June-2023_w3

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: June 16, 2023

1

Vương Triều Angkor.

Và Vùng Đất Nam Bộ (Việt Nam) Khoảng Trước Sau Thế Kỷ X.

© TS Nguyễn Thị Hậu.

Nguồn: © tongphuochiep.com (05/2023)

phunam-chan-lap-map

Phù Nam, Khmer và vương quốc Champa. © nghiencuulichsu.

Mở đầu

Trong những thế kỷ đầu công nguyên, ở Đông Nam Á vương quốc Phù Nam là một quốc gia hùng mạnh và có quan hệ thương mại với nhiều nơi trên thế giới. Do những điều kiện tự nhiên và xã hội, từ thế kỷ VI khi Phù Nam bắt đầu suy yếu thì Chân Lạp – một thuộc quốc của Phù Nam – đã tiến hành thôn tính vương quốc này. Từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XII quốc gia Chân Lạp trở nên cường thịnh, tạo dựng nên nền văn minh Angkor rực rỡ, đồng thời mở rộng lãnh thổ đến tận Nam Lào và phủ lên cả lưu vực sông Chao Phayai, vì vậy được gọi là đế quốc Khmer hay vương triều Angkor. Thời kỳ này nhờ vào của cải sung túc và nhân lực dồi dào, các vị vua đã cho xây dựng kinh đô gồm những kiến trúc đồ sộ để tôn vinh Thần – Vua là chính mình và vương quốc, trong đó những công trình hoành tráng nhất, nổi tiếng nhất được xây ở quanh vùng Siem Reap, gần Biển Hồ ở vùng phía bắc. Ba ngôi đền rực rỡ nhất ở Angkor là Bayon, Ta Prohm và Angkor Wat.

Nằm ở đồng bằng hạ lưu sông Mekong tiếp giáp biển, địa hình thấp trũng, vùng đất Nam Bộ – Việt Nam sau thời kỳ Phù Nam được gọi là Thủy Chân Lạp để phân biệt với Lục Chân Lạp ở vùng địa hình cao, nằm sâu trong lục địa. Trong phạm vi bài viết này tác giả trình bày tình hình Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp, mối quan hệ giữa vương triều Angkor và vùng đất Nam Bộ trong bối cảnh thế kỷ X – thời kỳ nhiều quốc gia cổ ở Đông Nam Á ra đời và phát triển, ở phía bắc Việt Nam là thời kỳ Ngô Vương trung hưng đất nước…

Đọc tiếp… TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NNQ sưu tầm).

    ❖ Vương Triều Nguyễn Từ Thế Kỷ 16 Đến Thế Kỷ 19.‎‎ Vương triều Nguyễn thời kỳ đầu trị quốc, các vua Gia Long, Minh Mạng không bảo thủ lạc hậu đến mức như người ta lầm tưởng. Họ ý thức việc cần thiết phải học tập, tiếp thụ khoa học kỹ thuật tiến bộ của văn minh thế giới để áp dụng vào thực tế Việt Nam. Chỉ có khoảng nửa thế kỷ (1802-1858), họ xây dựng vững chắc nền tảng quốc gia thống nhất, để sau đó đế quốc Pháp trong 80 năm đô hộ dù chia cắt đất nước thành ba “kỳ”, với ba chế độ chính trị khác nhau, âm mưu biến Việt Nam thành quận huyện của Đại Pháp thì Việt Nam vẫn là Việt Nam…    Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Việt Nam và Champa, từ huyền thoại ít được biết đến (Inrasara). Việt Nam sở hữu nhiều huyền thoại. Từ huyền thoại cổ xưa đến huyền thoại mới toanh, huyền thoại lịch sử đến huyền thoại văn chương: huyền thoại “mở cõi” hay “Việt Nam là nước thơ” là một; từ huyền thoại lớn đến huyền thoại nhỏ, ở đó huyền thoại “lục bát là thể thơ thuần Việt” rất điển hình… Đọc tiếp @ https://www.diendantheky.net

