N.C.C.R_Mar26-2022-w4

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Mar 25, 2022

Bom nguyên tử và bom hạt nhân…
   ✵ Văn Quang (1932 – 2022)
   ✵ Tân TH Malikauskas?
Tem thư NCCR 26-3.
50 Nixon thăm Bắc Kinh.
Tháng Ba, nhớ “Gãy Súng”


Peter Bryden Malinauskas

Tân Thủ hiến Peter Malikauskas là ai?

❖ Peter Bryden Malinauskas‎‎ (sinh ngày 14/08/1980) – người thuộc cánh hữu của Đảng Lao động và tự mô tả mình là “bảo thủ xã hội” là một chính trị gia người Úc, đại diện cử tri vùng Croydon.‎‎ Ông là thủ ‎‎lãnh đối lập‎‎, trong khi chờ Toàn quyền tiểu bang Nam Úc tuyên thệ nhậm chức Thủ hiến mới sau ‎‎cuộc bầu cử ngày 19/03/2022‎‎.

Malinauskas sinh ra trong một gia đình di dân, ông bà nội gốc Hungary và Lithuania, nhưng bên ngoại ông thuộc tầng lớp trung lưu đến từ Ái Nhĩ Lan. Trong những năm đi học, gia đình Malinauskas sống ở ‎‎Colonel Light Gardens‎‎. ‎‎Xuất thân từ một gia đình Công giáo, Malinauskas được gửi đến ‎‎Mercedes College‎‎, nơi ông thể hiện tiềm năng lãnh đạo trong ‎‎bóng đá‎‎ và ‎‎cricket‎‎, cũng như xuất sắc trong việc học… Wikipedia (viewed 20/03/22)

Nhà văn Văn Quang

qua đời ở Sài Gòn ngày 15/03/2022, thọ 90 tuổi.

nha-van-van-quangNhà văn Văn Quang, © hocxa.wordpress.com

Nhà văn Văn Quang tên thật là Nguyễn Quang Tuyến, sinh năm 1932 tại Thái Bình. Năm 1953, ông gia nhập Quân Đội Quốc Gia, phục vụ trong nhiều đơn vị tác chiến tại miền Bắc trước hiệp định Geneve năm 1954. Từ năm 1957, Văn Quang chuyển sang ngành Tâm lý chiến với nhiệm vụ Trưởng phòng Báo chí Quân Đội thuộc Cục Tâm lý chiến, Tổng cục Chiến tranh Chính trị QLVNCH và là trưởng ban biên tập của các tờ báo Quân Đội VNCH thời đó.

Trong khoảng thời gian từ năm 1969 cho đến 30/4/1975, ông là Quản đốc đài Phát thanh Quân Đội, cấp bậc Trung tá.

Sau ngày 30/4/1975, ông trải qua 13 năm rưỡi đi tù cải tạo, bị đưa qua nhiều trại tù từ miền Nam tới miền Bắc. Khi ra tù, Văn Quang trở về Sài Gòn, sau đó từ chối ra đi theo diện HO, quyết định tiếp tục ở lại Việt Nam, cộng tác với một số báo chí Việt ngữ tại hải ngoại.

Văn Quang cộng tác thường xuyên với hầu hết các nhật báo và tuần báo tại Sài Gòn như Ngôn Luận, Chính Luận, Tiếng Chuông, Tin Sớm, Tiếng Vang và các tuần báo: Kịch Ảnh, Truyện Phim, Điện Ảnh, Văn Nghệ Tiền Phong, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Tiểu Thuyết Tuần San…

Bốn tiểu thuyết của ông được quay thành phim là: Ngàn Năm Mây Bay (hãng phim Thái Lan, đạo diễn Hoàng Anh Tuấn) 1962; Chân Trời Tím (liên hiệp của 7 hãng phim, đạo diễn: Lê Hoàng Hoa) 1969; Đời Chưa Trang Điểm (hãng phim Giao Chỉ, đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc) 1971; Tiếng Hát Học Trò (Alpha Film, đạo diễn Thái Thúc Nha) 1972.

