May-2023_w1

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: May 05, 2023

1

Thế giới vui vì mỗi lẻ loi.

Tiếng biển lời rừng nao nức giục
– Ta về cho kịp độ xuân sang. (Ta Về – Tô Thùy Yên)

© Đỗ Thái Nhiên.

Nguồn: © danchimviet.info (08/2021)

but-tich-To-Thuy-Yen

Bút tích của nhà thơ Tô Thùy Yên trong chuyến về thăm Saigon năm 2014. © SBS

Có suy nghĩ cho rằng sống tức là quay cuồng trong bể khổ. Suy nghĩ khác lại đặt thành câu hỏi: Đời người từ đâu đến? Đi về đâu? Nhà thơ Bùi Giáng buông lời giải đáp nhẹ nhàng nhưng bất ngờ và bay bổng:

Ấy là nhạc? Ấy là thơ?
Ấy là rượu đế một giờ bỗng dưng?
Ấy điên đảo ? Ấy điệp trùng?
Ấy từ vô tận lừng khừng mà ra

(Thơ Bùi Giáng)

Cõi “vô tận lừng khừng” là cõi nào? Đây là nơi hàm chứa mọi quấn quyện và tương tác miên viễn giữa tự nhiên giới, tư tưởng giới và xã hội giới. Sự quấn quyện tương tác này sản sinh ra vận động của dòng sống người, vận động của lịch sử. Trong tự nhiên, nhịp điệu của lịch sử được ghi nhận.

Tô Thùy Yên, tên thật là Đinh Thành Tiên, sanh ngày 20/10/1938 tại Gò Vấp, nguyên Thiếu Tá Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau 30/04/1975 Tô Thùy Yên bị chế độ CSVN tống giam không tội danh, không án tòa.

Năm 1985 Nhà Thơ ra khỏi nhà tù, thi phẩm Ta Về được sáng tác vào dịp này…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Kính biệt nhà thơ Tô Thùy Yên – “cảm ơn hoa đã vì ta nở” (Trinh Nguyen).‎‎ Vậy là nhà thơ Tô Thùy Yên, một trong những nhà thơ lớn của miền Nam trước 1975, đã “thức cho xong bài thơ” để “mai sớm ra đi” – cuộc đi cũng chính là “về như chiếc lá rơi về cội” nhưng ở “giữa cánh đồng không, bên kia sông” kịp “cài hờ lên cửa tặng” nhân gian những bài thơ thuộc hàng những bài hay bậc nhất trong lịch sử thi ca Việt Nam… Đọc tiếp @ SBS

   ❖ “Việt Nam, Con Thuyền Không Bến” và “Một Con Đường Hẹp” (Đỗ Thái Nhiên). Ngày 6/3/2018 trên Facebook của mình, nhà văn Trần Trung Đạo đã phổ biến bài viết “Việt Nam, Con Thuyền Không Bến”. Sở dĩ gọi là “Con Thuyền Không Bến” bởi lẽ, theo Trần Trung Đạo, Việt Nam hiện có hai thế lực “đảng” và “chống đảng…” Đọc tiếp @ https://www.danchimviet.info

   Ta về một bóng trên đường lớn Tô Thùy Yên (1938 – 2019) (Tuan V. Nguyen).

    ❖ Tây Tạng 59, Việt Nam 75.

2

Từ Potemkin Đến Putin.

Một Huyền Thoại Lâu Đời Đã Tiết Lộ Những Gì Về Cuộc Xâm Lược Của Nga Ở Ukraine (From Potemkin to Putin: What a centuries-old myth reveals about Russia’s war against Ukraine – © Dennis Wagner – USA Today).

© Dennis Wagner (Chuyển ngữ: Trần C. Trí).

Nguồn: https://damau.org (04/2022)

Peter-III-and-Catherine-II

Tsar Peter III and his wife, the future Catherine the Great. © wiki

Ngày xửa ngày xưa, có một nữ hoàng đầy quyền lực, thường được gọi là Catherine Đại Đế 1, trị vì một đế quốc rộng lớn, và qua bao nhiêu năm tháng, đã chinh phục được thêm nhiều bờ cõi mới.