Flag_of_Cambodia

Flag-of-Cambodia. © wiki

   ❖ Sơ lược lịch sử Campuchia… (từ lập quốc đến thời cận đại). Lịch sử Việt nam từ khi lập quốc đã luôn luôn có những quan hệ thăng trầm với Trung hoa. Văn minh Trung hoa đã ảnh hường nhiều đến dân tộc Việt nam trong cả thời kỳ bị đô hộ hay thời kỳ độc lập. Do đó, người Việt nam đã biết nhiều về văn hoá cũng như lịch sử của Trung hoa, nhưng đã rất mù mờ về hai quốc gia lân bang khác ở phía tây là Lào và Campuchia!  Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Nam Kỳ Không Phải Là Đất Thủy Chân Lạp (Giáo Sư Lâm Văn Bé). Việt Nam và Cao Miên là hai lân bang luôn thù nghịch nhau. Từ 10 thế kỷ qua, ngay khi Cao Miên còn suy yếu phải thần phục Việt Nam, Cao Miên vẫn tìm cách gây hấn với Việt Nam. Thí dụ như trong 183 năm trị vì dưới triều đại nhà Lý (1012-1195), Chân Lạp đã cử các sứ bộ đến kinh đô Thăng Long của Đại Việt để triều cống đến 24 lần, nhưng giữa các lần triều cống ấy, Chân Lạp lại đem quân, hoặc đơn phương, hoặc liên kết với Chiêm Thành đánh phá đến 9 lần châu Nghệ An, vùng biên viễn của Đại Việt. (Nguyễn Tiến Dũng. Về quan hệ của Đại Việt và Chân Lạp – Nghiên cứu lịch sử số 11 (2010), tr.39)…

Sở dĩ Cao Miên khiêu khích và hiếu chiến với Việt Nam như vậy vì Cao Miên mang nặng tâm thức là Việt Nam đã chiếm đất Thủy Chân Lạp để thành lập đất Nam Kỳ. Giới lãnh đạo Cao Miên, từ hoàng tộc đến giới trí thức theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan luôn dùng mọi mưu chước để khích động lòng căm thù của người dân Miên dùng bạo lực để đánh phá Việt Nam, giết hại kiều dân Việt Nam trên đất Miên và gần đây nhóm Khmer Krom đòi Việt Nam phải trả lại lãnh thổ Nam Kỳ, vu cáo Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế.

Bài viết căn cứ vào các sử liệu và luận cứ về công pháp quốc tế cũng như các thỏa ước biên giới đã ký kết để chứng minh là người Việt không hề đánh chiếm Cao Miên, và sự hình thành đất Nam Kỳ là do sự cộng cư của những thổ dân bản địa, những người dân Việt miền Thuận Quảng xuôi Nam trên con đường Nam Tiến, và những người Minh Hương, tất cả đã cùng đồng lao cộng khổ đến khai phá một vùng đất hoang vu vô chủ…  Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Saigon-Chợ Lớn Và Nam Bộ: Từ Tiền Sử Đến Phù Nam, Đế Quốc Khmer Và Vương Quốc Champa Phần 1 (Nguyễn Đức Hiệp). Ít người biết là vùng đất Saigon-Gia Định-Đồng Nai-Bà Rịa, Cần Giờ và Mỹ Tho cách đây hơn 300 năm chủ nhân không phải là người Việt, cũng không phải là người Khmer mà là người Mạ và Stieng. Thuộc hệ ngôn ngữ Mon-Khmer, họ đã hiện diện trên vùng đất rừng rậm hoang dại nhiều thú dữ và sông ngòi chằng chịt này từ ngàn năm trước, cuộc sống của họ một phần bị ảnh hưởng sau đó bởi văn hóa Sa Huỳnh, văn minh Phù Nam, văn hóa Chân Lạp-Khmer và sau cùng là văn hóa Việt–Hoa… Đọc tiếp @ http://vietsciences.free.fr

    ❖ Angkor xưa và nay phần 1.‎‎ Óc eo, Kiên Giang, Rạch Giá, núi Ba Thê, Long Xuyên, những địa danh mà tôi nhớ mãi sau khi mới bước vào trung học năm 1967 và lần đầu tiên làm bài tập lịch sử. Thầy tôi bảo chúng tôi phải đến viện bảo tàng Saigon trong thảo cầm viên để tìm hiểu về văn hóa và văn minh Phù Nam mà di vật khảo cổ đã được tìm thấy ở Óc Eo… @ https://www.vanchuongviet.org

    ❖ Vấn đề nhà nước Lâm Ấp trong lịch sử (Đổng Thành Danh).‎‎ Lâm Ấp (Linyi) là một quốc gia thường được nhắc đến trong các văn bản của Trung Hoa để chỉ chính thể đầu tiên là tiền thân của vương quốc Chiêm Thành, tức là Champa sau này… Đọc tiếp @ https://nghiencuuquocte.org

    ❖ Một thoáng Đông Nam bộ – Địa chí và lịch sử Saigon có một vị trí đặc biệt, là ranh giới và là cửa ngõ của miền Tây Nam bộ và miền Đông Nam bộ. Miền Tây Nam bộ nhiều người đã viết về con người, sự phong phú, phát triển của miền sông nước này. Đông Nam Bộ xưa là vùng giao thoa của văn minh Khmer, Champa nay là của Khmer, Chăm và Việt…   Đọc tiếp @ http://vietsciences.free.fr

2

Về.

