m3w1-21

Các bài viết sưu tầm: Feb 27-Mar 05, 21

Thơ Vui Vợ chồng
Quán Đêm
Mussolini, Hitler và Trump.

Thơ Vui Của Vợ Nói Về chồng

Giai đoạn 1 (Năm 20 – 30 tuổi)
 
Chồng em chẳng thích ăn quà
Ngày nào cũng chỉ về nhà ăn cơm
Cơm nhà vừa dẻo vừa thơm
Chồng em chỉ thích ăn cơm ở nhà …
 
Giai đoạn 2 (Năm 30 – 40 tuổi)
 

Chồng em đã biết ăn quà
Bây giờ thỉnh thoảng về nhà ăn cơm.
Cơm nhà vẫn dẻo vẫn thơm, 
Chồng em giờ biết ăn cơm lẫn quà….
 
Giai đoạn 3 (Năm 40 – 50 tuổi)
 
Chồng em chỉ thích ăn quà 
Bây giờ anh chẳng về nhà ăn cơm. 
Cơm nhà vẫn dẻo vẫn thơm, 
Chồng em giờ đã bỏ cơm ăn quà.
 
Giai đoạn 4 (Năm 50- 60 tuổi)
 
Chồng em chẳng thích ăn quà 
Mà giờ cũng chẳng về nhà ăn cơm. 
Cơm nhà hết dẻo hết thơm, 
Chồng em giờ  bỏ cả cơm lẫn quà.
Giai đoạn 5 (Năm 60 – 70 tuổi)
 
Chồng em bỏ cả cơm, quà 
Chỉ ăn được cháo ninh gà mà thôi
Chê quà, chê cả cơm hôi
Phở nhà hàng xóm kề môi húp liền.
 
Giai đoạn 6  (Năm 70 – 80 tuổi)
 
Chồng em tóc bạc như tiên 
Phở ăn chẳng được, có tiền như không. 
Ngồi thèm nhìn ngó các ông
Trẻ trung húp phở mà lòng xôn xao.
 
Giai đoạn 7 (Năm 80 – 90 tuổi)
 
Chồng em hết tuổi cao trào 
Quà, cơm, phở, cháo gà sao chẳng thèm. 
Không còn gì chút tòm tem 
Ngó qua liếc lại nhìn xem đất trời
 
Giai đoạn 8 (Năm 90 – 100 tuổi)
 
Chồng em cháo, phở nhường người
Chán cơm, thèm đất, thích nơi kèn đồng.

Quán Đêm

© Phùng Nguyễn

Nguồn: Tạp Chí Da Màu | Sep 22, 2016

LTS: “Quán Đêm” ngày trước là một truyện ngắn trong Tháp Ký Ức. “Quán Đêm” bây giờ là một địa điểm để tìm ra Phùng Nguyễn, để ngồi uống bia và nghe những mẩu đối thoại đậm đặc tính cách anh, thỉnh thoảng bật cười với lối hài hước của anh. Vào “Quán Đêm” để thấy Phùng Nguyễn luôn có đó, có thể với nụ cười ảm đạm trên môi, nhưng phong cách thì ngạo nghễ và can đảm có thừa.

Quán vắng. Rất vắng là đằng khác. Gã đàn ông chọn chiếc bàn nhỏ cạnh cửa sổ dọc bức tường đối diện quầy thu tiền, kéo ghế ngồi xuống. Chủ quán, một thiếu phụ trên ba mươi có khuôn mặt dễ coi, mang đến tấm thực đơn, mỉm cười chào hắn một cách nghề nghiệp. Hắn cười đáp lễ rồi nheo nheo cặp mắt cúi xuống nhìn vào tờ thực đơn.

tranh-bui-xuan-phai© Tranh Bùi Xuân Phái (Chèo)

Anh uống gì gọi trước rồi chọn món ăn sau cũng được,” chủ quán đề nghị.

Chị cho tôi một chai Michelob.”

Ở đây hỏng có mi-kà-lốp, anh dùng đỡ bớt đi.”

Gã đàn ông ngần ngừ một chút rồi trả lời:

Bớt thì bớt. Chị cho tôi một cái bud cũng được.”

