra ở khắp 3 kỳ vương quốc An Nam kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến trước năm 1930; đặc biệt là sự kiện 1913 ở Chợ Lớn (Phan Xích Long và các huynh đệ) và vụ Khám Lớn Sài Gòn năm 1916. Georges Coulet đã không hiểu làm thế nào mà tại cùng một thời điểm, ở khắp nơi trên toàn cõi Nam kỳ lại đồng loạt bùng nổ khởi nghĩa… Có thể đọc ONLINE @ TẠI ĐÂY (Viewed 19/11/2023 NnQ)

© Tạ Duy Anh.

Nguồn: © Báo Tiếng Dân (24/10/2023)

bia-sach-HKXAN

Ảnh minh họa, © DDTK.

Nhẩn nha đọc lại cuốn sách do chính mình biên tập cách đây 4 năm, bỗng phát hiện ra vài điều thú vị mà khi chưa có “bối cảnh” là bộ phim Đất rừng phương nam, thì chưa chú ý.

Tác giả là tiến sỹ văn chương Georges Coulet, từng có thời gian dạy tại trường Pestrus Ký, Sài Gòn. Cuốn sách đang nói tới, bản in tiếng việt dầy 480 trang, khổ 16×24 cm, tức là khá nhiều chữ, do Nguyễn Thanh Xuân và Phan Tín Dụng dịch. Ông Coulet công bố cuốn sách lần đầu vào năm 1926, tức cách nay ngót một thế kỉ. Tư liệu để ông viết là các kết luận điều tra, thẩm vấn và xét xử, kết tội những hoạt động của một số hội kín, chủ yếu xứ Nam Kỳ, có những hoạt động vũ trang chống lại người PhápĐọc tiếp

    ❖ Les sociétés secrètes en Chine et en Terre d’Annam (Tiếng Pháp – 1911) Các hội kín ở Trung Quốc và An Nam (Secret societies in China and the Land of Annam. Viewed 19/11/2023 NnQ)

    ❖ Việt Nam Thời Pháp Đô Hộ (Nguyễn Thế Anh, GS Sử ĐHVK Saigon, École Pratique des Hautes Études & Đại học Sorbonne). Thân mòi đọc tài liệu này TẠI ĐÂY (Nhà xb Lửa Thiêng 1970) NnQ.

    ❖ Về lịch sử người Minh Hương và người Hoa ở Nam Bộ (Nguyễn Đức Hiệp) Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh hương và Hoa từ xưa đến nay về kinh tế, văn hóa thật là to lớn. Bao nhiêu danh nhân Việt nam trong lịch sử là có gốc Minh hương, từ Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản, Phan Xích Long… đến những nhân vật có tên tuổi trong văn hóa nghệ thuật gần đây như Hồ Dzếnh, Trịnh Công Sơn, Vương Hồng Sển, Lý Lan… TẠI ĐÂY

2

Các siêu cường khoáng sản…

The new commodity superpowers p1 (Sự nổi lên của các siêu cường hàng hóa cơ bản mới).

© Leslie Hook, Harry Dempsey, và Ciara Nugent (Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng).

Nguồn: © Báo Việt Luận (Viewed 31/08/2023)

anh-minh-hoa

Ảnh minh họa, © Nghiên cứu Quốc tế.

Phần đầu tiên của loạt bài này sẽ trình bày về các quốc gia sản xuất kim loại quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng, những nước đang muốn viết lại các quy tắc khai thác khoáng sản.

Khu mỏ nhuộm màu nâu đỏ ở Tenke-Fungurume, một trong những mỏ đồng và cobalt lớn nhất thế giới ở Cộng hòa Dân chủ Congo, đang bị che phủ bởi hàng chục nghìn bao tải bụi bặm.

Những bao tải này – được xếp chồng lên nhau bên lề đường và chất đống bên cạnh các tòa nhà – chứa một lượng bột cobalt hydroxide tương đương với gần 1/10 lượng tiêu thụ hàng năm của thế giới và trị giá khoảng nửa tỷ đô la.

Khối lượng loại bột màu xanh lá sáng này, một thành phần quan trọng trong pin xe hơi điện, cho thấy Congo, nhà sản xuất cobalt lớn nhất thế giới, đang bắt đầu thể hiện sức mạnh của mình khi nói đến các kim loại cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng…


Đọc tiếp…

CMOC, công ty Trung Quốc điều hành mỏ Tenke-Fungurume, hồi tháng 4 đã đồng ý trả 800 triệu USD cho chính phủ Congo để giải quyết một tranh chấp về thuế đã khiến công ty này phải chịu lệnh cấm xuất khẩu trong 10 tháng trước đó.

Giờ đây, chính phủ Congo đang tiến hành xem xét sâu rộng tất cả các liên doanh khai thác mỏ với các nhà đầu tư nước ngoài. Guy Robert Lukama, người đứng đầu công ty khai thác mỏ quốc doanh Gécamines của Congo, nói “Chúng tôi không hài lòng. Không có hợp đồng nào trong số này tạo ra giá trị cho chúng tôi.” Ông mong muốn Congo có thêm việc làm, doanh thu, và các hoạt động khoáng sản mang lại giá trị cao hơn.

cobalt

Cobalt, © wiki.

Ở lối vào văn phòng của ông, một chiếc tủ trưng bày các loại đá có độ khoáng hóa cao thể hiện quan điểm của ông về nguồn tài nguyên giàu có. Lukama cũng ủng hộ sự can thiệp của chính phủ nhằm giữ giá cobalt (*)</sup ở mức cao, “Nguồn cung dư thừa cần phải được tổ chức hợp lý. Sẽ có ích hơn nếu có một vài hạn ngạch xuất khẩu,” ông nói.

Congo không hề đơn độc. Khi thế giới chuyển từ hệ thống năng lượng được xây dựng dựa trên nhiên liệu hóa thạch sang hệ thống sử dụng điện và năng lượng tái tạo, nhu cầu toàn cầu về các vật liệu như đồng, cobalt, nickel, và lithium đang làm thay đổi vận mệnh của các quốc gia khai thác chúng.

Việc khai thác một số kim loại nhất định hiện đang tập trung cao độ ở một số quốc gia. Đối với cobalt, Congo chiếm 70% sản lượng khai thác toàn cầu. Đối với nickel, ba nhà sản xuất hàng đầu (Indonesia, Philippines, và Nga) chiếm 2/3 thị trường. Còn với lithium, ba nhà sản xuất hàng đầu (Australia, Chile, và Trung Quốc) chiếm hơn 90%.

Cầu sẽ chỉ tăng thêm trong những năm tới. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, với tốc độ hiện tại, tính đến năm 2030, không có mặt hàng kim loại chủ chốt nào có đủ mỏ khai thác để đáp ứng về cơ sở hạ tầng cần thiết nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5oC so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Đến cuối thập niên này, thị trường lithium non trẻ cần tăng gấp ba lần quy mô, trong khi nguồn cung đồng sẽ thiếu 2,4 triệu tấn, cơ quan này cho biết.

Nhu cầu ngày càng tăng đối với những mặt hàng này đang bắt đầu làm rung chuyển cả nền kinh tế và địa chính trị của thế giới năng lượng.

Chuỗi cung ứng của một số kim loại đang bị vướng vào căng thẳng gia tăng giữa phương Tây và Trung Quốc, quốc gia hàng đầu về năng lực chế biến lithium, cobalt, và đất hiếm, đồng thời đang xem xét hạn chế xuất khẩu một số nguyên liệu. Các chính phủ từ Washington, Brussels, đến Tokyo đang đánh giá xem họ có thể tìm nguồn cung khoáng sản quan trọng một cách đáng tin cậy ở những nơi nào, mà không cần đi qua quỹ đạo của Bắc Kinh.

Sự chuyển dịch này cũng đang biến một số quốc gia nhỏ và kém phát triển trở thành các siêu cường hàng hóa. Và chính phủ của họ hiện đang có ý định viết lại các quy định về khai thác khoáng sản.

Nhiều nước đang cố gắng tận dụng lợi thế khoáng sản bằng cách thực hiện nhiều hoạt động chế biến và sản xuất giá trị gia tăng ngay trong nước. Một số quốc gia cũng đang cố gắng kiểm soát nguồn cung bằng cách quốc hữu hóa tài nguyên khoáng sản, đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, và thậm chí đề xuất thành lập các cartel.

cobalt

Nước muối chứa lithium carbonate và các sản phẩm phụ từ muối tại mỏ lithium ở Salar de Atacama, Chile. Nước này cùng với Australia và Trung Quốc là một trong ba nhà sản xuất lithium hàng đầu © John Moore/Getty Images.

Một số quốc gia giàu tài nguyên từng là nạn nhân bị bóc lột trong thời thuộc địa, và giờ đây họ đang giành lại quyền kiểm soát số phận của mình.

Chỉ trong 12 tháng qua, Zimbabwe và Namibia đã cấm xuất khẩu lithium thô; Chile tăng cường kiểm soát nhà nước đối với khai thác lithium; trong khi Mexico khiến ngành công nghiệp lithium non trẻ của mình rơi vào tình cảnh bất định sau khi công bố một đánh giá mới về nhượng quyền khai thác mỏ. Trong khi đó, Indonesia đã bổ sung các biện pháp kiểm soát xuất khẩu bauxite (thành phần chính trong nhôm) vào lệnh cấm xuất khẩu quặng nickel thô trước đây.

Jakob Stausholm, giám đốc điều hành Rio Tinto, tập đoàn gần đây đã tham gia đàm phán khai thác ở Chile và Mông Cổ, nói: “Mọi chính phủ đều tìm kiếm một thỏa thuận công bằng với ngành khai thác mỏ, mang lại lợi ích cho cả đôi bên.”

Dù bác bỏ ý kiến cho rằng “chủ nghĩa dân tộc” đang trỗi dậy là nguyên nhân đứng sau xu hướng này, ông thừa nhận đã có sự thay đổi. “Có lẽ việc khai thác, chiết xuất, và xuất khẩu khoáng sản sẽ ngày càng khó khăn hơn; các quốc gia thường muốn có một số cơ sở chế biến gắn liền với việc khai thác mỏ.”

Sự chuyển dịch quyền lực sang các nhà sản xuất kim loại dùng cho chế tạo pin cũng tương tự như những chuyển dịch hàng hóa khác trong quá khứ, tương tự như sự trỗi dậy của than đá trong thế kỷ 19 hoặc sự trỗi dậy của thiếc trong thế kỷ 20. Nhưng các nhà sản xuất sẽ đi bao xa để tận dụng thời điểm này? Và họ có thể làm được điều đó trong bao lâu?

Cơ hội của Indonesia

Ví dụ tiêu biểu cho việc khai thác giá trị khoáng sản là Indonesia, quốc gia chiếm gần một nửa sản lượng toàn cầu về nickel, nguyên liệu chính trong pin xe hơi điện.

Nhiều năm kiểm soát xuất khẩu nickel thô đã giúp nước này thành công trong việc xây dựng một ngành công nghiệp luyện kim nội địa rộng lớn, cũng như các nhà máy sản xuất pin và một số nhà máy sản xuất xe điện.

Sau khi Indonesia cấm xuất khẩu nickel thô vào năm 2014, nước này đã thu hút hơn 15 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào chế biến nickel, chủ yếu từ Trung Quốc. Ngày nay, Indonesia đã cấm xuất khẩu mọi thứ từ quặng nickel đến bauxite, và lệnh cấm xuất khẩu tinh quặng đồng sẽ có hiệu lực vào năm tới.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với những chính sách này: EU đã phản đối chúng tại Tổ chức Thương mại Thế giới và giành chiến thắng trong phiên điều trần đầu tiên. Indonesia đang tiến hành kháng cáo.

Các quan chức chính phủ Indonesia cho biết những nỗ lực của đất nước họ – xây dựng ngành công nghiệp trong nước và khuyến khích sản xuất – đều xuất phát từ những chính sách mà chính các nước phương Tây đã áp dụng cách đây một thế kỷ.

“Đây không phải là điều chúng tôi tự mình nghĩ ra,” Bộ trưởng Đầu tư Bahlil Lahadalia phát biểu. “Chúng tôi đã học hỏi từ các đối tác là các nước phát triển, những người trước đây đã áp dụng những chính sách không chính thống này”.

mining-img

Jokowi visiting the destroyed village of Petobo after the 2018 Sulawesi earthquake and tsunami., © wiki

Ông đề cập đến việc Vương quốc Anh cấm xuất khẩu len thô trong thế kỷ 16 để kích thích ngành dệt may trong nước, hay việc Mỹ đã sử dụng thuế nhập khẩu cao trong thế kỷ 19 và 20 để khuyến khích sản xuất nội địa nhiều hơn.

Lahadalia muốn tiến thêm một bước nữa, bằng cách tạo ra một cartel kiểu OPEC để giữ giá nickel và các vật liệu pin khác ở mức cao. Ông nói, “Indonesia đang nghiên cứu khả năng hình thành một cơ cấu quản trị tương tự như OPEC đối với các khoáng sản mà chúng tôi có”.

Dù cơ cấu đó có thành hiện thực hay không, thì giá nickel tăng chắc chắn đã mang lại cho Indonesia vị thế cao hơn. Khi Tổng thống Joko Widodo, hay “Jokowi” như ông thường được biết đến, đến thăm Mỹ vào năm ngoái, ông đã gặp cả Tổng thống Joe Biden ở Washington và CEO Tesla Elon Musk trong một điểm dừng chân xa xôi ở Boca Chica, Texas.

Jokowi sau đó tiết lộ mình đã khuyến khích Musk xây dựng toàn bộ chuỗi cung ứng của Tesla tại Indonesia, “từ thượng nguồn đến hạ nguồn”.

✵✵✵✵✵✵

Cửa sổ cơ hội

Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia đều đi theo quỹ đạo giống như Indonesia.

Một báo cáo mới của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế cho thấy các nhà sản xuất kim loại sẽ có thể tạo ra ảnh hưởng trong thời gian ngắn, khi mà sản xuất còn tập trung và cầu tiếp tục tăng, nhưng họ khó có thể có được sức mạnh địa chính trị lâu dài như các nhà sản xuất dầu khí.

Thách thức ở đây là các kim loại dùng làm pin như lithium được phân bổ rộng rãi trên toàn cầu – chí ít là về mặt trữ lượng địa chất, chứ không nói đến thực tế khai thác mỏ. Giá lithium cao đang giúp phát triển các mỏ mà trước đây bị cho là quá đắt để khai thác, đồng thời thúc đẩy việc mở rộng khai thác lithium đá cứng ở những nơi như Trung Quốc và Australia.

Một ví dụ về sự dịch chuyển trong sản xuất khoáng sản là hoạt động khai thác lithium ở Nam Mỹ. Ngày nay, Chile đang là nhà sản xuất chiếm ưu thế trong khu vực, nhưng nước láng giềng Argentina, nơi có chính sách khai thác thân thiện với doanh nghiệp hơn, cuối cùng có thể vượt qua Chile.

Caletones

Copper smelter at El Teniente Chile, , © wiki.

23 tỉnh của Argentina đang kiểm soát tài nguyên thiên nhiên của mình và nhiệt tình mời chào hoạt động kinh doanh khai thác mỏ. Với khoảng 9,6 tỷ USD đầu tư vào lithium được công bố trong 3 năm qua và 38 dự án đang được triển khai, các quan chức cho biết sản lượng của Argentina sẽ tăng gấp 6 lần trong 5 năm tới.

Fernanda Ávila, Bộ trưởng Khai thác của Argentina, nhận định “Đầu tư vào lithium chưa bao giờ dừng lại, và tôi nghĩ điều đó liên quan đến thực tế là chúng tôi mở cửa cho đầu tư tư nhân, cũng như sự không chắc chắn trong chính sách được triển khai ở các quốc gia khác.”

Cách tiếp cận bất thường của Argentina trong số các quốc gia sở hữu lithium ở Nam Mỹ đã giúp nước này thu hút đầu tư, ngay cả khi các lĩnh vực khác của nền kinh tế đang thiếu vốn trong bối cảnh lạm phát ba con số.

Trong khi một số chính trị gia ở “tam giác lithium” Nam Mỹ – Chile, Argentina, và Bolivia – đưa ra ý tưởng về một cartel lithium kiểu OPEC, Ávila lại tỏ ra không hào hứng với ý tưởng này. Bà nói, dù “chúng tôi có mối quan hệ rất tốt với các nước láng giềng, nhưng đó không phải là một chủ đề trong chương trình nghị sự.”

Đây là một lý do khác khiến việc sản xuất kim loại dùng làm pin khác với sản xuất dầu: rất khó để hình thành một cartel thành công.

Trong thế kỷ 20, một số mặt hàng chủ chốt nằm dưới quyền kiểm soát của các cartel. Thiếc được quản lý thông qua Hội đồng Thiếc Quốc tế từ thập niên 1950 đến thập niên 1980 – trong đó Indonesia, Bolivia, và Congo thuộc Bỉ đều là thành viên sản xuất. Tương tự, các nhà sản xuất cà phê đã liên kết với nhau thành một cartel trong những năm 1960 và 1970; còn các nhà sản xuất cao su tự nhiên duy trì cartel đến tận những năm 1990.

John Baffes, Trưởng Ban Hàng hóa tại Ngân hàng Thế giới, người đã nghiên cứu các cartel này, cho biết các cartel thành công có ba đặc điểm: chỉ có một số ít nhà sản xuất, những người có chung mục tiêu được xác định rõ ràng, trong một thời gian ngắn.

Baffes cho rằng các nhà sản xuất kim loại pin sẽ gặp khó khăn trong việc hình thành cartel. Ông nhận xét “một số quốc gia có thể hợp tác với nhau để tạo ra một môi trường có lợi cho họ, chẳng hạn như giữ giá cả ở mức cao. Nhưng đó sẽ là mầm mống của sự thất bại, bởi vì sẽ có thêm nhiều thực thể từ bên ngoài gia nhập.”

cobalt

Sản xuất khoáng sản quan trọng tập trung cao độ ở một số ít các công ty đa quốc gia và doanh nghiệp nhà nước lớn. Hình ảnh Thị phần của một số kim loại năm 2021 (%) Nguồn: Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế.

Tốc độ phát triển của công nghệ pin và sự thay đổi thành phần của chúng cũng có thể làm suy giảm nỗ lực thành lập cartel.

Khác với dầu, vốn là nguồn nhiên liệu rất khó thay thế, kim loại trong pin có nguy cơ bị thay thế cao hơn nhiều. Các phòng thí nghiệm chuyên phát triển pin đang không ngừng phát triển các công thức của họ để sử dụng ít kim loại đắt tiền hoặc khó mua hơn.

Điều này đã bắt đầu xảy ra với cobalt, chất mà các nhà sản xuất xe hơi đang cố gắng giảm bớt trong pin do giá thành cao, bên cạnh những lo ngại về nhân quyền ở Congo.

Theo công ty tư vấn về xe điện Rho Motion, một cảnh báo cho việc triển vọng về cầu có thể thay đổi nhanh chóng là việc sử dụng pin không chứa cobalt ở Trung Quốc đã tăng từ 18% thị trường xe điện năm 2020 lên 60% trong năm nay. Các loại pin giàu manganese cũng sắp ra mắt, theo đó làm làm giảm việc sử dụng cobalt hơn nữa.

Andries Gerbens, chuyên gia tại Darton Commodities, cho biết “Một trong những hậu quả của việc gia tăng pin không cobalt là tình trạng thiếu hụt cobalt được dự đoán vào khoảng năm 2024 và 2025 có thể không trở thành hiện thực. Điều đó nghĩa là giá cobalt có thể thấp hơn.”

Sự sụt giá cobalt, nickel, và lithium gần đây có thể làm suy yếu nỗ lực của các nước sản xuất nhằm thu thêm tiền thuê mỏ và xây dựng ngành sản xuất nội địa. Sau khi cobalt và lithium trải qua đợt tăng giá lớn vào năm 2021 và 2022, chủ yếu do nhu cầu từ pin xe điện, thị trường năm nay đã bình lặng hơn nhiều.

Theo Benchmark Mineral Intelligence, việc sản xuất xe điện chậm lại ở Trung Quốc, kết hợp với sự gia tăng sản xuất cobalt hydroxide và lithium carbonate, đã khiến giá các kim loại này giảm lần lượt 30% và 40% trong sáu tháng đầu năm.

Những thợ mỏ kỳ cựu cho biết chu kỳ này đã diễn ra nhiều lần trước đây. Mick Davis, nhà sáng lập Vision Blue Resources và cựu giám đốc điều hành của Xstrata, cho biết chủ nghĩa dân tộc về tài nguyên có xu hướng gia tăng khi giá hàng hóa lên cao hoặc khi bầu cử đến gần.

Trong những dịp đó, “các chính trị gia chắc chắn sẽ cố gắng thu được nhiều tiền thuê mỏ hơn những gì họ đã hình dung và đồng ý ban đầu,” Davis nói. “Kết quả luôn kết thúc trong nước mắt. Điều đó có nghĩa là việc phát triển tài nguyên khoáng sản sẽ ngày càng xa vời.”

Nắm bắt thời cơ

Tuy nhiên, trong lúc chu kỳ vẫn cho phép các nước sản xuất tận dụng lợi thế của mình, họ đang cố nắm bắt thời cơ bằng mọi giá.

Đầu năm nay, Chile, nhà sản xuất lithium lớn thứ hai thế giới, đã công bố kế hoạch quốc hữu hóa một phần ngành công nghiệp này, theo đó họ sẽ trao phần lớn quyền kiểm soát hai mỏ lithium khổng lồ ở sa mạc Atacama cho một công ty khai thác nhà nước khi các hợp đồng hiện tại kết thúc vào năm 2030 và 2043, và hai dự án đó cùng tất cả những dự án khác trong tương lai đều sẽ trở thành liên doanh công-tư.

Tổng thống Chile Gabriel Boric nói rằng kế hoạch tăng cường kiểm soát nhà nước đối với lithium là cơ hội tốt nhất để Chile trở thành một “nền kinh tế phát triển” và phân phối của cải một cách công bằng hơn. “Sẽ không còn ‘khai thác cho số ít’ nữa. Chúng ta phải tìm cách chia sẻ lợi ích của đất nước mình cho tất cả người dân Chile,” ông nói thêm.

Nhiều nhà sản xuất đang thành công trong việc thực hiện các bước để nâng cao giá trị sản phẩm, nhằm tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững. Tại Congo, nhà máy luyện đồng thứ hai của nước này đang được xây dựng gần mỏ đồng Kamoa-Kakula.

Trong khi đó, Chile đang đưa ra mức giá lithium carbonate ưu đãi cho các công ty phát triển các dự án lithium có giá trị gia tăng ngay tại nước này. Đơn vị đầu tiên tham gia là BYD của Trung Quốc, một trong những nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới. Công ty này đã công bố vào tháng 4 rằng họ sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất cực âm lithium ở miền bắc Chile, dự kiến mang lại 500 việc làm trong giai đoạn đầu tư.

Argentina cũng đang chuẩn bị mở một nhà máy sản xuất pin lithium-ion nhỏ – nhà máy đầu tiên ở Mỹ Latinh – vào tháng 9, sau đó sẽ là một nhà máy lớn hơn vào năm tới.

Những nỗ lực của Indonesia nhằm xây dựng ngành công nghiệp xe điện đang mang lại kết quả ở quy mô lớn hơn. Đầu năm nay, Ford đã công bố đầu tư vào một cơ sở chế biến nickel trị giá hàng tỷ USD. Mùa hè này, Hyundai đã động thổ xây dựng một nhà máy sản xuất pin, cơ sở sản xuất thứ hai của hãng tại nước này.

Khi quá trình chuyển đổi năng lượng dần làm thay đổi hệ thống quyền lực và của cải đã thống trị thế kỷ 20, các nhà sản xuất kim loại pin mới đã bắt đầu hành động. Nhiều người coi sự dịch chuyển quyền lực này là một thay đổi đáng hoan nghênh.

