June-2022_w4

✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: June 24, 2022

Về Cái Miệng…
Thơ Tù Tô Thùy Yên
Euro phải ngừng giúp Trung Quốc.
Tiếng “Dạ Người Saigon!
Đẹp – Hồi Hộp!

1

Ba Điều Bốn Chuyện Về Cái Miệng…

© Khiêm Cung.

Nguồn: @ Thất Sơn Châu Đốc (04/03/18)

cai-miengẢnh minh họa, © NKLT.

Ai cũng có cái miệng. Nhưng thử hỏi cái miệng là gì, có lẽ khó mà tả cho hoàn chỉnh. Theo Từ Điển Tiếng Việt của Nhà Xuất bản Văn Hóa Sài Gòn, miệng là “Bộ phận hình lỗ trên mặt người và động vật, dùng để ăn uống, kêu, hót”.

Thực tế thì ai cũng biết hình dáng của cái miệng ra sao và nằm ở chỗ nào trên cơ thể con người. Nếu quan sát kỹ thì cái miệng chỉ là cái lỗ hay cái cửa để cho thức ăn, thức uống, không khí …ra vào, nếu không có sự trợ lực của răng, lưỡi, cổ họng thì cái miệng không thể ăn uống được. Không có cái lưỡi và thanh quản, cái miệng của con người cũng không nói, không hát được. Một người thiếu nhiều răng cửa, tiếng nói thều thào, không rõ ràng.

Tóc em dài em cài hoa lý,
Miệng mĩm cười để ý anh thương.

Cười chúm chím, cười duyên, cười nụ, cười mĩm… đều biểu hiện ở đôi môi, nhưng ai cũng nói là cái miệng cười… Đọc tiếp…

2

Tô Thùy Yên.

Và Những Bài Thơ Viết Trong Tù

© Phạm Tín An Ninh.

Nguồn: © Hội Ái Hữu TH Tống Phước Hiệp Vĩnh Long. (30/05/2022)

but-tich-To-Thuy-Yen

Bút tích Tô Thùy Yên, ảnh © SBS.

(Để tưởng niệm anh– nhân dịp giỗ lần thứ ba của nhà thơ Tô Thùy Yên)

Một người dốt đặc về thơ phú như tôi mà lại từng được làm bạn và lạm bàn về thơ cùng với một nhà thơ nổi danh như Tô Thùy Yên thì đúng là chuyện lạ. Cho dù đó là chuyện ở trong tù. Vì vậy, khi biết tin anh qua đời, một số bạn tù khuyên tôi nên viết một bài để tưởng niệm anh, nhưng tôi không dám. Vì thấy rất nhiều nhà văn nhà thơ tên tuổi bậc thầy đã viết về anh, hơn nữa tôi ngại người đời thường dị nghị chuyện “thấy người sang bắt quàng làm họ.” Hôm nay nhân ngày giỗ lần thứ ba của anh, theo truyền thống Việt Nam, là ngày chính thức mãn tang anh, tôi xin viết đôi điều để tưởng nhớ anh và nhắc lại vài kỷ niệm cùng anh trong tù.

Khi còn ngoài Bắc, có thời gian tôi đã từng ở chung trại tù với anh Đinh Thành Tiên (tên khai sanh của Tô Thùy Yên), nhưng khác đội, lúc ấy chưa biết nhiều về anh và cũng chưa có dịp thân quen anh. Mãi đến tháng 9 năm 1981, chuyển vào Nam, đến Trại Z- 30 C Hàm Tân, anh và tôi được “biên chế” ở cùng một đội, và nắm gần nhau trong gần hai năm, cho đến khi tôi ra tù. Đặc biệt trong đội này có cả anh Đặng Trần Huân, cũng nằm cách chúng tôi vài ba người. Và tôi được hân hạnh thân thiết với cả hai. Khi ấy, tôi biết danh anh Đặng Trần Huân nhiều hơn là anh Đinh Thành Tiên, vì quanh năm hành quân trong núi rừng chưa có cơ hội được đọc nhiều thơ Tô Thùy Yên, chỉ biết mỗi bài Chiều Trên Phá Tam Giang được phổ nhạc và loáng thoáng chuyện tình giữa anh và nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ. Riêng anh Đặng Trần Huân thì có nhiều chuyện vui trên báo Chiến Sĩ Cộng Hòa, và “Chuyện Cấm Đàn Bà” mà tôi thường đọc… Đọc tiếp…

3

Châu Âu,

“Phải Ngừng Giúp Hiện đại Hóa Quân đội Trung Quốc!” Chuyên gia Pháp.