© Phan.

Nguồn: © Tống Phước Hiệp (04/2023)

la-rung-ve-coi!

Ảnh minh họa. © vhnc.

Với người Việt sinh sống ở hải ngoại vài chục năm thì hầu như ai cũng đã từng nghe đồng hương trò chuyện về việc chúng ta nên nói là đi Việt Nam hay về Việt Nam? Có lần tôi được hỏi nên trả lời thật tình với bạn hữu. Tôi thấy trong giấy tờ tùy thân xưa cũ của cha anh tôi ghi rõ: Nguyên quán: Hà Nội. Trú quán: Sài Gòn. Nên tôi nghĩ nguyên quán của tôi là Việt Nam, trú quán của tôi là Hoa Kỳ. Nếu có cơ hội trở về nơi tôi được sinh ra thì tôi nói là về, vì đó là nơi xuất xứ ra tôi. Nghĩ tiếp đến đời con tôi thì lại nói là đi Việt Nam khi chúng theo cha mẹ, gia đình về thăm thân nhân vì chúng sinh đẻ ở Mỹ. Chúng có thể đi bất cứ đâu trên địa cầu để sinh sống, làm việc, nhưng khi trở về Mỹ thì chúng nói: tôi trở về, tôi về lại Mỹ là chính xác nhất. Chúng không đi, không đến Mỹ như chúng ta vì chúng sinh ra ở Mỹ…

Đọc tiếp… TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NNQ sưu tầm).

    ❖ Nhớ nhà.‎‎ “Nhớ nhà châm điếu thuốc – khói huyền bay lên cây.”

Ai xa quê cũng có những lúc trong đời “ngỡ lòng mình là rừng/ ngỡ hồn mình là mây/ nhớ nhà châm điếu thuốc/ khói huyền bay lên cây…”

Thơ Hồ Dzếnh đong đầy phiêu lãng của những người sống xa nhà đều có cảm nhận, cảm xúc quay về bất chợt trên đường cô lý, nếu không về được bằng thân xác để gặp lại người thân, xóm làng thì ít nhất trong một hoàn cảnh, một thời khắc nào đó trên đường phiêu bạt, tâm tư cô đơn, tâm hồn cô lữ của người đi bỗng hướng trọn về nơi từ đó ra đi dù thân xác đang ở nghìn trùng xa… Đọc tiếp @ https://vvnm.vietbao.com

   ❖ Thông. Vạn sự không thông đều làm người ta khó chịu trong đời sống như kẹt xe làm trễ tàu, trễ chuyến bay… internet không thông làm dở dang công việc trong thời đại online, mất hứng với trận bóng đang hay mà internet ì ạch. Tiếng Việt có từ ghép hay là từ “dòng sống”, diễn tả cuộc sống như một dòng sông chảy mãi, chảy mãi. Dòng sông ngưng chảy biến thành ao hồ, không còn là dòng sông nữa, như cuộc sống không thông, cuộc sống bế tắc vậy… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Lá rụng về cội (Nguyễn Thị Cỏ May). Ngày 11 tháng 8/2018, Việt nam có 2 nhà ly khai lớn ra đi: Ông Bùi Tín và Ông Tô Hải. Chỉ trước sau 15 giờ. Cả hai đều hưởng thọ 91 tuổi. Sanh và chết cùng năm.

Người ta thương nhạc sĩ Tô Hải vì ông là “Một Thằng hèn”, khác với «Thằng thẻ đỏ, tim đen.» Cũng như bạn bè thương quí ông Bùi Tín, từ một đảng viên cộng sản hơn 40 năm tuổi đảng, được đào tạo ở trường đảng cao cấp, nắm giữ Cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản, cụu đại tá, mà chỉ trong thời gian ngắn, trong vòng mươi năm, ông đã chuyển biến tư tưởng, trở lại một người Việt nam bình thường, thương nước, thương bạn kháng chiến, yêu tự do, dân chủ, trọng nhơn quyền…   Đọc tiếp @ danchimviet.info

