a4w4_21

Các bài viết sưu tầm: Apr17-23, 21

Không Phải Chuyên Môn
Đường Đến Không Đi!
HK Những Ngã Rẽ.

✵ ✵ ✵

ANZAC DAY 2021

Thân mời xem Đài ABC trực tiếp phát sóng Lễ tưởng niệm “Dawn Service” vào Ngày Anzac 2021 | ABC theo đường link: Dawn Service @ ABC – YouTube (Sunday 25/04/21)

❖ Đài tưởng niệm chiến tranh Vietnam tại Canberra (Google Map): National Vietnam Memorial Canberra (viewed 19/04/21)

❖ Có thể thăm viếng Australian War Memorial @ Australian War Memorial online

Không Phải Chuyên Môn


Không Phải Chuyên Môn

Vợ nói với chồng:
-Cái bếp điện không thấy nóng, anh xem thế nào sửa giúp em.

Cô vợ chưa nói hết câu ông chồng đã gắt lên: -Sửa? Không phải chuyên môn của tôi, tôi đâu phải thợ điện!

Nói xong liền lên xe đi làm.

Ngày hôm sau cô vợ lại nói:
-Cái bàn nhà mình gãy một chân rồi, anh đóng lại giúp em đi.

Ông chồng lại gắt lên:
-Đóng bàn? Đây cũng không phải chuyên môn của tôi, tôi đâu phải thợ mộc!

Nói xong liền lên xe đi làm.

Chiều về, anh chồng thấy vợ đang nấu ăn bằng bếp điện, nhìn sang thấy cái bàn đã có đủ chân.

Ngạc nhiên lắm anh ta bèn hỏi: Ai sửa mấy thứ đó vậy?

Chị vợ trả lời rằng đã nhờ ông hàng xóm sửa giùm.

Anh chồng hỏi tiếp: Thế lão đòi bao nhiêu?
-Ông ấy nói hoặc vá cho ông ta cái áo sơ mi, hoặc cho ông ấy “làm” một cái.
-Thế cô nhận vá cái áo sơ mi cho lão ta chứ?

-Anh điên à? Tôi đâu phải thợ may?

Nguồn: haynhat.com (20/02/21)

Đường đến không đi và đường đi không đến

© Lê Minh Nguyên

Nguồn: Báo Tiếng Dân | Mar 29, 2021

Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, ông Daniel Kritenbrink, nói rằng, Mỹ và Việt Nam hầu như có lợi ích song trùng về vấn đề an ninh và ổn định khu vực. Điều đó lý giải, vì sao chính quyền Biden quyết định coi Hà Nội là một đối tác chính ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khi đưa tên Việt Nam, mà không phải là hai đồng minh của Mỹ ở khu vực là Phi và Thái, vào Hướng dẫn Chiến lược An ninh Tạm thời được công bố hôm 3/3.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam là “đối tác toàn diện”, nhưng theo nhà phân tích Grossman (RAND Corp), trên thực tế là hoạt động ở mức “chiến lược.”

Ấn Độ và Việt Nam, cả hai đều có chung những mối quan ngại sâu sắc và thường xuyên về tác động địa chiến lược của sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của TQ. Ấn Độ, chứ không phải là Nga, giờ đây là đối tác quốc phòng đáng tin cậy nhất của Việt Nam, theo ông Grossman.

Kỳ họp thượng đỉnh Bộ Tứ (B4) đầu tiên hôm 12/3 giữa Biden, Yoshihide, Morrison và Modi, đã coi tổ chức này là trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Chính quyền Biden và một cơ chế đã được định hình để thực hiện điều đó. Các lãnh đạo của B4 dự kiến sẽ gặp mặt trực tiếp vào cuối năm 2021 này. Các điểm lớn của B4 là: Tự do hàng hải, chuỗi cung ứng toàn cầu, nguồn cung đất hiếm, ngoại giao vaccine và biến đổi khí hậu.

Mỹ đang tìm cách đưa chuỗi cung ứng toàn cầu ra khỏi TQ trong khi Nhật tìm cách giảm phụ thuộc vào TQ về đất hiếm.

Việt Nam, cho đến lúc này chưa được mời tham gia B4, theo Grossman, các quốc gia thành viên B4 là các nền dân chủ trong khi Việt Nam là một thể chế độc tài xã hội chủ nghĩa.