Gã đàn ông ngồi nhâm nhi chai Budweiser, ngó mông ra đường. Đường phố vắng vẻ một cách lạ lùng. Ngắm một hồi chán ngấy, hắn quay lại nhìn vào chỗ quầy tính tiền. Bắt gặp nét bẽn lẽn trên khuôn mặt người chủ quán, tự nãy giờ đang tò mò quan sát ông khách lạ, hắn mỉm cười bắt chuyện:

Cũng may mà quán chị còn mở cửa. Tưởng đâu hôm nay ai cũng đóng cửa để sửa soạn ăn Tết.”

Tết nhứt nhằm ngày thường chán lắm anh ơi. Tui cũng tính nghỉ sớm bữa nay để về nhà đón Giao Thừa, rồi lại tiêng tiếc.

Chị chép miệng nói tiếp:

Biết vắng như vậy thì đã đóng cửa hồi chiều cho rồi.”

Một người đàn ông bước ra từ phía nhà bếp, hai tay bưng khay đựng thức ăn hướng về phía bàn của hắn. Ông ta lặng lẽ đặt mấy đĩa thức ăn lên bàn rồi lặng lẽ quay đi, không thèm trả lời câu cám ơn của gã thực khách. Người thiếu phụ chủ quán nhìn theo, lắc đầu chán nản.

Ông xã chị coi bộ ít nói,” gã đàn ông nhận xét.

Ông xã nào đâu? Đó là anh Năm. Ảnh cứ vậy hoài từ hồi thằng con của ảnh bị tụi nó bắn chết.”

Gã đàn ông nhìn chị, chờ đợi một lời giải thích:

Thì cũng mấy cái vụ băng đảng đó. Vô quán cà phê dành gái rồi bắn nhau tùm lum. Vậy mà cũng được cả năm rồi đó. Tội nghiệp ảnh, có mỗi thằng con!

Vậy còn ông xã chị đâu? Chắc đang lo dọn dẹp nhà cửa ăn Tết hả?”

Chị chủ quán bỗng dưng lựng khựng. Rồi chị cũng trả lời, giọng cao và sắc cạnh hẳn lên:

Thằng chả theo con đĩ ngựa đó qua tiểu bang khác cả năm nay rồi.”

Nhất định là “thằng chả” và “con đĩ ngựa đó” đang làm chị tức giận ghê gớm lắm, hắn nghĩ.

Anh nghĩ coi,” chị chủ quán nói tiếp, giọng đã hòa hoãn hơn một chút, “thằng chả đành đoạn bỏ vợ bỏ con đi theo người ta như vậy đó! Trước sau gì cũng bị nó lột hết rồi đá ra cửa cho mà coi.

Gã đàn ông nâng ly bia lên ngắm nghía, quan sát khuôn mặt biến dạng của người thiếu phụ phía sau màn thủy tinh ẩm ướt của chiếc ly, lên tiếng:

Nếu quả thực như vậy thì chị tính sao?”

Tính sao là tính sao?” Chị chủ quán cao giọng, vẻ khiêu khích.

Hắn cũng chỉ chờ có vậy, đang buồn quá, có dịp cãi lộn cũng vui.

Nếu anh ấy về năn nỉ chị xin ở lại thì chị tính sao?”

Còn lâu à! Tui vác chổi quét ra liền.”

Tôi ngờ lắm. Còn con cái, mấy đứa nhỏ thế nào lại không nhắc đến bố của chúng. Rồi những lúc chúng bệnh hoạn, không có ai bên cạnh để phụ giúp một tay. Rồi lễ lạc, Tết nhất lủi thủi một mình…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩ Back To Top


Mussolini, Hitler và Trump

© Đào Tiến Thi

Nguồn: Báo Tiếng Dân | Dec 21, 2020

Trong các cuộc tranh cãi về Trump, những người sùng bái Trump quy kết đối thủ bằng những lý lẽ kiểu như không được quyền xúc phạm một tổng thống được bầu hợp hiến; Trump được hàng chục triệu người ủng hộ, lẽ nào lại sai, lại kém…

Họ không biết rằng Musolini và Hitler từng đều được bổ nhiệm hoặc bầu cử hợp hiến và cũng được hàng triệu người ngưỡng mộ. Hiện tượng Trump, tuy chỉ mới xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn ngủi (4 năm) nhưng đã thấy lặp lại khá nhiều điểm ở hai nhân vật trên (nếu ông trúng cử nhiệm kỳ này, chắc ngày càng giống hơn nữa). Xin nêu tóm lược vài điểm dưới đây.