    ❖ Học Ăn, Nói, Gói, Mở… Đời nay cho rằng việc ăn nói là một nghệ thuật. Ăn sành điệu, nói lịch thiệp là chìa khóa của thành công trong giao tiếp xã hội. Việc ăn, nói của một người thể hiện giai tầng của người ấy. Con người thì ai cũng phải ăn để mà sống, nói để người khác biết mình muốn gì. Nhưng cuộc sống cũng lắm người sống để mà ăn và nói không cần ai hiểu, tạo thành xã hội phức tạp nhất hành tinh là xã hội loài người… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Trăn Trở… Có việc gì đó trong lòng làm người ta luôn bất an, muốn giải quyết dứt điểm một lần để an yên nhưng không có cách, và theo ngày tháng trở thành sự trăn trở làm cho cuộc sống mất thanh an. Khác với những việc trong khả năng như đau răng thì đi nha sĩ, cái răng còn trám được thì trám, nếu nó đã quá tệ thì nhổ bỏ… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Màu Cờ Sắc Áo. Tôi nhớ đến những bậc đàn anh trong xóm đã tử trận trong mùa hè đỏ lửa ngoài miền Trung xa xôi đến cỡ nào thì tôi cũng không hình dung ra được. Chỉ nhớ thỉnh thoảng, một cái xe nhà binh chở cỗ quan tài phủ cờ Tổ quốc tri ân lặng lẽ đi vào xóm nhỏ, nhưng lại là chuyện lớn của xóm nhà quanh năm rợp bóng những hàng tre; con sông quê vẫn nước lớn nước ròng, nhưng có những người anh đã trở về trong thương tiếc của cả xóm; hàng tre quen đứng yên cúi đầu, con sông quê ngại ngùng soi bóng người goá phụ với mảnh khăn tang trắng trên đầu vẫn ra sông giặt giũ quần áo cho cả nhà, gánh nước về nhà dùng khi chiều chạng vạng… Tất cả cũng vì màu cờ sắc áo mà các anh phải để lại mẹ già, vợ trẻ, con thơ, em dại hoang hoải với suốt cuộc đời họ… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Bài thơ “Bài Học Đầu Cho Con”ca khúc Quê Hương (Mặc Lâm, phóng viên đài RFA). Vào đầu thập niên 1990 khi bài thơ “Bài Học Đầu Cho Con” được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch đưa vào ca khúc đã chiếm được cảm tình của người nghe và nhanh chóng trở thành bài hát được phổ biến nhiều nhất liên tiếp trong nhiều năm trời. Từ trong cũng như ngoài nước, bài thơ đã khơi động mạnh mẽ tâm trạng nhớ quê của hàng triệu người Việt xa xứ bởi lời lẽ tưởng chừng bình dị nhưng lại rất khéo léo gợi tâm lý quê hương qua hình ảnh quen thuộc của người mẹ Việt Nam. Có một điều đáng nói là tuy nổi tiếng nhưng bài thơ cũng gặp không ít phê phán gay gắt, nhất là những người xa nước bởi một câu cuối kết thúc của bài thơ. Người nghe thật sự bị hụt hẫng khi đang trong tâm trạng bị thuyết phục bởi những hình ảnh quen thuộc thân thương trong ký ức bỗng dưng nơi cuối cùng của bài thơ một âm thanh nghiêm khắc vang lên như kết án những con người lưu lạc…    Đọc tiếp @ RFA

3

Tesla, thiên tài bất tử.

(“Nikola Tesla (tiếng Serbia: Никола Тесла – 10/07/1856 – 07/01/1943) là một nhà phát minh, kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí người Mỹ gốc Serbia. Ông được biết đến nhiều nhất vì những đóng góp của mình để thiết kế ra hệ thống dòng điện xoay chiều cung cấp điện dòng điện xoay chiều hiện đại”).

© Khôi Nguyen (sưu tầm).

Nguồn: © thongtinducquoc.de (2019)

Tesla-img

N.Tesla . © wiki.

Nikola Tesla

Nikola Tesla (10/7/1856 – 7/1/1943) là một nhà phát minh, kỹ sư điện và kỹ sư cơ khí người Mỹ gốc Serbia. Ông theo chủ nghĩa vị lai và được xem là một trong những nhà khoa học sáng tạo và điên rồ nhất trong lịch sử. Tất cả các thiết kế của ông – khoảng 300 trong số đó được cấp bằng sáng chế – đều hướng tới tương lai và đó là lý do mọi người gọi ông là “nhà phát minh ra thế kỷ 20”.

Có nhiều người đã cho rằng trong toàn bộ lịch sử nhân loại chỉ có đúng 2 thiên tài vĩ đại, 2 cá nhân kiệt xuất với những tầm nhìn vượt quá xa thời của họ, 2 người duy nhất được đưa ra thuyết âm mưu là người ngoài hành tinh, một là Leonardo da Vinci, và người thứ hai, lại là một người hùng vô danh với những phát minh, những ý tưởng mà chúng ta đang được sử dụng hôm nay (kể cả mạng Internet mà bạn đang dùng), người thứ 2 là Nikola Tesla… Đọc tiếp… TẠI ĐÂY

Leave a comment