Sep-2022_w3

✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Sep 16, 2022

Nữ hoàng Elizabeth II (1926-2022)
Công Ước QT về Luật Biển

1

Nữ hoàng Anh Elizabeth II (1926-2022)

elizabeth-1933-by-philip-de-laszlo

Ảnh chân dung Nữ Hoàng Elizabeth (Philip de László, 1933), © wikipedia

Thời kỳ cai trị lâu dài của Nữ hoàng Elizabeth II được đánh dấu bằng ý thức nghĩa vụ mạnh mẽ và quyết tâm dâng hiến đời mình cho ngai vàng và nhân dân.

Với nhiều người, bà trở thành điểm tựa trong một thế giới thay đổi nhanh chóng: ảnh hưởng của Anh quốc suy giảm, xã hội thay đổi chóng mặt và vai trò của chế độ quân chủ bị nghi ngờ.

Thành công của bà khi duy trì nền quân chủ qua những thời gian biến động càng đáng khâm phục hơn khi ta biết, vào lúc bà sinh ra, không ai dự đoán ngai vàng sẽ là định mệnh của bà.

Elizabeth Alexandra Mary Windsor sinh ngày 21/4/1926 trong ngôi nhà không xa Quảng trường Berkeley, London. Bà là con đầu của Albert, Công tước xứ York (con trai thứ hai của Vua George V) và Elizabeth Bowes-Lyon

Elizabeth và em gái, Margaret Rose, sinh năm 1930, được dạy ở nhà, lớn lên trong môi trường gia đình thương yêu. Elizabeth rất gần gũi với cha và ông, Vua George V.

Bà được cho là có ý thức trách nhiệm cao ngay từ khi còn bé. Winston Churchill, thủ tướng tương lai, được dẫn lời nói rằng Elizabeth “có phong thái lãnh đạo thật đáng kinh ngạc cho một đứa…” Đọc tiếp @ BBC (09/09/22)

2

Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển

Và Quyền Tài Phán Của Quốc Gia Trên Vùng Ðặc Quyền Kinh Tế

© Phan Tấn Thiện.

Nguồn: © Văn Chương Việt (06/08/2012)

Imo_logo

Logo of the International Maritime Organization, © coastalwiki.

I. Dẫn Nhập

Để diễn tả cho bức tranh hoành tráng, bao la của núi non cùng biển cả cổ nhân thường cho rằng: “Tam Sơn, Tứ Hải, Nhứt Phần Điền.” Nói như thế ắt người xưa nghĩ rằng nếu quả đất của chúng ta chia ra làm tám phần thì trong đó núi non chiếm hết ba phần, bốn phần là biển cả và chỉ còn lại một phần chúng ta cày cấy được mà thôi.

Ngày nay, khi con người đã đặt chân cho tới cung trăng, sao Hỏa thì việc tính toán về diện tích của địa cầu và sự phân bố của biển cả cũng như núi rừng so với phần đất còn lại dành cho con người sinh sống bằng nông nghiệp ắt không còn là một bài toán mơ hồ khó khăn như lúc trước.

Hãy gạt bỏ vấn đề đúng sai về phương diện tính toán khoa học của câu nói trên. Theo tôi, có lẽ cổ nhân muốn nhắn nhủ lại cho hậu thế rằng cái mà tạo hóa dành cho loài người thật là it ỏi. Con người muốn tồn tại cần phải đấu tranh và khắc phục thiên nhiên. Chẳng những thế thôi, quả đất của chúng ta không nở rộng thêm ra mà dân số thì tăng lên mãi sau khi đã khấu trừ đi những mất mác bởi lão hóa, thiên tai, nạn dịch, và chiến tranh.

Đất hẹp, người càng ngày càng đông, ngoài sự đấu tranh với thiên nhiên, sự đấu tranh giữa người với người cũng càng thêm gay gắt. Có lẽ bởi đó mà ra tất cả những lý thuyết, chủ nghĩa, giai cấp, nhân danh đều là những chiêu bài để bành trướng quyền tư hữu về đất đai và lợi nhuận… Đọc tiếp