June-2023_w1

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: June 02, 2023

1

Cuốn Theo Chiến Tranh.

Trích từ tập truyện “Cuốn Theo Chiến Tranh – Đào Như” (gồm 16 truyện ngắn và tùy bút).

© Đào Như.

Nguồn: © Diễn Đàn Thế Kỹ (04/2023)

willis-tower

The Willis Tower (originally the Sears Tower) © wiki.

Từ lầu cao, ngồi nhìn nắng chiều chiếu sáng rực rỡ cả một vùng rộng lớn nóc thành phố Chicago và đỉnh tháp Sears Tower, Trọng suy nghĩ về Thạch Hùng, một bịnh nhân vừa được anh gửi đến bác sĩ Fournier cách đây mươi phút. Anh nhớ lại trong buổi hội chẩn với bác sĩ Fournier về Thạch Hùng cách đây mấy tháng, bác sĩ Fournier cho anh hay: trong mùa Đông vừa rồi, cảnh sát nhặt Thạch Hùng trong hầm của bến xe đò Greyhound, ở Downtown Chicago.

Lần đầu tiên tôi gặp Thạch Hùng, anh ấy nói chuyện với tôi nửa tiếng Pháp nửa tiếng Mỹ. May mà tôi cũng có vài năm học tại viện đại học Lyon (Pháp), tôi hiểu được anh ấy. Ngay những phút đầu gặp gỡ, anh ấy nói chuyện với tôi có sức thuyết phục lắm. Anh ấy nói anh đến Mỹ từ phi trường quốc tế của Pháp, Orly, Paris. Anh miêu tả mùa đông Paris lạnh. Mùa Thu Paris đẹp. Anh đã sống nương náu, trong phi trường Paris nhiều năm, như một kẻ vô gia cư. Anh miêu tả người Pháp nói tiếng Pháp nghe hay, lảnh lót và âm điệu. Anh ấy cũng đi thăm tỉnh Provence, của nước Pháp. Anh xác định Provence là vùng đất miền Nam của Pháp, có nhiều di tích lịch sử văn học, quê hương của Alphonse Daudet. Anh đã viết những bài thơ ngay dưới cái cối xây gió, Moulin, ở đó Alphonse Daudet đã viết chuyện ngắn trữ tình “Les Etoiles”. Anh bảo với tôi, anh đi thăm Provence với cô bạn gái của anh, chính cô ấy mua vé máy bay cho anh một mình đi thăm nước Mỹ. Bây giờ thì anh nhớ cô bé ấy và anh khóc, anh than vãn: “Oh! Brigide Bardot, người em gái nhỏ bé của tôi ơi. Em xinh đẹp làm sao. Đôi môi em lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi anh…” Đến đây thì tôi mới vỡ lẽ ra là anh ta bị hoang tưởng quá rồi. Đọc lại hồ sơ, cảnh sát Chicago khi nhặt anh ấy trong hầm xe bus Greyhound, họ tìm thấy trên ngực áo của anh ấy có một túi nylon trong đó có giấy giới thiệu của Trung Tâm Bịnh Tâm Thần dành cho người Châu Á Thái Bình Dương tại Sacramento, gửi anh ấy đến Chicago để tìm bà con và để điều trị bịnh tâm thần theo lời yêu cầu của anh ấy…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Đào Như, là bút hiệu của Bác sĩ Đào trọng Thể, sinh năm 1936 tại Ninh Thuận, Việt Nam. Ông tốt nghiệp Đại học Y Khoa Sàigòn trước năm 1975, chuyên về phẫu thuật. Ông đã cùng gia đình vượt biên tới Hoa Kỳ vào cuối năm 1979, và tiếp tục hành nghề bác sĩ, nhưng chuyển qua lĩnh vực tư vấn bịnh tâm thần. Trong những năm đầu ở Mỹ, ông giữ vai trò coordinateur of mental health program, nhưng sau đó ông lãnh trách nhiệm Giám Đốc của Chương trình bịnh tâm thần (Director of Mental Health Program) của một Tổ chức Tương trợ Người Á châu (Mutual Aid Organization – Asian Human Service tại Chicago).