Elizabeth Press, giám đốc kế hoạch tại Irena, đồng thời là tác giả của báo cáo về các khoáng sản quan trọng, nhận xét: “Điều hết sức cần thiết là chúng ta phải viết lại di sản của ngành khai thác mỏ để các nước giàu khoáng sản có thể thu được nhiều giá trị kinh tế hơn. Chúng tôi nhận thấy cả hai bên đều nhận thức rõ rằng mọi thứ không thể tiếp tục như cũ” (Còn tiếp một phần).

© Leslie Hook, Harry Dempsey, và Ciara Nugent (Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng).

Thân mời đọc thêm @ Facebook Báo Việt Luận

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET. NnQ)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    (1) ❖ Coban (Cobalt). Các xu hướng và lực lượng thúc đẩy thị trường coban Từ sự tăng trưởng liên tục về nhu cầu và thị phần cho xe điện đến việc xây dựng các hệ thống lưu trữ năng lượng, coban là chìa khóa trong quá trình chuyển đổi toàn cầu sang các nguồn năng lượng mới. Nhưng thiếu sự đa dạng trong chuỗi cung ứng cho các nhà sản xuất pin và ô tô. Khoảng 70% coban khai thác đến từ Cộng hòa Dân chủ Congo – nơi nổi tiếng về nguồn cung và rủi ro danh tiếng cho các nhà sản xuất – và 70% quá trình chế biến coban xảy ra ở Trung Quốc… Nguồn @ fastmarkets (Viewed 31/08/23)

      – Cobalt

cobal-science

Cobalt. © sciencelearn

Cobalt is a chemical element – a substance that contains only one type of atom. Its official chemical symbol is Co and its atomic number is 27, which means that a cobalt atom has 27 protons in its nucleus. Cobalt is found in many places – in the soil, on the seafloor and in mineral deposits – but as part of a compound rather than as an element.

Coban là một hóa chất yếu tố – một chất chỉ chứa một loại nguyên tử. Ký hiệu hóa học chính thức của nó là Co và số nguyên tử là 27, có nghĩa là một nguyên tử coban có 27 proton trong hạt nhân. Coban được tìm thấy ở nhiều nơi – trong đất, dưới đáy biển và trong khoáng tiền gửi – nhưng là một phần của hợp chất chứ không phải là một yếu tố… Nguồn @ sciencelearn (Viewed 31/08/23)

    ❖ Indonesia cấm xuất khẩu niken. Indonesia là nơi có 22% trữ lượng niken của thế giới và lệnh cấm xuất khẩu quặng niken kể từ năm 2020 đã gây ra những thay đổi lớn trong chuỗi cung ứng các sản phẩm chiến lược như xe điện và động cơ tên lửa. Arsalan Ahmed đã thảo luận vấn đề này với Michael Merwin, một chuyên gia về chuỗi cung ứng quốc tế với gần 30 năm kinh nghiệm trong khu vực tư nhân. Merwin nhấn mạnh vai trò mới nổi của Indonesia trong niken và các chuỗi cung ứng khác và giải thích lệnh cấm xuất khẩu của nước này ảnh hưởng đến Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đông Nam Á như thế nào… Đọc tiếp @ NBR (11/2022)

Aug-2023_w1

★ ✵ ★

Các bài viết sưu tầm: Aug 04, 2023

1

“Thi hỏng Tú Tài…”

ta đợi ngày đi!

© Lê Hữu.

Nguồn: © nvnorthwest.com (10/2019)

cong-truong-con-rua-saigon

Ảnh minh họa. © nvnorthwest.

“Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…”

Câu hát quen thuộc từng được nghe đi nghe lại trên các làn sóng phát thanh ở miền Nam một thời nào. Nỗi Buồn Hoa Phượng, tên bài hát của Thanh Sơn, có thể xem là bài “tình ca học trò” tiêu biểu thuở ấy với sân trường phượng vỹ, với tiếng ve gọi hè, với những tà áo nữ sinh và những lưu bút ngày xanh chuyền tay nhau của những cô cậu học trò dưới mái trường trung học.

“Đường Duy Tân, chợ Bến Thành
Chân ai thả bộ còn in khóe cười”

(thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Cho đến một ngày kia, những “tình ca học trò” này bỗng trổ sang một nhánh khác; nói khác hơn, được “nâng cấp” thành những bài “tình ca sinh viên”. Không còn những “phượng thắm sân trường”, những “cổng trường vôi tím”, những “một thời áo trắng”…

Sân trường Trung Học được thay bằng khuôn viên Đại Học, lớp học được thay bằng giảng đường, hình ảnh cô nữ sinh hay mơ hay mộng được thay bằng cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhở những chiến công (Anh Không Chết Đâu Em, nhạc Trần Thiện Thanh). Lần đầu tiên người ta nghe được những câu hát: “Trả lại em yêu khung trời Đại Học… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Âm Nhạc Của Một Thời (Lê Hữu).‎‎‎‎ Âm Nhạc của Một Thời là tác phẩm làm nên tên tuổi Lê Hữu, một Lê Hữu có đôi mắt tinh tế, sắc bén, nhìn thấu suốt đến từng chi tiết nhỏ nhất trong bất cứ vấn đề gì mà ông có hứng thú bàn tới…   Đọc tiếp @ cothommagazine

   ❖ “Hương Trinh đã tan rồi!” (Lê Hữu).‎‎ “Hương trinh đã tan rồi!” câu hát ấy ở trong bài hát “Kiếp nào có yêu nhau” (1958) của nhạc sĩ Phạm Duy, phổ từ bài thơ cùng tên của Minh Đức Hoài Trinh. Câu hát nghe thật buồn. Có điều là, trong bài thơ được phổ nhạc không hề có câu ấy, không hề có “hương trinh” nào cả…  Đọc tiếp @ t-van.net

    ❖ Nhạc vàng – Bên thắng cuộc. Nhạc đỏ, buồn ơi chào mi! Cũng không phải đợi tới bây giờ mà nhiều người yêu nhạc ở miền Bắc đã biết yêu, biết tìm đến “nhạc vàng” miền Nam từ lâu lắm. Lộc “vàng”, chàng trai Hà Nội thời chiến vì trót yêu nhạc vàng, thích hát nhạc vàng mà phải trả giá đến gần 10 năm tù tội. Điều khá chua xót là, ngày ra tù, trong lúc lang thang trên đường phố, tiếng nhạc vọng ra từ những quán xá bên đường mà anh nghe được lại chính là những bản nhạc vàng “đồi trụy”, “phản động” đã đọa đầy anh trong lao tù, chôn vùi cả một thời tuổi trẻ. Câu chuyện Lộc “vàng” là câu chuyện của người dám sống và chết cho nhạc vàng, nhất định chỉ yêu nhạc vàng chứ không yêu nhạc đỏ…   Đọc tiếp @ bon-phuong blogspot

    ❖ Tiếng Việt, Yêu Và Ghét… Giả sử bài này bắt đầu bằng câu chào ấy, “Chào mọi người!” Lại giả sử câu tiếp theo là “Mọi người ơi! Hôm nay mình chia sẻ với mọi người về tiếng Việt giàu và đẹp nhé.” Nghe lối chào hỏi ấy, có người cho là bình thường vì cách nói năng này khá phổ biến hiện nay, nghe mãi cũng quen tai. Có người nhăn mặt nhíu mày, cho đấy là cách nói kém văn hóa, thiếu tôn trọng người khác vì đánh đồng mọi đối tượng. Già trẻ lớn bé gì cũng “mọi người”, cũng đồng hạng, đồng vai đồng vế, không đẳng cấp thứ bậc chi cả.

“Mọi người”, “cả nhà”, “mình”… là cách gọi, xưng hô ngày càng phổ biến ở trong nước và cả ngoài nước, trong giao tiếp hàng ngày hoặc trên sân khấu của các diễn viên, các MC hay các Youtuber. “Nếu mọi người thích vi-đeo này thì nhấn nút lai cho mình nhé…”   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Đêm Rất Thánh, Đêm Không Cùng…‎‎ “Silent Night” không chỉ là bài thánh ca giáng sinh mà còn mang ý nghĩa của một thông điệp hòa bình cho nhân loại, một thông điệp mang đến tình yêu thương, lòng bao dung và thứ tha trong một thế giới an hòa. Nhân loại đến nay vẫn chưa thực sự có an bình, vẫn còn những con người đi gieo rắc thù ghét và bạo lực thay vì gieo rắc tình thương yêu đến cho đồng loại. Trong lúc thế giới đang có những biến động từng ngày từng giờ và cảm giác bất trắc, bất an phủ trùm lên đời sống con người hơn bao giờ thì bài thánh ca ấy vang lên trong mùa giáng sinh này như đáp ứng nỗi mong đợi, khát khao của những người “thiện tâm…”   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Ngôn Ngữ Ngậm Ngùi (Lê Hữu). Do những hoàn cảnh lịch sử đặc trưng từ mối quan hệ giữa người ngoài nước và người trong nước, từ sự áp đặt một nền văn hóa (trong đó có ngôn ngữ) của bên thắng trận (miền Bắc) vào một nước Việt Nam thống nhất (về mặt địa lý), khiến ngày nay ngôn ngữ đã trở thành nạn nhân của thành kiến đến từ cả hai phía… Thân mời đọc tác phẩm “Ngôn Ngữ Ngậm Ngùi” của Lê Hữu @ TẠI ĐÂY

(Lưu Ý: Không cần phải “Log In” với DropBox, đóng log-in window, sách dưới dạng PDF sẽ hiện ra, để đọc sách hay tãi về máy click “Download” button ở trên góc trái cạnh Dropbox Logo. NNQ)

2

Thư Chiếu Cố.

(Tiếng Anh Theo Dòng Thời Sự – saigonnho).

© Ian Bùi.

Nguồn: © Saigon Nhỏ (07/2023)

anh-minh-hoa

Ảnh minh họa. © Burrell.

Trong quy trình tố tụng ở Mỹ có một thủ tục gọi là Target Letter. (*) Chữ target ở đây vừa có nghĩa là mục tiêu vừa có nghĩa là đối tượng – tức cái đích nhắm của Bộ Tư pháp, tạm dịch sang tiếng Việt là Thư Chiếu Cố.

Target letter là văn thư chính thức công tố viên gởi cho một cá nhân, báo cho họ biết họ đang bị điều tra và có khả năng sẽ bị truy tố. Trong thư, công tố không những liệt kê khái quát những cáo buộc mà còn cho đối tượng cơ hội đến gặp công tố viên để giải thích hoặc giải đáp thắc mắc nếu có.

Người nhận cũng có thể nhân cơ hội này ra điều đình với đại diện của Tư Pháp để tránh bị khởi tố. Nói cách khác, target letter có thể xem như một phép lịch sự trong thủ tục tố tụng, thường được gởi ra không lâu trước khi chính quyền quyết định truy tố ai đó… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

(*) Target Letter là gì? Thư chiếu cố (target latter) là phương tiện mà chính phủ liên bang Hoa Kỳ thông báo cho các cá nhân rằng họ là mục tiêu truy tố hình sự. Nói một cách đơn giản nhất, điều đó có nghĩa là công tố viên liên bang tin rằng người nhận đã phạm tội. Thông lệ chung của Bộ Tư pháp là cảnh báo những người đang bị điều tra về các tội phức tạp rằng họ sắp bị buộc tội. Điều này được thực hiện thông qua một thư từ chính thức được gọi là “target letter.”

Những điều cần biết về cách Bộ Tư pháp thông báo cho các nghi phạm, như Donald Trump, trước các cáo buộc có thể xảy ra: Đầu tiên là một tài liệu do các công tố viên liên bang ban hành cho một người đã được triệu tập để làm chứng trước bồi thẩm đoàn với tư cách là nhân chứng và người có khả năng bị buộc tội liên quan đến lời khai đó. Thứ hai được ban hành khi một người chưa được triệu tập với tư cách là nhân chứng nhưng vẫn có khả năng bị đại bồi thẩm đoàn truy tố. Trong những trường hợp như vậy, chính sách của Bộ Tư pháp là thông báo cho người đó về một bản cáo trạng sắp xảy ra…   Nguồn @ The Conversation (19/07/23)

(*) “The chickens have come home to roost” Ý nghĩa của thành ngữ là những điều xấu mà ai đó đã làm trong quá khứ đã quay trở lại để gây ra vấn đề hoặc rắc rối cho người đó. Nó ngụ ý rằng người đó phải đối mặt với hậu quả của những hành động trong quá khứ của mình, ngay cả khi chúng đã được thực hiện từ lâu. Biểu thức này dựa trên ý tưởng rằng gà định cư để nghỉ ngơi hoặc ngủ vào ban đêm… Đọc thêm @ Learning English VOA

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Chủ nghĩa Ái Quốc vs Chủ nghĩa Dân tộc… Các từ chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước đôi khi được sử dụng như những từ đồng nghĩa, chẳng hạn như khi Trump và những người ủng hộ ông mô tả chương trình nghị sự Nước Mỹ trên hết của ông. Nhưng nhiều nhà khoa học chính trị, bao gồm cả tôi, thường không thấy hai thuật ngữ đó là tương đương – hoặc thậm chí tương thích…

        – Chủ nghĩa dân tộc (nationalism), theo một định nghĩa từ điển, là “lòng trung thành và sự tận tâm với một quốc gia – loyalty and devotion to a nation”. Theo các học giả, chủ nghĩa dân tộc là độc quyền, thúc đẩy một nhóm bản sắc cao hơn – và đôi khi đối lập trực tiếp với – những nhóm khác!

        – Chủ nghĩa ái quốc (patriotism – yêu nước). Theo cùng một từ điển, trái ngược với lòng trung thành hoặc tận tụy cống hiến cho dân tộc của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa ái quốc là “tình yêu hoặc sự tận tụy một người dành cho đất nước của mình.” Nó xuất phát từ từ yêu nước (patriot), bản thân từ này bắt nguồn từ từ patrios trong tiếng Hy Lạp.

        – Tóm lại, Chủ nghĩa ái quốc là cống hiến cho toàn bộ đất nước – bao gồm tất cả những người sống trong đất nước đó. Chủ nghĩa dân tộc đề cập đến sự cống hiến cho chỉ một nhóm người hơn tất cả những người khác…   Đọc tiếp @ Ong3A

    ❖ Make Arraignments Great Again! Một khi nhận được Indictment, Văn phòng Chưởng lý có thể thông báo cho người bị buộc tội biết và thu xếp ngày giờ và địa điểm để họ ra trình diện. Hoặc nếu đối tượng là kẻ nguy hiểm hay có nguy cơ bỏ trốn, nhân viên công lực có quyền đến bắt giữ họ (arrest).

Bất kỳ là trường hợp nào chăng nữa, người bị indicted kể từ đó trở đi được xem là bị cáo tội hình sự (criminal defendant). Họ sẽ phải bị lấy dấu tay (fingerprinted), được chụp hình (mug shot), và ra trình diện trước quan tòa để nghe đọc cáo trạng. Họ có quyền nhận tội (plead guilty) hoặc chối tội (plead not guilty). Quan tòa có thể ra lệnh bắt giam chờ ngày xử án (pre-trial detention) hoặc cho đóng tiền thế chân để tại ngoại (post bail). Nếu bị cáo có khả năng trốn ra nước ngoài, quan tòa có thể ra lệnh tịch thu hộ chiếu.

Ngoài ra, bị cáo được tại ngoại có thể bị cấm nói chuyện với truyền thông báo chí hoặc phát biểu trên mạng xã hội về vụ án của mình. Nếu vi phạm bất cứ điều gì, tòa có thể ra lệnh giam bị cáo cho đến ngày xử. Tất cả những thủ tục trên đây được gọi là arraignment…   Nguồn @ TẠI ĐÂY

    ❖ Tâm Lý Cực Đoan Trong Chính Kiến.‎‎ Những người có khuynh hướng cực đoan trong chính kiến, dù hữu khuynh hay tả khuynh, đều có những đặc điểm giống nhau và rất khác người ôn hoà. Bài viết này tóm lược một nghiên cứu tâm lý học đăng trên Sage Journals tháng Giêng 2019. Hy vọng nó sẽ giúp ta hiểu thêm về hiện tượng tâm lý chính trị cực đoan để tránh bị khích động, đồng thời giúp ta tìm ra cách hoá giải…

Xin lưu ý “hữu khuynh”và “tả khuynh” trong bài được dùng theo định nghĩa thông thường và hoàn toàn không hàm ý tốt hay xấu. Trong chính trị học, cộng đồng con người thường được chia làm ba nhóm: cấp tiến (liberal), trung hoà (moderate) và bảo thủ (conservative). Sự phân cách này phần lớn xuất phát một cách tự nhiên, nhưng nó cũng có thể được nhào nặn thêm bởi giáo dục, truyền thống, truyền thông, xã hội…   Đọc tiếp @ vietbao.com

    ❖ “Làm cho nước Mỹ vĩ đại!” Donald Trump Chính sách kinh tế của ông Trump đã đẩy chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ lên cao ngoài mong đợi, nhưng chỉ làm giàu cho một số ít người dân Mỹ. Trong khi đó những người lao động trong ngành giải trí, dịch vụ nhà hàng, khách sạn … mới là những thành phần cần được giúp đỡ vì với đồng lương vốn đã ít ỏi và về mặt kinh tế, họ là nạn nhân trực tiếp của Covid-19.

Năm 2016, Donald Trump bước vào Nhà Trắng với thâm hụt ngân sách của chính quyền liên bang là 587 tỷ đô la và ông ra đi vào lúc con số này đang ngấp nghé ngưỡng 3.000 tỷ. Trong vỏn vẹn một nhiệm kỳ duy nhất, kèm theo tác động của Covid-19, tổng nợ công của Hoa Kỳ đang từ 19.000 tỷ bị đẩy lên thành 27.000 tỷ đô la trong năm 2020 (Make America Great Again, a long way to go!)…   Nguồn @ TẠI ĐÂY

Thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại kỳ sau. NNQ

July-2023_w3

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: July 21, 2023

1

Vương, Trần, ‘Bound’

và những nút thắt của số phận.

© Ngô Ngọc Loan.

Nguồn: © vanviet.info (June/2023)

mot-phan-canh-nhac-kich-Bound

Diane Trần trong nhạc kịch “Bound”. © vanviet.info.

Vương là Karen Vương.

Trần là Diane Trần.

Văn hóa Việt thế nào?

‘Bound’ là tên vở nhạc kịch do Chu Bảo Long – Giám đốc Viện Houston Endowment viết kịch bản và Hoàng Nhược Đồng (Huang Ruo) đạo diễn.

Ngày 31 tháng Năm, năm 2012, sau phản ứng mãnh liệt của công chúng và đơn kiến nghị hơn 150.000 chữ ký, Thẩm phán Lanny Moriarty của Texas phải bác bỏ cáo buộc tội “khinh thường” đối với Diane Trần, một nữ sinh trung học 17 tuổi, trả tự do cho cô.

Diane Trần, học sinh lớp 11 trường Willis High School, bị kết án tù 24 giờ ở nhà tù Montgomery County và đóng $100 tiền phạt vì tội “truancy – trốn học.” Luật của Texas chỉ định, học sinh được phép vắng mặt không quá 10 ngày trong sáu tháng. Theo bản ghi nhớ của trường, Diane đã nghỉ 18 ngày trong năm học đó. Cũng chính Thẩm phán Lanny Moriarty trả lời CBS Atlanta sau khi giam giữ Diane rằng ông ta muốn đây là trường hợp “làm gương”: “Nếu chúng ta để một người muốn làm gì thì làm, thì những người còn lại sẽ như thế nào?”

Đọc tiếp…

Mọi chuyện đều có lý do của nó. Cha mẹ của Diane chia tay. Cả hai đều bỏ đi nơi khác sinh sống. Cô gái tuổi vị thành niên bỗng dưng trở thành “mẹ” của một người anh đang học Texas A&M University và một người em đang sống nhờ người thân. Cô gánh vác tất cả những gì cần phải có cho một gia đình. Diane làm việc toàn thời gian trong một cửa hàng giặt ủi và bán thời gian cho công ty tổ chức tiệc cưới. Dựa theo luật hiện hành cho trẻ vị thành niên của Texas, Diane đã bị cảnh cáo về những ngày vắng mặt ở lớp – một tội nhẹ theo luật tiểu bang.

Ngay sau khi truyền thông đưa tin về phiên xử Diane Trần, câu chuyện đáng thương của cô gái 17 tuổi trở thành một hiện tượng trên Internet. Nhiều tổ chức gây quỹ và các trang web được mở ra để giúp cô và kêu gọi ký đơn kiến nghị trên Change.org. Thậm chí một trang web có tên HelpDianeTran.com do Liên Minh Giáo Dục Trẻ Em Louisiana thành lập trong vòng chưa đến một tuần đã huy động hơn $100,000 từ khắp thế giới gửi vào tài khoản dưới tên Diane Trần.

diana-tran

Diane Trần. © YouTube.

✵✵✵✵✵✵

Hai năm sau, năm 2014, câu chuyện mang đầy bi kịch xã hội của một gia đình nhập cư được chuyển thành nhạc kịch trên sân khấu Seattle Opera với tên “Bound.”

Kịch bản của “Bound” do Chu Bảo Long, Giám đốc Viện Houston Endowment, Texas viết. Người diễn lại cuộc đời của Diane Trần là nữ nghệ sĩ Opera người Mỹ mang hai dòng máu Việt, Hoa: Karen Vương. Ngoài những tính chất chung như làm việc chăm chỉ, thông minh, người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai, Karen Vương hoàn toàn không có điểm tương đồng nào với Diane Trần.

Karen bước ra từ một gia đình học thức ở Los Angeles. Thuộc dòng dõi Trung Hoa, nhưng cha mẹ của Karen sinh ra ở Việt Nam, tốt nghiệp Đại học University of Tokyo, và Karen mô tả họ “rất châu Á” dù rời quê hương giữa những năm 70.

Cho dù lớn lên trong sự dạy dỗ nề nếp của gia đình, luôn đòi hỏi mọi thứ phải “excellent”, Karen Vương tự nhận cô không hoàn hảo. Là một người đam mê âm nhạc, Karen có thể hát Phantom of the Opera vào những lúc không thích hợp và hơi “ngông”, quậy phá ở những năm trung học. Tuy nhiên, ở những cột mốc quan trọng trong cuộc đời, Karen luôn có cha mẹ bên cạnh để nhắc nhở. Khi nhận thấy cô có đủ tài năng và cơ hội để trở thành một ca sĩ Opera, họ đã giúp cô biến tình yêu âm nhạc thành sự nghiệp.

Từng bị giằng xé giữa âm nhạc và nghề bác sĩ thú y, Karen đã chọn âm nhạc. Một khi đã đưa ra quyết định, Karen theo đuổi nó bằng cả trái tim và khối óc, đặc biệt sau khi cha mẹ cô cảnh báo, nếu đã chọn, cô phải kiên trì theo đuổi. Từ đó, Karen vào học những trường dành cho học sinh năng khiếu và trường nhạc.

Cô nhận Artist Diploma Program danh tiếng của Juilliard. Sau đó, cô được nhận vào Los Angeles Domingo-Thornton Young Artists trong hai năm; tốt nghiệp âm nhạc trường UCLA. Từ năm 2013-2019, Karen là nghệ sĩ của nhà hát Oper Frankfurt ở Đức, hát và diễn qua rất nhiều vai. Karen Vương giành giải lớn nhất của cuộc thi Marilyn Horne Lieder Competition năm 2011 và giải Eastern Regional Metropolitan Opera Council Auditions 2013.

