a8w4_21

Bỏ Qua Đi Tám!

Nguồn: ©Nguyễn thị Hậu @ hoainiemtayninh (18/8/21)

Người Sài Gòn xưa có cách xưng hô thứ bậc thú vị: công chức, người có học là thầy Hai, người Hoa buôn bán là chú Ba, đại ca giang hồ là anh Tư, lưu manh là anh Năm… người lao động nghèo xếp thứ Tám. Sao lại xưng hô vậy?

Chiều muộn hôm qua có cậu bạn đi công việc ghé ngang nhà rủ làm ly cà phê tán dóc. Nói chuyện lan man một hồi, tự nhiên anh chàng kể công ty em có ông già gác cửa rất hay nói câu “bỏ qua đi Tám”…

Đọc thêm…

Ngày Lễ Vu Lan

© Chú Chín Cali

Nguồn: chuchincali.blog (17/09/17)

hoa-hong-trangBạch hồng. © chuchincali blog

Ông Tư sờ soạng hết mấy cái túi áo nhưng không thấy cái điện thoại mắc dịch đang reo om sòm. Sau cùng ông cũng tìm được nó, nằm sâu trong túi quần.

– Hello, ba nghe đây con.

– Con tới rồi, đậu xe ngoài cổng, ba xuống đi.

Ông Tư biết mình chậm chạp nên đã mặc sẵn quần áo, giày vớ chỉnh tề ngồi đợi từ trưa. Ông lệ mệ lần từng bước xuống cầu thang. Còn có mấy nấc nữa là đến mặt đất rồi nhưng hai đầu gối ông đã thấy mõi nhừ. Ông đứng lại để thở, miệng lầm bầm “đã biểu nó mua nhà trệt mà nó có nghe mình đâu!”. Ông vừa xoa xoa hai đầu gối vừa nghĩ lại mới thấy nực cười cho sự khó tánh vô lý của mình. “Nhà của tụi nó chứ có phải nhà của mình đâu mà đòi nhà trệt với nhà lầu!”

Đọc thêm

Thụ Phấn

© Huy Lâm

Nguồn: thoibao.com (30/07/21)

to-ongTổ Ong, © Ảnh wikipedia

Ong tự nhiên đang có nguy cơ tuyệt chủng khiến các nhà khoa học phải sáng chế ra ong máy.

Từ lâu, nhà nông vẫn phải cần đến côn trùng, gió và thậm chí cả sức lao động của con người để giúp thụ phấn cho các loại cây trồng của họ. Nghĩa là, để có được mùa màng tốt đẹp thì phải có bàn tay của thiên nhiên giúp sức. Nhưng nay, với những tiến bộ trong lãnh vực trí thông minh nhân tạo, người ta đang cố gắng tìm ra một cách khác để thụ phấn cho cây – đó là những máy thụ phấn.

Đọc thêm

Các bài viết khác

Bees – Wikipedia

Bees are insects with wings closely related to wasps and ants, known for their role in pollination and, in the case of the best-known bee species, the western honey bee, for producing honey. Bees are a monophyletic lineage within the superfamily Apoidea. They are presently considered a clade, called Anthophila. Wikipedia

Tìm hiểu về những con ong tuyệt vời của chúng tôi!

1. Ong mật Ong mật là loài thụ phấn siêu quan trọng đối với hoa, trái cây và rau quả. Điều này có nghĩa là chúng giúp các cây khác phát triển! Ong chuyển phấn hoa giữa các bộ phận nam và nữ, cho phép cây phát triển hạt và quả.

2. Ong mật sống trong tổ ong (hoặc thuộc địa). Các thành viên của tổ ong được chia thành ba loại:
    − Ong chúa: điều hành toàn bộ tổ ong. Công việc của ong chúa là đẻ trứng, sinh ra thế hệ ong tiếp theo cho đàn ong. Nó cũng sản xuất các hóa chất hướng dẫn hành vi của những con ong khác.
    − Ong thợ: chức năng của ong thợ là tìm kiếm thức ăn (phấn hoa và mật hoa từ hoa), xây dựng và bảo vệ tổ ong, làm sạch và lưu thông không khí bằng cách đập cánh. Ong thợ là những con ong duy nhất mà hầu hết mọi người từng thấy bay xung quanh bên ngoài tổ ong.
    − Drone (Ong đực): Đây là những con ong đực, và mục đích của chúng là giao phối với với ong chúa.

Thiền Bên Tổ Ong

Thời trung học, tôi thường được giáo sư Pháp văn giải thích rằng “ngay thẳng, thành thật” trong tiếng Việt có một từ tương đương trong tiếng Pháp là “sincère”. Mà từ “Sincère” lại được cấu thành bởi hai từ Latinh là “Sine” (không) và “Cera” (phấn sáp). Cho nên người “ngay thẳng thành thật” là người không tô sơn trét phấn lên mặt, lên người. Tổ ong thì có thừa phấn sáp, nhưng loài ong thì chẳng bao giờ lấy sáp mà trét lên người. Mùi thơm của mật thì tự nhiên mà tỏa lan ra bên ngoài. Người nuôi ong nào cũng biết rằng cả cái tổ ong chỉ có một mùi duy nhứt là mùi mật…

Tổ ong có thể gợi lên bao điều để thiền niệm về cuộc sống. Về mặt tổ chức xã hội, tổ ong quả là một “mô phạm”. Nếu trên trần gian này có một thứ xã hội “xã hội chủ nghĩa” theo đúng nghĩa thì xã hội đó chỉ có thể là xã hội loài ong. Trong xã hội ấy, mỗi thành phần đều có vai trò của mình. Ong chúa có nhiệm vụ điều khiển đàn ong. Mỗi ngày ong chúa đẻ khoảng 800 cái trứng đã được thụ tinh vào các lỗ cầu ong. Những cái trứng này sẽ nở ra ong thợ. Ong chúa cũng đẻ ra những trứng không được giao phối và các trứng này lại nở ra những chú ong đực. Ong chúa thu hút ong thợ xung quanh mình, ngăn cản không cho ong thợ xây mũ chúa một cách tùy tiện, kích thích ong thợ xây tầng lỗ để có nơi đẻ trứng… (Chu Thập)



Leave a comment