Mussolini (1883 – 1945)

mussolini-1922-at-romeMussolini trong một cuộc tuần hành (1922) tại thủ đô Rome với sự tham gia của 26.000 người ủng hộ. © Ảnh Báo Tiếng Dân

Xuất thân bình dân nhưng Mussolini hăng hái hoạt động chính trị từ khi còn trẻ (17 tuổi đã tham gia Đảng XH, hăng hái trong hoạt động công đoàn và đặc biệt là báo chí – từng làm tổng biên tập báo Tiền tuyến).

Mussolini bước lên vũ đài chính trị vào lúc nước Ý lâm vào cơn khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng do hậu quả của Thế chiến I.

Năm 1919, Mussolini thành lập Đảng Phát xít (Đảng Áo đen). Cương lĩnh của Đảng Phát xít hứa hẹn rất nhiều chính sách có lợi cho bình dân: thiết lập nền cộng hòa (Ý lúc đó đang ở chế độ quân chủ lập hiến), phế bỏ các tước vị quý tộc, ruộng đất về tay nông dân, quy định mức lương tối thiểu cho công nhân…

Mussolini biết kích động sự phẫn nộ của đám đông, sự khát khao một “minh quân” trong lúc bế tắc của nhiều người dân Ý. Mussolini còn kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan: khẩu hiệu “Hãy chiến đấu vì sự thành lập nước Đại Ý”. Đảng Phát xít lấy hình ảnh thịnh vượng của đế chế La Mã cổ đại làm mục tiêu.

Mussolini cũng biết tranh thủ quần chúng bằng cách làm ngược truyền thống. Ông ta từng kích động công nhân phá đường sắt, ngăn cản quân đội ra tiền tuyến, nhưng10 năm sau khi lên cầm quyền, lại ủng hộ phe chủ chiến (để thực thi lý tưởng “nước Đại Ý”). Năm 1920, Mussolini lãnh đạo một đội “cách mạng” đột nhập và đốt phá tài liệu tòa báo Tiền tuyến, nơi y từng làm ký giả nhiều năm và 8 năm trước còn làm tổng biên tập báo này.

Từ Đảng Phát xít, Mussolini thành lập các đội “Hành động cách mạng”, “Phát xít chiến đấu”, được đông đảo binh lính, công nông và tiểu tư sản ủng hộ. Các hoạt động của Đảng Phát xít ngày càng khiến cho chính phủ Ý hoang mang và chia rẽ. Cuối cùng, Mussolini dẫn đội quân 5 vạn người của mình tiến về Roma. Quốc vương Ý Victor Emamuele III mời Mussolini làm thủ tướng. Mussolini hùng dũng tiến vào Roma ra mắt Quốc vương với bản danh sách nội các (30/10/1922)!

Hitler (1889 – 1945)

hitleri-1933-at-nurembergHitler được những người ủng hộ chào đón tại Nuremberg năm 1933. © Ảnh Báo Tiếng Dân

Thế chiến I kết thúc, Đức là nước thua trận, chịu hậu quả nặng nề, đặc biệt là khoản bồi thường chiến phí khổng lồ cho các nước thắng trận. Đã thế, Pháp còn cậy thế nước thắng trận lại gây sức ép nhiều mặt với Đức (có lẽ Pháp cay cú từ thất bại trong chiến tranh Pháp – Phổ 50 năm trước). Những năm hai mươi, kinh tế Đức phát triển nhanh chóng nhưng đến năm 1929 lại lâm vào khủng hoảng (nằm trong cuộc tổng khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933).