Tất cả những vì sao may mắn đó không rơi vào bổn mệnh của Diane Trần – nhân vật thật ngoài đời của tác phẩm “Bound.” Tuy nhiên, Karen vẫn cảm nhận được sợi dây đồng cảm vô hình. Cô nói:

“Tôi rất cảm mến cô ấy (Diane). Tôi thấu hiểu. Khi bạn là con của những người nhập cư, bạn ý thức rất rõ về những gì gia đình bạn đã trải qua để mang về cho chúng ta cơ hội. Bạn không bao giờ quên tầm quan trọng của giáo dục, hoặc tầm quan trọng của cố gắng vượt qua nghịch cảnh khi mọi thứ khó khăn.”

Karen xuất hiện xuyên suốt 60 phút trong vở nhạc kịch. Cô hát trong tất cả phân đoạn, diễn xuất thần khi gặp lại “người mẹ” trở về sau nhiều năm đi xa, do Nina Yoshida Nelsen đóng.

karen-played-tran-meeting-mom-in-bound

Diane Trần gặp lại người mẹ sau nhiều năm biệt tăm trong một phân cảnh của ‘Bound’. (Ảnh: chụp từ video Bound – NV).

Kịch bản “Bound” của Chu Bảo Long qua tiếng đàn tranh của Vân-Ánh Vanessa Võ đã thể hiện cuộc đời của một Diane Trần bị giằng xé, cô đơn, phẫn uất, nhưng luôn thèm khát tình mẫu tử. Cảnh quang sân khấu đơn giản, thuần chất nhạc kịch. Đặc biệt, phân đoạn người mẹ trở về sau nhiều năm biệt tăm, quỳ lại bàn thờ có di ảnh cha mẹ của bà, có chút gì gợi nhớ “Dạ cổ hoài lang” năm xưa.

Mặc dù Karen rất toả sáng, cháy bỏng trong những vai diễn Opera của Hoàng Nhược Đồng, nhưng cô vẫn mong muốn đi tìm một vị trí mới cho mình. Cô không muốn nhốt bản thân vào một chiếc hộp mặc định nào đó. “Tôi cố gắng tìm vị trí của mình trong các phân đoạn người Mỹ.”

“Làm thế nào để chúng ta kể lại một câu chuyện mà không phải tuân theo khuôn mẫu? Nó có rất nhiều phần để có thể biến tấu. Có lẽ tôi sẽ tìm một đạo diễn nào có cùng tinh thần đó.” Karen Vương muốn nói đến vở nhạc kịch Madama Butterfly của Giacomo Puccini.

© Ngô Ngọc Loan.

Thân mời đọc thêm @ vanviet.info

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET (NnQ).)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Charges dropped against honor student jailed for truancy after working two jobs to support siblings… as she REFUSES to accept $100,000 raised for her. Thẩm phán Lanny Moriarty đã hủy bỏ các tội bỏ các buổi học vượt quá mức qui định sau khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho Miss Tran. Liên minh Giáo dục Trẻ em Louisiana đã thành lập một trang web, HelpDianeTran.com, đòi công lý cho cô và quyên góp được hơn 100.000 đô la cho gia đình cô. Nhưng ABC đưa tin rằng cô đã từ chối nhận khoản quyên góp, nói rằng: “Có một số đứa trẻ khác ngoài kia đang vật lộn nhiều hơn… hơn tôi…” Nguồn @ dailymail.co.uk

    ❖ Texas Honor Student With Two Jobs Jailed for Missing Too Much School. Thẩm phán Texas, người đã bỏ tù một học sinh danh dự lớp 11 vì nghỉ học quá nhiều, đã trừng phạt không công bằng cô học sinh trung học, người phải làm hai công việc để hỗ trợ anh chị em của mình… Đọc tiếp @ abcnews

    ❖ “Miss Saigon”, Vết hằn năm tháng (Vương Trùng Dương).‎‎ Theo bản tin VOA, 23/11/2022, vở nhạc kịch “Miss Saigon” từng gây tiếng vang của hai biên kịch người Pháp là Claude-Michel Schönberg và Alain Boublil vừa bị huỷ diễn tại nhà hát Crucible ở trung tâm thành phố Sheffield của Anh vì bị chỉ trích có “những trò lố lăng và phân biệt chủng tộc”. Công ty New Earth Theatre, bao gồm một nhóm các nghệ sĩ người Anh gốc Đông và Đông Nam Á, ra thông báo nói rằng vở nhạc kịch “Miss Saigon” có chứa “những ẩn dụ tai hại, những trò lố lăng và phân biệt chủng tộc” nhằm vào người Việt Nam…

MissSaigonPoster

MissSaigonPoster, © wiki.

… Khi có đạo quân Hoa Kỳ vào tham chiến ở Việt Nam, nhiều cây bút đã viết về chuyện gái bán bar mồi chài, ăn nằm với chàng GI Mỹ, điển hình qua nhiều truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ. Thế nhưng, cái tựa với danh xưng của vở ca nhạc kịch với tên Miss Saigon như sự khai thác thị hiếu để tò mò, chú ý. Thông thường, Miss đi cùng với địa danh như Miss California, Miss London, Miss America, Miss Universe… trong những cuộc thi để nói về nhan sắc, hình ảnh “cô gái” được chọn lọc trong cuộc thi tuyển nào đó. Đem Miss Saigon để đưa ra hình ảnh cô gái bán bar, trong lúc đất nước chìm trong cảnh tao loạn, cô gái thuộc loại “Thương nữ bất tri vong quốc hận như lời thơ Đỗ Mục để làm danh xưng địa danh là thủ đô của đất nước! Nó không nói lên được cái gì đẹp đẽ, yêu thương, cao đẹp trong tình yêu, trong thuở chiến chinh với địa danh có ba trăm năm lịch sử gắn liền với mệnh hệ của quốc gia, dân tộc!

… Sài Gòn dù bị xóa tên, người Việt lưu vong hầu hết đều lưu luyến và gìn giữ tên gọi đó, nó không bị mai một trong ngôn ngữ, lời nói và trong tâm tưởng. Đưa ra hình ảnh người đàn bà Việt Nam gắn liến với cái tên đi vào “lịch sử” với khuôn mặt cô gái làng chơi, có làm tổn thương cho hàng triệu người Việt lưu vong? Phải chăng đó là sự bôi bẩn rẻ tiền, thiếu thận trọng để khai thác đề tài trên sân khấu?   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (12/2022)

    ❖ Sự phản bội cuối cùng (Phim ‘The Last Day). Bộ phim Last days in Việt Nam đã được giới thiệu tại Hoa Kỳ. Nhà làm phim tài danh tiếng là bà Rory Kennedy đã sưu tầm tài liệu nhiều năm và hy vọng đoạt giải Oscar năm nay, ghi dấu 40 năm mất miền Nam. Ngôi sao chính được phỏng vấn trong phim là tiến sĩ Kissinger. Báo chí Việt ngữ khen ngợi. Truyền thông Hoa kỳ còn siêu hơn 1 bậc. Hầu hết đều hết lời xưng tụng. Các báo Mỹ miền Đông cho đến 5 sao. Báo miền Tây khó tính nhưng cũng phải bỏ ra 4 sao. Trên Amazon bình luận là tuyệt phẩm…

Ngày cuối ở Việt Nam là ngày cuối của ai. Đối với Việt Nam Cộng Hòa chăng. Không phải. Ngày cuối cùng của những người Việt bị bỏ rơi trong tòa đại sứ. Có phải không ? Không phải. Đó là ngày cuối của người Mỹ ở Việt Nam. Hoa Kỳ nghĩ thế nào. Nhà làm phim nghĩ sao? Tôi không biết. Theo tôi. Đúng là ngày cuối của người Mỹ tại Việt Nam… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (06/2023)

2

Biển Đông.

Vùng Biển Quan Trọng Nhất Thế Giới! (Câu chuyện về “tứ ma” ở Biển Đông).

© Daniel Yergin, Dịch thuật Lê Nguyễn.

Nguồn: © diendankhaiphong.org (Viewed June/2023)

Bien_Dong

Bản đồ Biển Đông © wiki.

Biển đông là vùng biển quan trọng nhất đối với kinh tế thế giới, ít nhất một phần ba của thương mại toàn cầu phải thông qua con đường hàng hải này. Đây cũng là vùng nước nguy hiểm nhất , nơi mà quân đội Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể dễ dàng va chạm.

Các tàu chiến của Trung cộng và Hoa Kỳ đã có một vài lần suýt chạm nhau chỉ cách trong gang tấc và gần như không thể ngăn chặn được một số sự cố sắp xảy ra trong vài năm qua, quân đội Trung Quốc phải liên tục cảnh báo các máy bay phản lực Mỹ bay ở bên trên. Vào tháng 7, hai quốc gia đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân cạnh tranh nhau trong vùng biển đó. Điều được gọi là “sự cạnh tranh chiến lược” ngày càng tăng giữa Washington và Bắc Kinh khiến bóng ma của một tai nạn có thể gây ra một cuộc đối đầu quân sự lớn hơn làm các nhà chiến lược ở cả hai thủ đô vô cùng bận tâm.

Những căng thẳng này xuất phát từ sự bất đồng giữa hai nước về việc liệu Biển Đông có phải là lãnh thổ của Trung Hoa hay không, một cuộc cãi vã nói lên tranh chấp sâu sắc hơn về chủ quyền biển, cách quyết định chủ quyền và các quyền cơ bản đi lại trong các vùng biển đó. Do đó, thế đối đầu trên Biển Đông có nhiều mức độ phức tạp. Nó không chỉ đơn giản là về một vùng nước, hay một ranh giới duy nhất. Như Tommy Koh, một nhà ngoại giao cấp cao của Singapore, người dẫn đầu các cuộc đàm phán để thành lập Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, đã nói, “Biển Đông là về luật pháp, quyền lực và tài nguyên và về lịch sử…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Về tác giả: Daniel YERGIN là tác giả của “Bản đồ mới: Năng lượng, khí hậu và sự đụng độ của các quốc gia” (amazon.com/New-Map-Energy-Climate-Nations/dp/1594206430/), trong đó mô tả những căng thẳng hiện nay ở Biển Đông. Những cuốn sách trước đây của ông bao gồm The Quest và The Prize , từ đó ông đã nhận được giải thưởng Pulitzer.

Ghi chú:

Thân mời đọc thêm bài phỏng vấn “Daniel Yergin on Energy’s New Map” – Transcript of IMF podcast @ TẠI ĐÂY (Viewed 02/07/2023)

(1) Source: US set to reject certain Chinese maritime claims in South china sea.

(2) “Trịnh Hòa” Ông sinh năm 1371 tại tỉnh Vân Nam, miền nam Trung Quốc, được đặt tên là Mã Hòa (Ma He). Cha mẹ ông theo đạo Hồi và thuộc nhóm người Hồi thiểu số. Họ “Mã” của ông – là họ Trung Quốc xuất phát từ họ Muhammad – sau này được thay bằng họ “Trịnh”, là họ được Hoàng đế nhà Minh phong tặng khi ông đạt đến cấp bậc cao nhất mà một thái giám có thể có… Nguồn: © Đô đốc Trịnh Hòa: Sứ giả hòa bình hay tội phạm chiến tranh? (NCQT – 24/09/2019)

    Trịnh Hòa Là Ai? Trịnh Hòa (Zheng He / Cheng Ho), sinh năm 1371, tên thật là Mã Hòa (Ma Ho), thuộc dòng dõi một gia đình chiến tướng Mông Cổ từng viễn chinh rồi định cư ở Makkah, Ả Rập Saudi, và theo đạo Hồi. Trong triều nhà Minh, Trịnh Hòa được biết đến dưới tên gọi là Mã tam bảo Thái giám, có tài thủy chiến, thông thạo ngôn ngữ Ả Rập, am hiểu cả thiên văn, địa lý. Đến năm 1404, Thái giám Mã Hòa được hoàng đế Vĩnh Lạc (tức Minh Thành Tổ Chu Đệ, con thứ tư của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương) sắc phong cho đổi tên hoàng tộc thành Trịnh Hòa.

Cùng thời, một thái giám người Việt Nam tên là Nguyễn An (vốn là một kiến trúc sư, do Hồ Hán Thương con của Hồ Quý Ly cống nạp để được Bắc Triều sắc phong chức An Nam Quốc Vương) cũng từng được Minh Thành Tổ Chu Đệ giao cho trọng trách xây dựng thành Bắc Kinh (tên cũ là Yên Kinh) từ năm 1404, đến năm 1420 mới hoàn tất.

Năm 1405, Chu Đệ sai sứ sang Việt Nam đòi đất Lộc Châu. Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương sai Cát địa sứ Hoàng Hối Khanh cắt đất của 59 thôn ở Cổ Lâu dâng cho nhà Minh. Đó là giai đoạn khởi đầu thời Minh thuộc của Việt Nam ta, trước khi người anh hùng áo vải đất Lam Sơn Lê Lợi dấy binh dựng cờ khởi nghĩa giành lại độc lập cho nước nhà… @ © viettan.org

(3) John Stanley Melville Keay FRGS (sinh năm 1941) là một nhà sử học, nhà báo, người dẫn chương trình phát thanh và giảng viên người Anh chuyên về lịch sử phổ biến của Ấn Độ, Viễn Đông và Trung Quốc, thường tập trung đặc biệt vào quá trình thuộc địa và khám phá của người châu Âu. Đặc biệt, ông được nhiều người coi là một nhà sử học lỗi lạc của Ấn Độ thuộc Anh. Ông được biết đến với sự tinh tế trong phong cách và nghiên cứu tỉ mỉ về các nguồn tài liệu lưu trữ chính, bao gồm cả các nguồn tài liệu hàng thế kỷ chưa được xuất bản… Nguồn: © johnkeay.com

(4) Hugo Grotius (/ˈɡroʊʃiəs/; 10/04/1583 – 28/08/1645), với các tên khác như Huig de Groot hoặc Hugo de Groot, là một luật gia người Hòa Lan. Cùng với Alberico Gentili và Francisco de Vitoria, ông đã đặt nền móng cho Luật quốc tế dựa trên Luật tự nhiên. Một thần đồng trí tuệ từ tuổi thiếu niên, chỉ vì sự tham gia của ông vào các tranh chấp trong nội bộ phái Calvin của nước Cộng hòa Hòa Lan, ông đã bị bắt giam và sau đó trốn thoát bằng cách nấp giữa một kho sách. Ông đã viết hầu hết các tác phẩm chính của mình khi lưu vong ở Pháp (wiki.org).

(5) Alfred Thayer Mahan. (/məˈhæn/; 1840 – 1914) là một sĩ quan và nhà sử học hải quân Hoa Kỳ, người mà John Keegan gọi là ‘chiến lược gia quan trọng nhất của Mỹ trong thế kỷ 19.’ Cuốn sách The Influence của ông of Sea Power Upon History, 1660–1783 (1890) đã ngay lập tức được công nhận, đặc biệt là ở châu Âu, và với quyển tiếp theo, The Influence of Sea Power Upon the French Revolution and Empire, 1793–1812 (1892), khiến ông trở nên nổi tiếng thế giới và có lẽ là tác giả người Mỹ có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 19.

(6) Trận Uy Hải Vệ. Cảng Uy Hải từng là căn cứ cho Hạm đội Bắc Dương của Trung Quốc (Hạm đội Biển Bắc), được thành lập vào năm 1871 trong những năm cuối của triều đại nhà Thanh. Năm 1895, các lực lượng trên bộ và trên biển của Nhật Bản đã chiếm được cảng trong Trận Uy Hải Vệ, trận đánh lớn cuối cùng của Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất 1894–1895.

(7) Sir Ralph Norman Angell (1872 – 1967) là một nhà văn, nhà báo và Nghị sĩ Hạ nghị viện Vương quốc Anh thuộc Đảng Lao động. Angell là một trong các sáng lập viên chủ chốt của Union of Democratic Control (Liên minh kiểm soát Dân chủ). Ông phục vụ trong Hội đồng của Royal Institute of International Affairs – Viện Hoàng gia về các vấn đề quốc tế, là ủy viên chấp hành của ‘Ủy ban thế giới chống chiến tranh và chủ nghĩa phát xít – World Committee against War and Fascism’, ủy viên ban chấp hành của ‘Liên minh Hội Quốc Liên’ – League of Nations Union’. Ông được phong tước hầu năm 1931 và được thưởng giải Nobel Hòa bình năm 1933 (wiki).

(8) The Great Illusion (Norman Angell) Trong The Great Illusion, luận điểm chính của Angell, theo lời của nhà sử học James Joll, rằng ‘chi phí kinh tế của chiến tranh lớn đến mức không ai có thể hy vọng đạt được bằng cách bắt đầu một cuộc chiến mà hậu quả của nó sẽ rất thảm khốc.’ Vì lý do đó, rất khó xảy ra một cuộc chiến tranh toàn châu Âu, và nếu có thì cũng không kéo dài lâu. Ông lập luận rằng chiến tranh là phi lý về kinh tế và xã hội và chiến tranh giữa các nước công nghiệp là vô ích vì sự chinh phục không được đền đáp. J. D. B. Miller viết, ‘Ảo ảnh vĩ đại – là các quốc gia giành được chiến thắng nhờ đối đầu vũ trang, chủ nghĩa quân phiệt, chiến tranh hoặc chinh phục.’

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NNQ sưu tầm).

    ❖ Tản Mạn Về 4 Từ “NAM KỲ LỤC TỈNH”. Đối với người Việt miền Nam sinh vào nửa đầu thế kỷ 20, bốn từ Nam Kỳ Lục Tỉnh có một ý nghĩa máu thịt, với những ký ức về một thời kỳ đầy gian khó của cha ông. Chúng gợi lên hình ảnh những đồng lúa bạt ngàn, những chiếc ghe thương hồ chở theo những phận người lênh đênh sông nước, có khi kéo dài suốt cả một đời… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Cử Tri Bầu Donald Trump Và Sự Suy Giảm Của Nền Công Nghiệp Chế Tạo Hoa Kỳ. Việc Hoa Kỳ bỏ qua lĩnh vực sản xuất chế tạo đã gây tổn thất đến sáng kiến đổi mới và đời sống của các tầng lớp công nhân lao động. Các hậu quả, nhất là về mặt chính trị, có thể rất lớn.

Cử tri bỏ phiếu cho Donald Trump là ai? Họ có những ý muốn gì? Các nhà quan sát gọi họ là những kẻ tức giận, nhưng tức giận có nguyên nhân sâu xa và sự bất bình. Một cuộc thăm dò của Washington Post và ABC News vào tháng 12 năm 2015 xác nhận những gì chúng tôi đã cảm nhận được từ trước — những người ủng hộ ông nghiêng về nam giới, da trắng và nghèo. Các cuộc thăm dò khác cho chúng ta biết yếu tố quan trọng nhất trong dự đoán về cử tri bỏ phiếu cho Trump là họ không học qua đại học

Một cuộc khảo sát của Rand khám phá ra một đặc điểm chính khác: những cử tri đồng ý với tuyên bố “những cử tri như tôi không có tiếng nói gì về những gì chính phủ làm” có khả năng bỏ phiếu cho Trump cao hơn 86% so với những cử tri không đồng ý với tuyên bố đó. Họ cảm thấy mình không có tiếng nói và quyền lực. Những cử tri này cũng bất bình với các hiệp định thương mại và những người nhập cư cạnh tranh tìm việc làm, họ cũng có thể đang sống tại các nơi mà lịch sử phân biệt chủng tộc phổ biến… Nguồn @ diendankhaiphong.org

    ❖ Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước (vua Hàm Nghi). Lịch sử triều Nguyễn thời kỳ mất nước ghi đậm dấu ấn của ba vì vua yêu nước Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân. Họ yêu nước và phản ứng lại chính sách thuộc địa hóa của thực dân Pháp bằng những cách thức khác nhau, song cuối cùng đành chịu chung cảnh ngộ lưu đày. Dù không thành công, không thể đưa đất nước thoát vòng nô lệ, song những gì họ đã làm, đã trải qua là tấm gương sâu sắc về tinh thần yêu nước mà hậu thế có thể soi chung… Đọc tiếp @ diendantheky

    ❖ Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước (Phần 2). Thành Thái và Duy Tân là hai ông vua yêu nước, không cam tâm làm bù nhìn cho thực dân Pháp, mỗi người phản ứng một cách khác nhau nhưng đều phải trải qua một chuyến lưu đày không thời hạn. Đời sống của hai cựu hoàng trong thời gian lưu đày ra sao, không thấy có tài liệu nói đến một cách rõ ràng… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ ChatGPT đã đổ thêm dầu vào lửa… (David Ingram, NBC News, 5-3-2023) Cuộc chạy đua phát triển thế hệ AI tiếp theo không chỉ diễn ra giữa các công ty công nghệ như Microsoft và Google — mà còn giữa các quốc gia đang nỗ lực hết mình để thúc đẩy và phát triển công nghệ của riêng mình.

Tháng trước, trong khi thế giới công nghệ đang xôn xao về ChatGPT , thì bộ phận nghiên cứu của Bộ Quốc phòng đã đưa ra một thông báo về trí tuệ nhân tạo của riêng mình: Một bot AI đã điều khiển thành công máy bay chiến đấu F-16 trên bầu trời Nam California.

Tin này tương đối ít được ai chú ý, nhưng nó cho thấy một sự thật bị bỏ qua: Cuộc chạy đua phát triển thế hệ AI tiếp theo không chỉ giữa các công ty công nghệ như Microsoft và Google – mà còn giữa các quốc gia, những quốc gia đang nỗ lực hết mình để thúc đẩy và phát triển công nghệ của chính họ…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Thực Hiện Khái Niệm Chiến Lược Của Nato Đối Với Trung Quốc. Trong bối cảnh cuộc chiến tranh xâm lược của Nga với Ukraine, Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid vào tháng 6 năm 2022 đã thiết lập giai điệu cho thập kỷ tiếp theo về tương lai chung của Liên minh. Các đồng minh đã nói rõ rằng họ coi Nga là mối đe dọa trực tiếp và tức thời nhất. Tuy nhiên, họ cũng rất chú ý đến việc giải quyết những thách thức bắt nguồn từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC). Các đồng minh đặt ra các hành động sẽ được thực hiện trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và quân sự. Bây giờ Liên minh phải thực hiện về các nhận thức đó… Đọc tiếp @ diendankhaiphong.org (Hans Binnendijk và Daniel S. Hamilton, Atlantic Council)

    ❖ Kỷ Niệm Về Một Kịch Thơ Đêm Cuối Năm Xa Nhà Đã 43 năm rồi, mà hình ảnh kỷ niệm vẫn còn hiển hiện trong đầu mỗi khi Tết đến. Tết năm Bính Thìn đó (1976), chúng tôi chỉ mới xa nhà hơn 6 tháng, sau cái ngày 15.6.1975, xách ba lô đi trình diện theo thông cáo của Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn-Định: “mang theo tiền bạc và vật dụng đủ xài trong một tháng”. Giấc mơ một tháng tan biến dần theo thời gian, lụi hụi cái Tết xa nhà đầu tiên đã lù lù đến. Nó nặng nề, khắc khoải hơn cả 6-7 cái tết về sau, khi đã dày dạn kiếp tù… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Chút ký ức sau 30.4.1975 (kỳ 2) – Gặp Hồ Hữu Tường. Hồi trẻ, lần đầu tiên tôi biết tên tuổi cụ Hồ Hữu Tường qua tác phẩm Phi Lạc Sang Tàu xuất bản khoảng năm 1945-1946. Cụ nổi tiếng với tập truyện này vì qua những câu chuyện nửa hư, nửa thực có hướng tiên đoán thời cuộc thế giới, cụ đã dự đoán trúng phóc một sự kiện xảy ra 3-4 năm sau đó: đó là sự kiện lực lượng quân sự của Mao Trạch Đông chiếm toàn bộ đại lục Trung Hoa năm 1949… Tại Trại Xuyên Mộc, cụ Hồ Hữu Tường ở cùng nhóm văn nghệ sĩ bị bắt năm 1976… Tôi không ở chung nhà với cụ, song vì lòng ngưỡng mộ đã lâu, nên mỗi trưa cùng xếp hàng ngồi trên mảnh sân rộng chờ trực trại gọi tên từng đội ra ngoài lao động, tôi thường dõi mắt nhìn theo cụ. Hình ảnh mà tôi vẫn nhớ đến bây giờ là một cụ già với vẻ hiền hậu, chất phác, phảng phất nét chịu đựng của một con người từng trải qua quá nhiều thăng trầm, cuối đời lại trở thành một người tù bệnh hoạn… Đọc tiếp @ phanba.wordpress

July-2023_w2

★ ✵✵✵ ★

Các bài viết sưu tầm: July 14, 2023

1

Hiệp định Genève 1954.

