j6-w2_21

Các bài viết sưu tầm: June 11, 21

Cái Gì Vợ Không Xài…
Trần Văn Thạch…

Cái Gì Vợ Không Xài…

Cái Gì Vợ Không Xài, Chồng Cho Người Khác!

Chuyện này, tất nhiên là chuyện vợ chồng ở xứ văn miêng:

Người vợ đi công tác xa, hẹn chồng 1 tuần sẽ trở về. Nhưng công việc xong sớm nên người vợ về sớm. Đến nhà, vợ thấy chồng đang nằm ôm một cô gái trên giường. Lập tức, người vợ quyết định nhờ Luật Sư xin ly dị. Người chồng nói:

– Anh đồng ý là anh có lỗi với em, nhưng trước khi em đến Luật Sư, em cho anh được nói mấy lời được không?

Người vợ đáp:
– Được, anh nói đi!

Chồng nói:

– Sáng nay, khi anh đi làm, ra khỏi nhà trời mưa tầm tã. Anh thấy cô gái này đứng đầu đường ướt sũng. Anh thương tình, ngừng xe chở cô ấy về nhà. Anh lấy bộ quần áo mua tặng em dịp sinh nhật mà em không mặc, anh cho cô ấy mặc. Đôi giày anh mua tặng em nhân dịp Giáng Sinh em không dùng, anh cho cô ấy. Chiếc khăn quàng anh mua tặng em dịp Tết, em không dùng nên anh cũng cho cô ấy luôn. Cô gái mặc xong, cám ơn anh. Trước khi ra khỏi cửa, cô ấy hỏi:

– Thế còn cái gì vợ anh không dùng nữa không?

Đó là lý do tại sao lại có sự tình như em đã trông thấy. Bây giờ, mọi chuyện anh đã nói xong. Còn em, em quyết định ra sao là tùy ý em. Anh xin chấp nhận tất cả.

Câu chuyện ngưng ngang xương ở chỗ này. Không thấy bà vợ nói năng chi, không biết bà vợ có đến Luật Sư xin ly dị không? Không biết bà vợ có hối hận, khóc lóc ỉ ôi, quỳ xuống xin lỗi chồng không? Không biết rồi gia đình này sẽ ra sao?

Không ai biết cả.

Nhưng, chúng ta có thể tạm kết luận thế này:

Cái gì vợ không xài, chồng cho người khác.


Chuyện Con Bò Cái Ở Vermont!

Chuyện này là chuyện có thể là có thực, có thể là chuyện phịa nhưng rất nhân bản, rất gần gũi với con người. Mấy gia đình ở một làng nhỏ, mua được một con bò cái ở Vermont đem về nuôi, vắt sữa. Con bò cái khỏe mạnh, cho rất nhiều sữa tươi, ai cũng trân quý.

Họ mới bàn với nhau rằng phải cần một con bò đực để gây giống tốt. Mới mua con bò đực phương cường đem về chuồng. Ai cũng tưởng là cặp bò này đẹp đôi, mặn nồng âu yếm. Nào ngờ, hễ con bò đực quanh quẩn, chờn vờn con bò cái thì con này lẩn trốn, không chịu… hợp tác.

Lấy làm lạ, mấy gia đình nghĩ mãi không ra cách nào mới đến một Bác Sĩ Thú Y trình bày tự sự.

Bác Sĩ Thú Y, sau khi hỏi han đủ mọi chi tiết về cặp bò này, ngồi suy nghĩ một lát rồi hỏi:

– Có phải các ông, các bà mua con bò này ở Vermont không?

Mấy người chủ con bò cái rất lấy làm lạ, làm sao mà Bác Sĩ Thú Y này lại hay đến như thế, biết được mình mua con bò cái này từ Vermont?

Mới hỏi:

– Dạ, đúng thế! Bác Sĩ quả là đại tài. Nhưng có điều chúng tôi không hiểu: Tại sao Bác Sĩ lại biết là con bò cái này mua ở Vermont?

Ông Bác Sĩ Thú Y thở dài, đáp:

– Bà vợ tôi cũng là người ở Vermont!

Bạn đọc có hiểu câu chuyện này không? Nếu hiểu ngay, bạn là người thông minh rất mực. Nếu chưa hiểu, xin vui lòng đọc đi đọc lại, bạn sẽ hiểu ý nghĩa của câu chuyện vui này.