Năm 1996, với sự hỗ trợ của tổ chức trên, ông đã thành lập Trung tâm Phục Hồi Chức Năng Tâm Thần và Xã Hội (Psycho – Social Rehab Center) tại đây, dưới sự chuẩn nhận của Chính Phủ Liên Bang Mỹ, và ông cũng đã đảm nhận chức vụ Giám đốc điều hành của tổ chức này cho tới ngày ông về hưu vào năm 2004. Tựu chung, kể từ ngày ông tới Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 1979, tới lúc hưu trí 2004, ông đã luôn luôn phục vụ cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Illinois, nhất là với các sĩ quan VNCH đến Mỹ theo diện H.O. (Humanitarian – Operation) mà rất nhiều người đã là nạn nhân của “Hội chứng hậu chiến” – PTSD (Post Traumatic-stress Disorders Syndromes). Chính do các công việc này, mà tác giả Đào Như đã có dịp hiểu rõ được những góc khuất trong tâm trạng của các bệnh nhân đã làm nên chất liệu nội dung của tập truyên CUỐN THEO CHIẾN TRANH – một tác phẩm chủ lực của ông (vietbao.com).

Ghi chú:

(1) Greyhound Therapy! Greyhound therapy is a pejorative term used in the US health care system since the mid-1960s to refer to mental health authorities’ buying a ticket on a Greyhound Lines bus to get rid of possible ‘troublemaker. patients (Liệu pháp Greyhound là một thuật ngữ miệt thị được sử dụng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ từ giữa những năm 1960 để chỉ việc các cơ quan y tế tâm thần mua vé trên xe buýt Greyhound Lines để loại bỏ những bệnh nhân được cho có thể là ‘kẻ gây rối’ đi đến các tiểu bang khác).

(2) PTSD Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD) là khi bạn cảm thấy sợ hãi, bất lực hoặc kinh hoàng tột độ sau một sự kiện đau buồn như ‘chiến tranh, tai nạn…’ Căn bệnh này ảnh hưởng đến hệ thần kinh làm người bệnh khủng hoảng tinh thần, cảm giác bất an, tội lỗi, tự dằn vặt, hoặc bị khó thở, đau đầu kinh niên, ứng xử cộc cằn, và bị ác mộng về đêm vì họ đã phải trải qua, chứng kiến những thảm cảnh chết chóc, hãi hùng vượt quá bản chất của con người trong chiến tranh (NVT).

(4) Neak Loeang là một thị trấn sầm uất thuộc huyện Peam Ro, tỉnh Prey Veng, Campuchia. Đây là huyện lỵ của huyện Peam Ro. Thị trấn này còn được gọi trong tiếng Việt là Hối Lương, hay Hố Lương. Neak Loeang nằm bên bờ phía đông của dòng chính sông Mê Kông là Tonle Bassac Thượng (tức sông Tiền), tại ngã tư giao cắt với quốc lộ 1 (Campuchia) (bến phà Neak Loeang là bến phà lớn nhất trên quốc lộ 1 của Campuchia, nối Neak Loeang với Kampong Phnum ở tỉnh Kandal bên bờ Phía tây sông Bassac Thượng).

(4) Trường Võ bị Quốc Gia Đà Lạt. hay còn gọi tắt là Trường Sĩ Quan Đà Lạt – The Vietnamese National Military Academy of Dalat, VNNMAD) là một cơ sở cao cấp đào tạo sĩ quan của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Thành lập ngày 1 tháng 12 năm 1948 ở địa danh Đập Đá, Huế với mục đích đào tạo các sĩ quan Trung đội trưởng với cấp bậc thiếu úy và chuẩn úy cho quân đội. Năm 1950, trường được chuyển về Đà Lạt và có tên là trường Võ bị Liên quân Đà Lạt – École Militaire Inter-Armes de Dalat. Năm 1959, trường được đổi tên thành trường Võ bị Quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan cho 3 binh chủng Hải quân, Lục quân, và Không quân.

    ❖ Dòng thời gian (Trích Hồi Ký Hậu Chiến “Thiên Lý và Vô Tận – BS Đào Như) Chiều cuối năm, buổi chiều êm như giấc mộng. Ngoài hiên nhà hàng thông cỗi đứng lặng yên tuyết phủ. Trọng nhớ lại nơi đây, làng Oak park, ngoại ô phía tây thành phố Chicago, thuộc tiểu bang Illinois, nơi lần đầu tiên anh và gia đình đặt chân trên nước Mỹ và cũng là nơi anh và gia đình dừng chân lại trong suốt hơn hai mươi năm qua, nay đã trở thành vùng đất dung thân… Đọc tiếp @ luatkhoavietnam.com