Diễn tiến, Nội dung và Hậu quả

© Đỗ Kim Thêm.

Nguồn: © kimthemdo.com (03/2021)

le-ky-HD-Geneve

Lễ ký Hiệp Định Geneve, © Ảnh Internet.

Bối cảnh

Hiệp định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954 được hình thành trong bối cảnh xung đột quốc tế và quốc gia, chia lãnh thổ Việt Nam thành hai miền Nam và Bắc, mở đầu cho cuộc di cư của non một triệu người từ Bắc vào Nam; ngược lại, 130.000 quân Việt Minh miền Nam tập kết ra Bắc và 10.000 ở lại để lo xây dựng cơ sở ban đầu cho cuộc chiến sắp tới. Các biến chuyển trọng đại này đã tạo nên khúc quanh cho lịch sử Việt Nam hiện đại.

Sử gia Hà Nội ca ngợi rằng chiến thắng Ðiện Biên Phủ của Việt Minh trong ngày 7 tháng 5 năm 1954 là nguyên nhân chính buộc cho Pháp phải mở ra hội nghị ngay ngày hôm sau tại Genève.

Sự thật khác hẳn. Đó là một tình cờ trùng hợp ngẩu nhiên trong lịch sử. Hội nghị đã được triệu tập từ ngày 26 tháng 4 năm 1954, nghĩa là trước khi Pháp bại trận. Theo kế hoạch đàm phán, ngày 8 tháng 5 năm 1954 mở đầu cho giai đoạn thứ hai để các Ngoại trưởng Liên Xô, Pháp, Anh, Mỹ và Trung Cộng thảo luận về các hậu quả của chiến tranh Cao Ly. Ngày Pháp đầu hàng tại Điện Biên Phủ cũng là ngày các ngoại trưởng tham dự giải quyết vấn đề Đông Dương và tất cả đều có các quan điểm dị biệt.

Việt Nam tham gia trong cuộc hội nghị, nhưng có hai phái đoàn, một làm đại diện cho chính phủ Quốc Gia Việt Nam của chế độ Bảo Đại, do Đặc sứ Nguyễn Quốc Định làm Trưởng đoàn, sau thay thế bởi Nguyễn Trung Vinh rồi Trần Văn Đỗ; hai làm đại diện cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCCH) do Thủ tướng Phạm văn Đồng, thay mặt cho Việt Minh…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Sáu Mươi Năm Nhìn Lại (Trọng Đạt). Một bài đăng trên tờ Constellation của Pháp năm 1966 có mô tả đêm 19/6/1946, Võ Nguyên Giáp cho Tự Vệ tấn công quân Pháp tại Hà Nội, cuối bài người ký giả kết luận. “Đó là trận đánh mở đầu của cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ (La guerre la plus longue du siècle), nó kéo dài từ hai mươi năm qua, và đất nước bị chia đôi mãi mãi…”  Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Hiệp Định Geneve 20-7-1954. Bài học gì cho Bộ Chính Trị ĐCSVN ngày nay? (LS Lưu Tường Quang).‎‎ Chúng ta không thể thay đổi lịch sử, nhưng diễn tiến lịch sử tại Hội Nghị Genève 1954 có thể cho ta bài học gi? Trái với luận điệu tuyên truyền “môi hở răng lạnh” mà cả Bắc Kinh và Hà Nội đều đã sử dụng, Trung Quốc giúp đỡ phe cộng sản tại Việt Nam trước và sau năm 1954 là vì quyền lợi của Trung Quốc. Trung Quốc coi Hội Nghị Genève là bàn đạp để Trung Quốc xác định vai trò đại cường trên diễn đàn quốc tế…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Ai vi phạm hiệp định Genève 1954? (Trần Gia Phụng) Danh xưng chính thức đầy đủ của hiệp định Genève về Việt Nam là Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, được viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt, có giá trị như nhau. Ngoài Pháp và VNDCCH tức Việt Minh, các nước khác cùng ký vào hiệp định Genève còn có Anh, Liên Xô, Trung Cộng, Lào, Cambodia. Hai chính phủ QGVN và Hoa Kỳ KHÔNG KÝ VÀO BẢN HIỆP ĐỊNH NẦY…   Đọc tiếp @ Báo Tiếng Dân

2

Văn Hóa Nông Nghiệp Việt Nam.

© Vũ Tài Lục.

Nguồn: © nghiencuulichsu.com (Mar/2021)

anh-minh-hoa-vietnam-xua

Ảnh minh họa. © nghiencuulichsu.

Họ là những người quê mùa non nước Việt
Sống cần lao bên ruộng lúa đồng khoai
Lúa xanh rờn nhờ họ đổ mồ hôi
Nước Việt sống vì mồ hôi họ đổ

– Bàng Bá Lân

Tìm trong non một thế kỷ luân hãm, chiến tranh và hỗn loạn, người ta vẫn thấy tất cả đều hàm chứa tinh thần văn học Việt trong chứng minh rằng tinh thần văn hóa Việt vẫn tiếp tục làm chủ tể con đường lịch sử của dân tộc, mọi âm mưu nhằm phủ nhận hoặc triệt để cải tạo nó đều thất bại.

Văn hóa Việt thế nào?

Nói đến văn hóa Việt tức là nói đến văn hóa nông nghiệp…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

3

Gia Đình Bác Tám.

© Đoàn Xuân Thu.

Nguồn: © https://petruskyaus.net (Viewed 18/06/2023)

hoat-canh-gd-bac-8

Một hoạt cảnh gia đình Bác Tám. © dongsongcu.

Trước năm 1975, cứ 5 giờ sáng, hầu như gia đình ở nông thôn miền Nam nào cũng vặn ‘ra-dô’ ấp chiến lược để nghe chương trình: “Gia Ðình Bác Tám”. Ðề tài mỗi ngày là một câu chuyện nho nhỏ xảy ra hàng ngày trong tình làng nghĩa xóm. Mà không phải chỉ dân quê mới khoái nghe tiếng ếch, nhái kêu đêm mưa, tiếng gà gáy sáng, tiếng chó sủa khi khách ghé nhà thăm, dân tỉnh thành, lẫn Sài Gòn cũng thích nghe “Gia Ðình Bác Tám”! Với ông Tám: Lâm Hưng. Bà Tám: Kim Thương. Hiền: Thy Lan. Lành: Thanh Quang. Bà Năm Trầu: Diễm Kiều. Ông Chín Ðờn Cò: Minh Khánh. Cùng góp giọng của kịch sĩ Tú Trinh, Phi Thoàn, Thanh Hoài, Khả Năng và Bà Năm Sa Ðéc.

(Thân phụ của kịch sĩ Tú Trinh là ông Chín Trích chơi đờn cò lão luyện. Có lẽ vì thế mà trong chương trình Gia Ðình Bác Tám có nhơn vật ông Chín đờn cò hay chăng?)

Đọc tiếp…

Khi CSBV chiếm được Miền Nam, chúng dẹp luôn chương trình ‘Gia đình Bác Tám’. Nông thôn ngày nay không còn nghe thấy được những mẫu chuyện đầm ấm như xưa. Giờ thay bằng những câu chuyện thương tâm: Nhậu nhẹt say sưa chồng giết vợ, anh em ruột thịt chém giết nhau vì giành nhà, giành đất. Làng quê vắng vẻ, đìu hiu chỉ còn lại những ông bà già héo hon. Thanh niên lìa quê, tha phương lên Bình Dương làm cu li kiếm sống. Thiếu nữ có chút nhan sắc đi lấy chồng Ðài Loan để thoát nghèo!

Biết đến bao giờ có lại được khung ảnh yên lành, đầm ấm, yên bình đong đầy tình người ở nông thôn Miền Nam như trước năm 1975!

Có tài liệu cho biết đạo diễn chương trình Gia Ðình Bác Tám là nghệ sĩ Năm Châu (1906-1977). Ông Năm Châu là nghệ sĩ, soạn giả cải lương kỳ tài, giáo sư kịch nghệ của trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn. Ông Năm Châu cũng là người đầu tiên tổ chức nhóm chuyển âm phim cho hãng phim Mỹ Phương và hãng Mỹ Vân.

Chính vì vậy nói ông Năm Châu làm đạo diễn cho chương trình “Gia Ðình Bác Tám” nghe còn có lý.

Nhưng mới đây, anh bạn văn của tui lại nghe Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân khoe với ông Bác sĩ Ngô Thế Vinh là: “Với kinh nghiệm trước đó đã từng cộng tác với Ðài phát thanh Philippines thời còn là sinh viên ở Los Baños, năm 1972 khi về nước, Võ Tòng Xuân đã mạnh dạn đề nghị với Ðài phát thanh Sài Gòn xây dựng ‘Chương trình Gia Ðình Bác Tám’, là một chương trình giáo dục về canh nông với Võ Tòng Xuân viết kịch bản chuyên môn kiêm diễn viên chính.

(Anh bạn văn không biết Giáo sư Võ Tòng Xuân đóng vai gì? Nếu có thì ông Giáo sư rất là đáng nể. Mâm nào cũng có ổng hết ráo).

Rồi cũng nghe Giáo sư Võ Tòng Xuân nói: “Chương trình ‘Gia Ðình Bác Tám’ là những màn thoại kịch ngắn, duyên dáng và hấp dẫn, có sức cuốn hút rộng khắp, vào xa tới cả các mật khu”(?)

(Chuyện nầy ngộ nhe?! Ðài phát thanh Sài Gòn phát thì VC nằm trong bưng, sáng ở không, buồn buồn nó có ra-dô là nó vặn để nghe thôi!?)

gs-Nguyen-Duy-Xuan

GS Nguyễn Duy Xuân (1925-1986). © thnlscantho.

Ðể chứng tỏ chương trình nầy của mình làm đạo diễn và diễn viên chánh hay thiệt là hay nên đồng chí Ba Xuân, tức Dr Rice, tức đốc tờ Lúa) cũng có khoe: “Chú Sáu Dân tức Võ Văn Kiệt cũng đã từng là thính giả biết tiếng anh Ba Xuân. Ðồng chí Phạm Sơn Khai vào tiếp quản Ðại học Cần Thơ đã hỏi ngay giữa hội trường, “Giáo sư Võ Tòng Xuân Gia Ðình Bác Tám còn đây không?” Anh bạn văn của tui nghi giai thoại nầy là ba xạo vì Bảy Khai là dân tập kết, làm Trưởng phòng Tổ chức Ðại học Sư phạm Hà Nội. Sau tháng Tư 75, thấy êm êm mới bò về thì biết khỉ mốc gì về ‘Gia Ðình Bác Tám’ của Miền Nam.

Bảy Khai không có bằng cấp đại học gì ráo. Nên mỗi lần giới thiệu chỉ là trên răng dưới dế: đồng chí Viện trưởng Phạm Sơn Khai. Chẳng qua hồi 9 năm, Bảy Khai quen Sáu Dân nên được thay thế Giáo sư Nguyễn Duy Xuân về làm cha các giáo sư Viện Ðại học Cần Thơ còn kẹt lại.

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Duy Xuân sinh năm 1925 tại Ô Môn, Tỉnh Cần Thơ. Ông là cựu học sinh Collège de Can Tho. Sau khi đậu bằng Thành Chung, ông sang Pháp học Cử nhân Kinh tế. Qua Anh, lấy bằng Cao học; tiếp đến sang Mỹ lấy Tiến sĩ Kinh tế học đại học Vanderbilt.

Về Việt Nam năm 1963, Tiến sĩ Nguyễn Duy Xuân làm Tổng trưởng, Cố vấn Kinh tế cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ðầu năm 1970, ông được mời về quê nhà Cần Thơ làm Viện trưởng Viện Ðại học.

gs-VoTongXuan-va-tt-VoVanKiet

Võ Tòng Xuân (trái) lần đầu gặp Võ Văn Kiệt. © Tư liệu Võ Tòng Xuân.

Anh bạn văn của tui cho biết trước cổng Khu Cái Răng trường Ðại học Cần Thơ trên đường Mạc Tử Sanh là căn biệt thự do Nhựt bồi thường chiến tranh cất cho ông Viện trưởng. Lúc đó, ảnh học trường Ðại học Sư phạm và Văn khoa Cần Thơ hay thấy Giáo sư Nguyễn Duy Xuân ưa mặc bộ đồ bốn túi màu cau khô từ trong đó đi ra. Sau 75, CS lấy căn biệt thự nầy để làm nhà khách cho các Ủy viên Bộ Chánh trị từ Hà Nội vào kinh lý tỉnh Hậu Giang.

Năm 1972, Giáo sư Nguyễn Duy Xuân đích thân mời ông Võ Tòng Xuân ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế Los Banos Philippines về trường Cao đẳng Nông nghiệp để giảng dạy.

Những ngày sau cùng của tháng Tư năm 1975, Giáo sư Nguyễn Duy Xuân làm Tổng trưởng Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên trong nội các của Thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Giáo sư Nguyễn Duy Xuân bị CS bắt đi đày ra ngoài Bắc. Mười một năm sau, 1986, giáo sư Nguyễn Duy Xuân qua đời. Ông được chôn trên một ngọn đồi, thuộc Trại Cải tạo Ba Sao Hà Nam khi ông chỉ mới 61 tuổi.

Tóm lại, trước năm 1975, Giáo sư Võ Tòng Xuân được Giáo sư Nguyễn Duy Xuân đỡ đầu. Sau 1975, nhờ ‘Gia Ðình Bác Tám’ nên Ba Xuân lại được Sáu Dân đỡ đầu.

Cùng là trí thức, cùng có bằng Tiến sĩ ngoại quốc như nhau nhưng Giáo sư Nguyễn Duy Xuân lại chết trong tù CS. Giáo sư Ba Xuân cũng ‘Xuân’ lại được đánh trống thổi kèn: Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhà Giáo Ưu Tú rồi Nhà Giáo Nhân Dân nên sống khỏe re, gáy te te. Thế nên hay cũng phải cần hên nữa!

© Đoàn Xuân Thu.

Thân mời đọc thêm @ petruskyaus

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET (NNQ).)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Tư Đầm Dơi! Có những vùng đất khỉ ho cò gáy, chó ăn đá, gà ăn muối, bà con nhỏ lớn chưa hề nghe nói tới tên. Vì nó ở trong Hóc Bà Tó. Như Phá Tam Giang ngoài Trung nổi tiếng ít nhiều cũng nhờ bài “Chiều Trên Phá Tam Giang” của nhà thơ Tô Thùy Yên. Ðọc thơ, tôi mới chịu khó tìm hiểu Phá là gì? Thì ra: Phá Tam Giang là vùng nước mặn rộng lớn thuộc tỉnh Thừa Thiên. Phá Tam Giang rộng khoảng 52km2, trải dài trên đất của 4 quận: Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà và Phú Vang. Phá Tam Giang có dải đất, cát chặn ở trước, ngăn cách với biển, thông ra biển bởi một dòng nước hẹp và chảy xiết.

Ðầm tương đối rộng lớn, đón nước từ nhiều sông rạch đổ ra, mùa mưa nước ngập sâu, mùa nắng nước cạn hơn. Ở Cà Mau, đầm Thị Tường (chắc tên của một ngươi phụ nữ) đột nhiên nổi tiếng, ít nhiều gì cũng do bút ký “Xa Ðầm Thị Tường” của nữ nhà văn nổi tiếng Nguyễn Ngọc Tư…   Nguồn @ TẠI ĐÂY

    ❖ Doctor Rice – Võ Tòng Xuân và Gia đình Bác Tám (Ngô Thế Vinh).‎‎ Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa…

Với kinh nghiệm trước đó đã từng cộng tác với Đài phát thanh Philippines thời còn là sinh viên ở Los Baños, năm 1972 khi về nước, Võ Tòng Xuân đã mạnh dạn đề nghị với Đài phát thanh Sài Gòn xây dựng “Chương trình Gia đình Bác Tám”, là một chương trình giáo dục về canh nông với VTX viết kịch bản chuyên môn kiêm diễn viên chính. Chương trình hàng ngày được phát thanh lúc 5 giờ sáng trước khi nông dân vác cuốc ra đồng, nhằm phổ biến kỹ thuật nông nghiệp phổ thông qua những màn thoại kịch ngắn duyên dáng và hấp dẫn có sức cuốn hút rộng khắp, vào xa tới cả các mật khu. Chú Sáu Dân cũng đã từng là thính giả biết tiếng Anh Ba Xuân qua chương trình này. Như một giai thoại, khi anh Bảy Khai tức Phạm Sơn Khai vào tiếp quản Đại học Cần Thơ đã hỏi ngay giữa hội trường: “GS Võ Tòng Xuân – Gia đình Bác Tám còn đây không?” Phạm Sơn Khai sau này giữ chức Viện Trưởng ĐH Cần Thơ trong suốt 10 năm từ 1976 – 1986, thay thế GS Nguyễn Duy Xuân, tuy tình nguyện ở lại nhưng vẫn bị bắt đi cải tạo và đã chết trong trại tù Ba Sao, Hà Nam Ninh 11 năm sau (1986)…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (01/2023)

    ❖ Ngấn lệ chiều áp lễ Giáng Sinh. Melbourne mùa Giáng Sinh tuyết chỉ rơi trên màn ảnh truyền hình. Thay vì tiếng nhạc tuần lộc kéo xe trượt tuyết, Jingle Bells, Jingle Bells, là tiếng hú còi inh ỏi “Cháy đâu? Cháy đâu?” của xe chữa lửa. Thay vì gió tuyết tràn qua khung cửa sổ, qua những dãy đồi thông, tùng, bách, là gió sa mạc từ phương bắc thổi về thành phố, mang theo tàn lửa, khói, bụi của hàng chục, trăm ngàn mẫu rừng bạch đàn đang phừng phừng bốc cháy.

Lúc ấy, tôi đang làm Santa Claus ở shopping centre. Công việc làm theo mùa, bắt đầu vào đầu tháng chạp, chấm dứt vào chiều áp lễ Giáng Sinh. Khách hàng đa số là trẻ con. Việc làm nhiều giờ, nóng kinh khủng; áo ướt đẫm, mồ hôi chảy thành dòng trên má. Cực hình. Hỏa ngục. Ấy là chưa kể đến những đứa trẻ nghịch ngợm, quậy phá, hò hét: “Á! Ông Santa Claus da màu!”   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Thân mời đọc “e-book của nhà văn Đoàn xuân Thu” @ TẠI ĐÂY (Định dạng lật trang PDF).

June-2023_w5

★ ✵✵✵ ★

Các bài viết sưu tầm: June 30, 2023

1

Đất Thủ Thiêm.

(P1) Giấc Ngủ Ba Trăm Năm.

© Võ Đắc Danh.

Nguồn: © Bauxite Vietnam (08/2020)

thu-thiem

Saigon & Thủ Thiêm (1898).. © wiki.

Hôm nay thấy cộng đồng mạng, đặc biệt là những bạn đồng nghiệp bày tỏ sự bất bình đối với hình thức kỷ luật những cán bộ liên quan đến tội ác thủ thiêm, đặc biệt là hình thức “phê bình ” ông Tất Thành Cang, lão nông xin đăng lại bút ký Đất Thủ Thiêm để góp phần làm rõ sự tương phản giữa nỗi đau hàng chục năm của bà con nơi đây và hình thức xử lý những kẻ đã làm nên tội ác. Có thể nói, đây là một bút ký dài nhất, được thực hiện kỳ công nhất trong cuộc đời cầm bút của lão nông, và không ít lần phải rơi nước mắt trên bàn phím (Võ Đắc Danh).

Kỳ I: Giấc Ngủ Ba Trăm Năm.

Tôi đã bỏ ra một thời gian khá lâu để sưu tầm tài liệu liên quan đến lịch sử vùng đất Thủ Thiêm, nhưng hầu như không tìm thấy tư liệu nào để có thể gọi là “bề dày lịch sử” của vùng đất này ngoài một vài trận chiến thời kỳ nhà Nguyễn cùng với những cuộc di dân cũng từa tựa như những cuộc di dân trên vùng đất phương Nam.

Song, điều đáng ngạc nhiên mà chưa thấy nhà nghiên cứu nào lý giải rằng vì sao chỉ cách trung tâm Sài Gòn có vài ba trăm mét bởi một con sông mà Sài Gòn – ngay từ khi chiếm được Nam Kỳ, người Pháp đã muốn biến Sài Gòn thành Hòn Ngọc Viễn Đông để cạnh tranh với các nước thuộc địa của Anh trong khu vực.

Những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế ký 20, dọc theo bờ sông Sài Gòn, cùng với thương cảng Bến Nghé, Bạch Đằng, hàng loạt công trình nguy nga đã được mọc lên trên đường Catinat (Đồng Khởi), Kênh Lớn (Nguyễn Huệ), Kênh Xáng (Hàm Nghi…) rồi đến nhà thờ Đức Bà, nhà hát Lớn, chợ Bến Thành… Sài Gòn đã trở thành thủ phủ của Đông Dương. Nhưng bên kia sông, cách Sài Gòm chỉ vài ba trăm mét, Thủ Thiêm như một vùng đất bị lãng quên…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Võ Đắc Danh.

Võ Đắc Danh là một nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch và là nhà đạo diễn phim tài liệu Việt Nam. Lĩnh vực ông tạo nên tên tuổi là các thể loại bút ký về cuộc sống của người dân Nam bộ, ông được biệt danh là người nông dân cầm bút vì các đề tài viết về cuộc sống của người nông dân hiện nay tại Đồng bằng sông Cửu Long (wiki)

Ghi chú:

(1) “Bắp non mà nướng lửa lò, đố ai ve được con đò Thủ Thiêm” (Võ Kỳ Điền)

(2) Bến Đò Ngang Cây Bàng, Thủ Thiêm (06/2022)

(3) Hồi ký Nguyễn Tấn Đời (vietnamvanhien.net – (Viewed 08/06/2023)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Dự án Thủ Thiêm trước 1975 (Trang Nguyên).

    ❖ Thủ Thiêm cách đây gần 70 năm về trước (Góc Xưa Net 04/01/22).

    ❖ Thủ Thiêm: Nửa thế kỷ long đong quy hoạch (Tạp chí Kiến trúc – 18/12/17).

    ❖ Quy hoạch Sài Gòn trước 1975 dưới ảnh hưởng của Hoa Kỳ (Đô Thị Việt Nam, 20/03/2012).

    ❖ Việt Kiều, Việt Kẹt…

    ❖ Sau 42 năm.‎‎

   ❖ Đời cố nông.

    ❖ Nỗi Niềm U Minh Hạ.

Thân mời bà con xóm nhà lá đọc Bút ký “Đất Thủ Thiêm” của Võ Đắc Danh dưới đây. Thân (NnQ).

    – Đất Thủ Thiêm (Kỳ II)

    – Đất Thủ Thiêm (Kỳ III)

    – Đất Thủ Thiêm (Kỳ IV)

    – Đất Thủ Thiêm (Kỳ V)

    – Đất Thủ Thiêm (Kỳ VI)

    – Đất Thủ Thiêm (Kỳ VII)

2

Mưa Sài Gòn…

© TS Mai Thanh Triết | (2018)

Nguồn: © Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu

mua-saigonẢnh minh hoa, (petruskyaus)

Tháng sáu trời mưa. Trời mưa tháng sáu! Bài hát xưa vẫn còn văng vẳng đâu đây…

Mùa mưa Sài Gòn hàng năm thường bắt đầu từ tháng năm. Mưa có làm dịu mát cơn nóng của mấy tháng trước đó, nhưng mưa lại làm cho sinh hoạt và cuộc sống của người dân ở nhiều vùng bị đảo lộn.