Catherine bổ nhiệm người tình của mình trông coi một trong những cõi miền đã xâm chiếm đó—nơi ngày nay mang tên là Ukraine. Thời gian trôi qua, chàng tường trình cho nàng biết là người dân ở xứ ấy sống trong sung túc và hạnh phúc. Song le, theo một truyền thuyết được kể từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, đó chỉ là một điều dối trá.

Trong câu chuyện đó, Catherine quyết định thực hiện một chuyến vi hành trên thuyền, xuôi theo dòng sông Dnieper để nàng được chứng kiến cuộc sống vui tươi, thịnh vượng của thần dân. Grigory, người tình của nàng, sợ rằng chuyện lừa dối của mình sẽ bị vạch trần, đồng thời chàng cũng muốn làm nàng vui lòng. Vì thế, theo câu chuyện, chàng ra lệnh cho thuộc hạ dựng lên những ngôi làng giả dọc theo bờ sông, sơn phết các mặt tiền mới tinh tươm…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Ghi chú:

(1) Catherine Đại đế (1729 – 1796) Catherine Đại đế © Catherine II là Hoàng hậu Nga trong hơn 30 năm và là một trong những nhà cai trị có ảnh hưởng nhất của đất nước.

Sophie Friederike Auguste von Anhalt-Zerbst sinh ngày 02/05/1729 tại Stettin, sau đó là một phần của Phổ (nay là Szczecin ở Ba Lan), con gái của một hoàng tử nhỏ người Đức. Năm 1745, sau khi được nhận vào Giáo hội Chính thống Nga và đổi tên thành Catherine, bà kết hôn với Đại công tước Peter, cháu trai của Peter Đại đế và là người thừa kế ngai vàng Nga…

… Những ảnh hưởng lớn của Catherine đối với đất nước nhận nuôi của bà là mở rộng biên giới Nga và tiếp tục quá trình phương Tây hóa do Peter Đại đế bắt đầu. Trong triều đại của mình, bà đã mở rộng đế chế Nga về phía nam và phía tây, thêm các vùng lãnh thổ bao gồm Crimea, Belarus và Litva… Nguồn: Catherine, Facts and Details (BBC – 2014)

    – Catherine The Great Catherine Đại đế (sinh năm 1729, trị vì từ 1762-1796) là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của Nga. Được coi là một nhà cải cách của Thời đại Khai sáng và một kẻ cơ hội phù phiếm, bà đã cai trị nước Nga trong 34 năm, một trong những triều đại lâu nhất trong lịch sử Nga, mặc dù bà thậm chí không phải là người Nga, không có quyền thừa kế hợp pháp đối với ngai vàng và nắm quyền bằng cách giết người. chồng bà, Sa hoàng Peter III. (Nguồn: Erla Zwingle, National Geographic, tháng 9 năm 1998)

Các nhà sử học đã tranh luận về sự chân thành của Catherine với tư cách là một vị vua khai sáng, nhưng ít người nghi ngờ rằng bà tin vào hoạt động tích cực của chính phủ nhằm phát triển các nguồn lực của đế chế và làm cho chính quyền của nó hiệu quả hơn… Nguồn: Catherine, Facts and Details (https://factsanddetails.com – 2016)

(2) Grigory Potemkin Năm 1774, năm Nga đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ, Grigory Potemkin, người đã nổi bật trong cuộc chiến, trở thành người tình của Catherine, và một sự nghiệp rực rỡ bắt đầu cho vị quan thuộc tầng lớp quý tộc nhỏ này, người có trí thông minh và khả năng chỉ bằng tham vọng của mình. Potemkin là người duy nhất trong số những người yêu thích của Catherine đóng một vai trò chính trị rộng rãi.

Thông thường, hoàng hậu không trộn lẫn công việc và thú vui; các bộ trưởng hầu như luôn được chọn vì khả năng của họ. Ở Potemkin, bà đã tìm thấy một người đàn ông phi thường có thể yêu thương, kính trọng và là người mà bà có thể chia sẻ quyền lực của mình. Với tư cách là bộ trưởng, ông có quyền hạn vô hạn, ngay cả sau khi kết thúc mối quan hệ liên lạc của họ, vốn chỉ kéo dài hai năm.