    ❖ Chiến Tranh, Người Lính, Và PTSD (Nguyễn Văn Tới)‎‎ Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây… Trong chiến tranh Việt Nam, vào thập niên 70, người Mỹ mới nghe nói nhiều về căn bệnh “hậu chấn thương tâm lý” hay còn được gọi là Post Traumatic Stress Disorder (PTSD), mà nhiều cựu chiến binh mắc phải khi trở về từ chiến trường… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Về một buổi chiều cuối năm (Đào Như) Tôi đến thăm anh, chiều ba mươi Tết. Anh ngồi đối diện với tác phẩm phù điêu, anh nói với giọng phẫn nộ:

– Tôi là lính trận. Kẻ bị hy sinh. Chúng tôi chết cho tổ quốc à? Cả một bọn gian ác sống bằng máu xương của lính. Bọn buôn lính. Muôn vạn người chết cho một nhóm người hưởng. Xương máu của lính của dân. Cả một bè lũ phản quốc. Bọn Việt gian. Bọn đáng ghê tởm. Sau 30/4/75 chúng ta có thể chỉ mặt từng tên. Chỉ có ngưới lính trung kiên ở lại với tổ quốc. Chết! Một danh từ khô đét, khét mùi thuốc súng. Chiến Sĩ Trận Vong hay Liệt Sĩ cũng vậy thôi. Nghe oai đấy, nhưng không có nghĩa gì hơn kẻ đã chết… Đọc tiếp @ diendantheky.net

   ❖ Thử tìm hiểu ChatGPT (Đào Như) Đơn thuần ChatGPT là tổng đài của Trí thông minh nhân tạo-AI có khả năng tự động trả lời khi các khách hàng gọi lại và hỏi về bất cứ dịch vụ gì. Viêc tự động trả lời của ChatGPT đều dựa trên những từ khóa cài đặt sẵn. ChatGPT được ra mắt vào ngày 30-11-2022. Chỉ sau 5 ngày có hàng triệu người đăng ký sử dụng công cụ này hằng ngày… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Tuổi già (Đào Như).‎‎ Nhiều lúc nghĩ cũng lạ, cái ý nghĩ về tuổi già cứ đeo đẳng mãi trong trí mình không sao quên nó đi được. Nghĩ cũng tại mình. Tuổi tác là vấn đề thuộc thời gian. Sống lâu lên lão làng. Đó là tự nhiên. Mỗi tuổi đều có những khó khăn riêng, cũng như những bịnh tật… Đọc tiếp @ https://vietbao.com

    ❖ Chuyện Buồn Thời Chiến Tranh.‎‎ Lâu lắm rồi, người Mỹ cũng như người Việt, không ai muốn nghe lại những chuyện buồn về cuộc chiến đã lùi xa hơn 45 năm về trước. Chiến Tranh Việt Nam, ‘Vietnam War’, với người Việt và người Mỹ, từ ấy nghe thật ám ảnh, khơi dậy một quá khứ sai lầm, những trang sử đẫm máu của hai dân tộc Việt Mỹ… ‎‎Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Mùa Tan Trường.‎‎ Cứ vào cuối tháng Năm, khi tiếng ve râm ran gọi vào Hè, khi màu huyết phượng nhuộm đỏ những con đường là lúc các cô cậu hoc trò ở quê tôi nôn nao về mùa tan trường…” Khi con đường dài Phan Rang-Tháp Chàm với những hàng phượng vĩ nở thành bông cùng một lúc nỗi vui buồn nẩy nở trong tâm hồn các cô cậu học trò trường Duy Tân, trường Bồ Đề… Đọc tiếp @ https://vietbao.com

    ❖ Tù Mỹ, Tù Việt (Nguyễn Văn Tới) Tôi có một ông anh bà con xa, đang làm việc cho Pima County Sheriff Department với công việc là cảnh sát gác tù (Correctional Officer), mà tôi vẫn đùa gọi anh là Tù trưởng, còn tù nhân kêu anh là Xi-Ô (C.O)… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

2

Hoa hậu trên đường tới.

(“Gì chớ xứ này mấy cuộc thi nhan sắc lền khên, tuổi nào, buổi nào cũng thi được…” NNT).

© Nguyễn Ngọc Tư.

