Mar-2023_w1

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Mar 03, 2023

1

Đôi Chim Cu Đất Và Mối Tình Già.

© Cao Đắc Vinh.

Nguồn: Việt Báo (18/11/2019)

chim-cu-dove

Ảnh minh họa, © wikipedia

Vợ chồng tôi dọn đến Irvine khi các con bắt đầu vào lớp tiểu học. Thành phố mới thành lập vài thập niên nên tổ chức tiện nghi để con trẻ có thể học hành từ lớp vỡ lòng đến chương trình đại học. Những năm đầu, chúng tôi hạnh phúc nhìn các con đi bộ băng ngang công viên đến trường nhưng thời gian đó đã qua nhanh và ngôi nhà xưa kia đầy đủ năm người hiện nay chỉ còn vợ chồng già lủi thủi bên nhau.

“Chim nhà” đủ lông đủ cánh đã bay đi tìm tương lai ở phương trời xa, chim trời bay ngang mỗi ngày thấy căn nhà vắng vẻ, để ý rồi làm tổ như câu nói “đất lành chim đậu”. Sống đời hưu trí nên thanh thản, tôi có thói quen uống cà phê khi người vợ trẻ dậy sớm đi làm. Một mình ngồi nhâm nhi mùi thơm vị đắng, tôi sung sướng được dịp quan sát cảnh vật chuyển mình vào lúc trời bừng sáng…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    Lấy Chồng “M.D”.

    Săn Chim. “Tui định vô hội… ‘coi chim’. Vậy coi mấy chục năm nay ông coi ở hội nào? Con gái nghe chuyện cũng phì cười, xen vào: Ba già rồi nên sanh tật đó má ơi! Hồi nhỏ thì ổng mê ‘chơi chim’, khi già lại mê ‘coi chim’ -bird watching!” Chú Chín Cali.

    Làm Sao Định Nghĩa Được Tình Yêu?

    ❖ Chim Rời Tổ Mẹ.

    ❖ Hàng Xóm Thông Gia, Truyền Kiếp Oan Gia.

    ❖ Mourning Dove (Wikipedia)‎‎. The mourning dove is a member of the dove family, Columbidae. The bird is also known as the American mourning dove or the rain dove, and erroneously as the turtle dove, and was once known as the Carolina pigeon or Carolina turtledove. It is one of the most abundant and widespread of all North American birds.
It is also a leading gamebird, with more than 20 million birds (up to 70 million in some years) shot annually in the U.S., both for sport and for meat. Its ability to sustain its population under such pressure is due to its prolific breeding; in warm areas, one pair may raise up to six broods of two young each in a single year. The wings make an unusual whistling sound upon take-off and landing, a form of sonation. The bird is a strong flier, capable of speeds up to 88 km/h (55 mph).[3] It is the national bird of the British Virgin Islands.
Mourning doves are light grey and brown and generally muted in color. Males and females are similar in appearance. The species is generally monogamous, with two squabs (young) per brood. Both parents incubate and care for the young. Mourning doves eat almost exclusively seeds, but the young are fed crop milk by their parents… Nguồn @ Wikipedia(Viewed 09/01/23)

    ❖ Bồ Câu Bi Ai (Mourning Dove)
Bồ câu bi ai (danh pháp hai phần: Zenaida macroura) là một loài chim thuộc họ Bồ câu (Columbidae). Bồ câu bi ai phân bố Bắc và Trung Mỹ. Đây là một trong những phong phú và phổ biến rộng rãi của tất cả các loài chim Bắc Mỹ. Đây cũng là loài chim bị săn bắn hàng đầu, với hơn 20 triệu con (có khi mỗi năm lên đến 70 triệu con) bị bắn hàng năm ở Mỹ cho mục đích săn thể thao và săn bắt làm thịt. Khả năng của nó để duy trì dân số của nó theo áp lực như vậy bắt nguồn từ khả năng mắn đẻ của loài bồ câu này: trong các khu vực ấm áp, một trong những cặp có thể sinh sản và nuôi dưỡng lên đến sáu lứa một năm… Nguồn @ Wikipedia(Viewed 09/01/23)

2

Cựu Tổng Thống Jimmy Carter

Và Việt Nam.

© Nguyễn Quốc Khải.

Nguồn: VOA (22/02/23)

JimmyCarterPortrait

Tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ. © Ảnh wiki

Trong hai năm cuối của Tổng Thống Gerald Ford, Hoa Kỳ đã thâu nhận khoảng 150,000 người tị nạn kể từ sau khi Saigon thất thủ vào 30-4-1975. Chính quyền Carter tận tình tiếp tục công tác này trong suốt bốn năm tiếp theo (Nguyễn Quốc Khải).