1. Ta cám ơn trời mưa hay trách cứ trời mưa?

Tất cả câu trả lời tùy thuộc vào tâm cảnh và suy nghĩ của từng lớp người nhìn từ nhiều góc độ khác nhau:

– Đối với những cặp tình nhân ở lứa tuổi đôi mươi, mưa sẽ là một dung môi, là phân bón làm cho cây tình yêu mau đâm chồi nảy lộc;

– Đối với người nông dân, mưa báo hiệu cho một vụ mùa sắp đến và nguồn thu hoạch trong vụ mùa tùy thuộc vào lượng nước và sự điều hòa của mùa mưa…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

TS Mai Thanh Triết, cựu học sinh Petrus Trương Vĩnh Ký niên khóa 1953-60. Tiến sĩ Hóa Học Đại học Besancon, Pháp. Giảng sư (Associate-Professor), Trưởng ban Hóa học, Đại học Sư phạm Sài Gòn, Việt Nam. Giám đốc nhà máy xử lý nước thải (Leachate Treatment Plant), BKK Corporation, West Covina, CA.

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Ngập úng ở TP Hồ Chí Minh! (16/06/2020)

Bịt miệng cống để thi công, nhà dân ngập tới cổ. (24/8/2011)

Ngập lụt tại TP Hồ Chí Minh – Hướng tiếp cận ‘mềm’ (Architecture, Sustainability, Housing, Urbanism, Interior – 28/02/2011)

3

Dâm tà và hậu hiện đại.

© Thụy Khuê.

Nguồn: Báo Việt Luận (06/23)

Hai bài viết mới đây của Đặng Thơ ThơTrần Thị NgH trên Da màu làm tôi chợt tỉnh, sau cơn mơ dài lao mình vào biên khảo, quần thảo với sự ngụy biện của các thừa sai, học giả, và thực dân, đã độc quyền thao túng lịch sử cận đại Pháp-Việt, trong hơn một trăm năm nay.

Sự lai tỉnh mang tính cách đớn đau và khâm phục, đặc biệt năm người phụ nữ mà NgH mô tả với hình ảnh đi kèm. Tôi thấy họ có nét giống chị tôi, người chị 16 tuổi, chạy loạn, tay dắt đứa em trai 7 tuổi, vai gánh bé gái 5 tuổi, là tôi. Một bên đòn là gánh gạo, bên kia là đứa nhỏ. Người con gái vị thành niên đi đất, mỗi bước năm ngón chân như năm gọng kìm quặp xuống bờ ruộng trơn như mỡ vì trời mưa và đêm tối, trăng đi vắng nên không có bom. Không hiểu chúng tôi đã đi trong bao đêm như thế từ vùng quê Nam Định lên Hà Nội. Chị tôi cũng không nhớ…

Đọc tiếp… TẠI ĐÂY

    ❖ Vua Gia Long Và Người Pháp (Thụy Khuê). Với độc giả yêu thích văn học, Thụy Khuê là cái tên quen thuộc. Bà từng nhiều năm phụ trách chương trình Văn Học Nghệ Thuật của đài RFI (Pháp), đồng thời là tác giả của nhiều tác phẩm phê bình – khảo cứu giá trị. Gần đây hơn, bà “lấn sân” sang sử học, khi cho xuất bản Vua Gia Long & Người Pháp: Khảo Sát Về Ảnh Hưởng Của Người Pháp Trong Giai Đoạn Triều Nguyễn, một sách tham khảo dày dặn, công phu (NM).

bia-sach-Vua-GiaLong-va-Nguoi-Phap

Bìa sách Vua Gia Long & Người Pháp. © sachkhaitri.

… Nhận thấy nhiều sai khác rất lớn giữa sử sách của vua quan nhà Nguyễn với sử sách mà các sử gia Phương Tây thời đó viết ra và có sức ảnh hưởng gần như tuyệt đối tới nhiều sử gia trong và ngoài nước trước đây cũng như sau này, Thụy Khuê đã tìm ra nhiều tư liệu lịch sử mới lưu trữ tại các tàng thư công, tư, tôn giáo ở Châu Âu (chủ yếu là ở Pháp), nhằm làm rõ có đúng là không có những người Pháp nói trên thì Nguyễn Ánh sẽ gặp vô vàn khó khăn khi chống lại Tây Sơn, thậm chí còn có thất bại…

Để có một bức chân dung đáng tin cậy về vị vua vị vua sáng lập lại nhà Nguyễn, chúng ta cần nhiều ống kính khác nhau, từ những nguồn khác nhau, những điểm đồng quy của các nguồn tư liệu này, sẽ cho ta bức chân dung đích thực của vua Gia Long… Thân mời đọc hay tãi về máy tác phẫm này @   TẠI ĐÂY

June-2023_w3

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: June 16, 2023

1

Vương Triều Angkor.

Và Vùng Đất Nam Bộ (Việt Nam) Khoảng Trước Sau Thế Kỷ X.

© TS Nguyễn Thị Hậu.

Nguồn: © tongphuochiep.com (05/2023)

phunam-chan-lap-map

Phù Nam, Khmer và vương quốc Champa. © nghiencuulichsu.

Mở đầu

Trong những thế kỷ đầu công nguyên, ở Đông Nam Á vương quốc Phù Nam là một quốc gia hùng mạnh và có quan hệ thương mại với nhiều nơi trên thế giới. Do những điều kiện tự nhiên và xã hội, từ thế kỷ VI khi Phù Nam bắt đầu suy yếu thì Chân Lạp – một thuộc quốc của Phù Nam – đã tiến hành thôn tính vương quốc này. Từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XII quốc gia Chân Lạp trở nên cường thịnh, tạo dựng nên nền văn minh Angkor rực rỡ, đồng thời mở rộng lãnh thổ đến tận Nam Lào và phủ lên cả lưu vực sông Chao Phayai, vì vậy được gọi là đế quốc Khmer hay vương triều Angkor. Thời kỳ này nhờ vào của cải sung túc và nhân lực dồi dào, các vị vua đã cho xây dựng kinh đô gồm những kiến trúc đồ sộ để tôn vinh Thần – Vua là chính mình và vương quốc, trong đó những công trình hoành tráng nhất, nổi tiếng nhất được xây ở quanh vùng Siem Reap, gần Biển Hồ ở vùng phía bắc. Ba ngôi đền rực rỡ nhất ở Angkor là Bayon, Ta Prohm và Angkor Wat.

Nằm ở đồng bằng hạ lưu sông Mekong tiếp giáp biển, địa hình thấp trũng, vùng đất Nam Bộ – Việt Nam sau thời kỳ Phù Nam được gọi là Thủy Chân Lạp để phân biệt với Lục Chân Lạp ở vùng địa hình cao, nằm sâu trong lục địa. Trong phạm vi bài viết này tác giả trình bày tình hình Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp, mối quan hệ giữa vương triều Angkor và vùng đất Nam Bộ trong bối cảnh thế kỷ X – thời kỳ nhiều quốc gia cổ ở Đông Nam Á ra đời và phát triển, ở phía bắc Việt Nam là thời kỳ Ngô Vương trung hưng đất nước…

Đọc tiếp… TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NNQ sưu tầm).

    ❖ Vương Triều Nguyễn Từ Thế Kỷ 16 Đến Thế Kỷ 19.‎‎ Vương triều Nguyễn thời kỳ đầu trị quốc, các vua Gia Long, Minh Mạng không bảo thủ lạc hậu đến mức như người ta lầm tưởng. Họ ý thức việc cần thiết phải học tập, tiếp thụ khoa học kỹ thuật tiến bộ của văn minh thế giới để áp dụng vào thực tế Việt Nam. Chỉ có khoảng nửa thế kỷ (1802-1858), họ xây dựng vững chắc nền tảng quốc gia thống nhất, để sau đó đế quốc Pháp trong 80 năm đô hộ dù chia cắt đất nước thành ba “kỳ”, với ba chế độ chính trị khác nhau, âm mưu biến Việt Nam thành quận huyện của Đại Pháp thì Việt Nam vẫn là Việt Nam…    Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Việt Nam và Champa, từ huyền thoại ít được biết đến (Inrasara). Việt Nam sở hữu nhiều huyền thoại. Từ huyền thoại cổ xưa đến huyền thoại mới toanh, huyền thoại lịch sử đến huyền thoại văn chương: huyền thoại “mở cõi” hay “Việt Nam là nước thơ” là một; từ huyền thoại lớn đến huyền thoại nhỏ, ở đó huyền thoại “lục bát là thể thơ thuần Việt” rất điển hình… Đọc tiếp @ https://www.diendantheky.net

Flag_of_Cambodia

Flag-of-Cambodia. © wiki

   ❖ Sơ lược lịch sử Campuchia… (từ lập quốc đến thời cận đại). Lịch sử Việt nam từ khi lập quốc đã luôn luôn có những quan hệ thăng trầm với Trung hoa. Văn minh Trung hoa đã ảnh hường nhiều đến dân tộc Việt nam trong cả thời kỳ bị đô hộ hay thời kỳ độc lập. Do đó, người Việt nam đã biết nhiều về văn hoá cũng như lịch sử của Trung hoa, nhưng đã rất mù mờ về hai quốc gia lân bang khác ở phía tây là Lào và Campuchia!  Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Nam Kỳ Không Phải Là Đất Thủy Chân Lạp (Giáo Sư Lâm Văn Bé). Việt Nam và Cao Miên là hai lân bang luôn thù nghịch nhau. Từ 10 thế kỷ qua, ngay khi Cao Miên còn suy yếu phải thần phục Việt Nam, Cao Miên vẫn tìm cách gây hấn với Việt Nam. Thí dụ như trong 183 năm trị vì dưới triều đại nhà Lý (1012-1195), Chân Lạp đã cử các sứ bộ đến kinh đô Thăng Long của Đại Việt để triều cống đến 24 lần, nhưng giữa các lần triều cống ấy, Chân Lạp lại đem quân, hoặc đơn phương, hoặc liên kết với Chiêm Thành đánh phá đến 9 lần châu Nghệ An, vùng biên viễn của Đại Việt. (Nguyễn Tiến Dũng. Về quan hệ của Đại Việt và Chân Lạp – Nghiên cứu lịch sử số 11 (2010), tr.39)…

Sở dĩ Cao Miên khiêu khích và hiếu chiến với Việt Nam như vậy vì Cao Miên mang nặng tâm thức là Việt Nam đã chiếm đất Thủy Chân Lạp để thành lập đất Nam Kỳ. Giới lãnh đạo Cao Miên, từ hoàng tộc đến giới trí thức theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan luôn dùng mọi mưu chước để khích động lòng căm thù của người dân Miên dùng bạo lực để đánh phá Việt Nam, giết hại kiều dân Việt Nam trên đất Miên và gần đây nhóm Khmer Krom đòi Việt Nam phải trả lại lãnh thổ Nam Kỳ, vu cáo Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế.

Bài viết căn cứ vào các sử liệu và luận cứ về công pháp quốc tế cũng như các thỏa ước biên giới đã ký kết để chứng minh là người Việt không hề đánh chiếm Cao Miên, và sự hình thành đất Nam Kỳ là do sự cộng cư của những thổ dân bản địa, những người dân Việt miền Thuận Quảng xuôi Nam trên con đường Nam Tiến, và những người Minh Hương, tất cả đã cùng đồng lao cộng khổ đến khai phá một vùng đất hoang vu vô chủ…  Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Saigon-Chợ Lớn Và Nam Bộ: Từ Tiền Sử Đến Phù Nam, Đế Quốc Khmer Và Vương Quốc Champa Phần 1 (Nguyễn Đức Hiệp). Ít người biết là vùng đất Saigon-Gia Định-Đồng Nai-Bà Rịa, Cần Giờ và Mỹ Tho cách đây hơn 300 năm chủ nhân không phải là người Việt, cũng không phải là người Khmer mà là người Mạ và Stieng. Thuộc hệ ngôn ngữ Mon-Khmer, họ đã hiện diện trên vùng đất rừng rậm hoang dại nhiều thú dữ và sông ngòi chằng chịt này từ ngàn năm trước, cuộc sống của họ một phần bị ảnh hưởng sau đó bởi văn hóa Sa Huỳnh, văn minh Phù Nam, văn hóa Chân Lạp-Khmer và sau cùng là văn hóa Việt–Hoa… Đọc tiếp @ http://vietsciences.free.fr

    ❖ Angkor xưa và nay phần 1.‎‎ Óc eo, Kiên Giang, Rạch Giá, núi Ba Thê, Long Xuyên, những địa danh mà tôi nhớ mãi sau khi mới bước vào trung học năm 1967 và lần đầu tiên làm bài tập lịch sử. Thầy tôi bảo chúng tôi phải đến viện bảo tàng Saigon trong thảo cầm viên để tìm hiểu về văn hóa và văn minh Phù Nam mà di vật khảo cổ đã được tìm thấy ở Óc Eo… @ https://www.vanchuongviet.org

    ❖ Vấn đề nhà nước Lâm Ấp trong lịch sử (Đổng Thành Danh).‎‎ Lâm Ấp (Linyi) là một quốc gia thường được nhắc đến trong các văn bản của Trung Hoa để chỉ chính thể đầu tiên là tiền thân của vương quốc Chiêm Thành, tức là Champa sau này… Đọc tiếp @ https://nghiencuuquocte.org

    ❖ Một thoáng Đông Nam bộ – Địa chí và lịch sử Saigon có một vị trí đặc biệt, là ranh giới và là cửa ngõ của miền Tây Nam bộ và miền Đông Nam bộ. Miền Tây Nam bộ nhiều người đã viết về con người, sự phong phú, phát triển của miền sông nước này. Đông Nam Bộ xưa là vùng giao thoa của văn minh Khmer, Champa nay là của Khmer, Chăm và Việt…   Đọc tiếp @ http://vietsciences.free.fr

2

Về.

© Phan.

Nguồn: © Tống Phước Hiệp (04/2023)

la-rung-ve-coi!

Ảnh minh họa. © vhnc.

Với người Việt sinh sống ở hải ngoại vài chục năm thì hầu như ai cũng đã từng nghe đồng hương trò chuyện về việc chúng ta nên nói là đi Việt Nam hay về Việt Nam? Có lần tôi được hỏi nên trả lời thật tình với bạn hữu. Tôi thấy trong giấy tờ tùy thân xưa cũ của cha anh tôi ghi rõ: Nguyên quán: Hà Nội. Trú quán: Sài Gòn. Nên tôi nghĩ nguyên quán của tôi là Việt Nam, trú quán của tôi là Hoa Kỳ. Nếu có cơ hội trở về nơi tôi được sinh ra thì tôi nói là về, vì đó là nơi xuất xứ ra tôi. Nghĩ tiếp đến đời con tôi thì lại nói là đi Việt Nam khi chúng theo cha mẹ, gia đình về thăm thân nhân vì chúng sinh đẻ ở Mỹ. Chúng có thể đi bất cứ đâu trên địa cầu để sinh sống, làm việc, nhưng khi trở về Mỹ thì chúng nói: tôi trở về, tôi về lại Mỹ là chính xác nhất. Chúng không đi, không đến Mỹ như chúng ta vì chúng sinh ra ở Mỹ…

Đọc tiếp… TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NNQ sưu tầm).

    ❖ Nhớ nhà.‎‎ “Nhớ nhà châm điếu thuốc – khói huyền bay lên cây.”

Ai xa quê cũng có những lúc trong đời “ngỡ lòng mình là rừng/ ngỡ hồn mình là mây/ nhớ nhà châm điếu thuốc/ khói huyền bay lên cây…”

Thơ Hồ Dzếnh đong đầy phiêu lãng của những người sống xa nhà đều có cảm nhận, cảm xúc quay về bất chợt trên đường cô lý, nếu không về được bằng thân xác để gặp lại người thân, xóm làng thì ít nhất trong một hoàn cảnh, một thời khắc nào đó trên đường phiêu bạt, tâm tư cô đơn, tâm hồn cô lữ của người đi bỗng hướng trọn về nơi từ đó ra đi dù thân xác đang ở nghìn trùng xa… Đọc tiếp @ https://vvnm.vietbao.com

   ❖ Thông. Vạn sự không thông đều làm người ta khó chịu trong đời sống như kẹt xe làm trễ tàu, trễ chuyến bay… internet không thông làm dở dang công việc trong thời đại online, mất hứng với trận bóng đang hay mà internet ì ạch. Tiếng Việt có từ ghép hay là từ “dòng sống”, diễn tả cuộc sống như một dòng sông chảy mãi, chảy mãi. Dòng sông ngưng chảy biến thành ao hồ, không còn là dòng sông nữa, như cuộc sống không thông, cuộc sống bế tắc vậy… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Lá rụng về cội (Nguyễn Thị Cỏ May). Ngày 11 tháng 8/2018, Việt nam có 2 nhà ly khai lớn ra đi: Ông Bùi Tín và Ông Tô Hải. Chỉ trước sau 15 giờ. Cả hai đều hưởng thọ 91 tuổi. Sanh và chết cùng năm.

Người ta thương nhạc sĩ Tô Hải vì ông là “Một Thằng hèn”, khác với «Thằng thẻ đỏ, tim đen.» Cũng như bạn bè thương quí ông Bùi Tín, từ một đảng viên cộng sản hơn 40 năm tuổi đảng, được đào tạo ở trường đảng cao cấp, nắm giữ Cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản, cụu đại tá, mà chỉ trong thời gian ngắn, trong vòng mươi năm, ông đã chuyển biến tư tưởng, trở lại một người Việt nam bình thường, thương nước, thương bạn kháng chiến, yêu tự do, dân chủ, trọng nhơn quyền…   Đọc tiếp @ danchimviet.info

    ❖ Học Ăn, Nói, Gói, Mở… Đời nay cho rằng việc ăn nói là một nghệ thuật. Ăn sành điệu, nói lịch thiệp là chìa khóa của thành công trong giao tiếp xã hội. Việc ăn, nói của một người thể hiện giai tầng của người ấy. Con người thì ai cũng phải ăn để mà sống, nói để người khác biết mình muốn gì. Nhưng cuộc sống cũng lắm người sống để mà ăn và nói không cần ai hiểu, tạo thành xã hội phức tạp nhất hành tinh là xã hội loài người… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Trăn Trở… Có việc gì đó trong lòng làm người ta luôn bất an, muốn giải quyết dứt điểm một lần để an yên nhưng không có cách, và theo ngày tháng trở thành sự trăn trở làm cho cuộc sống mất thanh an. Khác với những việc trong khả năng như đau răng thì đi nha sĩ, cái răng còn trám được thì trám, nếu nó đã quá tệ thì nhổ bỏ… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Màu Cờ Sắc Áo. Tôi nhớ đến những bậc đàn anh trong xóm đã tử trận trong mùa hè đỏ lửa ngoài miền Trung xa xôi đến cỡ nào thì tôi cũng không hình dung ra được. Chỉ nhớ thỉnh thoảng, một cái xe nhà binh chở cỗ quan tài phủ cờ Tổ quốc tri ân lặng lẽ đi vào xóm nhỏ, nhưng lại là chuyện lớn của xóm nhà quanh năm rợp bóng những hàng tre; con sông quê vẫn nước lớn nước ròng, nhưng có những người anh đã trở về trong thương tiếc của cả xóm; hàng tre quen đứng yên cúi đầu, con sông quê ngại ngùng soi bóng người goá phụ với mảnh khăn tang trắng trên đầu vẫn ra sông giặt giũ quần áo cho cả nhà, gánh nước về nhà dùng khi chiều chạng vạng… Tất cả cũng vì màu cờ sắc áo mà các anh phải để lại mẹ già, vợ trẻ, con thơ, em dại hoang hoải với suốt cuộc đời họ… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Bài thơ “Bài Học Đầu Cho Con”ca khúc Quê Hương (Mặc Lâm, phóng viên đài RFA). Vào đầu thập niên 1990 khi bài thơ “Bài Học Đầu Cho Con” được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch đưa vào ca khúc đã chiếm được cảm tình của người nghe và nhanh chóng trở thành bài hát được phổ biến nhiều nhất liên tiếp trong nhiều năm trời. Từ trong cũng như ngoài nước, bài thơ đã khơi động mạnh mẽ tâm trạng nhớ quê của hàng triệu người Việt xa xứ bởi lời lẽ tưởng chừng bình dị nhưng lại rất khéo léo gợi tâm lý quê hương qua hình ảnh quen thuộc của người mẹ Việt Nam. Có một điều đáng nói là tuy nổi tiếng nhưng bài thơ cũng gặp không ít phê phán gay gắt, nhất là những người xa nước bởi một câu cuối kết thúc của bài thơ. Người nghe thật sự bị hụt hẫng khi đang trong tâm trạng bị thuyết phục bởi những hình ảnh quen thuộc thân thương trong ký ức bỗng dưng nơi cuối cùng của bài thơ một âm thanh nghiêm khắc vang lên như kết án những con người lưu lạc…    Đọc tiếp @ RFA

3

Tesla, thiên tài bất tử.

(“Nikola Tesla (tiếng Serbia: Никола Тесла – 10/07/1856 – 07/01/1943) là một nhà phát minh, kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí người Mỹ gốc Serbia. Ông được biết đến nhiều nhất vì những đóng góp của mình để thiết kế ra hệ thống dòng điện xoay chiều cung cấp điện dòng điện xoay chiều hiện đại”).

© Khôi Nguyen (sưu tầm).

Nguồn: © thongtinducquoc.de (2019)

Tesla-img

N.Tesla . © wiki.

Nikola Tesla

Nikola Tesla (10/7/1856 – 7/1/1943) là một nhà phát minh, kỹ sư điện và kỹ sư cơ khí người Mỹ gốc Serbia. Ông theo chủ nghĩa vị lai và được xem là một trong những nhà khoa học sáng tạo và điên rồ nhất trong lịch sử. Tất cả các thiết kế của ông – khoảng 300 trong số đó được cấp bằng sáng chế – đều hướng tới tương lai và đó là lý do mọi người gọi ông là “nhà phát minh ra thế kỷ 20”.

Có nhiều người đã cho rằng trong toàn bộ lịch sử nhân loại chỉ có đúng 2 thiên tài vĩ đại, 2 cá nhân kiệt xuất với những tầm nhìn vượt quá xa thời của họ, 2 người duy nhất được đưa ra thuyết âm mưu là người ngoài hành tinh, một là Leonardo da Vinci, và người thứ hai, lại là một người hùng vô danh với những phát minh, những ý tưởng mà chúng ta đang được sử dụng hôm nay (kể cả mạng Internet mà bạn đang dùng), người thứ 2 là Nikola Tesla… Đọc tiếp… TẠI ĐÂY

June-2023_w2

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: June 09, 2023

1

Đàn ông, Đàn bà & Mặt trăng.

Hakuri Murakami, Le meutre du commandeur.

© Từ Thức.

Nguồn: © tuthuc-paris-blog (2021)

book-cover

Le Meurtre du Commandeur (Book cover). © barnesandnoble.com.

Trong cuốn tiểu thuyết trường giang mới nhất của Hakuri Murakami, Le meutre du commandeur, vừa ấn hành ở Paris (*), nhân vật chính, bị vợ bỏ, nói về bà vợ, “Tôi không hiểu một chút gì về nàng. Giống như những người, mỗi tối, ngửng đầu nhìn trăng nhưng mù tịt về chị Hằng.”