Nguồn: © isach.info (2019)

hinh-minh-hoa-thi-hoa-hau

Ảnh minh họa. © cdn.tuoitre.vn

Con Nhạn gọi cho má, nói Tết này không về kịp, vì phải thi hoa hậu Giao thừa tổ chức bởi huyện Mút Cà Tha. Má Nhạn te te lên bàn thờ đốt mấy cây nhang vái cửu huyền thất tổ phò hộ cho con nhỏ lấy được vương miện đính kim sa. Chục ngoài linh hồn đang ngồi thở dốc trên chân đèn phờ phạc ngó nhau, “tưởng được yên ổn ăn Tết, ai dè…”

Sống trên bàn thờ nhà Nhạn cực đủ đường, hồi nó còn nhỏ thì mệt kiểu khác. Ông bà phải chạy về độ rã giò mỗi khi nó xước móng tay, nhảy mũi, hay đau bụng (ăn có 2 ký rưỡi ốc luộc thôi mà), đau đầu (uống có nửa lít rượu chớ mấy). Sổ học quăng từa lưa trong nhà, lông mi giả tháo ra không biết cất chỗ nào, chiếc giày bị chó tha, hết thảy đều kêu ông bà tìm giúp…

Đọc tiếp…

Nhưng dân ngụ bàn thờ bước vào thời kỳ cực khổ đỉnh cao tính từ bữa con Nhạn đi chơi nhà cười, không biết soi tấm kiếng nào mà chết đứ đừ với nhan sắc chính nó, nảy sinh cái ham muốn tột bực: làm hoa hậu.

Cuộc nào nó tham gia, cả bàn thờ cũng nháo nhào, chạy đủ đường phò hộ, nhờ cậy từ gác cổng trời tới Nam Tào Bắc Đẩu.

Xứ Nhạn mỗi năm chừng ba chục cuộc thi nhan sắc, ông bà hết mơ siêu thoát, có vé đi đầu thai cũng đành hoãn lại. Vừa thấy con Nhạn thi hoa hậu Chuối Chiên tuần trước, bữa sau đã thấy mặc y bộ áo tắm ấy thi hoa hậu chợ Đêm, 3 ngày sau vẫy tay chào giám khảo Hoa hậu nghề mắm.

Nhà có tiệm mắm, thi cuộc ấy quá đúng qui trình, nhưng không biết nhờ ông bà phò hộ nhiệt tình hay có bà mẹ không sợ tốn hao, mà con Nhạn thường xuyên có mặt ở mấy cuộc thi chẳng liên quan như: Hoa Hậu Rừng, hoa hậu Nuôi Ong, có bữa còn rạch mặt tạo sẹo lồi, xăm trổ hình hai cây búa bắt chéo lên cánh tay ghi danh thi hoa hậu Xã Hội Đen.

Sau cuộc đó thì đúng là ông bà được ngồi chân nhang ngắm cảnh, vì nhỏ Nhạn tạm ẩn mình nhờ viện thẩm mỹ xóa hết dấu vết của cuộc thi mà nó chỉ nhận được giải Người đẹp có lông chân ngầu nhất.

Giải trên chỉ là một trong mớ giải mà con Nhạn nhận được. Đầu tiên là giải người đẹp có ánh nhìn khó nắm bắt nhất (lúc ấy nó chưa đi phẫu thuật chỉnh con mắt lé), người đẹp có bộ mông sà gần đất nhất, người đẹp có dáng đi ly kỳ nhất (thời may bữa đó ông bà đẩy nhỏ kế bên, ai ngờ nó hứng trọn cú xô trẹo giò), và giải thưởng được trưng trên fay-buc nó suốt 3 tháng là Người đẹp có gương mặt biến ảo nhất (kết quả của cuộc nâng cấp nhan sắc quá gần ngày thi, nên lúc sưng lúc sọp, một lần nữa câu trong rủi có may thiệt trúng quá bay!)

Nhưng giải chi thì giải, Nhạn chưa bao giờ được chạm vào chiếc vương miện dù là ở cuộc thi hoa hậu Vá Xe, không biết do nhan sắc có hạn hay ban giám khảo giữ vững khí tiết, hay ông bà nhà người ta mạnh hơn, mà đến á hậu 7 cũng không gọi tên tiểu thơ tiệm mắm Thanh Tao 3 đời vang tiếng.

Giờ thì tới cuộc thi nào, khỏi xưng người ta cũng biết người con gái cao thước rưỡi chân chữ s đây chính là Võ Trịnh Diễm Thúy Việt Nhạn, cái tên khiến ít nhất 3 anh dẫn chương trình phải bó bột lưỡi sau khi xướng danh.