Potemkin phải được công nhận một phần vì sự huy hoàng có phần xa hoa của triều đại Catherine. Anh ta có một quan niệm về sự vĩ đại mà cô công chúa người Đức khá tầm thường không có, và anh ta hiểu tác động của nó đối với người dân. Là một người mơ mộng vĩ đại, anh ta khao khát các vùng lãnh thổ để chinh phục và các tỉnh để sinh sống; một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm với kiến ​​thức về nước Nga mà Catherine chưa có được và táo bạo như Catherine là người có phương pháp, Potemkin được nữ hoàng đối xử bình đẳng cho đến khi ông qua đời vào năm 1791. Họ bổ sung và hiểu nhau, và bộ trưởng đầy tham vọng bày tỏ sự tôn trọng của mình đối với chủ quyền của mình thông qua sự tận tâm hoàn toàn đối với lợi ích của bà… Nguồn: https://www.britannica.com (Viewed 04/2023)

(Catherine Đại đế là một phụ nữ khét tiếng đam mê và tham vọng đế quốc. Hoàng tử Potemkin – cực kỳ hào hoa và tài năng siêu phàm – là tình yêu của đời cô và là người đồng cai trị của cô. Họ cùng nhau chiếm giữ Ukraine và Crimea, những vùng lãnh thổ xác định phạm vi ảnh hưởng của Nga cho đến ngày nay. Chuyện tình của họ là như vậy…)

(3) Novorossiya, nghĩa đen là “Nước Nga mới”, là một tên lịch sử, được sử dụng trong thời kỳ Đế quốc Nga cho một khu vực hành chính mà sau này trở thành lục địa phía nam của Ukraine: khu vực ngay phía bắc Biển Đen và Crimea (Wiki).

(4) Holodomor (tiếng Ukraina: Голодомор) Nghĩa đen: Cái chết tập thể vì nạn đói, nói về nạn đói ở Liên Xô vào thời kỳ 1932–1933 xảy ra ở vùng mà bây giờ thuộc Ukraina. Stalin theo đuổi các mục tiêu chính trị để ngăn chặn các phong trào đòi ly khai đòi độc lập ở Ukraina và để củng cố chính quyền Liên Xô tại Ukraina. Trước đó, Nga đã hành động mạnh với giới trí thức và các giáo sĩ người Ukraina. Giữa năm 1926 và năm 1932, 10.000 giáo sĩ bị xử bắn hoặc trục xuất bởi những người Bolshevik. Vào năm 1931, hơn 50.000 trí thức bị trục xuất đến Siberia, trong số đó có 114 nhà thơ, nhà văn và nghệ sĩ quan trọng trong nước. Sau đó, Liên Xô bắt đầu đối phó với những người nông dân, những người vẫn còn ngoan cố chống lại tập thể hóa và công nghiệp hóa. Trong tinh thần “Nga hóa”, văn hóa riêng của Ukraine bị loại bỏ để chỉ còn một nền văn hóa Xô Viết… (wiki)

    – The Holodomor’s Death Toll. Nạn đói ở Ukraine – được gọi là Holodomor, một sự kết hợp của các từ tiếng Ukraine có nghĩa là “đói” và “gây ra cái chết” – theo một ước tính đã cướp đi sinh mạng của 3,9 triệu người, khoảng 13% dân số. Và, không giống như nạn đói khác trong lịch sử gây ra bởi bệnh bạc lá hoặc hạn hán, điều này được gây ra khi nhà độc tài Stalin muốn thay thế các trang trại nhỏ của Ukraine bằng các tập thể nhà nước và trừng phạt những người Ukraine có tư tưởng độc lập, những người gây ra mối đe dọa cho chính quyền toàn trị của mình…

… Các quan chức Liên Xô đã dùng vũ lực đuổi những nông dân Ukraine ra khỏi trang trại của họ và cảnh sát mật của Stalin tiếp tục lên kế hoạch trục xuất 50.000 gia đình nông dân Ukraine đến Siberia, nhà sử học Anne Applebaum viết trong cuốn sách năm 2017 của cô, Nạn đói đỏ: Cuộc chiến của Stalin đối với Ukraine… Stalin đã bắt giữ hàng chục ngàn giáo viên và trí thức Ukraine và loại bỏ sách tiếng Ukraine khỏi các trường học và thư viện. Bà Applebaum viết rằng nhà lãnh đạo Liên Xô đã sử dụng sự thiếu hụt ngũ cốc như một cái cớ cho cuộc đàn áp chống Ukraine thậm chí còn dữ dội hơn. Như Norris lưu ý, sắc lệnh năm 1932 “nhắm vào ‘những kẻ phá hoại’ Ukraine, ra lệnh cho các quan chức địa phương ngừng sử dụng ngôn ngữ Ukraina trong thư từ của họ và đàn áp các chính sách văn hóa Ukraine đã được phát triển trong những năm 1920…” (history.com – 2019)

