Apr24-w4

Các bài viết sưu tầm: Apr 26, 2024
Kissinger, con người và di sản
Giây phút hấp hối của VNCH
Bắn chậm!

kissinger-leductho

Henry Kissinger, con người và di sản

Kissinger và Lê Đức Thọ. © Tranh HS Chóe. (hsvnhaingoai)

© Nguyễn Gia Kiểng. Nguồn: © Báo Thông Luận (10/12/2023)

Ông đã là nhân vật chính trong chính sách bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa của chính quyền Nixon bằng Hiệp Định Paris rồi cắt viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa sau đó. Cặp bài trùng Nixon – Kissinger (đảng Cộng Hòa) còn gián tiếp tặng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để làm quà và lấy lòng cho Trung Quốc bằng cách không những không phản ứng khi hải quân Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa mà còn ngăn cản hải quân và không quân Việt Nam Cộng Hòa phản công.

Thành tích lớn nhất của Kissinger là đã góp phần quyết định khiến Mỹ hợp tác với Trung Quốc và giúp Trung Quốc mạnh lên, trở thành đối thủ nguy hiểm nhất của Mỹ và một đe dọa cho thế giớiĐọc thêm

Mar24-7

illustration-img

Giây Phút Hấp Hối của Việt Nam Cộng Hòa

Ảnh minh họa. © QGHC.

© Vũ Ánh. Nguồn: © Gia đình Quốc Gia Hành Chánh. (Viewed 21/02/2024)

Ba mươi năm trôi qua kể từ ngày xảy ra thảm kịch lớn lao nhất cho cả một dân tộc mà tưởng như mới ngày nào. Giây phút chạy trên con đường Brookhurst để về nhà, thấy cờ Việt Nam Cộng Hòa bay phấp phới bên cạnh cờ Mỹ, liếc nhìn vào kính chiếu hậu thoáng thấy mái tóc đã bạc trắng của mình, chợt nhớ tới những kỷ niệm của 30 năm trước. Buồn và đau, dù trong những năm tháng trôi qua trên đất Mỹ vẫn cứ cố phải tạm quên để nhìn về phía trước, và để mưu sinh.

Cho đến nay, tôi vẫn không rõ là mình may mắn hay bất hạnh khi phải chứng kiến giây phút tắt hơi của chế độ tại Ðài Phát Thanh Saigon, nơi mà tôi và một số nhân viên còn lại vẫn làm việc theo lệnh của Tổng Thống Dương Văn Minh và chính phủ của ông cho đến giờ phút chót…

Đọc tiếp…

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

(*) 30/04/1975: Dinh Độc Lập và cuộc chuyển giao không ký văn bản (Phạm Cao Phong, “Lẽ ra VNDCCH đã sở hữu đầy đủ giấy tờ chuyển giao quyền lực, quyền tài phán, quan hệ ngoại giao với 77 quốc gia, quyền kế thừa VNCH về phương diện quốc tế thì họ có quyền đòi lại những máy bay, tầu thuyền sở hữu của VNCH chạy đi sau biến cố 30/4/1975. Những sở hữu, bất động sản kể cả những tài khoản ký gửi tại các ngân hàng ngoài nước đã tuột khỏi tay người chiến thắng vì họ không mang vũ khí pháp luật trong cuộc hành quân. Họ đã ngạo mạn không chịu ký bàn giao VNCH với Tướng Minh ngày ấy!”)

30 tháng 4, 75 và cụ Nguyễn Văn Huyền (Vũ Ánh)

Thung lũng tử thần P1. (Vũ Ánh)

Vài suy nghĩ về “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức (Vũ Ánh).

Mar24.8

Fastestgunposter

Bắn chậm thì chết

The Fastest Gun Alive (movie poster). © DDTK

Kỷ niệm Ngày Cựu Chiến Binh Chiến Tranh Việt Nam (National Vietnam War Veterans Day ngày 29/3 – Viết phỏng theo bài báo NBC News, 25/5/2008)…

© Lê Hữu. Nguồn: © Diễn Đàn Thế Kỷ. (04/2024)

Bắn Chậm Thì Chết là tên một cuốn phim cao bồi Mỹ (The Fastest Gun Alive) trình chiếu tại các rạp chiếu bóng ở miền Nam trước năm 1975. Vai chính trong phim là Glenn Ford, diễn viên điện ảnh quen thuộc với khán giả yêu thích phim cao bồi miền Viễn Tây. Chuyện phim kể về một tay súng cừ khôi đã quyết định giải nghệ để sống cuộc đời bình dị bên vợ hiền con thơ trong ngôi làng nhỏ. Thế nhưng, cuộc đời không bình lặng như anh mong muốn. Một ngày kia, tên đầu sỏ khét tiếng của băng cướp dữ dằn quyết tìm đến anh để thách đấu tay đôi, một mất một còn. Kẻ sống sót là kẻ rút súng nhanh hơn đối thủ. Nếu anh không nhận lời thách đấu, hắn sẽ cho đốt phá, thiêu hủy cả ngôi làng. Câu chuyện gay cấn, ly kỳ đến phút chót.

Đấy là chuyện phim, còn câu chuyện Bắn Chậm Thì Chết bên dưới là chuyện “người thật, việc thật” thời chiến tranh Việt Nam. Điểm hơi khác, hai đấu thủ đều không giỏi nghề bắn súng, không rút súng nhanh như chớp như câu chuyện trong phim. Ngược lại, trong giây phút căng thẳng đến nghẹt thở ấy cả hai đều…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Kể từ ngày 31 tháng Tư.

Hannah Hà Nội (Don North, “The Mystery of Hanoi Hannah.”)

Thi hỏng Tú Tài…

Leave a comment