Thậm chí lúc Nhạn còn đang trên đường tới, ban tổ chức đã biên sẵn tên nó vô danh sách thí sinh dự thi, ghi cả số đo 3 vòng, trừ khi nó vừa nâng ngực hoặc hút mỡ bụng thì mới phải chỉnh sửa thông tin chút đỉnh.

Còn lại chuyện liên quan tới Nhạn ai cũng thuộc lòng, sở thích đi dạo trong khu ủ mắm để hít thở không khí trong lành, có tài phân biệt được mùi của 46 loại mắm khác nhau, và ước mơ là đưa thương hiệu hãng mắm nhà mình lên đẳng cấp toàn cầu, được chọn làm quà tặng cho các nguyên thủ quốc gia dù có trộn mắm Tàu.

Ông bà trên bàn thờ nhà Nhạn nhiều bữa bơ phờ bảo nhau chắc con nhỏ bị đứt cọng dây nản lòng, nên rớt cuộc này nó giựt va-li lao tới cuộc thi khác, với niềm tin mãnh liệt rằng không sớm thì muộn, đầu mình đội vương miện thôi. “Ăn thua ông bà phò hộ, chớ nhan sắc vầy đâu có phải dạng vừa, với lại còn cả đống cơ hội khác…” Nhạn nói.

Mà thiệt, gì chớ xứ này mấy cuộc thi nhan sắc lền khên, tuổi nào, buổi nào cũng thi được. Thậm chí, dù đã nhăn nheo còng queo, vẫn có thể kịp ghi danh cuộc thi Người đẹp bên kim tĩnh.

Có đận ông bà nhà Nhạn suýt hồn xiêu phách tán bởi chạy theo phò hộ mấy cuộc thi nhan sắc trần gian, bèn xin được gặp riêng ông Trời, nói có cách nào giảm bớt cho tụi con đỡ khổ. Vô đó mới biết ông bà nhà thiên hạ cũng cùng cảnh ngộ, rần rần tới kêu van.

Nhưng Trời cười nói: “Mấy chú giỡn hoài, dẹp hết thì thiên hạ không còn khe dài gò nhọn để coi, quỡn quá day qua săm soi mấy BOT, biệt phủ, giám đốc sở được quan cha bổ nhiệm hồi chưa dậy thì…, vậy có phải phàm trần đại loạn không?

© Nguyễn Ngọc Tư.

Thân mời đọc thêm @ https://isach.info

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Cuối Mùa Nhan Sắc.‎‎ Ông già Chín nói nghề bán vé số của ông thấy vậy mà có ý nghĩa ghê lắm, vì đem lại hy vọng cho người ta, vì đem lại sự giàu có cho người ta (nếu trúng số). Và nghề này có ý nghĩa nhất là trên những dặm đường phiêu bạt, ông tìm được cô đào Hồng… Đọc tiếp @ isach.info

   ❖ Hành lý hư vô. Cả khi xe chuyển bánh rồi bạn vẫn còn kinh ngạc, thì ra chỉ cần chừng này thứ mang theo. Chục ngoài bộ quần áo, mùng mền, đôi gối, vài cái khăn choàng cổ. Mà cũng không chắc chúng cần thiết với mình… Đọc tiếp @ https://www.nguyenngoctu.net

