Sep-2022_w2

✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Sep 09, 2022

Giấy đi cầu
Chuyên gia bắt ruồi
Bóng ma Stalin

1

Giấy đi cầu!

© Nguyễn Văn Tới.

Nguồn: © Việt Báo online (20/07/22)

bon-cau-Louis Vuitto

Ảnh minh họa (bồn cầu mạ vàng). © Ảnh cdn.muabannhanh.com

Ai cũng biết giấy là một vật rất quan trọng trong cuộc sống của nhân loại. Thời xa xưa, giấy vừa quý hiếm vừa mắc, chỉ được dùng trong việc ghi chép kinh kệ trong các nghi lễ tôn giáo, và cho các văn tự trong cung đình của vua chúa. Giấy được chế tạo lần đầu tiên vào năm 105 AD trước Công Nguyên, bên Tàu, bởi một quan thái giám tên Ts’ai Lun (1). Nhưng hôm nay, tôi chỉ xin nói đến một khía cạnh “cực kỳ” quan trọng không kém của giấy, có khi quan trọng hơn là đằng khác trong thời đại chúng ta đang sống hôm nay, là giấy vệ sinh (toilet/bathroom tissue), nói nôm na là giấy đi cầu

Ở các nước giàu có, văn minh, giấy vệ sinh được bày bán rất nhiều trong các tiệm hoặc các chợ bán thực phẩm; còn ở Việt Nam, giấy đi cầu cũng thừa mứa đến nỗi người dân dùng để…lau miệng trong các tiệm ăn, nhà hàng. Hầu như toàn thế giới đều không biết quý trọng giấy vệ sinh cho đến khi nhân tai Covid xảy ra, giấy vệ sinh trở nên khan hiếm; không nói ra, ai cũng biết và từng chứng kiến cảnh xếp hàng dài ở các tiệm, giành giật nhau từng cuộn giấy vệ sinh. Không khéo còn xảy ra chiến tranh vì giấy đi cầu… Đọc tiếp

2

“Thầy” Quan – Chuyên gia bắt ruồi!”

© Tiền Lạc Quan.

Nguồn: © Đại Học Khoa Học Sài Gòn | (Đặc san Xuân Kỹ Hợi)

chrysomya-bezziana-img

Chrysomya bezziana adult and larva, © wikipedia.

Chuyện khó tin nhưng có thật!

Cái “job” đầu tiên của tôi khi định cư ở Darwin, Bắc Úc là… bắt ruồi và đếm ruồi!

Lần đầu khi viết thơ về cho gia đình thì ai ai cũng cười và không tin đó là tôi nói thiệt, tưởng nói giỡn chơi cho vui, qua bên Úc mà “làm chuyện ruồi bu”!

Định tới “năm Con Ruồi” mới viết bài về cái “job” bắt ruồi, mà đợi tới “năm Con Ruồi” thì đợi luôn tới… “Tết Công-gô” viết luôn thể cho tiện!

Nhưng đợi tới lúc đó thì lâu lắm! Vả lại tôi đã hứa viết về cái “job” bắt ruồi và đếm ruồi này lâu lắm rồi, gần 10 năm, từ năm 2010 nhân dịp Hội Ngộ Khoa Học ở Sydney rồi đi Tour Gold Coast, Brisbane… rồi Hội Ngộ Paris năm 2012 kết hợp đi Tour Âu Châu gần cả một tháng. Trên chuyến xe bus vượt hàng ngàn cây số trên đường thiên lý dài đăng đẵng, Thầy Cô bạn hữu cùng ca hát lại những bài ca sinh hoạt tập thể thời niên thiếu trong sinh hoạt các đoàn thể Hướng Đạo, Gia Đình Phật Tử, v.v…, cùng chơi trò chơi, giúp vui văn nghệ, kể chuyện tiếu lâm, v.v… Trong những lần đó tôi đã kể chuyện bắt ruồi là công việc làm đầu tiên khi đặt chân đến Úc. Có lẽ câu chuyện cũng thú vị nên một số bạn đề nghị tôi viết lại đăng trên diễn đàn Khoa Học để mọi người coi chơi. Nhưng tôi đã hứa lèo… Đọc tiếp

3

Bóng ma Stalin, hình mẫu của Putin và Tập Cận Bình…

© Thụy My

Ảnh minh họa, © daviscenter (harvard.edu)

Trang bìa Le Point đăng ảnh Stalin với phụ chú “Những bóng ma, và các bí mật cuối cùng”. Hồ sơ của tuần báo cho biết bạo chúa từng làm mấy chục triệu dân Ukraina chết đói cũng là nguồn cảm hứng cho Vladimir Putin và Tập Cận Bình…

Những bí mật cuối cùng của Stalin.

Sau cái chết của nhà độc tài ở datcha Blijnaia, người ta phát hiện ba tài liệu cất dưới một tờ báo, nằm sâu trong ngăn kéo. Trong đó có một lá thư của thống chế Tito, khuyến cáo Stalin không nên gởi sang những kẻ sát nhân nữa, nếu không ông sẽ điều đến Matxcơva một sát thủ và anh ta sẽ không trượt mục tiêu. Stalin đã học được bài học phải tôn trọng vị thống chế không sợ trời không sợ đất này! Lá thư thứ hai là của Bukharin, đồng minh nhưng sau này trở thành đối thủ, gọi Stalin bằng “Koba”, biệt danh từ thời đi cướp ngân hàng.

Cuối cùng là lá thư của Lênin đề ngày 05/03/1922, yêu cầu Stalin phải xin lỗi vợ ông là Nadejda Krupskaia vì đã có những phát ngôn thô lỗ gây tổn thương cho bà. “Đồng chí Stalin thân mến, tôi đề nghị đồng chí chọn lựa: hoặc rút lại những gì đã nói và xin lỗi, hoặc chúng ta cắt đứt mọi liên hệ”. Để tránh bị thất sủng trước vị thủ lãnh Cách mạng, Stalin đành phải xin lỗi, nhận lấy sự nhục nhã. Lênin vẫn loại một Koba “quá thô bạo” ra khỏi di chúc, nhưng khi Lênin qua đời, Stalin câu kết với một số khuôn mặt nặng ký khác để giành được ngôi vị cao nhất.

Stalin trở thành Stalin không phải từ năm 1913, khi ông lấy bút hiệu này để viết cho Pravda – stal (thép) ghép với vần cuối của tên Lênin. Nhưng đó là năm 1919, khi ông ta bẳt đầu dìm những ngôi làng trong lửa máu để khủng bố nông dân, bắt hàng trăm sĩ quan Sa hoàng…Vị bạo chúa đã cho viết lại lịch sử. Chẳng hạn năm 1904, lúc còn là một trong những thủ lãnh bôn-sê-vích Gruzia, Stalin đã phải viết tự kiểm trước các lãnh đạo Matxcơva, tờ kiểm điểm này được in 70 bản. Cuối thập niên 20, Stalin đã tung người đi khắp vùng Kapkaz để thủ tiêu bằng chứng. Năm 1906, Stalin bị Okhrana (mật vụ Sa hoàng) bắt rồi thả ra vì thấy chỉ là loại “cắc ké”. Khi lên cầm quyền, Stalin cố gắng làm biến mất những sự kiện bất lợi cho tên tuổi của mình, bản tiểu sử được tô vẽ lại kể từ thập niên 30… Đọc tiếp @ RFI (16/07/22)

Leave a comment