Aug-2023_w1

★ ✵ ★

Các bài viết sưu tầm: Aug 04, 2023

1

“Thi hỏng Tú Tài…”

ta đợi ngày đi!

© Lê Hữu.

Nguồn: © nvnorthwest.com (10/2019)

cong-truong-con-rua-saigon

Ảnh minh họa. © nvnorthwest.

“Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…”

Câu hát quen thuộc từng được nghe đi nghe lại trên các làn sóng phát thanh ở miền Nam một thời nào. Nỗi Buồn Hoa Phượng, tên bài hát của Thanh Sơn, có thể xem là bài “tình ca học trò” tiêu biểu thuở ấy với sân trường phượng vỹ, với tiếng ve gọi hè, với những tà áo nữ sinh và những lưu bút ngày xanh chuyền tay nhau của những cô cậu học trò dưới mái trường trung học.

“Đường Duy Tân, chợ Bến Thành
Chân ai thả bộ còn in khóe cười”

(thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Cho đến một ngày kia, những “tình ca học trò” này bỗng trổ sang một nhánh khác; nói khác hơn, được “nâng cấp” thành những bài “tình ca sinh viên”. Không còn những “phượng thắm sân trường”, những “cổng trường vôi tím”, những “một thời áo trắng”…

Sân trường Trung Học được thay bằng khuôn viên Đại Học, lớp học được thay bằng giảng đường, hình ảnh cô nữ sinh hay mơ hay mộng được thay bằng cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhở những chiến công (Anh Không Chết Đâu Em, nhạc Trần Thiện Thanh). Lần đầu tiên người ta nghe được những câu hát: “Trả lại em yêu khung trời Đại Học… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Âm Nhạc Của Một Thời (Lê Hữu).‎‎‎‎ Âm Nhạc của Một Thời là tác phẩm làm nên tên tuổi Lê Hữu, một Lê Hữu có đôi mắt tinh tế, sắc bén, nhìn thấu suốt đến từng chi tiết nhỏ nhất trong bất cứ vấn đề gì mà ông có hứng thú bàn tới…   Đọc tiếp @ cothommagazine

   ❖ “Hương Trinh đã tan rồi!” (Lê Hữu).‎‎ “Hương trinh đã tan rồi!” câu hát ấy ở trong bài hát “Kiếp nào có yêu nhau” (1958) của nhạc sĩ Phạm Duy, phổ từ bài thơ cùng tên của Minh Đức Hoài Trinh. Câu hát nghe thật buồn. Có điều là, trong bài thơ được phổ nhạc không hề có câu ấy, không hề có “hương trinh” nào cả…  Đọc tiếp @ t-van.net

    ❖ Nhạc vàng – Bên thắng cuộc. Nhạc đỏ, buồn ơi chào mi! Cũng không phải đợi tới bây giờ mà nhiều người yêu nhạc ở miền Bắc đã biết yêu, biết tìm đến “nhạc vàng” miền Nam từ lâu lắm. Lộc “vàng”, chàng trai Hà Nội thời chiến vì trót yêu nhạc vàng, thích hát nhạc vàng mà phải trả giá đến gần 10 năm tù tội. Điều khá chua xót là, ngày ra tù, trong lúc lang thang trên đường phố, tiếng nhạc vọng ra từ những quán xá bên đường mà anh nghe được lại chính là những bản nhạc vàng “đồi trụy”, “phản động” đã đọa đầy anh trong lao tù, chôn vùi cả một thời tuổi trẻ. Câu chuyện Lộc “vàng” là câu chuyện của người dám sống và chết cho nhạc vàng, nhất định chỉ yêu nhạc vàng chứ không yêu nhạc đỏ…   Đọc tiếp @ bon-phuong blogspot

    ❖ Tiếng Việt, Yêu Và Ghét… Giả sử bài này bắt đầu bằng câu chào ấy, “Chào mọi người!” Lại giả sử câu tiếp theo là “Mọi người ơi! Hôm nay mình chia sẻ với mọi người về tiếng Việt giàu và đẹp nhé.” Nghe lối chào hỏi ấy, có người cho là bình thường vì cách nói năng này khá phổ biến hiện nay, nghe mãi cũng quen tai. Có người nhăn mặt nhíu mày, cho đấy là cách nói kém văn hóa, thiếu tôn trọng người khác vì đánh đồng mọi đối tượng. Già trẻ lớn bé gì cũng “mọi người”, cũng đồng hạng, đồng vai đồng vế, không đẳng cấp thứ bậc chi cả.

