Mar-2023_w2

✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Mar 10, 2023

1

Đôi nẻo có không.

© Trần Bạch Thu

Nguồn: © Dòng Sông Cũ (14/07/22)

Ảnh minh họa, © tramhuongvietnam.vn

Trời vừa tắt nắng, hai bên đường phố đông đúc xe cộ ngược xuôi. Ngày cuối tuần nên quán xá cũng đầy người. Bãi đậu xe chật cứng không còn chỗ trống. Chạy tới chạy lui, lòng vòng một đỗi cũng thấy có người rời đi. Sau khi đậu xe an toàn, tôi đi lững thững vào dãy phố đằng trước, ngoài mặt tiền. Đèn đường sáng rực hòa cùng với ánh sáng đủ màu trên các bảng hiệu nhà hàng, làm thành một khu ăn uống sầm uất của người Việt trong vùng Little Saigon. Chúng tôi có hẹn gặp nhau ở nhà hàng Gà Bistro. Chỉ độ chừng 10 người thôi, nhưng người bạn “chủ quán” cũng gọi tới, gọi lui, sợ có ít người tới dự sẽ kém vui và làm mất hào hứng của buổi họp bạn rất đặc biệt này…

Đọc tiếp TẠI ĐÂY

2

“Bảo kiếm” Nhà Nguyễn.

Bảo Đại trao kiếm giả cho ‘cách mạng?’

© Phạm Cao Phong.

Nguồn: © BBC (04/09/2015)

an-kiem-vua-BaoDai

Cây kiếm này được cho là ‘bảo kiếm’ được Vua Bảo Đại trao lại hôm 30/8/1945. © Ảnh Phạm Cao Phong (BBC)

Mùa thu năm trước Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mang chuông sang gióng ở thủ đô Pháp. Tám mươi hiện vật được chọn lọc và trưng bày tại Bảo tàng Guimet ở thủ đô Paris. Triển lãm mang tên L’Envol du Dragon – Art royal du Vietnam’ tức ‘Thăng Long – Nghệ thuật Hoàng gia Việt Nam’. Mang khoe nước người, muốn hóng cái khen, vơ tiếng nức nở nên đồ được cấp visa này không thể là loại tầm tầm. Nhiều thứ đẹp. Quảng cáo trang nhã. Song có một hiện vật trái khoáy. Đó là một thanh kiếm rỉ đặt trong một góc khuất tệ hại.

Lưỡi kiếm thẳng, lai hình mẫu kiếm Pháp, riêng chuôi và đốc kiếm chạm khắc hình tượng đầu rồng hoàng gia như chú thích -Bien que la forme de cette épée soit française, le décor associé des dragons aux motifs traditionnels du Vietnam impérial – ‘Hình dạng của thanh kiếm này giống kiếm của người Pháp, nhưng cách trang trí chạm khắc hình rồng theo mô-típ truyền thống của hoàng gia Việt Nam…’

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Chiếu thoái vị của Hoàng Đế Bảo Đại vị vua cuối cùng nhà Nguyễn (25/08/1945).‎‎ “Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam. Vì nền độc lập của Việt Nam. Để đạt hai mục đích ấy, Trẫm tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước mong rằng sự hy sinh của Trẫm đem lại lợi ích cho Tổ quốc…

Trước khi từ giã ngai vàng, Trẫm chỉ có ba điều muốn nói:

        — Thứ nhất: Trẫm yêu cầu tân chính phủ phải giữ gìn lăng tẩm và miếu mạo của hoàng gia.

        — Thứ hai: Trẫm yêu cầu tân chính phủ lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái, các phe nhóm, các đoàn thể đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, mặc dù không theo cùng đường hướng dân chủ của mặt trận, như vậy có thể giúp cho họ được tham gia vào sự kiến thiết đất nước, và chứng tỏ rằng tân chế độ đã được xây dựng trên tình đoàn kết dứt khoát của toàn thể nhân dân.