Khi tác giả đang viết bài báo này, cựu Tổng Thống Jimmy Carter, năm nay đã 98 tuổi, đang nằm trên giường bệnh chờ đợi cái chết sắp đến. Ông là một người bình dị, chân thật và đạo đức. Ông tận tình giúp người tị nạn Đông Nam Á. Tôi còn nhớ một buổi chiều vào ngày 19-7-1979, chúng tôi biểu tình trước Nhà Trắng để vận động chính phủ Hoa Kỳ giúp thuyền nhân tị nạn do ca sĩ Joan Baez và Refugees International tổ chức. Tổng Thống Carter đã mở cửa sổ vẫy tay chào đón chúng tôi và nói với đám đông rằng ông đã ra lệnh cho Hạm Đội 7 cứu vớt những thuyền nhân…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

❖ Tổng thống Jimmy Carter và cộng đồng người Việt tị nạn
(Đinh Yên Thảo).
‎‎

Theo thông báo từ gia đình hồi cuối tuần qua, cựu Tổng Thống Jimmy Carter đã được đưa về nhà để chờ ngày ra đi thanh thản. Ở tuổi 98, ông đã sống quá đủ cho một cuộc đời với những di sản mà nước Mỹ sẽ còn nhớ đến ông, không chỉ trong cương vị tổng thống đời thứ 39 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ mà còn là một tinh thần phục vụ và bác ái qua các hoạt động thiện nguyện miệt mài của ông trong bốn thập niên vừa qua, kể từ sau khi mãn nhiệm tổng thống.

Cách riêng với người Việt tị nạn, ông là một ân nhân lớn không thể không nhắc đến. Năm 1979, Tổng Thống Jimmy Carter đứng trước một quyết định khó khăn trước vấn đề thuyền nhân Việt Nam đang ồ ạt đổ ra biển khơi hay tạm dung trong các trại tị nạn Đông Nam Á với hy vọng được Hoa Kỳ cùng các nước phương Tây chấp nhận cho định cư. Thăm dò trên CBS và The New York Times cho thấy gần hai phần ba công chúng Mỹ, khoảng 62% người dân cùng một số nhà lập pháp Hoa Kỳ không muốn nhận người tị nạn Việt Nam vào Mỹ…

Trong bài báo “Tổng Thống vận động cho thuyền nhân Châu Á – President Makes Appeal for Asian Boat People” của ký giả Bill Peterson đăng trên tờ Washington Post vào ngày 23 tháng 8 năm 1979, Peterson tường thuật rằng, đứng trên một bờ dốc thoai thoải phía trên sông Mississippi, từng là con đường chính cho những người nhập cư di chuyển về phía Bắc và phía Tây, Tổng thống Carter đã đưa ra một lời kêu gọi đầy cảm xúc cho thuyền nhân Đông Nam Á.

TT-carter-and-Peace-Nobel-2002

President Jimmy Carter: 2002 Nobel Laureate. © Ảnh cartercenter.org

Ông phát biểu trước hơn 2,000 cư dân tại đây rằng, “Cho tôi nhắc với quý vị rằng Hoa Kỳ là một quốc gia của những người di dân. Chúng ta là một quốc gia của những người tị nạn. Những người tị nạn Đông Nam Á từng là đồng minh của chúng ta trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ đang chạy trốn khỏi một đất nước đã tước đi các quyền căn bản của họ. Họ tin vào giá trị, khả năng của mỗi người cùng sự tự do cá nhân. Về mặt tâm thức, họ gần với chúng ta hơn là một chế độ cộng sản”. Ông đã trả lời như trên sau khi một sinh viên đặt câu hỏi rằng, liệu người tị nạn có lấy mất đi công việc của người dân Mỹ…

Nhiệm kỳ tổng thống của ông không được giới sử học và khoa học chính trị đánh giá cao nhưng hầu hết đều ghi nhận và đánh giá rất cao những đóng góp, các hoạt động cổ súy hòa bình, nhân quyền và thiện nguyện của ông kể từ sau nhiệm kỳ tổng thống trong vòng 40 năm qua, từ năm 1982.