Các nhà văn Á Châu không hiểu gì về mặt trăng, nhưng nói nhiều về mặt trăng, không hiểu gì về đàn bà, nhưng ít nói về đàn bà. Không dám bàn tới đàn bà, bởi vì, đối với họ, thế giới phụ nữ còn xa lạ hơn cả mặt trăng. Nói về trăng, nếu có nhăng cuội cũng không ai cãi.

Không một nhà thơ Đường nào không nói về trăng. Ít nhà thơ Nhật nào không nghĩ tới, không viết về trăng. Và, với truyền thống bắt chước của người mình, trăng lai láng trong thi phú Việt…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

2

Công Trình Vãn Hồi Sách Báo Miền Nam VNCH.

48 Năm Sau Nhìn Lại. Công Trình Vãn Hồi Sách Báo Miền Nam
& Nghiên Cứu Kinh Nghiệm Kiến Quốc 1955-1975 Của VNCH.

© Trùng Dương.

Nguồn: © Cựu HS Tống Phước Hiệp Vĩnh Long (05/2023)

bia-sach-KNKQ-55-75

Bìa sách KNKQ 55-75 © tusachtre (van-hoc)

Vào buổi sáng ngày 1 tháng 5 cách đây 48 năm, tôi thức dậy trong căn lều nhà binh mới dựng hôm trước trong trại Camp Pendleton ở Nam California, cỏ còn cao quá đầu gối, chỉ mới có tôi và hai đứa con nhỏ, 9 và 2 tuổi. Mấy mẹ con được lùa vào đây nửa đêm hôm trước từ chiếc xe buýt đón chúng tôi đến từ Guam tại phi trường Los Angeles. Tôi nhìn ra những ngọn đồi thoai thoải phủ thảm hoa vàng giữa cái lạnh rơi rớt từ mùa đông vừa qua, nghe trong đầu câu hát Lòng thật bình yên mà sao buồn thế / Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ…

Có điều tôi không đang khóc. Mắt tôi ráo hoảnh. Tôi nhìn vào chính tôi, vào hồn của mảnh đất miền Nam thân yêu, nơi tôi lớn lên từ năm 1954 sau khi cha mẹ tôi mang chúng tôi 11 anh chị em chạy nạn cộng sản vào lập nghiệp. Đây cũng là nơi ra đời của một quốc gia mới mẻ, mang tên Việt Nam Cộng Hòa, được sự hỗ trợ tận tình của một Hoa Kỳ thời hậu Đệ Nhị Thế Chiến đã trở nên hùng mạnh nhất thế giới, và của các bạn đồng minh trong khối tự do, những quốc gia đã chịu ơn nước Mỹ giúp tái thiết thời hậu chiến. Không thể phủ nhận, đã hẳn, Hoa Kỳ thoạt kỳ thủy đã có chủ ý coi VNCH là “tiền đồn cuối cùng” để ngăn chặn làn sóng đỏ tưởng bách chiến bách thắng hồi ấy.

Song người Việt miền Nam chúng ta coi đây là cơ hội ngàn năm một thuở để xây dựng một xã hội tự do dân chủ thực sự đầu tiên trong lịch sử của hàng ngàn năm, nếu không là sống trong chế độ quân chủ chuyên chế thì là bị đô hộ bởi ngoại nhân. Người miền Nam không coi nhẹ nền Cộng Hòa còn rất phôi thai này. Trong khói lửa mịt mù và một bối cảnh chính trị nhiều biến động, họ vẫn kiên trì xây dựng và vun sới cho mảnh đất tự do nhỏ bé này…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Vài hàng về Trùng Dương

Trùng Dương (Nguyễn Thị Thái) quê ở Sơn Tây, là Chủ nhiệm nhật báo Sóng Thần (Sài Gòn, 1971-75). Cô là tác giả của nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, tác phẩm phi hư cấu, phóng sự …, và một vở kịch ba màn “Các con tôi đã về” (1978). Từ năm 1975, tại Hoa Kỳ, cô tốt nghiệp cử nhân và sau đại học chuyên ngành báo chí, công vụ và các vấn đề quốc tế, Đại học bang California, Sacramento. Cô làm phóng viên cho “The Mountain Democrat”, Placerville, Calif., từ 1991 đến 1993; sau đó hợp tác với The Record, Stockton, Calif. Nghỉ hưu năm 2006, cô hiện đang cư trú tại Oregon.

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ 50 Năm ‘Đại Lộ Kinh Hoàng’, 1972 – 2022 – Ký sự ‘Đi nhặt xác đồng bào Quảng Trị trên Đại lộ Kinh hoàng’ (Trùng Dương).‎‎ Ngày 30 tháng 3, 2022 năm nay đánh dấu tròn 50 năm ngày mở đầu chiến cuộc Quảng Trị khi khoảng 200,000 quân chính qui Cộng sản Bắc Việt cùng cả ngàn xe tăng lần đầu chính thức vượt Vùng Phi Quân Sự tràn qua vĩ tuyến 17 đánh chiếm Quảng Trị, xé nát Hiệp định Geneva 1954 và chấm dứt cuộc chiến bấy lâu vẫn dựa vào du kích Việt Cộng mà phần lớn đã bị tiêu diệt sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968. Cuộc chiến này sử Mỹ ghi là Cuộc Tấn Công Mùa Phục Sinh (Easter Offensive), người Miền Nam quen gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa (theo tựa một cuốn bút ký chiến trường của nhà văn Phan Nhật Nam)… Đọc tiếp @ Tạp Chí Da Màu

    ❖ Volodymyr Zelenskyy: phim trường, chính trường, chiến trường (Trùng Dương).

    ❖ “Việt Nam Cộng Hoà, 1955-1975: Kinh Nghiệm Kiến Quốc” (Nguyễn Dịu Hương).‎‎ Điểm sách: Việt Nam Cộng Hoà, 1955-1975: Kinh Nghiệm Kiến Quốc [The Republic of Vietnam, 1955-1975: Vietnamese Perspectives on Nation Building], Vũ Tường và Sean Fear biên soạn. Ithaca, NY: Cornell University Press, 2019.

“Rất nhiều phóng viên nước ngoài đã tường thuật về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Nhưng dù họ đã từng làm việc đó bao nhiêu lâu hay họ có hiểu về đất nước này nhiều như thế nào, cuộc chiến không thể thấm vào tâm hồn họ giống như nó đã thấm vào những người con của đất Việt,” phóng viên chiến trường Vũ Thanh Thuỷ nhận định trong phần mở đầu bài viết của mình về một thực tế của lịch sử (tr. 128).

Quả thực muốn thấu hiểu cuộc chiến tranh này cần phải đi sâu tìm hiểu chính những người Việt Nam đã trải nghiệm thời đại lịch sử ấy trên quê hương máu thịt của họ, cần phải lắng nghe chính những người góp phần làm nên lịch sử phản ánh những gì họ coi là quan trọng với cuộc đời họ, với thời đại của họ. Đây cũng là điểm cốt lõi làm nên giá trị của cuốn tuyển tập Việt Nam Cộng Hoà, 1955-1975: Kinh Nghiệm Kiến Quốc mới được xuất bản cuối năm 2019…    Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    Kiến thiết quốc gia, thế hệ nằm xuống, những mất mát và những giấc mộng vỡ (Dương Như Nguyện). Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ xin giới thiệu một hồi ký viết với thể loại “siêu hư cấu” (meta-fiction), với đặc trưng là tính bất định về mặt hình thức (formal uncertainty) và tính tự phản tư (self-reflexivity) của nhà nghiên cứu, nhà văn Dương Như Nguyện. Tác phẩm này ghi lại một ký ức trầm tư về lịch sử kiến quốc thời kì Việt Nam Cộng Hòa, bằng cách kết hợp cách viết tiếng Việt (Phần I) và cách viết tiếng Anh (Phần cuối), văn phong cybertext/ergodik, đặt liên kết máy tính, tranh minh họa và hình ảnh trong hồi ký…    Đọc tiếp @ https://usvietnam.uoregon.edu

    Thử phác họa một nghiên cứu về tinh thần cộng hòa trong lịch sử Việt Nam hiện đại (Nguyễn Lương Hải Khôi). Quá trình hình thành và phát triển của tinh thần cộng hòa đầu thế kỷ 20 đã ảnh hưởng như thế nào đến các lựa chọn chính trị ở Việt Nam từ giữa thế kỷ 20 trở đi? Cuộc xung đột ý thức hệ giữa hai phái cộng sản và cộng hòa trong nội bộ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1948 cho thấy tinh thần cộng hòa đã trưởng thành ở Việt Nam vào giai đoạn đó, và như vậy, có thể đặt ra giả thuyết là ở Việt Nam, tinh thần cộng hòa đã ra đời và phát triển trước đó… Đọc tiếp @ University Oregon

    ❖ Phạm Kim Ngọc: “Một con người và kinh tế gia can đảm”.‎‎

    ❖ Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ, Đại học Oregon, xin giới thiệu bộ tư liệu về ba Đảng phái quốc gia Việt Nam giai đoạn nửa đầu và giữa thế kỷ 20: Việt Nam Quốc dân Đảng, Đại Việt Quốc dân Đảng và Đảng Duy Dân. TẠI ĐÂY (US Vietnam Review)

3

Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn.

Từ Thế Kỷ 16 Đến Thế Kỷ 19.

© Hoàng Tuấn Phổ.

Nguồn: © huongduongtxd.com

ban-do-Vietnam-Nha-Nguyen

Bản đồ Vietnam 1938 © wiki

Huyện Tống Sơn xưa chỉ là một dải đất nhỏ hẹp, càng thêm chật hẹp bởi núi liên chi, đồi bát úp. Đây là hình ảnh tiêu biểu nhất của Thanh Hoá, cả ba miền rừng núi, trung du, và đồng chiêm trũng cùng hoà hợp trên một vùng đất cổ. Có lẽ họ Lê (tổ tiên của tuyên uý Lê Huấn) đến trước chọn nơi cát địa nhất, lập lên trang Bái Nại rồi hương Đại Lại, lưng tựa vào dãy núi Ông Lâu hình long ngai, hướng nhìn ra sông Lèn vòng tay ôm phía trước.

Năm 1336, Lê Quý Ly sinh ở mảnh đất “phát vương” này để thành Hồ Quý Ly, ông vua nhiều danh tiếng cũng lắm tai tiếng. Họ Nguyễn (tiên tổ của Bình Ngô khai quốc công thần Nguyễn Công Duẩn) hẳn là đến sau, không ngại rừng thiêng nước độc, lập trại ấp Bái Nại, phát triển thành Bái Trang, sau là Gia Miêu Ngoại Trang ở một góc khuất hoang vắng, nơi núi Bái Sơn dáng rồng nằm gặp dãy Tam Điệp như đàn hổ dữ đuổi theo hai con trâu chạy ra tận sát mép biển Đông (1).

Họ Nguyễn đến đây từ bao giờ? Họ bí mật chui qua lỗ đơm đó của ông Khổng Lồ trên đèo Ba Dọi hiểm trở, hay đàng hoàng vượt biển Thần Phù sóng gió rồi ngược dòng Tống Giang lên Bái Sơn?

Vua Gia Long nói:

– Tổ tiên ta công đức chứa chồng, có hơn ngàn năm, nhưng thế đại xa cách, sự tích thiếu sót. (2) Và họ Nguyễn cũng chỉ truy tầm để truy phong đến đời ông nội Nguyễn Hoàng là Nguyễn Hoằng Dụ, thân phụ Nguyễn Kim. Địa danh Gia Miêu đã thấy nói đến ở đời Lê Thái tổ, với ba “trang” Gia Miêu Ngoại, Gia Miêu Nội, Gia Miêu Thượng, trong đó, Gia Miêu Ngoại là “anh cả”. Chữ “Gia Miêu” 嘉苗 là mạ (cấy lúa). Tổ tiên Nguyễn Công Duẩn đã sớm biến cả một vùng sơn lam chướng khí, nước độc hoá nước lành, đất chua thành đất ngọt để xây nên những đồng lúa tốt. Chắc chắn lương thực gia đình họ Nguyễn phải tích luỹ qua nhiều đời, giàu hơn cả Lê Lương giáp Bối Lý thời Đinh Lê, mới đủ cung cấp cho nghĩa quân Lam Sơn nhiều vạn thạch lương trong suốt 10 năm kháng chiến…

Đọc tiếp… TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Đi tìm sự thực lịch sử về vua Gia Long (Thụy Khuê).‎‎ Một ngày mùa xuân năm 2014, tôi lên khu La Tinh, vào hàng sách quen, xuống hầm tìm sách cũ, tình cờ thấy một bộ sách quý, nhưng có lẽ không ai để ý, và cũng không có người mua, nên họ bán son. Như kẻ bắt được vàng, tôi mua ngay. Đó là bộ sách đồ sộ: Histoire de la Mission de Cochinchine 1658-1823 (Lịch sử truyền giáo ở Nam Hà 1658-1823) gồm 4 cuốn, do linh mục Andrien Launay sưu tập những thư từ của các giáo sĩ đến truyền đạo ở nước ta (và một phần nhỏ về Miên, Lào), gửi về cho các vị lãnh đạo của họ trụ trì tại tu viện Macao, là chi nhánh của Hội Thừa Sai Roma, trong hai thế kỷ…

Đi sau vua Gia Long hơn hai thế kỷ. Dường như chúng ta vẫn chưa khôi phục được tinh thần tự tin, tự chủ, khi trực diện với người ngoại quốc mà vị Hoàng Đế đầu tiên của triều Nguyễn đã khai phóng… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Petrus Key Là Ai? (TS Vũ Ngự Chiêu) Petrus Key, sau này đổi thành Petrus Trương Vĩnh Ký, P.J.B. Trương Vĩnh Ký, Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký, hay Petrus Ký, thường được coi như một văn hào của miền Nam dưới thời Pháp thuộc. Có người xưng tụng Petrus Key như “đại ái quốc,” “đại học giả,” “bác học,” thông thạo tới “26 thứ tiếng… Đọc tiếp @ © https://hopluu.net (08/2019)

   ❖ Nguyễn Ánh – Gia Long – Tây Sơn – Và thực dân Pháp (Nguyễn Lê) Bá Đa Lộc có công giúp chúa Nguyễn trong những ngày đầu gian khổ, khi phải trốn lánh cuộc truy sát của quân Tây Sơn. Tuy nhiên, nhiều cây bút Pháp, trong đó có Charles B. Maybon, tác giả quyển Histoire moderne du pays d’Annam 1592-1920 – Paris 1920 và linh mục Léopold Cadière, chủ bút Tập san Đô thành Hiếu cổ (BAVH), đã đề cao một cách quá đáng vai trò của Giám mục Bá Đa Lộc trong thời kỳ này nhằm gián tiếp nói rằng nếu không có ông, Nguyễn Ánh sẽ không thể tồn tại và tất nhiên cơ nghiệp của nhà Nguyễn sẽ không thể có như chúng ta đã thấy… Đọc tiếp @ Báo Quốc Dân (06/2022)

   ❖ Đọc “Vua Gia Long & Người Pháp” của Thụy Khuê (Nguyễn Minh – Adelaide) − “Các nhà nghiên cứu thuộc địa (Pháp) đã xây nên một thứ huyễn sử, trong đó Bá Đa Lộc có công tột đỉnh, đứng đầu tổ chức, mua súng ống, tàu chiến, chiêu mộ các “sĩ quan” và binh lính Pháp về giúp Nguyễn Ánh. Các “sĩ quan” này không những đã lập chiến công rực rỡ mà còn làm tàu chiến, dựng nền pháo binh và tổ chức quân đội theo lối Tây phương, xây dựng những thành trì kiến trúc kiểu “Vauban” trên toàn thể nước Việt…” Nguyễn Minh, Nhà giáo – Dịch giả, Adelaide Australia @ viet-studies.net (Viewed 30/06/22)

    ❖ Vai Trò Của Giám Mục Bá Đa Lộc Trong Cuộc Nội Chiến Nhà Nguyễn-Nhà Tây Sơn.‎‎ Trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 30 năm giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn (1771-1802), Giám mục Bá Đa Lộc là người phương Tây có mặt lâu nhất, từ năm 1776 đến ngày ông qua đời (1799). Ông sát cánh, hỗ trợ chúa Nguyễn Ánh khi còn là một thiếu niên mới 15 tuổi cho đến những ngày cuộc nội chiến đã nghiêng phần thắng lợi về phía nhà Nguyễn.

Song vị trí của Bá Đa Lộc trong cuộc chiến dằng co đó như thế nào, nhất là mối quan hệ giữa ông ta với Nguyễn Ánh ra sao, có nhiều sự miêu tả, nhận định rất khác nhau, trong đó có những cách thổi phồng, phóng đại vai trò của vị giám mục này, trao cho ông ta một vai trò quá lớn trong cuộc nội chiến, vô tình hạ thấp tính độc lập, quyết đoán của một con người đầy bản lãnh như Nguyễn Ánh… Nguồn @ triviet.news (Viewed 15/02/22)

    ❖ Bảo Đại trao kiếm giả cho ‘cách mạng?’ (Phạm Cao Phong).‎‎

    ❖ Chiếu thoái vị của Hoàng Đế Bảo Đại vị vua cuối cùng nhà Nguyễn (25/08/1945).‎‎ “Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam. Vì nền độc lập của Việt Nam. Để đạt hai mục đích ấy, Trẫm tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước mong rằng sự hy sinh của Trẫm đem lại lợi ích cho Tổ quốc. Nhận định rằng sự đoàn kết của toàn thể đồng bào chúng ta vào giờ phút này là một sự cần thiết cho Tổ quốc chúng ta, ngày 23 tháng 8, Trẫm đã nhắc lại cho toàn thể nhân dân ta là: Ở giờ phút quyết định này của Lịch sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà chia rẽ là chết…

Trước khi từ giã ngai vàng, Trẫm chỉ có ba điều muốn nói:

— Thứ nhất: Trẫm yêu cầu tân chính phủ phải giữ gìn lăng tẩm và miếu mạo của hoàng gia.

— Thứ hai: Trẫm yêu cầu tân chính phủ lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái, các phe nhóm, các đoàn thể đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, mặc dù không theo cùng đường hướng dân chủ của mặt trận, như vậy có thể giúp cho họ được tham gia vào sự kiến thiết đất nước, và chứng tỏ rằng tân chế độ đã được xây dựng trên tình đoàn kết dứt khoát của toàn thể nhân dân.

— Thứ ba: Trẫm yêu cầu tất cả các đảng phái, các phe nhóm, tất cả các tầng lớp xã hội cũng như toàn thể hoàng gia phải đoàn kết chặt chẽ để hậu thuẫn vô điều kiện cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa, hầu củng cố nền độc lập quốc gia…”   Đọc tiếp @ hoangtran204 (01/09/2022)

    ❖ Hồi ký của Bảo Đại “Con Rồng Việt Nam.” Cuốn hồi ký của Bảo Đại (vị vua cuối cùng của Việt Nam) Bảo Đại (chữ Hán: 保大, 22 tháng 10 năm 1913 – 31 tháng 7 năm 1997), tên khai sinh: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (阮福永瑞), là hoàng đế thứ 13 và là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam…   Đọc tiếp hay tãi về máy Hồi ký này @ TẠI ĐÂY

    ❖ Một Cơn Gió Bụi (Hồi ký Trần Trọng Kim). Từ trước tôi không biết vua Bảo Ðại là người như thế nào. Vì trong thời bảo hộ của nước Pháp, hình như ngài chán nản không làm gì cả, chỉ săn bắn và tập thể thao. Hôm mùng 7 tháng tư tôi vào yết kiến thấy có vẻ trang nghiêm và nói những điều rất đúng đắn. Vua Bảo Ðại nói, “Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước…”   Đọc tiếp hay tãi về máy Hồi ký “Một Cơn Gió Bụi” @ TẠI ĐÂY

    ❖ Vua Gia Long Và Người Pháp (Thụy Khuê).

‎‎

    – Thân mời đọc trực tiếp tác phẩm biên khảo “Vua Gia Long Và Người Pháp” của Thụy Khuê @ TẠI ĐÂY (Nguồn: thuvienpdf).

    – Hay tãi về máy TẠI ĐÂY (Tài liệu biên khảo gồm 27 chương, gần 800 trang, cho nên bà con có thể tãi về máy ở đường link này. NNQ)

Gia Long tẩu quốc

(Viewed 05/06/2023)

bia-sach-GLTQ

Gia Long Tẩu Quốc. © wiki

    – TẬP I

    – TẬP II

    – TẬP III

    – TẬP IV

    – TẬP V

Gia Long tẩu quốc là một tiểu thuyết dã sử của tác giả Tân Dân Tử được khởi thảo vào năm 1928 và hoàn thành trong năm 1929, đến năm 1930 đem in tại nhà Bảo Tồn (Chợ Lớn). Tiểu thuyết này gồm 27 hồi, chia làm 5 tập và đã được công chúng văn chương ái mộ tới mức nhà Xưa Nay phải tái bản nhiều lần vào năm 1932… Thân mời đọc tiểu thuyết lịch sử này theo đường dẩn sau (Google Drive): (định dạng PDF – Scan sách cũ. Viewed 16/05/2023) NNQ.

Trích lời tựa “Gia Long tẩu quốc – Tân Dân Tử.” Nước mình cũng một nước có lịch sử vẽ vang lắm vậy, song người mình, trừ ra một số người có học thức, có tham khão ít nhiều về lịch sử nước nhà thì không nói, còn ra vô số những hàng người, ngoài sân vọng cái bàn thờ Trương-đạo-Lang (Trương-thiền-Sư) trên trang treo bức hình ông Quan-Vỏ, hằng năm hương hỏa bất tuyệt. Chẳng may mở miệng ra, mở miệng ra thì nào là Lưu-kim-Đính giải giá Thọ-châu, Phàn-lê-Huê phá Hồng-thủy-Trận. Chớ chưa thường có mấy ai nhắc nhở đến, sùng bái đến cái ông Đinh-tiên-Hoàng, Lê-thái-Tổ, Trần-hưng-Đạo, Trưng-Trắc, Trưng-Nhị v.v… là những bực đả làm vẻ vang cho lịch sử nước nhà, bồi đấp cho non sông tổ quốc tự hồi nào… Thật củng một đều đáng thương tâm về sự khuyết điểm của anh em mình lắm vậy…   Nguồn @ TẠI ĐÂY (Viewed 19/05/23)

Gia Long Phục Quốc.

(Viewed 05/06/2023)

bia-sach-GLPQ

Gia Long Phục Quốc. © wiki

    – Gia Long Phục Quốc TẬP I.

    – Gia Long Phục Quốc TẬP II.

    – Gia Long Phục Quốc TẬP III

    – Gia Long Phục Quốc TẬP IV

Vua Gia Long, tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, lên ngôi Hoàng đế tại Phú Xuân năm 1802. Được xem là vị vua thống nhất đất nước Việt Nam. Mặc dù lịch sử vẫn còn nhiều tranh luận về công, tội cũng như mối thù truyền kiếp giữa vua Gia Long và anh em nhà Tây Sơn, nhưng giang sơn Việt Nam ta có được như ngày hôm này chính là nhờ vào vị vua này.

Tân Dân Tử là bút hiệu của ông Nguyễn Hữu Ngỡi, một trong những tác giả tiên phong cho thể loại tiểu thuyết lịch sử Việt Nam ở giai đoạn đầu thế kỷ XX. Tân Dân Tử là người làng Tăng Nhơn Phú, huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định. Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống Nho học. Ông nội là tú tài Hán học. Thân phụ cũng tinh thông chữ Hán, làm chức cai tổng. Thuở nhỏ, ông học chữ Hán, sau chuyển sang học chữ Pháp. Sau khi tốt nghiệp trường Thông ngôn Sài Gòn, ông được bổ làm kinh lịch ở Chợ Lớn, về sau được thăng chức huyện hàm. Ngoài nhiệm vụ của một công chức, ông còn tham gia viết văn, viết báo. Theo GS. Nguyễn Huệ Chi, ông là một cây bút có các bài tản văn và thơ in khá sớm trên các báo quốc ngữ đầu tiên như Nông cổ mín đàm (Trong chén trà bàn chuyện nông thương), Lục tỉnh tân văn, Điện tín, v.v. Năm 1953, ông mắc bệnh phải nằm một chỗ hơn hai năm rồi mất tại Sài Gòn, hưởng thọ 80 tuổi (wiki).

