d12-w3_21

✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Dec 17, 21

Việt Kiều, Việt Kẹt
Trương như Tảng chạy trốn cách mạng.
Tâm Kinh
Một Thoáng Pleiku

Việt Kiều, Việt Kẹt

Khi nào được về quê? Đó là đề tài nóng trong các quán cà phê của người Việt ở phố Bolsa.

– Ê mấy cha, mấy ngày nay tui đọc báo thấy Vietnam Airlines được Mỹ cấp phép khai thác đường bay qua Mỹ, mừng quá. Nhưng không hiểu sao họ chỉ nói giá vé từ Việt Nam qua Mỹ là $1000 mà không thấy họ nói giá vé từ Mỹ về Việt Nam vậy?

Đọc tiếp…

Khi nào được về quê? Đó là đề tài nóng trong các quán cà phê của người Việt ở phố Bolsa.

– Ê mấy cha, mấy ngày nay tui đọc báo thấy Vietnam Airlines được Mỹ cấp phép khai thác đường bay qua Mỹ, mừng quá. Nhưng không hiểu sao họ chỉ nói giá vé từ Việt Nam qua Mỹ là $1000 mà không thấy họ nói giá vé từ Mỹ về Việt Nam vậy ?

– Đó là bí mật trong kinh doanh.

– Ủa sao kỳ vậy?

– Có gì đâu mà kỳ. Chuyến bay từ Việt Nam qua thì CẦN KHÁCH để khỏi bay không, còn chuyến bay từ Mỹ về thì KHÁCH CẦN nên họ phải tính toán kỹ để chặt chém.

– Là sao tôi không hiểu? Khách nào cũng là khách mà?

– Là thế nầy, theo thông tin từ bộ ngoại giao thì hiện nay ở Mỹ có hơn hai trăm ngàn người Việt đang có nhu cầu về nước. Trong đó bao gồm Việt kiều và Việt kẹt. Vì vậy nên Vietnam Airlines họ đang tính toán coi áp giá thế nào để chặt đẹp với hai loại Việt.

– Việt kẹt là sao?

Là người Việt sang chơi rồi bị mắc kẹt vì covid á. Ví dụ như ông Võ Đắc Danh gọi là Việt kẹt.

– Ối trời ! Nhưng tại sao phải phân loại để áp giá khác nhau?

– Là bởi thằng du lịch và thằng hàng không đang sắp phá sản vì covid nên nó câu móc ăn chia với nhau, lợi dụng nỗi nhớ quê hương của bà con mình để đớp thời cơ hòng cứu vớt.

– Nhưng cứu vớt bằng cách nào?

– Nó chia làm hai gói gọi là combo, combo thứ nhất bao gồm giá vé, phí cách ly trong khách sạn 5 sao, phí xét nghiệm và một tour du lịch 7 ngày. Combo nầy gọi là combo du lịch dành cho Việt kiều, chưa công bố giá. Combo thứ hai gọi là combo hồi hương dành cho Việt kẹt bao gồm giá vé, phí cách ly trong khách sạn 5 sao, phí xét nghiệm, xe đưa đón. Nghe nói khoảng $3700.

Đù mẹ, y chang như cái trò bán bia kèm mồi của thời bao cấp. Hồi xưa xứ tui tôm cua thừa mứa nhưng muốn vô nhà hàng quốc doanh uống hai chai bia nó bắt phải mua kèm con cua rang muối. Cái trò ấy đã phá sản gần nửa thế kỷ rồi bây giờ lại tái diễn. Bộ nó muốn phá sản nữa à?

– Ông bà ta nói: Cái khó ló cái khôn. Nhưng tụi nầy thì ngược lại: Cái khó ló cái ngu. Bộ nó tưởng dễ ăn lắm. Cái thứ não trạng kinh doanh độc quyền quen thói ăn trên đầu trên cổ người ta. Tui thà chịu nhớ quê, thà để tiền gởi về làm từ thiện chớ không để nó ăn một xu.

– Tui cũng vậy.

– Cứ để coi, cho nó ngồi đó tính đi rồi tự sát. Trước sau gì nhà nước cũng mở lại đường bay quốc tế trở lại, lúc đó mình về cũng đâu có muộn.

(Lại nghe trộm trong quán cà phê sáng nay)

Võ Đắc Danh (17/11/21)

Nguồn: ngoclinhvugia.wordpress.com & baotiengdan.com


Trương như Tảng,

Nhà cách mạng chạy trốn cách mạng!

© LKP

Nguồn: nhinrabonphuong blogspot (Nov 29, 2021)

truong-nhu-tangTrương Như Tảng, Ảnh NRBP

Trương như Tảng, nhà cách mạng chạy trốn cách mạng. Tháng 8/1978 vào cao điểm gió mùa ở Biển Đông, một chiếc ghe đánh cá rò rỉ nước giạt vào bờ biển Indonesia, 64 người tỵ nạn Việt Nam người ướt đẫm, đói và sợ hãi lê lết tiến vào bờ. Sự kiện này lẽ ra hầu như bị lãng quên trong lịch sử đau khổ mà thuyền nhân Việt Nam phải chịu đựng, ngoại trừ một điều, trong 64 người sống sót ấy có Trương Như Tảng, nhà lãnh đạo Mặt trận giải phóng miền Nam cao cấp nhất đào thoát sang Phương Tây. Trong suốt sáu tháng kế tiếp ở trại tỵ nạn trên đảo Anambas, lý lịch của ông Tảng là người thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và là bộ trưởng tư pháp trong Chính phủ Cách mạng Lâm thời vẫn còn là một bí mật mà chỉ vợ ông biết, bí mật ấy vẫn còn giấu kín ngay cả sau khi ông Tảng được phép định cư ở Pháp, nơi một ủy ban người Việt lo nhà cho ông ở tại Poitiers và việc làm công nhân cho ông ở nhà máy vỏ xe Michelin… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng chủ đề:

    Chuyện Về Bác Sĩ Dương Quỳnh Hoa
    ❖ Trí Thức Miền Nam Sau 1975…
    ❖ Dương Văn Ba – Những Ngã Rẽ…
    ❖ Phó TT Nguyễn Cao Kỳ về nước…
    ❖ Trần Văn Thạch, nhà đấu tranh lỗi lạc và dũng cảm…

Tâm Kinh

© Lê Thiệp

Nguồn: diendantheky.net (Sep 19, 2021)

Lễ phát tang bà cụ mẹ ông bạn ở chùa Giác Hoàng đường 16 đông ra phết, phần vì gia đình lớn, phần vì ông bạn là người quảng giao. Hai vợ chồng tôi trịnh trọng thắp hương vái bàn thờ xong lui ra nhường chỗ cho người khác. Căn phòng không rộng lắm và tôi từ từ bị đẩy ra ngoài hành lang lúc nào không biết. Đứng lớ ngớ thấy vợ tôi vẫn mặt nghiêm và buồn nói chuyện với những người trong tang quyến, tôi đi hẳn ra phòng ngoài ngồi. Trên giá để một lô sách, tiện tay tôi rút và vớ được cuốn Nghi Thức Tụng Niệm. Cuốn sách bìa cứng màu đỏ chữ mạ vàng còn mới tinh, bên trong chữ in khá lớn có lẽ cỡ 16 để cho Phật tử nào già nua mắt kém cũng có thể đọc được. Đây là điểm son của chùa chiền Việt Nam vì thỉnh thoảng đi lễ nhà thờ thấy thánh kinh in chữ nhỏ li ti. Đang lật qua lật lại mắt liếc mấy câu chú … tà ha tát nị… thì có tiếng chào:

– Ông Thiệp đọc gì đó?

Tôi ngẩng đầu lên. Một ông sư mặc áo chẽn màu trắng ngà tươi cười, xà xuống ngồi trước mặt tôi.

Tôi buột mồm trả lời không nghĩ ngợi:

– Thưa tôi đang đọc kinh… Đọc tiếp

Một Thoáng Pleiku

© Phạm Tín An Ninh

Nguồn: tiengthongreo Blogspot (Sep 03, 2013)

pleiku-TTR© Ảnh TTR

Thật lòng, tôi không có nhiều gắn bó với Pleiku. Và dường như cái phố núi buồn hiu ấy đã cho tôi nhiều nỗi buồn hơn là niềm vui. Vậy mà khi đã xa -thực sự vĩnh viễn xa- Pleiku rồi, tôi lại thấy da diết nhớ,  trăn trở với cái cảm giác mình có tội với Pleiku, và mãi mãi sẽ còn nợ phố núi này một lời xin lỗi.

Tôi chưa (và có thể không) có dịp về thăm lại Pleiku, nên cái xa cách ấy lại càng thấy mịt mùng. Cái phố núi vốn đã bé nhỏ, như một ông nhà thơ đã ví von “đi dăm phút trở về chốn cũ” ấy,  giờ với tôi dường như chỉ còn là chút sương khói trong lòng. Điều kỳ lạ là chút khói sương mờ ảo ấy cứ luôn lãng đãng trong ký ức và trái tim già cỗi của tôi, như những mảng mù sương từng bao phủ, giăng mắc trên phố núi Pleiku ngày trước.

Nếu không có cuộc chiến Kontum, có lẽ sẽ không có dấu chân nào của tôi trên bùn lầy đất đỏ Pleiku. Dẫu là dấu chân của người lính chiến. Chợt đến chợt đi, hay có khi nằm lại vĩnh viễn trên núi rừng heo hút vô danh. Thống thuộc một đại đơn vị có bản doanh tại Ban Mê Thuột, nhưng đơn vị tôi có hậu cứ tại Sông Mao (Phan Thiêt) và  đảm trách một vùng hành quân khá rộng lớn dọc theo miền duyên hải. Đúng ngày cuối năm âm lịch 1972, khi cả đơn vị đang chuẩn bị cho quân sĩ ăn Tết tại doanh trại Lý Thường Kiệt – Sông Mao, chúng tôi nhận lệnh di chuyển khẩn cấp lên An Khê, thay thế cho một đơn vị của Sư Đoàn 101 Không Kỵ Hoa Kỳ rút quân về nước, và tăng cường cho mặt trận Bình Định, khi một số đơn vị của Sư Đoàn 22BB hoạt động ở đây, vừa di chuyển lên mặt trận Dakto, Tân Cảnh… Đọc tiếp

Các bài viết của Phạm Tín An Ninh…

    Người Tù Binh Hồi Chánh Bên Bờ Sông Ba
    ❖ Ba Dòng Nước Mắt
    ❖ Cái Bóng Cuộc Chiến Và Món Nợ 45 Năm
    ❖ Tiếng Sáo
    ❖ Sự Ra Đi Của Hai Vị Tướng Tư Lệnh

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Leave a comment