Nguồn: Báo Người Việt (15/03/22)


Bom nguyên tử và bom hạt nhân…

© Hiếu Chân

Nguồn: Sài Gòn Nhỏ (22/03/2022)

Để thoát ra khỏi tình trạng bế tắc trong cuộc xâm lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông ta đã ra lệnh đặt các lực lượng hạt nhân của Nga vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Ngày 22 Tháng Ba, trong cuộc phỏng vấn với Đài CNN của Mỹ, Phát ngôn viên Điện Kremlin Peskov đã nói Nga sẽ xem xét khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân khi thấy có “mối đe dọa sống còn” với đất nước mình.

US_and_USSR_nuclear_stockpiles

Số lượng đầu đạn hạt nhân của Nga (màu đỏ) và Mỹ (màu xanh) qua các năm. Ảnh Wikipedia.org (sgn)

Điều gì sẽ xảy ra cho thế giới nếu Putin điên khùng bị dồn tới chân tường và bấm nút khởi động cuộc chiến tranh hạt nhân? So với bom nguyên tử mà Mỹ đã từng ném xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản năm 1945 thì vũ khí hạt nhân có mức độ tàn phá như thế nào?

Tuy nhiên, vài thập niên gần đây các nước sở hữu vũ khí hạt nhân (Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Bắc Hàn) đã nghiên cứu chế tạo cái gọi là “vũ khí hạt nhân chiến thuật” (tactical nuclear weapon) có kích thước rất nhỏ để gắn lên các loại hỏa tiễn liên lục địa có thể bắn tới mọi nơi trên trái đất mà không cần dùng oanh tạc cơ cỡ lớn như trước. Các vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ này đôi khi được gọi là “đầu đạn hạt nhân” (warheads). Tuy kích thước nhỏ nhưng các đầu đạn hạt nhân vẫn có sức tàn phá lớn gấp nhiều lần so với bom nguyên tử. Có lẽ ông Putin muốn nói tới các loại đầu đạn này khi đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân ở châu Âu… Đọc tiếp

❖ Các bài viết cùng chủ đề:
        − Nga sở hữu bao nhiêu vũ khí hạt nhân? BBC (02/03/2022)
        − Sự khác nhau giữa bom nguyên tử và nhiệt hạch Báo Dân Việt (05/09/2017)

Tem thư Người Cày Có Ruộng 26-3

© Thai NC, Nguồn: Việt Báo (24/03/2014)

Người Cày Có Ruộng là gì? Là đạo luật có kế hoạch và mục tiêu cấp miễn phí 1.5 triệu hecta ruộng lúa cho 80 vạn hộ nông dân, đồng thời cấp giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất đó cho họ. Luật Người Cày Có Ruộng (NCCR) quy định ruộng đất của các điền chủ không trực canh (không canh tác) đương nhiên bị truất hữu và phải được bồi thường thỏa đáng theo thời giá và chính phủ phát hành công khố phiếu để chi trả những khoản này… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

50 năm sự kiện Nixon thăm Bắc Kinh

Người Mỹ cần chấm dứt ảo tưởng về Trung Quốc!

© Bảo Nguyên

Nguồn: Báo Việt Luận Úc Châu | (28/02/2022)

Sự kiện Tổng thống Nixon thăm Trung Quốc vào năm 1972 đã mở ra cho Trung Quốc cánh cửa thâm nhập thế giới tự do. Nhìn lại lịch sử 50 năm, sự kiện này được giới phân tích đánh giá là một sai lầm chiến lược của người Mỹ, đồng thời để lại hậu quả kéo dài tới tận ngày nay. Nhiều năm sau khi rời nhiệm sở, ông Nixon luôn trầm ngâm sợ rằng mình đã tạo ra một Frankenstein cho toàn thế giới.