        — Thứ ba: Trẫm yêu cầu tất cả các đảng phái, các phe nhóm, tất cả các tầng lớp xã hội cũng như toàn thể hoàng gia phải đoàn kết chặt chẽ để hậu thuẫn vô điều kiện cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa, hầu củng cố nền độc lập quốc gia… Đọc tiếp @ hoangtran204 wordpress (01/09/2022)

    Thân mời đọc hay tãi về máy “Hồi ký Con Rồng Việt Nam“. (Bảo Đại) @ TẠI ĐÂY

    Một Cơn Gió Bụi (Hồi ký Trần Trọng Kim).

    Kỳ án ấn và kiếm tại lễ thoái vị của vua Bảo Đại (Kỳ 1).

    Nỗi Buồn Tháng 8… (Nguyễn Thượng Long )

    ❖ Ngày độc lập nào cho Việt Nam? LS Lê Công Định, “Ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Từ ngày 19/8/1945 tại các địa phương trên cả nước, Việt Minh tiến hành đảo chính cướp chính quyền, buộc nhà nước Đế quốc Việt Nam chuyển giao quyền lực, một sự kiện mà sau đó được gọi là “Cách mạng tháng Tám…”

    ❖ Nhìn lại Cách mạng tháng Tám.

3

Ba bảy đường.

© Phạm Thị Hoài

Nguồn: © Procontra (08/03/23

lay-chong-dai-loan

Ảnh minh họa, © tranngocthem.name.vn.

Sau giai đoạn huy hoàng đánh thuốc lá lậu quy mô lớn đóng vai trò tích lũy nguyên thủy gây dựng cộng đồng, người Việt thuộc các đợt di cư tiếp theo sang Đức đã tỏa ra nhiều lĩnh vực khác, ngày càng đa dạng. Làm mi làm móng; làm bếp nóng cơm rang mì xào, bếp nguội cuốn sushi; giữ kho, giao hàng, bồi bàn pha nước, phụ hồ, bó hoa, sơn sửa, cạy cửa, trồng rau, hái dâu, nhặt nấm, cắt tóc, khuân vác, dọn rác, cờ bạc, cò mồi, lau chùi, nhặt ve chai, trông trẻ, buôn đồ cổ, trồng cỏ, đòi nợ, công ty hai ngón. Phụ nữ Việt, không ít người bán dâm!

Tôi không thấy phụ nữ bán thân để mưu sinh, mưu cầu hạnh phúc hay vì bất kỳ một lý do nào khác đáng khinh bỉ hay thương hại. Chúng ta đều tồn tại bằng cách bán chác những gì mình sở hữu hoặc không sở hữu và cả những thứ nẫng trộm hay cướp trắng của người khác. Bán óc sao lại sang trọng hơn bán trôn? Phe chống hợp pháp hóa mại dâm cho rằng gái điếm không bán thân thể mà bán phẩm giá, trong khi nhà văn như tôi chỉ bán một sản phẩm ngôn ngữ, và hai thứ đó không thể đánh đồng. Song tôi trút vào kỹ năng viết của mình không ít hay nhiều phẩm giá hơn cô gái điếm trộn nó vào kỹ năng tình dục; tuy nhiên vấn đề không phải ở đó, vì phẩm giá là thứ không mua hay bán được, mà nó bị đánh mất hay bị tước đoạt…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ 2 câu, 77 chữ (Phạm Thị Hoài).

    ❖ Trần Dần – Ghi 1954-1960

    Nghề ăn cắp của người Việt ở Đức (Phạm Thị Hoài, 2015).

Thân mời đọc hay tãi về máy tác phẩm “Luật Hiến Pháp Và Chính Trị Học” của GS Nguyễn Văn Bông @ TẠI ĐÂY

Lưu Ý: Không cần phải “Log In” với DropBox, đóng log-in window, sách dưới dạng PDF sẽ hiện ra, để đọc tiếp hoặc muốn tãi về máy click “Download” button ở trên góc trái cạnh Dropbox Logo. Thân mến (NnQ).

Leave a comment