Apr-2023_w3

Các bài viết sưu tầm: Apr 21, 2023

1

Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hòa.

Trích “Lời Bạt” – The Final Colapse (trang 255 đến trang 272).

© ĐT Cao Văn Viên (Dịch thuật: Nguyễn Kỳ Phong).

Nguồn: © trachnhiemonline.com (Viewed 01/01/23)

hinh-bia-The-Final-Collapse

The Final Collapse. © goodreads.com

Bắt đầu từ năm 1976 Trung Tâm Quân Sử Lục Quân Hoa Kỳ mời một số tướng lãnh của ba quốc gia Việt, Cam Bốt và Lào, viết lại kinh nghiệm quân sự của họ trong cuộc chiến Đông Dương. Sáu cựu sĩ quan VNCH cộng tác và hoàn tất 16 tác phẩm, ghi lại kinh nghiệm của họ về cuộc chiến Việt Nam. The Final Collapse (Những Ngày Cuối Của VNCH – Đại tướng Cao Văn Viên – 1983) là một trong những tác phẩm này (NKP).

(ĐT Cao Văn Viên). Trong bản Việt ngữ này tác giả muốn nói đôi lời để giải thích thêm về một hai chú thích ở bản Anh ngữ. Tác giả muốn nói thêm về chú thích số 5 ở Chương 9, và phần nói về cơ cấu, nhiệm vụ của Bộ Tổng Tham Mưu. Tác giả viết rất ngắn ở bản Anh ngữ vì tác giả không muốn nói nhièu về mình. Nhưng sau này, có nhiều sách vở đã tường thuật lại các sự việc không chính xác nên tác giả thấy cần có những chú thích bổ túc.

Trong những năm 1970 và 1971, tác giả đã đệ đơn xin Tổng Thống Thiệu cho về hưu ít nhất là 3 lần. Lý do là vì tác giả đã ở chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng quá lâu (trên 5 năm), đã đủ thâm niên quân vụ cùng sức khoẻ kém (có kèm theo giấy bác sĩ chứng nhận). Lý do tác giả hành động như vậy vì vào khoảng giửa năm 1970, sau một buổi họp với đại tướng Creighton Abrams (tư lệnh MACV) ông ta cho biết, theo tin tòa đại sứ Hoa Kỳ, TT Thiệu có ý định cho Trung Tướng Đổ Cao Trí thay thế tác giả. Chờ đợi mãi không thấy lệnh thay thế, tác giả cảm thấy mình không còn được “sủng ái’ nên đã xin về hưu.

Trong thời điểm đó, các đối lập chính trị và tay chân thân tín của họ bị loại hay vô hiệu hóa, với đa số dân biểu nghị sĩ thân chánh quyền trong quốc hội cùng sự thành lập đảng Dân Chủ, Ông Thiệu ở vào thế mạnh. Ngoài ra một số phụ tá trẻ của ông nêu ý kiến nên thay thế các phần tử mà họ cho là già nua và quan liêu. Họ thường nói, muốn có môt căn nhà tốt cần thay thế các viên gạch cũ hay các bộ phận vô dụng, và nếu cần, hủy bỏ luôn căn nhà cũ…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Từ ‘Việt Nam Cộng hòa’ đến hòa giải dân tộc (Bùi Văn Phú). Những ngày qua có thông tin Viện Sử học Việt Nam vừa cho phát hành bộ sử Việt gồm 15 tập, do Giáo sư Phan Huy Lê làm chủ biên, trong đó khi nói đến miền Nam từ năm 1956 đến 1975, những nhà viết sử đã dùng danh xưng đúng của mảnh đất này là “Việt Nam Cộng Hòa” chứ không còn gọi là “ngụy quyền Sài-Gòn…” Đọc tiếp @ https://buivanphu.wordpress.com

    ❖ Những Ngày Cuối Tháng Ba (Võ Hương-An).‎‎ Mọi người thường nói đến tháng Tư, tôi chỉ nói đến tháng Ba, bởi vì tôi là cư dân Đà Nẵng. Đà Nẵng thất thủ ngày 29/3/1975. Bước qua tháng Tư thì tôi không còn chi để nói nữa, vì tôi đã vô tù, khi Sàigòn đang còn ăn ngon ngủ yên… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Tháng Ba gãy súng – Cao Xuân Huy (1947-2010). Tôi không phải là một nhà văn, mà tôi chỉ là một người lính, lính tác chiến đúng nghĩa của danh từ, và những điều tôi viết trong quyển sách này chỉ là một câu chuyện, câu chuyện thật một trăm phần trăm được kể lại bằng chữ. Tôi viết những điều mà những thằng lính chúng tôi đã trực tiếp tham dự nhưng không ai viết lại, trong khi nhiều người đã viết về những chuyện chiến trường thì hình như chẳng có ai dự…

Thân mời đọc hay tãi về máy tác phẩm “Tháng Ba gãy súng” của Cao Xuân Huy @ TẠI ĐÂY

Lưu Ý: Không cần phải “Log In” với DropBox, đóng log-in window, sách dưới dạng PDF sẽ hiện ra, để đọc sách hay tãi về máy click “Download” button ở trên góc trái cạnh Dropbox Logo. Thân mến (NNQ).