May-2023_w1

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: May 05, 2023

1

Thế giới vui vì mỗi lẻ loi.

Tiếng biển lời rừng nao nức giục
– Ta về cho kịp độ xuân sang. (Ta Về – Tô Thùy Yên)

© Đỗ Thái Nhiên.

Nguồn: © danchimviet.info (08/2021)

but-tich-To-Thuy-Yen

Bút tích của nhà thơ Tô Thùy Yên trong chuyến về thăm Saigon năm 2014. © SBS

Có suy nghĩ cho rằng sống tức là quay cuồng trong bể khổ. Suy nghĩ khác lại đặt thành câu hỏi: Đời người từ đâu đến? Đi về đâu? Nhà thơ Bùi Giáng buông lời giải đáp nhẹ nhàng nhưng bất ngờ và bay bổng:

Ấy là nhạc? Ấy là thơ?
Ấy là rượu đế một giờ bỗng dưng?
Ấy điên đảo ? Ấy điệp trùng?
Ấy từ vô tận lừng khừng mà ra

(Thơ Bùi Giáng)

Cõi “vô tận lừng khừng” là cõi nào? Đây là nơi hàm chứa mọi quấn quyện và tương tác miên viễn giữa tự nhiên giới, tư tưởng giới và xã hội giới. Sự quấn quyện tương tác này sản sinh ra vận động của dòng sống người, vận động của lịch sử. Trong tự nhiên, nhịp điệu của lịch sử được ghi nhận.

Tô Thùy Yên, tên thật là Đinh Thành Tiên, sanh ngày 20/10/1938 tại Gò Vấp, nguyên Thiếu Tá Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau 30/04/1975 Tô Thùy Yên bị chế độ CSVN tống giam không tội danh, không án tòa.

Năm 1985 Nhà Thơ ra khỏi nhà tù, thi phẩm Ta Về được sáng tác vào dịp này…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Kính biệt nhà thơ Tô Thùy Yên – “cảm ơn hoa đã vì ta nở” (Trinh Nguyen).‎‎ Vậy là nhà thơ Tô Thùy Yên, một trong những nhà thơ lớn của miền Nam trước 1975, đã “thức cho xong bài thơ” để “mai sớm ra đi” – cuộc đi cũng chính là “về như chiếc lá rơi về cội” nhưng ở “giữa cánh đồng không, bên kia sông” kịp “cài hờ lên cửa tặng” nhân gian những bài thơ thuộc hàng những bài hay bậc nhất trong lịch sử thi ca Việt Nam… Đọc tiếp @ SBS

   ❖ “Việt Nam, Con Thuyền Không Bến” và “Một Con Đường Hẹp” (Đỗ Thái Nhiên). Ngày 6/3/2018 trên Facebook của mình, nhà văn Trần Trung Đạo đã phổ biến bài viết “Việt Nam, Con Thuyền Không Bến”. Sở dĩ gọi là “Con Thuyền Không Bến” bởi lẽ, theo Trần Trung Đạo, Việt Nam hiện có hai thế lực “đảng” và “chống đảng…” Đọc tiếp @ https://www.danchimviet.info

   Ta về một bóng trên đường lớn Tô Thùy Yên (1938 – 2019) (Tuan V. Nguyen).

    ❖ Tây Tạng 59, Việt Nam 75.

2

Từ Potemkin Đến Putin.

Một Huyền Thoại Lâu Đời Đã Tiết Lộ Những Gì Về Cuộc Xâm Lược Của Nga Ở Ukraine (From Potemkin to Putin: What a centuries-old myth reveals about Russia’s war against Ukraine – © Dennis Wagner – USA Today).

© Dennis Wagner (Chuyển ngữ: Trần C. Trí).

Nguồn: https://damau.org (04/2022)

Peter-III-and-Catherine-II

Tsar Peter III and his wife, the future Catherine the Great. © wiki

Ngày xửa ngày xưa, có một nữ hoàng đầy quyền lực, thường được gọi là Catherine Đại Đế 1, trị vì một đế quốc rộng lớn, và qua bao nhiêu năm tháng, đã chinh phục được thêm nhiều bờ cõi mới.

Catherine bổ nhiệm người tình của mình trông coi một trong những cõi miền đã xâm chiếm đó—nơi ngày nay mang tên là Ukraine. Thời gian trôi qua, chàng tường trình cho nàng biết là người dân ở xứ ấy sống trong sung túc và hạnh phúc. Song le, theo một truyền thuyết được kể từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, đó chỉ là một điều dối trá.

Trong câu chuyện đó, Catherine quyết định thực hiện một chuyến vi hành trên thuyền, xuôi theo dòng sông Dnieper để nàng được chứng kiến cuộc sống vui tươi, thịnh vượng của thần dân. Grigory, người tình của nàng, sợ rằng chuyện lừa dối của mình sẽ bị vạch trần, đồng thời chàng cũng muốn làm nàng vui lòng. Vì thế, theo câu chuyện, chàng ra lệnh cho thuộc hạ dựng lên những ngôi làng giả dọc theo bờ sông, sơn phết các mặt tiền mới tinh tươm…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Ghi chú:

(1) Catherine Đại đế (1729 – 1796) Catherine Đại đế © Catherine II là Hoàng hậu Nga trong hơn 30 năm và là một trong những nhà cai trị có ảnh hưởng nhất của đất nước.

Sophie Friederike Auguste von Anhalt-Zerbst sinh ngày 02/05/1729 tại Stettin, sau đó là một phần của Phổ (nay là Szczecin ở Ba Lan), con gái của một hoàng tử nhỏ người Đức. Năm 1745, sau khi được nhận vào Giáo hội Chính thống Nga và đổi tên thành Catherine, bà kết hôn với Đại công tước Peter, cháu trai của Peter Đại đế và là người thừa kế ngai vàng Nga…

… Những ảnh hưởng lớn của Catherine đối với đất nước nhận nuôi của bà là mở rộng biên giới Nga và tiếp tục quá trình phương Tây hóa do Peter Đại đế bắt đầu. Trong triều đại của mình, bà đã mở rộng đế chế Nga về phía nam và phía tây, thêm các vùng lãnh thổ bao gồm Crimea, Belarus và Litva… Nguồn: Catherine, Facts and Details (BBC – 2014)

    – Catherine The Great Catherine Đại đế (sinh năm 1729, trị vì từ 1762-1796) là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của Nga. Được coi là một nhà cải cách của Thời đại Khai sáng và một kẻ cơ hội phù phiếm, bà đã cai trị nước Nga trong 34 năm, một trong những triều đại lâu nhất trong lịch sử Nga, mặc dù bà thậm chí không phải là người Nga, không có quyền thừa kế hợp pháp đối với ngai vàng và nắm quyền bằng cách giết người. chồng bà, Sa hoàng Peter III. (Nguồn: Erla Zwingle, National Geographic, tháng 9 năm 1998)

Các nhà sử học đã tranh luận về sự chân thành của Catherine với tư cách là một vị vua khai sáng, nhưng ít người nghi ngờ rằng bà tin vào hoạt động tích cực của chính phủ nhằm phát triển các nguồn lực của đế chế và làm cho chính quyền của nó hiệu quả hơn… Nguồn: Catherine, Facts and Details (https://factsanddetails.com – 2016)

(2) Grigory Potemkin Năm 1774, năm Nga đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ, Grigory Potemkin, người đã nổi bật trong cuộc chiến, trở thành người tình của Catherine, và một sự nghiệp rực rỡ bắt đầu cho vị quan thuộc tầng lớp quý tộc nhỏ này, người có trí thông minh và khả năng chỉ bằng tham vọng của mình. Potemkin là người duy nhất trong số những người yêu thích của Catherine đóng một vai trò chính trị rộng rãi.

Thông thường, hoàng hậu không trộn lẫn công việc và thú vui; các bộ trưởng hầu như luôn được chọn vì khả năng của họ. Ở Potemkin, bà đã tìm thấy một người đàn ông phi thường có thể yêu thương, kính trọng và là người mà bà có thể chia sẻ quyền lực của mình. Với tư cách là bộ trưởng, ông có quyền hạn vô hạn, ngay cả sau khi kết thúc mối quan hệ liên lạc của họ, vốn chỉ kéo dài hai năm.

Potemkin phải được công nhận một phần vì sự huy hoàng có phần xa hoa của triều đại Catherine. Anh ta có một quan niệm về sự vĩ đại mà cô công chúa người Đức khá tầm thường không có, và anh ta hiểu tác động của nó đối với người dân. Là một người mơ mộng vĩ đại, anh ta khao khát các vùng lãnh thổ để chinh phục và các tỉnh để sinh sống; một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm với kiến ​​thức về nước Nga mà Catherine chưa có được và táo bạo như Catherine là người có phương pháp, Potemkin được nữ hoàng đối xử bình đẳng cho đến khi ông qua đời vào năm 1791. Họ bổ sung và hiểu nhau, và bộ trưởng đầy tham vọng bày tỏ sự tôn trọng của mình đối với chủ quyền của mình thông qua sự tận tâm hoàn toàn đối với lợi ích của bà… Nguồn: https://www.britannica.com (Viewed 04/2023)

(Catherine Đại đế là một phụ nữ khét tiếng đam mê và tham vọng đế quốc. Hoàng tử Potemkin – cực kỳ hào hoa và tài năng siêu phàm – là tình yêu của đời cô và là người đồng cai trị của cô. Họ cùng nhau chiếm giữ Ukraine và Crimea, những vùng lãnh thổ xác định phạm vi ảnh hưởng của Nga cho đến ngày nay. Chuyện tình của họ là như vậy…)

(3) Novorossiya, nghĩa đen là “Nước Nga mới”, là một tên lịch sử, được sử dụng trong thời kỳ Đế quốc Nga cho một khu vực hành chính mà sau này trở thành lục địa phía nam của Ukraine: khu vực ngay phía bắc Biển Đen và Crimea (Wiki).

(4) Holodomor (tiếng Ukraina: Голодомор) Nghĩa đen: Cái chết tập thể vì nạn đói, nói về nạn đói ở Liên Xô vào thời kỳ 1932–1933 xảy ra ở vùng mà bây giờ thuộc Ukraina. Stalin theo đuổi các mục tiêu chính trị để ngăn chặn các phong trào đòi ly khai đòi độc lập ở Ukraina và để củng cố chính quyền Liên Xô tại Ukraina. Trước đó, Nga đã hành động mạnh với giới trí thức và các giáo sĩ người Ukraina. Giữa năm 1926 và năm 1932, 10.000 giáo sĩ bị xử bắn hoặc trục xuất bởi những người Bolshevik. Vào năm 1931, hơn 50.000 trí thức bị trục xuất đến Siberia, trong số đó có 114 nhà thơ, nhà văn và nghệ sĩ quan trọng trong nước. Sau đó, Liên Xô bắt đầu đối phó với những người nông dân, những người vẫn còn ngoan cố chống lại tập thể hóa và công nghiệp hóa. Trong tinh thần “Nga hóa”, văn hóa riêng của Ukraine bị loại bỏ để chỉ còn một nền văn hóa Xô Viết… (wiki)

    – The Holodomor’s Death Toll. Nạn đói ở Ukraine – được gọi là Holodomor, một sự kết hợp của các từ tiếng Ukraine có nghĩa là “đói” và “gây ra cái chết” – theo một ước tính đã cướp đi sinh mạng của 3,9 triệu người, khoảng 13% dân số. Và, không giống như nạn đói khác trong lịch sử gây ra bởi bệnh bạc lá hoặc hạn hán, điều này được gây ra khi nhà độc tài Stalin muốn thay thế các trang trại nhỏ của Ukraine bằng các tập thể nhà nước và trừng phạt những người Ukraine có tư tưởng độc lập, những người gây ra mối đe dọa cho chính quyền toàn trị của mình…

… Các quan chức Liên Xô đã dùng vũ lực đuổi những nông dân Ukraine ra khỏi trang trại của họ và cảnh sát mật của Stalin tiếp tục lên kế hoạch trục xuất 50.000 gia đình nông dân Ukraine đến Siberia, nhà sử học Anne Applebaum viết trong cuốn sách năm 2017 của cô, Nạn đói đỏ: Cuộc chiến của Stalin đối với Ukraine… Stalin đã bắt giữ hàng chục ngàn giáo viên và trí thức Ukraine và loại bỏ sách tiếng Ukraine khỏi các trường học và thư viện. Bà Applebaum viết rằng nhà lãnh đạo Liên Xô đã sử dụng sự thiếu hụt ngũ cốc như một cái cớ cho cuộc đàn áp chống Ukraine thậm chí còn dữ dội hơn. Như Norris lưu ý, sắc lệnh năm 1932 “nhắm vào ‘những kẻ phá hoại’ Ukraine, ra lệnh cho các quan chức địa phương ngừng sử dụng ngôn ngữ Ukraina trong thư từ của họ và đàn áp các chính sách văn hóa Ukraine đã được phát triển trong những năm 1920…” (history.com – 2019)

   ❖ Chiến tranh ở Đông Âu nhìn từ góc độ văn hóa. Putin cuồng vọng muốn làm Nga hoàng ở thời đại nên nơm nớp lo sợ nước láng giềng Ukraina có tổng thống được dân bầu và đang hướng tới xã hội Tự do, Bình đẳng, Bác ái phương Tây. Sự “đe dọa” của NATO với nước Nga chỉ là trò lừa gạt thần dân nước Nga vốn đã sống bao năm trong hệ thống truyền thông độc Đảng, độc trị thời Xô Viết và xa hơn nữa từ xã hội nông nô của các bạo chúa Sa hoàng! Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Chiến tranh Ukraine và an ninh châu Á. Từ Hindu Kush đến Biển Đông và Bán đảo Triều Tiên, Ấn Độ-Thái Bình Dương không thiếu những mối đối nghịch lịch sử sâu đậm và những yêu sách sai lầm về chủ quyền mà nó có thể bùng nổ thành xung đột mà không cần cảnh báo… Đọc tiếp @ NnQ

    ❖ Trong chiến tranh, Ukraina tưởng niệm 90 năm nạn đói lớn Holodomor dưới chế độ Stalin. Thứ Bảy, 26/11/2022, người dân Ukraina tưởng niệm 90 năm sự kiện Holodomor, nạn đói lớn 1932-1933 do chế độ Stalin gây ra. Theo các sử gia, 15% người dân Ukraina đã chết trong suốt giai đoạn mang tính bước ngoặt này. Lễ tưởng niệm năm nay đặc biệt mang nặng ý nghĩa trong bối cảnh cuộc chiến xâm lược do Nga tiến hành từ suốt chín tháng qua… Nguồn © RFI

    ❖ Ảo tưởng quyền lực

3

Châu Về Hiệp Phố.

Trích Chương VII, “Nửa Thế Kỷ Việt Nam”.

© Song Nhị.

Nguồn: © https://coinguonwriters.blogspot.com (03/2018)

bia-sach_nua-the-ky-vietnam

Hình bìa sách “Nữa Thế Kỷ Vietnam. © Ảnh coinguonwriters.

Trong cuốn NTK.VN tôi có dành tám chương viết về tù cải tạo. Ở đây xin dành một chương có niềm vui và hạnh phúc sau một hành trình đày đọa, đau đớn và tủi nhục của quan chức quân cán chính VNCH trong các trại tập trung cải tạo…

Xin từ biệt một cảnh đời,
tường xây cửa sắt tình người lạnh căm
Xin từ biệt những tháng năm
mồ hôi máu lệ nhục nhằn đắng cay.

Có biết bao chuyện hợp tan trên đời – thương hải tang điền – xưa nay từng xé lòng bứt ruột thế nhân. Trong đời tôi, đã bao lần trầm lòng trước những cuộc hợp tan não nuột – Ngày rời bỏ quê hương bản quán ra đi biền biệt đến bây giờ; ngày xách túi hành trang với vài bộ quần áo, từ giã gia đình, đành đoạn bỏ lại những yêu thương bịn rịn để ra đi “trình diện” vào tù, từ đó tôi cứ mãi nôn nao với những lần hợp tan, tan hợp. Khi rời Quảng Ninh về Thanh Hóa, nhìn lại phía sau núi rừng trùng điệp heo hút, tôi cứ mãi chập chờn với lẽ thịnh suy. Người cộng sản không thể lường trước được viễn ảnh của việc đưa hàng nghìn tù từ trong Nam ra rồi lại phải đưa trả về Nam…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Miền Nam Đệ Nhất và Đệ nhị Cộng Hoà (Song Nhị).‎‎ Hai mươi năm đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa, người dân miền Nam được hít thở không khí tự do, được hưởng các quyền căn bản theo đúng quy ước nhân quyền của Liên Hiệp Quốc; ngược lại người dân miền Bắc phải sống dưới chế độ cộng sản độc tài hà khắc, bị tước đoạt mọi quyền tự do tối thiểu của một công dân… Đọc tiếp @ https://www.vietthuc.org (06/10/2001)

   ❖ Kể từ ngày 31 tháng Tư (Ngô Nhân Dụng). Nhà văn Vương Hồng Sển là người sáng tác ra câu ngày 31 tháng Tư năm 1975,” trong hồi ký Nửa Đời Còn Lại. Cụ tự giới thiệu là người “máu Hoa pha máu Việt đã bốn đời không nói được tiếng Phước Kiến” (trang 21, Văn Nghệ, California, 1995). Cụ mang tên Hán Việt là Vương Hồng Thạnh (hay Thịnh), nhưng khi làm giấy khai sanh viết thành Sển theo cách nói tiếng Phúc Kiến. Cụ đã nổi tiếng với những cuốn Sài Gòn Năm Xưa, Thú Chơi Sách, Thú Chơi Cổ Ngoạn và nhiều bài báo về các thú chơi này từ trước năm 1975. Cuốn Hơn Nửa Đời Hư, in năm 1993 ở Sài Gòn và bị kiểm duyệt xóa bỏ rất nhiều, hai năm sau được nhà Văn Nghệ tái bản ở Mỹ, mới được đầy đủ…

Hai lần “cố ý” viết ngày 30 ra ngày 31, tác giả kể lể tâm tình như đang muốn trút ra những “nỗi riêng lớp lớp sóng vùi.” Lần thứ nhất, cụ tự nhận mình thấp hèn như ốc ngồi đáy giếng đòi bàn luận việc “trên cao,” dù chỉ bàn một câu chuyện văn học. Tự nhận mình làm thân “ốc ngồi đáy giếng”, là cách người miền Bắc gọi là “nói kháy.” Không biết các quan ở trên hay thằng dân ở dưới đứa nào mới đúng là ốc ngồi đáy giếng! Cụ đổi thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” thành “ốc” cũng cố ý. Con ếch còn được kêu oang, con ốc chỉ ngậm miệng!

Lần viết lộn thứ hai, Vương Hồng Sển nhắc đến thời đoàn quân của Nguyễn Ánh ra chiếm Bắc Hà. Khi quân miền Bắc thất trận, chỉ có hai người trong giới sĩ phu bị chế độ mới hành hạ. Một là Phan Huy Ích, cựu thần Nhà Lê bị bỏ tù; hai là Cống Chỉnh, theo nhà Tây Sơn, bị đánh đến chết vì thù riêng. Cụ Vương nhắc chuyện cũ, chính là để so sánh với chính sách lừa bắt hàng trăm ngàn sĩ quan, công chức miền Nam cho vào tù mút mùa sau năm 1975!

Vương Hồng Sển thấm thía thân phận đau đớn vì mất tự do của một trí thức miền Nam. Có lúc đang bàn chuyện Phạm Quỳnh, cụ đánh một câu: “trong nầy ngày nay có miệng mà khó nói nên lời, có tay cầm viết mà khó ghi lời nào khỏi bị sửa chữa, cắt xén – vả lại tôi là người gì mà được phép nói…?” (trang 267). Viết hai chữ “trong nầy” tức là trong miền Nam. Viết “ngày nay” tức thời cộng sản đô hộ, khác thời trước 1975. Chỉ viết bốn chữ, “trong nầy”và “ngày nay” đủ tả nỗi niềm một nhà văn “không được phép nói!”  Đọc tiếp @ https://www.diendantheky.net

   ❖ Quí hay Quý?‎‎ Khởi đi từ một tình cờ lịch sử khi Alexander de Rhodes đến Việt Nam truyền đạo Thiên Chúa, ngôn ngữ Việt Nam thoát khỏi văn hóa chữ Nho (Hán tự) và chữ Nôm, bước sang kỷ nguyên mới kể từ đầu thế kỷ Hai mươi. Trong suốt 500 năm từ tình trạng phôi thai, theo bước đi của từng thế hệ và từng thời kỳ lịch sử, chữ Việt và tiếng Việt ngày nay đã là một trong những ngôn ngữ hoàn chỉnh trong lịch sử văn minh nhân loại. Người Nhật và người Nam Triều Tiên cũng từ hàng trăm năm cố công thoát ly ảnh hưởng và phụ thuộc chữ Hán nhưng đã không làm được… Đọc tiếp @ https://quangduc.com

Apr-2023_w3

Các bài viết sưu tầm: Apr 21, 2023

1

Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hòa.

Trích “Lời Bạt” – The Final Colapse (trang 255 đến trang 272).

© ĐT Cao Văn Viên (Dịch thuật: Nguyễn Kỳ Phong).

Nguồn: © trachnhiemonline.com (Viewed 01/01/23)

hinh-bia-The-Final-Collapse

The Final Collapse. © goodreads.com

Bắt đầu từ năm 1976 Trung Tâm Quân Sử Lục Quân Hoa Kỳ mời một số tướng lãnh của ba quốc gia Việt, Cam Bốt và Lào, viết lại kinh nghiệm quân sự của họ trong cuộc chiến Đông Dương. Sáu cựu sĩ quan VNCH cộng tác và hoàn tất 16 tác phẩm, ghi lại kinh nghiệm của họ về cuộc chiến Việt Nam. The Final Collapse (Những Ngày Cuối Của VNCH – Đại tướng Cao Văn Viên – 1983) là một trong những tác phẩm này (NKP).

(ĐT Cao Văn Viên). Trong bản Việt ngữ này tác giả muốn nói đôi lời để giải thích thêm về một hai chú thích ở bản Anh ngữ. Tác giả muốn nói thêm về chú thích số 5 ở Chương 9, và phần nói về cơ cấu, nhiệm vụ của Bộ Tổng Tham Mưu. Tác giả viết rất ngắn ở bản Anh ngữ vì tác giả không muốn nói nhièu về mình. Nhưng sau này, có nhiều sách vở đã tường thuật lại các sự việc không chính xác nên tác giả thấy cần có những chú thích bổ túc.

Trong những năm 1970 và 1971, tác giả đã đệ đơn xin Tổng Thống Thiệu cho về hưu ít nhất là 3 lần. Lý do là vì tác giả đã ở chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng quá lâu (trên 5 năm), đã đủ thâm niên quân vụ cùng sức khoẻ kém (có kèm theo giấy bác sĩ chứng nhận). Lý do tác giả hành động như vậy vì vào khoảng giửa năm 1970, sau một buổi họp với đại tướng Creighton Abrams (tư lệnh MACV) ông ta cho biết, theo tin tòa đại sứ Hoa Kỳ, TT Thiệu có ý định cho Trung Tướng Đổ Cao Trí thay thế tác giả. Chờ đợi mãi không thấy lệnh thay thế, tác giả cảm thấy mình không còn được “sủng ái’ nên đã xin về hưu.