© Thùy Dương.

Nguồn: RFI (06/06/2022)

bieu-tinh-phan-doi-nra-faifax-virginia Một màn trình diễn tại Bắc Kinh nhân kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng Sản nhằm phô trương sức mạnh Trung Quốc. Ảnh tư liệu chụp ngày 28/06/2021. © AP – Ng Han Guan (RFI)

Trong khi chiến tranh Ukraina vẫn tiếp diễn, Bắc Triều Tiên đẩy mạnh thử nghiệm phóng tên lửa và chuẩn bị, theo Washington, một vụ thử nghiệm hạt nhân mới, thì Trung Quốc ngày 31/05/2022, lần thứ hai trong năm, điều 30 máy bay, trong đó có 20 chiến đấu cơ, xâm nhập vùng nhận diện phòng không ADIZ của Đài Loan. Những sự kiện đáng lo ngại này làm gia tăng căng thẳng trong khu vực trong khi sự chú ý của quốc tế lại đang đổ dồn vào Ukraina.

Giảng viên Trường Khoa học Chính trị Sciences Po Paris, Antoine Bondaz, nhà nghiên cứu thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS), chỉ đạo Chương trình FRS-KF về an ninh và ngoại giao Triều Tiên, cũng như Đài Loan, ngày 02/06/2022, có bài trả lời phỏng vấn báo Le Point. RFI Tiếng Việt giới thiệu bài viết này… Đọc tiếp…

4

Tiếng “Dạ!” Của Người Sài Gòn

© Qúy Nguyễn.

Nguồn: © Hội Ái Hữu THNLS Cần Thơ. (13/07/20)

logo-sua-con-chimLogo hãng sữa Nestlé). Ảnh thietkelogo

Nghe tiếng “Dạ” sao mà thương đến lạ. Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ “dạ” khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ “vâng”.

Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ “vâng”. Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói “vâng!” là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.

Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ “dạ” vào mỗi câu nói: ”Mày ăn cơm chưa con?
– Dạ, chưa!”

“Mới dìa/dzề hả nhóc?
– Dạ, con mới!”

Cái tiếng “dạ” đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó “thương” lạ… dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng “dạ” là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẵng hay… Đọc tiếp…

5

Đẹp – Hồi Hộp!

© Ngu Yên

Nguồn: © Việt Báo | (27/05/2022)

nude-Tranh khỏa thân của Henry Matiss. Ảnh vietbao.com

“Đàn ông ở tuổi 75 thì chuyện thân thể, đầu mình-tứ chi của phụ nữ không còn nhiều hấp lực lôi cuốn như thuở tuổi 20-30, nhưng tôi không hiểu tại sao, mỗi khi xem tranh họa những phụ nữ khỏa thân, thì trái tim tôi lại hồi hộp?” Anh bạn già nói như vậy. Mà đúng. Tôi ở tuổi 70, cũng hồi hộp. Không hiểu vì sao?

Phát biểu chính xác rằng: chúng tôi không phải hạng ngắm trăng quên đèn, vì khi bắt đầu tìm hiểu, trò chuyện, hỏi thăm đám đông, mới khám phá ra, rất nhiều đàn ông và phụ nữ ở nhiều lứa tuổi khác nhau, cũng hồi hộp, khi xem. Như vậy, nỗi hồi hộp này không liên quan đến giới tính trong phạm vi thưởng ngoạn; không liên quan nhiều đến sự khích thích dục vọng; như vậy, thì liên quan đến thứ gì? Bạn đọc thử google lướt lưới xem vài họa phẩm sơn dầu vẽ phụ nữ xưa và nay khỏa thân, bạn có bị hồi hộp không?

Có phải là một loại bệnh báo động liên hệ đến tim hoặc thần kinh não bộ? Có phải là một thứ nhạy cảm của khả năng nhận thức về thẩm mỹ? Hay thuần túy chỉ là phản ứng muôn thuở của con người? Đọc tiếp…

Leave a comment