    ❖ The Final Collapse. Trân trọng giới thiệu đến bà con “Xóm nhà lá” quyển “Những Ngày Cuối Của VNCH – ĐT Cao Văn Viên”    @ TẠI ĐÂY (Viewed 30/03/23)

    ❖ Thân mời bà con đọc thêm tác phẩm “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 – Phạm Huấn, định dạng PDF @ TẠI ĐÂY

2

Vui Ca Xang.

© Phạm Xuân Đài.

Nguồn: © phamxuandai blogspot.com (2021)

anh-minh-hoa

Ảnh minh họa. © VTD (phamxuandai)

Tác giả xin cám ơn Giáo sư Trần Huy Bích đã giúp nhiều tài liệu cần thiết cho bài viết này.

Gần đây tôi có dịp xem video của Thúy Nga Paris trình diễn ba bài Hòn Vọng Phu 1, 2 và 3 của Lê Thương. Sự dàn dựng cảnh trí, các màn phụ diễn đều công phu, tạo nên một không khí chinh chiến ngày xưa, và nhất là giọng hát của các ca sĩ đều hay, diễn tả thành công chủ đề mà mình trình diễn.

Tiếc thay trong bài Hòn Vọng Phu 1, lời hát có sai một chữ, nhưng chữ đó lại rất quan trọng, làm biến đổi cả không khí của bài hát mà nhạc sĩ Lê Thương đã cố công dựng nên khi sáng tác Hòn Vọng Phu. Đó là câu nguyên văn của tác giả:

Vui ca xang rồi đi tiến binh ngoài ngàn
đã được ca sĩ Thế Sơn hát là:
Vui ca xong rồi đi tiến binh ngoài ngàn

Thật là một sai lầm đáng tiếc…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Vài nét về Nhà văn Phạm Xuân Đài. (Phạm Phú Minh), sinh năm 1940, bút hiệu Phạm Xuân Đài, người làng Đông Bàn, quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. – Học trung học các trường Trần Quý Cáp (Hội An), Trương Vĩnh Ký và Chu Văn An (Sài Gòn). – Học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn và Sư Phạm ban Triết học tại Viện Đại Học Đà Lạt. Tốt nghiệp Sư Phạm năm 1964.

Dạy học và hoạt động thanh niên. Từ năm 1966 làm việc trong Chương Trình Phát Triển Sinh Hoạt Thanh Niên Học Đường (CPS) của Bộ Giáo Dục. Biệt phái sang Phủ Tổng Ủy Dân Vận năm 1973. Từ 1975 đi tù cải tạo, ở các trại Long Thành, Thanh Cẩm (Thanh Hóa) và Xuân Lộc. Ra khỏi tù năm 1988.

    ❖ Trịnh Công Sơn và chiến tranh.‎‎ Từ sau 1954, khi hai miền Việt Nam biến thành hai “tiền đồn” cho các phe trên thế giới thì cuộc chiến trở thành cuộc đụng độ lớn. Giá trị của máu xương trở nên khó định nghĩa. Và tầm mức chịu đựng của rừng núi, ruộng đồng và con người đã đến mức phi lý… Trong bối cảnh ghê gớm ấy, chỉ có một giọng hát cất lên, trình bày mọi cái khổ đau và hủy diệt mà cuộc chiến mang lại: Trịnh Công SơnĐọc tiếp @ vanviet.info

    ❖ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Một khẩu hiệu nổi tiếng của đảng Cộng sản Việt Nam, đã có từ thời đảng còn tranh đấu cho đến khi đã đoạt được quyền hành, là: Trí Phú Địa Hào – Đào tận gốc, trốc tận rễ. Vì câu khẩu hiệu này đi vào lịch sử đã lâu, thiết tưởng nên tìm hiểu lại nội dung muốn nói cái gì… Nguồn © phamxuandai blogspot

    Chinh Phụ Ngâm Khúc. Nguyên tác: Ðặng Trần Côn (1715?-1745). Dịch gỉa: Ðoàn Thị Ðiểm (1705-1748).

    Hòn Vọng Phu 1, 2, 3 (Lê Thương)

   ❖ Từ giã Việt Nam. Thời gian gần đi tôi hay hát một cách hào hứng những câu trong bài Viễn Du của Phạm Duy: Ra khơi! thấy lòng phơi phới Thấy tình thế giới – Thấy mộng ngày mai – Thấy niềm tin mới…

Một người bạn thấy thế cười bảo: “Thôi đừng có lãng mạn nữa. Ông đi hát-ô thì phải xem thử tiền trợ cấp nó cúp còn mấy tháng thay vì tìm cho ‘thấy tình thế giới’; phải chuẩn bị tiếng Anh và nghề ngỗng để dễ tìm job thay vì tìm ‘mộng ngày mai’; còn ‘niềm tin mới…’ đó là cái tôi e rằng khó khăn nhất cho ông đấy. Coi chừng một nhúm ‘của tin còn một chút này’ trong lòng ông rồi sẽ sớm tan theo mây khói trong cuộc sống cày bừa sắp tới, chứ đừng nói chi tới chuyện tìm thấy niềm tin mới!” Nguồn @ https://saigonnhonews.com

3

Dược Tính Trong Tâm!