Việt Nam dù có những sự gắn kết chiến lược với các thành viên của B4, nhưng không dám công khai ủng hộ liên minh này, vì theo giới quan sát, Hà Nội không muốn làm điều gì để Bắc Kinh có thể hành động “trừng phạt.”

Chính sách quốc phòng “4 Không” (không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, và không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực) chính là một trong những lý do vì sao cho đến lúc này không có gì khẳng định được về sự tham gia của VN vào B4.

Theo ông Grossman, nguyên tắc “4 Không” này sẽ là những hạn chế trong mối quan hệ của VN với liên minh B4. Ông cho rằng, chỉ khi nào VN đạt đến điểm phá bỏ chính sách “4 Không” thì lúc đó Hà Nội mới có thể xem xét lại mối quan hệ của họ và liên kết nhiều hơn với B4.

Chính sách “4 Không” còn có thêm nguyên tắc “Một Tuỳ thuộc” (tuỳ thuộc vào tình hình và các điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ xem xét lại…). Đây là câu để thoát “4 Không”, nhưng phải chờ cho TQ lấn sân chủ quyền trầm trọng đến mức nào thì câu thoát này mới được khởi động?

Theo ông Grossman, VN chắc chắc sẽ đặt nặng vào việc hợp tác song phương với mỗi thành viên (trong B4) để thúc đẩy hợp tác chiến lược. Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào đối thoại (của B4) và vẫn đóng một vai trò trong B4 dù có thể không bao giờ trở thành một thành viên của nhóm.

© Lê Minh Nguyên

Đọc thêm @ Báo Tiếng Dân

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

Những Ngã Rẽ

© Hồi Ký Cựu Dân Biểu Dương Văn Ba | Chương III – Dạy Học

Nguồn: Văn Đoàn Việt | Mar, 2015

hinh-bia-hoi-ky-dvbNhững người Thầy và những ngôi trường muôn đời

Tháng 8 năm 1964, từ Đà Lạt, tôi được bổ nhiệm về Mỹ Tho dạy tại trường trung học Nguyễn Đình Chiểu .

Ở miền Nam, thời thực dân Pháp có bốn trường trung học lớn do nhà nước thành lập :

– Sài Gòn có trường trung học Pétrus Ký, trường Gia Long dành cho nữ sinh đi học mặc áo dài tím, còn gọi là trường áo tím 

– Mỹ Tho có  trường trung học Ecole le Myre de Vilers sau này đổi lại là trung học Nguyễn Đình Chiểu.

– Cần Thơ có trường trung học Phan Thanh Giản, nơi đào tạo các học sinh giỏi thuộc lưu vực sông Hậu Giang như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc.

Trường Nguyễn Đình Chiểu đón rước học sinh Tân An, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Bến Tre, Cao Lãnh.

Từ năm 1965 trở về trước đó, đỗ bằng thành chung (Diplôme), đỗ bằng Brevet, đỗ tú tài I – tú tài II, đã được coi là có học thức. Nhiều thanh niên vác được các mảnh bằng đó ra đời kiếm cơm khá dễ.

Ba trung tâm giáo dục Sài Gòn, Mỹ Tho, Cần Thơ đã đào tạo nên nhiều thế hệ thanh niên yêu nước.

Các trường này cũng từng là cái nôi của nhiều phong trào đấu tranh học đường, sản sinh ra nhiều lớp thanh niên ưu tú yêu nước, yêu tự do dân chủ, đòi hỏi công bằng xã hội. Họ là nòng cốt thúc đẩy bước tiến lên của dân tộc.

Viết lại lịch sử của các nhà trường lớn, lập phòng truyền thống của các nhà trường là một điều nên làm. Trước 1975, rất ít trường ghi lại lịch sử của mình để các thế hệ tiếp nối có thể hiểu được thêm một khía cạnh văn hoá của các lớp đàn anh. Giữ gìn truyền thống học đường, ghi chép lịch sử của các lớp thầy cô giáo, của các thế hệ học sinh là lưu giữ cho mai sau những dấu tích văn hoá của từng khu vực tiến bộ xã hội…

Đọc tiếp tập hồi ký Những Ngả Rẻ (Dương Văn Ba) @ TẠI ĐÂY.

Dương Văn Ba

Dương Văn Ba sinh năm 1942 tại Bạc Liêu. Sau khi lấy tú tài, năm 1961 ông đậu vào Đại học Sư phạm Đà Lạt. 1964 sau khi tốt nghiệp, ông được bổ về Mỹ Tho dạy môn Triết lớp 12.