Các hoạt động cổ súy và thúc đẩy dân quyền và nhân quyền thế giới của ông qua trung tâm Carter Center tại Atlanta, Georgia đã mang lại cho ông giải Nobel Hòa Bình vào năm 2002. Ông từng phát biểu rằng, “Nước Mỹ không phát minh nhân quyền mà một cách rất thực tế là, nhân quyền đã tạo ra nước Mỹ…”

Với cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ nói riêng, chính sách cưu mang và bác ái của cựu Tổng Thống Jimmy Carter đã trực tiếp hay gián tiếp giúp cho nhiều người gốc Việt có mặt trên nước Mỹ này. Có lẽ đây là điều cần ghi nhận trong hành trình của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ… Đọc tiếp @ VOA

    ❖ Dinh-Vo’s Comment‎‎ Người Việt tị nạn, phần đông, hầu như quên mất kẻ đã từng mở bàn tay nhân ái đón tiếp mình. Tất cả những phúc lợi từ đầu là do Tổng Thống bác ái Jimmy Carter và cộng đồng lãnh đạo Da Đen tranh đấu, đứng về phía người Tị Nan cộng sản Việt nam. Họ tất cả là từ: Đảng DÂN CHỦ. Từ Khi chính phủ Nixon cùng bàn tay nhướm máu của ông ngoại trưởng Henry Kissinger đảng CỘNG HÒA bán đứng Miền Nam Việt Nam cho cộng sản quốc tế và người Việt lũ lượt ra đi tìm tự do. Họ đã được chính phủ Mỹ cho tạm trú và cuối cùng cho hưởng qui chế tị nạn chính trị. Công lao đó phần đông do đảng DÂN CHỦ và cuối cùng phần đông những người Việt thế hệ đầu (đa số là lính và người Thiên Chúa Giáo, và đám chính trị cao cấp thua trận ở Miền Nam) đi theo đảng CỘNG HÒA và xỉ vả đảng DÂN CHỦ thậm tệ. Đến thời kỳ tổng thống Trump thì sự khả ố và… lộ liễu hơn. Họ ủng hộ tung hộ một tay gian hùng trốn lính, trốn thuế… chửi chiến tranh Việt Nam mà không… sợ dơ mồm!!? Nguồn @ TẠI ĐÂY

   ❖ Jimmy Carter, Vị Tổng Thống Của Thuyền Nhân. Báo Time ngày 13 tháng 8 năm 1979 cách đây hơn 30 năm có viết câu chuyện đặc biệt về Tổng thống Carter và thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam. Lúc đó biển Đông cũng đang có mưa bão như bây giờ tại Bắc California. Hàng trăm ngàn người Việt đã ra đi bằng mọi phương tiện. Báo Time vào lúc đó đã ghi nhận có đến 300 ngàn người chết. Tổng cộng có 65 quốc gia tiếp nhận dân tỵ nạn nhưng vẫn chưa giải quyết hết thuyền nhân còn tràn ngập các trại tỵ nạn. Các nước Đông Nam Á bắt đầu chính sách kéo tàu ra biển…

Tổng thống Jimmy Carter ban hành lệnh cho Bộ an sinh và xã hội sẽ nhận cấp khoản tỵ nạn Việt Nam vào Mỹ từ 7 ngàn nay tăng lên 14 ngàn một tháng. Bộ quốc phòng ra lệnh cho Đệ thất hạm đội dành riêng 5 tuần dương hạm để đi cứu thuyền tỵ nạn. Tất cả các chiến hạm đều phải cứu thuyền nhân hoặc tiếp tế rồi báo tin cho các con tầu trách nhiệm khác… Nguồn @ https://nhanquyen.co

    Cộng đồng Người Mỹ Gốc Việt Nghĩ Gì Khi Một Phượng Hoàng Đang Lâm Chung?

    (12/02/2023) Chính phủ Lao động (Albanese) cho phép hàng nghìn người tị nạn có thị thực tạm thời được định cư tại Úc.

   ❖ Morrison hảnh diện nói, “Tôi đã ngăn chặn những con Tàu Tị Nạn.”

a-miniatured-migration-boat-and-morrison

The Prime Minister’s boat trophy is causing waves overseas. © Ảnh AAP (SBS)

Thủ tướng Úc đã thu hút sự chú ý của quốc tế trong tuần này khi có thông tin tiết lộ rằng ông có một chiếc thuyền tị nạn thu nhỏ với chú thích “Tôi đã ngăn những điều này” trong văn phòng của mình. Chiến dịch Biên giới Có chủ quyền đã thu hút sự lên án của quốc tế về cách nó đối xử với người tị nạn, cũng như lời khen ngợi từ các quốc gia đang tìm kiếm những cách tương tự để đóng cửa biên giới của họ với người tị nạn như người đồng nhiệm thân thiết Donald Trump!!! Nguồn @ SBS (19/09/2018)

Leave a comment