Cuộc đời chính trị của Hitler có thể tính từ khi tham gia Đảng Công nhân Đức (1919). Với những bài diễn thuyết sục sôi, Hitler đã chinh phục được các đảng viên của Đảng và quần chúng. Tháng 2/1920, Hitler đề ra “Cương lĩnh 25 điểm” trong đó có những điều làm mê lòng người như xóa bỏ Hòa ước Versailes (Hòa ước bất bình đẳng của phe Hiệp ước thắng trận với phe Liên minh thua trận), quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn, hủy bỏ các lợi ích không do lao động, bãi bỏ chế độ binh dịch, xây dựng nhà nước Đại Đức,

Mấy tháng sau, Hitler đổi Đảng Công nhân Đức thành Đảng Quốc gia Xã hội Đức (thường gọi là Đảng Quốc Xã). Chính ông ta thiết kế đảng kỳ. Đó là một hình chữ nhật nền đỏ, giữa có vòng tròn trắng, trong vòng tròn trắng có chữ “vạn” (thập ngoặc) với ý nghĩa: Màu đỏ tượng trưng cho chủ nghĩa xã hội, màu trắng tượng trưng cho quốc gia và chữ “vạn” tượng trưng cho sự chiến thắng của dân Đức trước dân Do Thái. Hitler đã kết hợp được hai tư tưởng thời thượng ở Đức lúc đó là CNXH và chủ nghĩa dân tộc (Đại Đức).

Đêm 8/11/1923, Hitler gây ra vụ bạo động “quán bia”, định cướp chính quyền nhưng thất bại. Y bị kết án 5 năm tù. Trong tù, Hitler viết cuốn “Cuộc chiến đấu của tôi” (có người dịch “Đời hoạt động của tôi”) trong đó đề cao tính siêu việt của người Đức.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Đức và thế giới là cơ hội vàng cho Hitler. Hitler đi diễn thuyết khắp nơi, nêu lên nỗi thống khổ của nhân dân, sự yếu kém của chính phủ Đức, được công chúng nhiệt liệt hưởng ứng. Đảng Quốc Xã ngày càng có thanh thế.

Năm 1932, Đảng Quốc Xã ra tranh cử, chiếm 230 ghế, là đảng lớn nhất trong Quốc hội Đức. Sau đó 17 nhà tư bản công nghiệp và ngân hàng hàng đầu nước Đức đệ đơn lên Tổng thống Hindenburg đề nghị cho Hitler đứng ra lập chính phủ và đề nghị đó được chấp nhận (30/1/1933).

Tháng 10/1933, Hitler rút nước Đức khỏi Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên hợp Quốc ngày nay), năm 1935 cho phục hồi chế độ binh dịch…

Một năm sau, Hindenburg chết, Hitler công bố “Luật Nguyên thủ quốc gia”, một mình ông ta nắm giữ luôn cả “tam quyền”. Khắp nước Đức, đâu đâu cũng thấy người ta tung hô “Hitler muôn năm”.

Con người và những việc làm của Hitler sau đó thế nào không cần nói cũng biết…

Tóm lại, có thể thấy một số điểm chung giữa Mussolini và Hitler. (Với Trump mỗi người tự liên hệ)

stalin-hitler-mussolini-trumpTT Trump sánh vai cùng các bậc tiền bối © Ảnh Báo Tiếng Dân

1. Xuất hiện vào lúc khủng hoảng quốc gia cũng như quốc tế, cả xã hội khát khao có “người hùng” xuất hiện.
2. Đưa ra nhiều hứa hẹn về chính sách “ích quốc lợi dân”, đem lại niềm tin mới cho quốc dân.
3. Làm nhiều điều ngược truyền thống, có tác dụng giải tỏa bức xúc dân chúng trước cơn khủng hoảng.
4. Đề cao chủ nghĩa quốc gia, chính xác là kích động chủ nghĩa quốc gia cực đoan vào đúng lúc mà quốc dân cảm thấy quốc gia bị thua thiệt, bị sỷ nhục.
5. Biết kích động đám đông (đang mất phương hướng), luôn biết tạo ra “kẻ thù của nhân dân”.

© Đào Tiến Thi @ Báo Tiếng Dân

⟩⟩ Back To Top

Leave a comment