© BS Phạm Nguyên Quý.

Nguồn: © https://www.dohongngoc.com (09/06/22)

Tiến sĩ Phạm Nguyên Quý hiện là bác sĩ điều trị tại Khoa Ung thư nội, Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren; nghiên cứu viên tại Khoa Y, Đại học Kyoto.

anh-minh-hoa

Ảnh minh họa, © ansinh.edu

Tôi từng khóc thầm vì bài học mà bệnh nhân của tôi đã vô tình dạy bác sĩ.

Tôi vẫn nhớ như in lần khám với bà, bệnh nhân 70 tuổi không may mắc ung thư tụy di căn phổi. Bà có nhiều dịch tích trong ngực, còn gọi là tràn dịch màng phổi, và cần chăm sóc giảm nhẹ. Bốn tháng trước, bà còn bị thêm di căn da – thành ngực, liên quan tới thủ thuật đặt ống thông để giảm dịch ngực ở một bệnh viện khác. Vì đau ở thành ngực, bà cũng đã được xạ trị vào khối u. Cơn đau được khống chế một thời gian, khi bị đau lại, bà được giới thiệu tới bệnh viện của tôi bởi gần nhà.

Chúng tôi nói chuyện thăm hỏi ban đầu khá vui vẻ, nhưng khi tôi sờ vào cục u trên da để thăm khám, bà đột nhiên bật khóc.

Tôi hơi hoảng, liền hỏi ngay tại sao?

“Bàn tay bác sĩ ấm làm tôi dễ chịu quá,” bà nói…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Giữa Vô Vàn Những “con Sâu Làm Rầu Nồi Canh…” trên đất Nhật, vẫn còn rất nhiều người con việt nam đáng tự hào như vị bác sĩ này. ‎‎ Năm 2008, bác sĩ Phạm Nguyên Quý là một trong tám sinh viên được cử sang Đại học Y khoa Harvard thực tập… Rời Mỹ, bác sĩ Quý về Nhật với “một nửa vali toàn những tờ rơi thông tin y học”. Cuối kỳ nghiên cứu sinh tiến sĩ năm 2012, anh khởi động dự án Y học Cộng đồng. Cùng bạn bè trong và ngành y, anh dịch, biên soạn và hiệu đính hơn 3.000 bài viết từ các website uy tín của nước ngoài, chia thành nhiều chuyên khoa như nội, ngoại, sản, nhi, và gần đây có thêm ung thư, bệnh do lối sống như tiểu đường và cao huyết áp. Các bài viết này đều được chia sẻ miễn phí trên website yhoccongdong.com… Đọc tiếp @ Alo Japan (Viewed 03/2023)

   ❖ Medica.wiki. Đây là trang thông tin chuyên ngành dành cho nhân viên y tế. Trang thông tin này để giúp nhân viên y tế cập nhật nhanh về những hoạt động đang diễn ra trong ngành liên quan đến điều trị, hướng dẫn lâm sàng, thông tin thị trường. Đây là dự án không nhằm mục đích lợi nhuận. Trang thông tin được xây dựng và đóng góp một cách tự nguyện bởi các sáng lập viên và nhiều cá nhân đang làm việc trong lĩnh vực dược, y tế. Vì lý do này, nên trang thông tin có tên miền là wiki… Nguồn @ https://medica.wiki (Viewed 03/2023)

   ❖ Hiểu thêm về “giả dược” (Placebo)! Lý thú trong “nghệ thuật” dùng thuốc chữa bệnh là giả dược (Placebo), hay còn gọi là thuốc vờ – thuốc giống y như thật nhưng không có tác dụng dược lý- chỉ tạo ra hiệu ứng Placebo đôi khi rất thú vị. Placebo thường được dùng trong nghiên cứu Y học, thử thuốc lâm sàng có đối chứng (controlled studies) hoặc dùng để chữa một số triệu chứng đặc biệt, và cũng có khi dùng để thoả mãn đòi hỏi của người bệnh ham uống thuốc, chích thuốc dù bác sĩ thấy không cần thiết. Placebo có đủ loại, thuốc uống, thuốc thoa và thuốc chích. Tên gọi Placebo đã có từ xa xưa và đến năm 1785, Placebo đã có tên trong tự điển Y học với nghĩa là (thuốc gây niềm tin – make – believe medicine…)

… Hiểu về Placebo, ta không ngạc nhiên khi thấy nhiều thứ quảng cáo “trời ơi”, thiếu cơ sở khoa học mà vẫn đựơc nhiều ngừơi tin dùng và truyền tụng như là một thứ thuốc thần, kết quả chỉ làm chậm trễ việc chữa trị và “tiền mất tật mang…” Nguồn @ https://www.dohongngoc.com

Leave a comment