   ❖ Chiến tranh ở Đông Âu nhìn từ góc độ văn hóa. Putin cuồng vọng muốn làm Nga hoàng ở thời đại nên nơm nớp lo sợ nước láng giềng Ukraina có tổng thống được dân bầu và đang hướng tới xã hội Tự do, Bình đẳng, Bác ái phương Tây. Sự “đe dọa” của NATO với nước Nga chỉ là trò lừa gạt thần dân nước Nga vốn đã sống bao năm trong hệ thống truyền thông độc Đảng, độc trị thời Xô Viết và xa hơn nữa từ xã hội nông nô của các bạo chúa Sa hoàng! Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Chiến tranh Ukraine và an ninh châu Á. Từ Hindu Kush đến Biển Đông và Bán đảo Triều Tiên, Ấn Độ-Thái Bình Dương không thiếu những mối đối nghịch lịch sử sâu đậm và những yêu sách sai lầm về chủ quyền mà nó có thể bùng nổ thành xung đột mà không cần cảnh báo… Đọc tiếp @ NnQ

    ❖ Trong chiến tranh, Ukraina tưởng niệm 90 năm nạn đói lớn Holodomor dưới chế độ Stalin. Thứ Bảy, 26/11/2022, người dân Ukraina tưởng niệm 90 năm sự kiện Holodomor, nạn đói lớn 1932-1933 do chế độ Stalin gây ra. Theo các sử gia, 15% người dân Ukraina đã chết trong suốt giai đoạn mang tính bước ngoặt này. Lễ tưởng niệm năm nay đặc biệt mang nặng ý nghĩa trong bối cảnh cuộc chiến xâm lược do Nga tiến hành từ suốt chín tháng qua… Nguồn © RFI

    ❖ Ảo tưởng quyền lực

3

Châu Về Hiệp Phố.

Trích Chương VII, “Nửa Thế Kỷ Việt Nam”.

© Song Nhị.

Nguồn: © https://coinguonwriters.blogspot.com (03/2018)

bia-sach_nua-the-ky-vietnam

Hình bìa sách “Nữa Thế Kỷ Vietnam. © Ảnh coinguonwriters.

Trong cuốn NTK.VN tôi có dành tám chương viết về tù cải tạo. Ở đây xin dành một chương có niềm vui và hạnh phúc sau một hành trình đày đọa, đau đớn và tủi nhục của quan chức quân cán chính VNCH trong các trại tập trung cải tạo…

Xin từ biệt một cảnh đời,
tường xây cửa sắt tình người lạnh căm
Xin từ biệt những tháng năm
mồ hôi máu lệ nhục nhằn đắng cay.

Có biết bao chuyện hợp tan trên đời – thương hải tang điền – xưa nay từng xé lòng bứt ruột thế nhân. Trong đời tôi, đã bao lần trầm lòng trước những cuộc hợp tan não nuột – Ngày rời bỏ quê hương bản quán ra đi biền biệt đến bây giờ; ngày xách túi hành trang với vài bộ quần áo, từ giã gia đình, đành đoạn bỏ lại những yêu thương bịn rịn để ra đi “trình diện” vào tù, từ đó tôi cứ mãi nôn nao với những lần hợp tan, tan hợp. Khi rời Quảng Ninh về Thanh Hóa, nhìn lại phía sau núi rừng trùng điệp heo hút, tôi cứ mãi chập chờn với lẽ thịnh suy. Người cộng sản không thể lường trước được viễn ảnh của việc đưa hàng nghìn tù từ trong Nam ra rồi lại phải đưa trả về Nam…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Miền Nam Đệ Nhất và Đệ nhị Cộng Hoà (Song Nhị).‎‎ Hai mươi năm đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa, người dân miền Nam được hít thở không khí tự do, được hưởng các quyền căn bản theo đúng quy ước nhân quyền của Liên Hiệp Quốc; ngược lại người dân miền Bắc phải sống dưới chế độ cộng sản độc tài hà khắc, bị tước đoạt mọi quyền tự do tối thiểu của một công dân… Đọc tiếp @ https://www.vietthuc.org (06/10/2001)