© Lê Văn Phúc @ nguoiphuongnam52.blospot.com


Trần Văn Thạch,

nhà đấu tranh lỗi lạc và dũng cảm

© Cung Trầm Tưởng

Nguồn: tiengquehuong wordpress.com (Jan 22, 2015)

Trước mùa Giáng sinh, chúng tôi được một người bạn ở Pháp gửi tặng một tác phẩm viết về một nhân vật lịch sử Việt Nam mà trước đó chúng tôi chỉ có một ý niệm rất loáng thoáng, rất mơ hồ, để không nói là hầu như không biết gì cả – một thiếu sót đáng trách – về thân thế và sự nghiệp của nhân vật ấy.

Đó là cuốn “Trần Văn Thạch, Cây bút chống Bạo quyền Áp bức” của Trần Mỹ Châu và Phan Thị Trọng Tuyến.

Trước khi nhập đề, xin tiết lộ một điều: đó là, chỉ đến khi nhận được sách thì chúng tôi mới biết người tặng cũng chính là đồng tác giả của cuốn sách. Đây quả là một bất ngờ thú vị mà cũng là một vinh dự cho người được tặng. Xin cám ơn.

Nhờ cuốn sách có một giá trị khảo sử cao, chứa đựng một lượng thông tin dồi dào, hữu ích và được biên soạn một cách công phu, có phương pháp, và khoa học tăng hiệu năng tiếp thu nơi người đọc mà chúng tôi có được một sự hiểu biết phong phú hơn, thấu đáo hơn, ngọn ngành hơn, chính xác hơn về sự đóng góp lớn lao và hy sinh cao cả của Trần Văn Thạch cùng các đồng hành đồng chí Đệ tứ Quốc tế của ông cho cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và Đệ tam Quốc tế cộng sản Việt Nam nhằm giành lại độc lập cho quê hương và xây dựng một xã hội tự do, vắng bóng độc tài chuyên chế cho đồng bào mìnhĐọc tiếp

Bài viêt liên hệ:

❖ “Trần Văn Thạch – Cây Bút Chống Bạo Quyền Áp Bức” (Trần Mỹ Châu – Phan Thị Trong Tuyến). “Tôi cảm thấy có một tình cảm đặc biệt nào đó gắn bó tôi với con cháu những người bạn đồng hành hay có quen biết ba tôi. Tôi tìm được anh Phan Kiều Dương, con bác Hùm; chị Nguyễn Thị Minh, con bác Ninh; em Quỳnh Dao, con của nhà văn, nhà báo Đỗ Bá Thế (bạn của bác Thâu, biết ba tôi, thân với mẹ tôi); bác sĩ Trần Ngươn Phiêu, học trò cũ của ba tôi; chị Hồ Tai Huệ Tâm, con bác Tường. Và một người có công rất nhiều, giúp tôi thực hiện quyển sách này: Phan Thị Trọng Tuyến. Một điều rất hay, lạ là con cháu của một số nhân vật chánh trong nhóm La Lutte đều có xuất bản sách viết về ba của mình. Nghĩ lại cũng không lạ lắm vì các ông đều là những người yêu nước chân thành-mặc dù xu hướng chính trị khác nhau – danh ghi vào lịch sử ; con cháu hãnh diện, cố gắng vinh danh các ông. Tôi là đàn em nên sách về ba tôi đến nay mới ra mắt, nhưng tôi còn có một người em. Đó là Quỳnh Dao. Đó là Đỗ Quỳnh Dao. Em QD, chị chúc em sớm hoàn tất việc xuất bản tiểu thuyết lich sử của ba em, đăng trên báo Quyết Tiến trong những năm 60” nhà văn Trần Mỹ Châu.

Bà con có thể đọc toàn bộ quyển sách này (eBook) hay tải về máy TẠI ĐÂY

❖ Tấm gương ái quốc thất bại của những người Nam kỳ “Mạng ấy yểu nhưng danh ấy thọ.” Trần văn Thạch Nguyễn Văn Trần

Những người trotskistes – tấn bi kịch Việt Nam Vũ Thư Hiên

Giới thiệu sách “Trần Văn Thạch (1905-1945) Trần Gia Phụng

Tìm hiểu vụ ám sát Tạ Thu Thâu

Hồi Ký Trần Văn Giàu (40-45)

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang


Leave a comment