1967 ứng cử ở Bạc Liêu vào quốc hội và trở thành dân biểu trong Hạ nghị viện khóa 1967-1971.

Đầu năm 1968 ông bắt đầu viết báo bằng các bài xã luận đăng trên nhật báo Tin Sáng. Sau đó sáng lập tuần báo Đại Dân tộc, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Báo này được Ngô Công Đức bỏ tiền ra in, phát hành, và thu lợi nhuận, những người tham gia viết có Nguyễn Hữu Chung, Kiều Mộng Thu, Trần Ngọc Châu, Lý Chánh Trung…

Tháng 11 1971, sau khi thất cử Hạ nghị viện, ông Ba đã về làm phó chủ bút nhật kiêm Tổng thư ký Toà soạn báo Điện Tín (chủ nhiệm thượng nghị sĩ Hồ Sơn Đông, chủ bút Hồ Ngọc Nhuận, Giáo sư Lý Chánh Trung: Giám đốc chính trị). Dương Văn Ba lúc đó bị kết án 4 năm tù khiếm diện vì bị buộc tội trốn lính, phải “lánh nạn” tại nhà Đại tướng Dương Văn Minh. Thiệt ra, đó nơi làm việc của Trung tá Trương Minh Đẩu, Chánh Văn phòng Đại tướng, và ở nhà của Thiếu tá Trịnh Bá Lộc, tùy viên quân sự của Đại tướng.

Khi tổng thống Trần Văn Hương từ chức vào cuối tháng 4 năm 1975, Ông được cử làm Thứ trưởng Bộ Thông tin trong chính quyền 2 ngày của Tổng thống Dương Văn Minh.

Sau 30.4.1975, ông được tiếp tục làm báo, làm việc cho tờ nhật báo Tin Sáng. Từ 1984 đến 1987, ông xoay ra hoạt động kinh tế, làm phó giám đốc Công ty CIMEXCOL Minh Hải. Năm 1987, Cimexcol Minh Hải bị TAND tối cao truy tố trước tòa tội cố ý làm trái những nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý kinh tế của nhà nước…

“Vụ án” này: người chủ trương không ai khác là Nguyễn Văn Linh, và đối tượng là Võ Văn Kiệt. Sự hiềm khích sâu sắc và thái độ tiểu nhân của nguyên tổng bí thư ĐCSVN đối với ông Võ Văn Kiệt là điều “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” trong những lời truyền miệng của “giới thạo tin”

Sau khi được ra tù trước thời hạn vào ngày 30.4.1995, ông làm ăn liên tiếp thất bại, mất hết tài sản, phải ở nhà thuê trong suốt nhiều năm. Ông đã viết hồi ký Những ngã rẽ về cuộc đời thăng trầm của mình. Năm 2013 ông bị tai biến xuất huyết não, qua đời năm 2015.
Theo Wikipedia

Từ Hồi ký Những Ngã Rẽ của Dương Văn Ba đến Hồi ký Không Tên của Lý Quý Chung (Sáng Tạo)

Dương Văn Ba là thứ trưởng Bộ Thông Tin và Lý Quý Chung là tổng trưởng Bộ Thông Tin trong nội các hai ngày của Tổng Thống Dương Văn Minh và Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu. Cả hai đều là dân biểu của Hạ Nghị Viện thời Việt Nam Cộng Hòa cùng có một hành động “quậy” (chữ của Hồ Ngọc Nhuận) làm nát bét chính trường miền Nam theo chủ trương của Cộng sản Bắc Việt. Cả hai cùng viết hồi ký, một là để kể công lao hai là để than thân trách phận bị dẹp bỏ một cách không nương tay sau khi Cộng Sản chiếm được miền Nam… Nguồn: Sáng Tạo

Dương Văn Ba, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức: Một chọn lựa bất hạnh (Đàn Chim Việt)

GS Nguyễn Văn Lục: Khi tôi viết những dòng này thì ông Dương Văn Ba ở trong tình trạng sức khỏe đáng lo ngại. Ông bị tai biến mạch máu não lần thứ ba và nằm liệt tại chỗ từ nửa năm nay trong hoàn cảnh gia đình không mấy khá… Nguồn: Đàn Chim Việt

⟩⟩ Back To Top

Leave a comment