   ❖ Kể từ ngày 31 tháng Tư (Ngô Nhân Dụng). Nhà văn Vương Hồng Sển là người sáng tác ra câu ngày 31 tháng Tư năm 1975,” trong hồi ký Nửa Đời Còn Lại. Cụ tự giới thiệu là người “máu Hoa pha máu Việt đã bốn đời không nói được tiếng Phước Kiến” (trang 21, Văn Nghệ, California, 1995). Cụ mang tên Hán Việt là Vương Hồng Thạnh (hay Thịnh), nhưng khi làm giấy khai sanh viết thành Sển theo cách nói tiếng Phúc Kiến. Cụ đã nổi tiếng với những cuốn Sài Gòn Năm Xưa, Thú Chơi Sách, Thú Chơi Cổ Ngoạn và nhiều bài báo về các thú chơi này từ trước năm 1975. Cuốn Hơn Nửa Đời Hư, in năm 1993 ở Sài Gòn và bị kiểm duyệt xóa bỏ rất nhiều, hai năm sau được nhà Văn Nghệ tái bản ở Mỹ, mới được đầy đủ…

Hai lần “cố ý” viết ngày 30 ra ngày 31, tác giả kể lể tâm tình như đang muốn trút ra những “nỗi riêng lớp lớp sóng vùi.” Lần thứ nhất, cụ tự nhận mình thấp hèn như ốc ngồi đáy giếng đòi bàn luận việc “trên cao,” dù chỉ bàn một câu chuyện văn học. Tự nhận mình làm thân “ốc ngồi đáy giếng”, là cách người miền Bắc gọi là “nói kháy.” Không biết các quan ở trên hay thằng dân ở dưới đứa nào mới đúng là ốc ngồi đáy giếng! Cụ đổi thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” thành “ốc” cũng cố ý. Con ếch còn được kêu oang, con ốc chỉ ngậm miệng!

Lần viết lộn thứ hai, Vương Hồng Sển nhắc đến thời đoàn quân của Nguyễn Ánh ra chiếm Bắc Hà. Khi quân miền Bắc thất trận, chỉ có hai người trong giới sĩ phu bị chế độ mới hành hạ. Một là Phan Huy Ích, cựu thần Nhà Lê bị bỏ tù; hai là Cống Chỉnh, theo nhà Tây Sơn, bị đánh đến chết vì thù riêng. Cụ Vương nhắc chuyện cũ, chính là để so sánh với chính sách lừa bắt hàng trăm ngàn sĩ quan, công chức miền Nam cho vào tù mút mùa sau năm 1975!

Vương Hồng Sển thấm thía thân phận đau đớn vì mất tự do của một trí thức miền Nam. Có lúc đang bàn chuyện Phạm Quỳnh, cụ đánh một câu: “trong nầy ngày nay có miệng mà khó nói nên lời, có tay cầm viết mà khó ghi lời nào khỏi bị sửa chữa, cắt xén – vả lại tôi là người gì mà được phép nói…?” (trang 267). Viết hai chữ “trong nầy” tức là trong miền Nam. Viết “ngày nay” tức thời cộng sản đô hộ, khác thời trước 1975. Chỉ viết bốn chữ, “trong nầy”và “ngày nay” đủ tả nỗi niềm một nhà văn “không được phép nói!”  Đọc tiếp @ https://www.diendantheky.net

   ❖ Quí hay Quý?‎‎ Khởi đi từ một tình cờ lịch sử khi Alexander de Rhodes đến Việt Nam truyền đạo Thiên Chúa, ngôn ngữ Việt Nam thoát khỏi văn hóa chữ Nho (Hán tự) và chữ Nôm, bước sang kỷ nguyên mới kể từ đầu thế kỷ Hai mươi. Trong suốt 500 năm từ tình trạng phôi thai, theo bước đi của từng thế hệ và từng thời kỳ lịch sử, chữ Việt và tiếng Việt ngày nay đã là một trong những ngôn ngữ hoàn chỉnh trong lịch sử văn minh nhân loại. Người Nhật và người Nam Triều Tiên cũng từ hàng trăm năm cố công thoát ly ảnh hưởng và phụ thuộc chữ Hán nhưng đã không làm được… Đọc tiếp @ https://quangduc.com

Leave a comment