Trong thời điểm đó, các đối lập chính trị và tay chân thân tín của họ bị loại hay vô hiệu hóa, với đa số dân biểu nghị sĩ thân chánh quyền trong quốc hội cùng sự thành lập đảng Dân Chủ, Ông Thiệu ở vào thế mạnh. Ngoài ra một số phụ tá trẻ của ông nêu ý kiến nên thay thế các phần tử mà họ cho là già nua và quan liêu. Họ thường nói, muốn có môt căn nhà tốt cần thay thế các viên gạch cũ hay các bộ phận vô dụng, và nếu cần, hủy bỏ luôn căn nhà cũ…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Từ ‘Việt Nam Cộng hòa’ đến hòa giải dân tộc (Bùi Văn Phú). Những ngày qua có thông tin Viện Sử học Việt Nam vừa cho phát hành bộ sử Việt gồm 15 tập, do Giáo sư Phan Huy Lê làm chủ biên, trong đó khi nói đến miền Nam từ năm 1956 đến 1975, những nhà viết sử đã dùng danh xưng đúng của mảnh đất này là “Việt Nam Cộng Hòa” chứ không còn gọi là “ngụy quyền Sài-Gòn…” Đọc tiếp @ https://buivanphu.wordpress.com

    ❖ Những Ngày Cuối Tháng Ba (Võ Hương-An).‎‎ Mọi người thường nói đến tháng Tư, tôi chỉ nói đến tháng Ba, bởi vì tôi là cư dân Đà Nẵng. Đà Nẵng thất thủ ngày 29/3/1975. Bước qua tháng Tư thì tôi không còn chi để nói nữa, vì tôi đã vô tù, khi Sàigòn đang còn ăn ngon ngủ yên… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Tháng Ba gãy súng – Cao Xuân Huy (1947-2010). Tôi không phải là một nhà văn, mà tôi chỉ là một người lính, lính tác chiến đúng nghĩa của danh từ, và những điều tôi viết trong quyển sách này chỉ là một câu chuyện, câu chuyện thật một trăm phần trăm được kể lại bằng chữ. Tôi viết những điều mà những thằng lính chúng tôi đã trực tiếp tham dự nhưng không ai viết lại, trong khi nhiều người đã viết về những chuyện chiến trường thì hình như chẳng có ai dự…

Thân mời đọc hay tãi về máy tác phẩm “Tháng Ba gãy súng” của Cao Xuân Huy @ TẠI ĐÂY

Lưu Ý: Không cần phải “Log In” với DropBox, đóng log-in window, sách dưới dạng PDF sẽ hiện ra, để đọc sách hay tãi về máy click “Download” button ở trên góc trái cạnh Dropbox Logo. Thân mến (NNQ).

    ❖ The Final Collapse. Trân trọng giới thiệu đến bà con “Xóm nhà lá” quyển “Những Ngày Cuối Của VNCH – ĐT Cao Văn Viên”    @ TẠI ĐÂY (Viewed 30/03/23)

    ❖ Thân mời bà con đọc thêm tác phẩm “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 – Phạm Huấn, định dạng PDF @ TẠI ĐÂY

2

Vui Ca Xang.

© Phạm Xuân Đài.

Nguồn: © phamxuandai blogspot.com (2021)

anh-minh-hoa

Ảnh minh họa. © VTD (phamxuandai)

Tác giả xin cám ơn Giáo sư Trần Huy Bích đã giúp nhiều tài liệu cần thiết cho bài viết này.

Gần đây tôi có dịp xem video của Thúy Nga Paris trình diễn ba bài Hòn Vọng Phu 1, 2 và 3 của Lê Thương. Sự dàn dựng cảnh trí, các màn phụ diễn đều công phu, tạo nên một không khí chinh chiến ngày xưa, và nhất là giọng hát của các ca sĩ đều hay, diễn tả thành công chủ đề mà mình trình diễn.

Tiếc thay trong bài Hòn Vọng Phu 1, lời hát có sai một chữ, nhưng chữ đó lại rất quan trọng, làm biến đổi cả không khí của bài hát mà nhạc sĩ Lê Thương đã cố công dựng nên khi sáng tác Hòn Vọng Phu. Đó là câu nguyên văn của tác giả:

Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn
đã được ca sĩ Thế Sơn hát là:
Vui ca xong rồi đi tiến binh ngoài ngàn

Thật là một sai lầm đáng tiếc…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Vài nét về Nhà văn Phạm Xuân Đài. (Phạm Phú Minh), sinh năm 1940, bút hiệu Phạm Xuân Đài, người làng Đông Bàn, quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. – Học trung học các trường Trần Quý Cáp (Hội An), Trương Vĩnh Ký và Chu Văn An (Sài Gòn). – Học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn và Sư Phạm ban Triết học tại Viện Đại Học Đà Lạt. Tốt nghiệp Sư Phạm năm 1964.

Dạy học và hoạt động thanh niên. Từ năm 1966 làm việc trong Chương Trình Phát Triển Sinh Hoạt Thanh Niên Học Đường (CPS) của Bộ Giáo Dục. Biệt phái sang Phủ Tổng Ủy Dân Vận năm 1973. Từ 1975 đi tù cải tạo, ở các trại Long Thành, Thanh Cẩm (Thanh Hóa) và Xuân Lộc. Ra khỏi tù năm 1988.

    ❖ Trịnh Công Sơn và chiến tranh.‎‎ Từ sau 1954, khi hai miền Việt Nam biến thành hai “tiền đồn” cho các phe trên thế giới thì cuộc chiến trở thành cuộc đụng độ lớn. Giá trị của máu xương trở nên khó định nghĩa. Và tầm mức chịu đựng của rừng núi, ruộng đồng và con người đã đến mức phi lý… Trong bối cảnh ghê gớm ấy, chỉ có một giọng hát cất lên, trình bày mọi cái khổ đau và hủy diệt mà cuộc chiến mang lại: Trịnh Công SơnĐọc tiếp @ vanviet.info

    ❖ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Một khẩu hiệu nổi tiếng của đảng Cộng sản Việt Nam, đã có từ thời đảng còn tranh đấu cho đến khi đã đoạt được quyền hành, là: Trí Phú Địa Hào – Đào tận gốc, trốc tận rễ. Vì câu khẩu hiệu này đi vào lịch sử đã lâu, thiết tưởng nên tìm hiểu lại nội dung muốn nói cái gì… Nguồn © phamxuandai blogspot

    Chinh Phụ Ngâm Khúc. Nguyên tác: Ðặng Trần Côn (1715?-1745). Dịch gỉa: Ðoàn Thị Ðiểm (1705-1748).

    Hòn Vọng Phu 1, 2, 3 (Lê Thương)

   ❖ Từ giã Việt Nam. Thời gian gần đi tôi hay hát một cách hào hứng những câu trong bài Viễn Du của Phạm Duy: Ra khơi! thấy lòng phơi phới Thấy tình thế giới – Thấy mộng ngày mai – Thấy niềm tin mới…

Một người bạn thấy thế cười bảo: “Thôi đừng có lãng mạn nữa. Ông đi hát-ô thì phải xem thử tiền trợ cấp nó cúp còn mấy tháng thay vì tìm cho ‘thấy tình thế giới’; phải chuẩn bị tiếng Anh và nghề ngỗng để dễ tìm job thay vì tìm ‘mộng ngày mai’; còn ‘niềm tin mới…’ đó là cái tôi e rằng khó khăn nhất cho ông đấy. Coi chừng một nhúm ‘của tin còn một chút này’ trong lòng ông rồi sẽ sớm tan theo mây khói trong cuộc sống cày bừa sắp tới, chứ đừng nói chi tới chuyện tìm thấy niềm tin mới!” Nguồn @ https://saigonnhonews.com

3

Dược Tính Trong Tâm!

© BS Phạm Nguyên Quý.

Nguồn: © https://www.dohongngoc.com (09/06/22)

Tiến sĩ Phạm Nguyên Quý hiện là bác sĩ điều trị tại Khoa Ung thư nội, Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren; nghiên cứu viên tại Khoa Y, Đại học Kyoto.

anh-minh-hoa

Ảnh minh họa, © ansinh.edu

Tôi từng khóc thầm vì bài học mà bệnh nhân của tôi đã vô tình dạy bác sĩ.

Tôi vẫn nhớ như in lần khám với bà, bệnh nhân 70 tuổi không may mắc ung thư tụy di căn phổi. Bà có nhiều dịch tích trong ngực, còn gọi là tràn dịch màng phổi, và cần chăm sóc giảm nhẹ. Bốn tháng trước, bà còn bị thêm di căn da – thành ngực, liên quan tới thủ thuật đặt ống thông để giảm dịch ngực ở một bệnh viện khác. Vì đau ở thành ngực, bà cũng đã được xạ trị vào khối u. Cơn đau được khống chế một thời gian, khi bị đau lại, bà được giới thiệu tới bệnh viện của tôi bởi gần nhà.

Chúng tôi nói chuyện thăm hỏi ban đầu khá vui vẻ, nhưng khi tôi sờ vào cục u trên da để thăm khám, bà đột nhiên bật khóc.

Tôi hơi hoảng, liền hỏi ngay tại sao?

“Bàn tay bác sĩ ấm làm tôi dễ chịu quá,” bà nói…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Giữa Vô Vàn Những “con Sâu Làm Rầu Nồi Canh…” trên đất Nhật, vẫn còn rất nhiều người con việt nam đáng tự hào như vị bác sĩ này. ‎‎ Năm 2008, bác sĩ Phạm Nguyên Quý là một trong tám sinh viên được cử sang Đại học Y khoa Harvard thực tập… Rời Mỹ, bác sĩ Quý về Nhật với “một nửa vali toàn những tờ rơi thông tin y học”. Cuối kỳ nghiên cứu sinh tiến sĩ năm 2012, anh khởi động dự án Y học Cộng đồng. Cùng bạn bè trong và ngành y, anh dịch, biên soạn và hiệu đính hơn 3.000 bài viết từ các website uy tín của nước ngoài, chia thành nhiều chuyên khoa như nội, ngoại, sản, nhi, và gần đây có thêm ung thư, bệnh do lối sống như tiểu đường và cao huyết áp. Các bài viết này đều được chia sẻ miễn phí trên website yhoccongdong.com… Đọc tiếp @ Alo Japan (Viewed 03/2023)

   ❖ Medica.wiki. Đây là trang thông tin chuyên ngành dành cho nhân viên y tế. Trang thông tin này để giúp nhân viên y tế cập nhật nhanh về những hoạt động đang diễn ra trong ngành liên quan đến điều trị, hướng dẫn lâm sàng, thông tin thị trường. Đây là dự án không nhằm mục đích lợi nhuận. Trang thông tin được xây dựng và đóng góp một cách tự nguyện bởi các sáng lập viên và nhiều cá nhân đang làm việc trong lĩnh vực dược, y tế. Vì lý do này, nên trang thông tin có tên miền là wiki… Nguồn @ https://medica.wiki (Viewed 03/2023)

   ❖ Hiểu thêm về “giả dược” (Placebo)! Lý thú trong “nghệ thuật” dùng thuốc chữa bệnh là giả dược (Placebo), hay còn gọi là thuốc vờ – thuốc giống y như thật nhưng không có tác dụng dược lý- chỉ tạo ra hiệu ứng Placebo đôi khi rất thú vị. Placebo thường được dùng trong nghiên cứu Y học, thử thuốc lâm sàng có đối chứng (controlled studies) hoặc dùng để chữa một số triệu chứng đặc biệt, và cũng có khi dùng để thoả mãn đòi hỏi của người bệnh ham uống thuốc, chích thuốc dù bác sĩ thấy không cần thiết. Placebo có đủ loại, thuốc uống, thuốc thoa và thuốc chích. Tên gọi Placebo đã có từ xa xưa và đến năm 1785, Placebo đã có tên trong tự điển Y học với nghĩa là (thuốc gây niềm tin – make – believe medicine…)

… Hiểu về Placebo, ta không ngạc nhiên khi thấy nhiều thứ quảng cáo “trời ơi”, thiếu cơ sở khoa học mà vẫn đựơc nhiều ngừơi tin dùng và truyền tụng như là một thứ thuốc thần, kết quả chỉ làm chậm trễ việc chữa trị và “tiền mất tật mang…” Nguồn @ https://www.dohongngoc.com

Apr-2023_w1

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Apr 07, 2023

1

Những Kẻ Đứng Bên Lề.

(Trích trong tập truyện CÁNH CỬA – Nhật Tiến)

© Nhật Tiến.

Nguồn: © nhavannhattien wordpress

bia-sach-canh-cua_NT

Tập truyện “Cánh Cửa” (1990) © Ảnh nhavannhattien.

Trạm bưu điện, vào một ngày giữa tuần. Lúc ấy gần buổi trưa nên không đông đảo lắm, tuy nhiên khi Phong tới, chàng cũng phải xếp hàng sau lưng độ sáu, bảy người. Người may mắn được đứng ở chỗ đầu là một bà Mễ. Có vẻ bà ta đến lãnh một cái thư bảo đảm gì đó, vì trên tay bà ta cầm một mẩu giấy màu vàng. Sau bà ta là một ông Mỹ già. Ông này cầm một xấp bao thư trên tay. Phong tự nghĩ, chờ được lúc ông ta cân xong ngần ấy thư và trả đủ tiền tem cũng phải mất mười lăm phút. Điều này khiến Phong nhen nhúm một sự nóng ruột, mặc dầu chàng chẳng có điều gì vội vã phải làm trong ngày hôm nay. Phong mới thất nghiệp khoảng ba tuần lễ, có lẽ chàng chưa quên được cái thói quen vội vã, việc gì làm cần phải làm xong ngay, để cố giành giật lấy khoảng thời gian ít ỏi cứ vùn vụt trôi qua trong một ngày. Rồi sau lưng ông Mỹ già là một người Á đông nhỏ thó. Đứng ở phía sau, Phong khó đoán được ông ta là người Việt hay người Tàu. Ông này bận một cái áo blouson to sù, cổ áo bằng lông thú giả che kín cả gáy và một nửa phần đầu chỉ để lộ ra cái chỏm tóc đen loáng thoáng có những sợi đang ngả màu bạc. Cái áo có vẻ nuốt chửng cả thân hình nhỏ bé của ông ta, bởi vì tuy là áo blouson, nhưng nó dài lượt thượt, nhìn xuống phía dưới, Phong chỉ thấy một phần của đôi chân khẳng khiu bó trong một cái quần vải jean cũ kỹ, cỡ quần của trẻ em Mỹ lên chín lên mười. Cuối cùng là một đôi giấy tây lại cũng có vẻ quá khổ so với cặp giò teo túm của ông, loại giầy săng đá của lính, tuy cũ kỹ, bạc màu nhưng vẫn còn đầy vẻ bền vững, chắc nịch với thời gian.

Khi tới lượt được gọi, lúc ông ta rời chỗ đứng tiến lại phía chiếc cửa sổ nhỏ, Phong mới nhìn thấy trên tay ông ta đang ôm khư khư một gói quà nhỏ, bọc giấy dầu, loại gói quà chỉ được giới hạn trong vòng 2 pounds. Bây giờ thì Phong đề quyết rằng ông ta là một người đồng hương. Điều này khiến Phong chú ý đến ông một cách kỹ lưỡng hơn. Tuổi khoảng sáu mươi, nhưng có thể trẻ hơn nữa, vì theo kinh nghiệm, Phong thấy đàn ông tỵ nạn có vẻ già trước tuổi. Ông ta có một nước da xám mét và một khuôn mặt vừa gầy, vừa quắt, hai bên gò má hóp lại làm cho hai làn môi đã mím nom như càng mím thêm lên. Ông ta đặt cái gói lên mặt quầy với tất cả vẻ rụt rè. Đầu ông ta ngẩng cao lên như để nhìn cho rõ khuôn mặt lầm lì (và có vẻ khinh khỉnh) của người đàn bà Mỹ, nhân viên bưu điện, khuôn mặt vừa to, vừa bè, nước da mỡ màng, phì nộn tương phản hẳn với vẻ mặt cằn cỗi, rúm ró của ông. Rồi bà Mỹ nói một thôi một hồi cái gì đó mà người đàn ông có vẻ không hiểu gì cả. Ông ta nhấc cái gói nhỏ lên chỉ chỉ vào những hàng chữ viết. Bà Mỹ lại nói cái gì thêm nữa. Sau cùng bà ta lộ vẻ bực mình ra mặt, thẩy ra trước mặt ông ta một tờ giấy nhỏ, đồng thời đẩy gói quà ra khỏi cánh cửa guichet trước mặt mình, rồi buông sõng một câu:

– Next!

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Trận Đánh Cuối Cùng Của Một Kẻ Sĩ.‎‎

    Nồi Cháo Thịt. Một câu chuyện đau lòng ở Sàigòn vào thời dân gian kháo nhau:” Đến cái cột điện có chân thì nó cũng…bỏ đi”

    Nhà văn của tuổi thơ Nhật Tiến (GS Tuan V. Nguyen).

    ❖ Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác.‎‎

    ❖ Thềm Hoang. Ai mang tôi đến chốn này. Ban đêm thì tối, ban ngày thì đen…

2

Giới hạn của Quan hệ Đối tác “Không Giới hạn”
Hoa-Nga!

Trung Quốc và Nga không thể bị chia rẽ, nhưng có thể bị chặn bớt – Patricia M. Kim

© Patricia M. Kim (Mặc Lý biên dịch).

Nguồn: © (Bản chính: Foreign Affairs – The Limits of the No-Limits Partnership Patricia M. Kim 03/2023)

Putin-Xi-2022

Vladimir Putin gặp Tập Cận Bình trước Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022. © Ảnh wiki

(Ghi chú của ND – Đây là bản dịch bài viết của Patricia M. Kim, đăng trên tạp chí Foreign Affairs, số tháng 03 & 04, 2023. Tác giả là nhà nghiên cứu chính, chuyên về Chính sách ngoại giao của Trung Quốc , quan hệ Mỹ – Trung và chính trị Đông Á tại Học viện Brookings (2), một cơ quan nghiên cứu vùng Washington DC, Hoa Kỳ. Quan hệ đối tác của Trung Quốc và Nga không nên xem nhẹ nhưng cũng không phải là không giới hạn. Trung Quốc có những lợi ích khác trên thế giới mà phương Tây có thể xem xét để cùng làm việc cho một nền hoà bình ở Ukraine.)

Ngày 4 tháng 2 năm 2022, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chào đón người đồng cấp Nga, Vladimir Putin, tại lễ khai mạc Thế vận hội Olympic mùa đông ở Bắc Kinh. Sau những buổi nói chuyện, hai bên đã đưa ra một tuyên bố chung rằng việc hợp tác giữa Trung Quốc và Nga lớn hơn một liên minh truyền thống và tình bạn của họ sẽ “không có giới hạn”. Hai mươi ngày sau, Nga đổ quân vào Ukraine. Bước đi táo bạo này của Putin làm người ta lập tức nhìn kỹ lại Bắc Kinh; nhiều nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh đã ủng hộ cuộc tấn công của Putin hoặc ít nhất, họ đã cố tình tảng lờ nó. Kể từ đó, việc Nga ôm chặt lấy Trung Quốc không có gì đáng ngạc nhiên cả, do nước này rất cần các đối tác trước việc bị thế giới cô lập. Đáng chú ý hơn là việc Bắc Kinh nhất định không tách mình ra khỏi Moscow, mặc cái giá phải trả là cái nhìn tiêu cực của thế giới với Trung Quốc và lợi ích chiến lược của nước này bị thương tổn. Ngay cả khi Nga bị thế giới xa lánh, Bắc Kinh vẫn không ngưng việc trao đổi giữa hai bên, không ngưng tập trận chung hay không giảm bớt những lời hô hào công khai tăng cường phối hợp chiến lược với người bạn phương bắc… Đọc tiếp @ Diễn Đàn Thế Kỷ

3

Make Arraignments Great Again!

© Ian Bùi.

Nguồn: © https://saigonnhonews.com (03/2023)

nu-than-cong-ly-sign

Ảnh minh họa. © kimthemdo.

Nhân sự kiện lần đầu tiên một cựu tổng thống Hoa Kỳ bị truy tố hình sự, xin rà lại một số thuật ngữ pháp lý trong quy trình tố tụng ở Mỹ mà mọi người có lẽ đã nghe qua nhưng có thể còn ít nhiều thắc mắc.

Jurisdiction.

Đầu tiên phải nói đến chữ jurisdiction – là đơn vị hay địa phương có thẩm quyền xét xử. Hoa Kỳ là một liên bang với 50 tiểu bang. Mỗi tiểu bang có hiến pháp riêng; có bộ luật riêng; có ba nhánh Lập pháp-Hành pháp-Tư pháp riêng. Nhưng vì là thành viên của Liên-Bang nên tất cả còn bị chi phối bởi Hiến-Pháp Hoa-Kỳ – Constitution of the United States, và bộ luật Liên-Bang, tức Federal Laws.

Trong trường hợp vừa mới đây, người bị truy tố tuy từng làm tổng thống Liên-Bang và vì vậy đã không bị truy tố khi còn tại chức vì Hiến-Pháp không cho phép, nhưng ông ta lại bị Bộ Tư Pháp bang New York truy tố sau khi bãi nhiệm vì trước khi làm tổng thống ông ta đã có những hành vi bị cho là phạm pháp tại tiểu bang này. Quyền truy tố này của New York tiếng Anh gọi là “having jurisdiction over” – đối với một cá nhân hay tổ chức mà chính quyền sở tại có bổn phận điều tra…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Jurisdiction (/ˌdʒʊərɪsˈdɪkʃn/) (*) Chữ jurisdiction – là đơn vị hay địa phương có thẩm quyền xét xử. Hoa Kỳ là một liên bang với 50 tiểu bang. Mỗi tiểu bang có hiến pháp riêng; có bộ luật riêng; có ba nhánh Lập pháp-Hành pháp-Tư pháp riêng. Nhưng vì là thành viên của Liên-Bang nên tất cả còn bị chi phối bởi Hiến-Pháp Hoa-Kỳ – Constitution of the United States, và bộ luật Liên-Bang, tức Federal Laws.

(*) Subpoena (/səˈpiːnə/). Trát tòa, là văn bản pháp lý do Tòa án ban hành theo yêu cầu của một bên trong vụ án. Trát hầu tòa buộc một người phải xuất trình tài liệu hoặc đưa ra bằng chứng…

(*) Privilege (/ˈprɪv(ɪ)lɪdʒ/) Quyền miễn trừ. Nói một cách đơn giản, ‘đặc quyền’ cho phép một bên có quyền giữ lại bằng chứng từ tòa án và bên kia đối với tranh chấp của bạn. Luật đặc quyền đề cập đến luật chi phối thời điểm và cách bạn có thể yêu cầu đặc quyền đối với bằng chứng có thể được sử dụng tại tòa án…

(*) Impanel (/ɪmˈpanl,ɛmˈpanl/) enrol (someone) on to a jury – (ghi danh (ai đó) vào bồi thẩm đoàn.

(*) Indict – Indictment (/ɪnˈdʌɪt – /ɪnˈdʌɪtm(ə)nt/) chính thức bị buộc tội với một tội danh nào đó (to officially charge someone with a criminal offence) – một cáo buộc chính thức hoặc cáo buộc của một tội phạm nghiêm trọng.

(*) Arraignment (Noun C/U – /əˈreɪn.mənt/) một quy trình pháp lý tại tòa án, khi một người nào đó bị buộc tội về một tội cụ thể nào đó và đương sự được yêu cầu cho biết họ có nhận tội hay không (a legal process in a law court where someone is accused of a particular crime and asked to say if they are guilty or not).

    ❖ Seditious Conspiracy.‎‎ Seditious Conspiracy khác với tội Treason (phản quốc) ở chỗ nó do nhiều người cấu kết với nhau để thực hiện, và đặc biệt là có yếu tố vũ lực…

    Tâm Lý Cực Đoan Trong Chính Kiến.