    ❖ Trời hỡi làm sao cho khỏi… Lọa??? Lúc rày nghe nói ngư dân nước mình bị tàu Lọa ăn hiếp, bắt bớ, đánh đuổi dữ quá, sông quê mình bị Lọa bóp họng từ xa, đất quê mình bị Lọa che lấn từng tấc một… tinh thần dân tộc của chú Tư bừng bừng trỗi dậy, chú liền họp mặt gia đình thông báo từ nay cấm không xài đồ của nước Lọa nữa… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Tư Đầm Dơi! (Đoàn Xuân Thu) Có những vùng đất khỉ ho cò gáy, chó ăn đá, gà ăn muối, bà con nhỏ lớn chưa hề nghe nói tới tên. Vì nó ở trong Hóc Bà Tó… Ðầm tương đối rộng lớn, đón nước từ nhiều sông rạch đổ ra, mùa mưa nước ngập sâu, mùa nắng nước cạn hơn. Ở Cà Mau, đầm Thị Tường (chắc tên của một ngươi phụ nữ) đột nhiên nổi tiếng, ít nhiều gì cũng do bút ký “Xa Ðầm Thị Tường”(1) của nữ nhà văn nổi tiếng Nguyễn Ngọc Tư… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Thư Gởi Ông Sơn Nam.‎‎ (“Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư có tài nhưng hổng có cái tâm,” Sơn Nam.) Con biết cái thư này làm ông buồn, ông nghi hoặc, Nhà Quê làm gì đến nỗi, dù gì, cũng còn phần hồn vía giản dị, trong trẻo. Dạ còn, hào sảng còn, chơi hết mình còn, hồn hậu còn, nhưng cũng giống như bức tường xây lâu ngày, vôi vữa bắt đầu rơi ra từng mảng nhỏ, Nhà Quê bây giờ đi đám giỗ cũng bằng tiền, cũng ghi sổ; để tới đám giỗ nhà khác coi người ta đi bao nhiêu mình đi lại bấy nhiêu. Trai gái không biết làm gì nên lấy nhau sớm, có đứa mười sáu tuổi đã bồng con nèo nẹo. Có xóm, vợ nhậu vô rượt đánh… chồng te tua! ‎‎Đọc tiếp @ viet-studies.net

    ❖ Xa Đầm Thị Tường. Đầm Thị Tường vẫn là vùng nước mênh mông, vẫn như trái tim nối những mạch máu kinh rạch đi trăm ngả. Ừ, nhìn qua thì cũng như ngày xưa. Nhưng không… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Các bài viết của nhà văn NNT. Thân mời bà con ‘xóm nhà lá’ đọc thêm các tác phẩm của Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư @ TẠI ĐÂY (Do GS Trần Hữu Dũng thiết kế và điều hành)

    ❖ Đồng thời củng thân mời bà con đọc “e-book của nhà văn Đoàn xuân Thu” @ TẠI ĐÂY (Định dạng lật trang PDF).

3

Sự phản bội cuối cùng.

(“Tôi không thích phim này (The Last Day in Vietnam), nhưng tôi biết có những người rất thích và có lý do để thích,” Việt cộng.)

© Giao Chỉ.

Nguồn: © Nam Kỳ Lục Tỉnh (2015)

phim-LDIVN

Poster phim LDIVN. © wiki

Bộ phim Last days in Việt Nam đã được giới thiệu tại Hoa Kỳ. Nhà làm phim tài danh tiếng là bà Rory Kennedy đã sưu tầm tài liệu nhiều năm và hy vọng đoạt giải Oscar năm nay, ghi dấu 40 năm mất miền Nam. Ngôi sao chính được phỏng vấn trong phim là tiến sĩ Kissinger. Báo chí Việt ngữ khen ngợi. Truyền thông Hoa kỳ còn siêu hơn 1 bậc. Hầu hết đều hết lời xưng tụng. Các báo Mỹ miền Đông cho đến 5 sao. Báo miền Tây khó tính nhưng cũng phải bỏ ra 4 sao. Trên Amazon bình luận là tuyệt phẩm.

Dự trù sẽ chiếu tại các rạp vào ngày 28 tháng 4-2015 . Kỷ niệm tháng 4 đen. Người Việt di tản suốt 40 năm qua gọi là ngày quốc hận 30 tháng 4-1975. Kỳ này ngậm thêm một quả đắng. Người Mỹ làm được cuốn phim những ngày cuối cùng ở Việt Nam đã hãnh diện gọi là sự thật trần truồng.

Ngày cuối ở Việt Nam là ngày cuối của ai. Đối với Việt Nam Cộng Hòa chăng. Không phải. Ngày cuối cùng của những người Việt bị bỏ rơi trong tòa đại sứ. Có phải không ? Không phải. Đó là ngày cuối của người Mỹ ở Việt Nam. Hoa Kỳ nghĩ thế nào. Nhà làm phim nghĩ sao? Tôi không biết. Theo tôi. Đúng là ngày cuối của người Mỹ tại Việt Nam.

Các ông bà truyền thông Mỹ Việt có thể khen ngợi tán thưởng phim này. Đó là quyền của quý vị. Theo ý tôi, đây là một phim chết tiệt. Nên gọi là Sự phản bội cuối cùng…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Phim “Last days in Vietnam – Những ngày cuối ở Việt Nam” Rory Kennedy (PBS Documentary 2hrs – 2014). Nguồn: @ YouTube (Viewed 15/05/23)

Leave a comment