nixon-meet-chu-an-laiThủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai chào đón Tổng thống Mỹ Richard Nixon trong chuyến thăm chính thức của Nixon tới Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 21/02/1972. Nixon đã tìm cách dùng Trung Quốc như một con bài để giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh với Liên Xô. (Ảnh: AFP / Getty Images)

Nhân dịp kỷ niệm nửa thế kỷ chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Richard Nixon đến Bắc Kinh, đây là thời điểm để chúng ta nhìn lại các vấn đề có liên quan từ đó đến nay…

Nixon hạ mình để củng cố vị thế, không ngờ Trung Quốc hưởng lợi lớn. Các phương tiện truyền thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát từng đồng loạt ca ngợi chuyến thăm của ông Richard Nixon đến Bắc Kinh. Bức ảnh năm 1972 chụp Nixon vừa bước xuống từ chiếc Không Lực Một, vợ ông mặc chiếc áo khoác màu đỏ tươi mang đầy tính biểu tượng cho chế độ cộng sản ở Trung Quốc, đã được thể hiện một cách thật nổi bật trên một loạt phương tiện truyền thông. Sự chào đón của Thủ tướng Chu Ân Lai đối với Tổng thống Nixon được mô tả là “cái bắt tay xuyên Thái Bình Dương tượng trưng cho sự tan băng trong mối quan hệ giữa siêu cường tư bản và quốc gia đang phát triển đông dân nhất thế giới dưới một đảng cầm quyền theo chủ nghĩa Marx…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Tháng Ba, nhớ “Gãy Súng”

của Cao Xuân Huy!

© Đỗ Trường

Nguồn: Sài Gòn Nhỏ | (14/03/2022)

Cao Xuân Huy – Người Vẫn Không Thể Thoát Ra Khỏi Cuộc Chiến

Sau 1975, Văn học cũng như con người buộc phải trốn chạy, tìm đường vượt biển. Tưởng chừng, nơi miền đất lạ, dòng văn học tị nạn ấy sẽ chững lại. Nhưng không, nó như những nhánh sông âm thầm vặn mình bồi lên mảnh đất khô cằn đó. Chiến tranh, người lính vẫn là đề tài nóng bỏng để các nhà văn tìm tòi, khai thác.

Vào thời điểm ấy, những nhà văn quân đội Phan Nhật Nam, Trần Hoài Thư, Thế Uyên… đang ở độ chín và sung sức. Và sau đó, xuất hiện hàng loạt nhà văn xuất thân từ những người lính chiến đã trải qua những năm tháng tù đày, như: Phạm Tín An Ninh, Song Vũ hay Cao Xuân Huy… Tuy văn phong, thi pháp riêng biệt, nhưng tựu trung, mỗi trang viết của họ đều để lại những ấn tượng thật sâu sắc trong lòng người đọc. Nếu văn của Phạm Tín An Ninh đẹp, sáng và nhẹ nhàng, thì từ ngữ trên những trang viết của Cao Xuân Huy nặng tính khẩu ngữ trần trụi, mãnh liệt. Có một điều rất thú vị, đọc Cao Xuân Huy, tôi lại nhớ đến nhà thơ người lính Nguyễn Bắc Sơn. Bởi, tính đặc trưng ngôn ngữ làm nên hình tượng, chất lính rất đặc biệt trong thơ văn của hai ông văn sĩ này… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

❖ Mời đọc Tháng Ba Gãy Súng TẠI ĐÂY (Cao Xuân Huy)
Chú ý: Không cần phải log-in với Dropbox. Tắt cửa sổ Sign-in (X) và tiếp tục đọc (có thể điểu chỉnh màn hình lớn hơn – zoom-in và mở bãng Mục lục (‘show sidebar’ icon, kế ‘printer’ góc bên phải dưới cùng) ở phía dưới PDF app.) Cám ơn.

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Leave a comment