“Mọi người”, “cả nhà”, “mình”… là cách gọi, xưng hô ngày càng phổ biến ở trong nước và cả ngoài nước, trong giao tiếp hàng ngày hoặc trên sân khấu của các diễn viên, các MC hay các Youtuber. “Nếu mọi người thích vi-đeo này thì nhấn nút lai cho mình nhé…”   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Đêm Rất Thánh, Đêm Không Cùng…‎‎ “Silent Night” không chỉ là bài thánh ca giáng sinh mà còn mang ý nghĩa của một thông điệp hòa bình cho nhân loại, một thông điệp mang đến tình yêu thương, lòng bao dung và thứ tha trong một thế giới an hòa. Nhân loại đến nay vẫn chưa thực sự có an bình, vẫn còn những con người đi gieo rắc thù ghét và bạo lực thay vì gieo rắc tình thương yêu đến cho đồng loại. Trong lúc thế giới đang có những biến động từng ngày từng giờ và cảm giác bất trắc, bất an phủ trùm lên đời sống con người hơn bao giờ thì bài thánh ca ấy vang lên trong mùa giáng sinh này như đáp ứng nỗi mong đợi, khát khao của những người “thiện tâm…”   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Ngôn Ngữ Ngậm Ngùi (Lê Hữu). Do những hoàn cảnh lịch sử đặc trưng từ mối quan hệ giữa người ngoài nước và người trong nước, từ sự áp đặt một nền văn hóa (trong đó có ngôn ngữ) của bên thắng trận (miền Bắc) vào một nước Việt Nam thống nhất (về mặt địa lý), khiến ngày nay ngôn ngữ đã trở thành nạn nhân của thành kiến đến từ cả hai phía… Thân mời đọc tác phẩm “Ngôn Ngữ Ngậm Ngùi” của Lê Hữu @ TẠI ĐÂY

(Lưu Ý: Không cần phải “Log In” với DropBox, đóng log-in window, sách dưới dạng PDF sẽ hiện ra, để đọc sách hay tãi về máy click “Download” button ở trên góc trái cạnh Dropbox Logo. NNQ)

2

Thư Chiếu Cố.

(Tiếng Anh Theo Dòng Thời Sự – saigonnho).

© Ian Bùi.

Nguồn: © Saigon Nhỏ (07/2023)

anh-minh-hoa

Ảnh minh họa. © Burrell.

Trong quy trình tố tụng ở Mỹ có một thủ tục gọi là Target Letter. (*) Chữ target ở đây vừa có nghĩa là mục tiêu vừa có nghĩa là đối tượng – tức cái đích nhắm của Bộ Tư pháp, tạm dịch sang tiếng Việt là Thư Chiếu Cố.

Target letter là văn thư chính thức công tố viên gởi cho một cá nhân, báo cho họ biết họ đang bị điều tra và có khả năng sẽ bị truy tố. Trong thư, công tố không những liệt kê khái quát những cáo buộc mà còn cho đối tượng cơ hội đến gặp công tố viên để giải thích hoặc giải đáp thắc mắc nếu có.

Người nhận cũng có thể nhân cơ hội này ra điều đình với đại diện của Tư Pháp để tránh bị khởi tố. Nói cách khác, target letter có thể xem như một phép lịch sự trong thủ tục tố tụng, thường được gởi ra không lâu trước khi chính quyền quyết định truy tố ai đó… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

(*) Target Letter là gì? Thư chiếu cố (target latter) là phương tiện mà chính phủ liên bang Hoa Kỳ thông báo cho các cá nhân rằng họ là mục tiêu truy tố hình sự. Nói một cách đơn giản nhất, điều đó có nghĩa là công tố viên liên bang tin rằng người nhận đã phạm tội. Thông lệ chung của Bộ Tư pháp là cảnh báo những người đang bị điều tra về các tội phức tạp rằng họ sắp bị buộc tội. Điều này được thực hiện thông qua một thư từ chính thức được gọi là “target letter.”

Những điều cần biết về cách Bộ Tư pháp thông báo cho các nghi phạm, như Donald Trump, trước các cáo buộc có thể xảy ra: Đầu tiên là một tài liệu do các công tố viên liên bang ban hành cho một người đã được triệu tập để làm chứng trước bồi thẩm đoàn với tư cách là nhân chứng và người có khả năng bị buộc tội liên quan đến lời khai đó. Thứ hai được ban hành khi một người chưa được triệu tập với tư cách là nhân chứng nhưng vẫn có khả năng bị đại bồi thẩm đoàn truy tố. Trong những trường hợp như vậy, chính sách của Bộ Tư pháp là thông báo cho người đó về một bản cáo trạng sắp xảy ra…   Nguồn @ The Conversation (19/07/23)

(*) “The chickens have come home to roost” Ý nghĩa của thành ngữ là những điều xấu mà ai đó đã làm trong quá khứ đã quay trở lại để gây ra vấn đề hoặc rắc rối cho người đó. Nó ngụ ý rằng người đó phải đối mặt với hậu quả của những hành động trong quá khứ của mình, ngay cả khi chúng đã được thực hiện từ lâu. Biểu thức này dựa trên ý tưởng rằng gà định cư để nghỉ ngơi hoặc ngủ vào ban đêm… Đọc thêm @ Learning English VOA

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Chủ nghĩa Ái Quốc vs Chủ nghĩa Dân tộc… Các từ chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước đôi khi được sử dụng như những từ đồng nghĩa, chẳng hạn như khi Trump và những người ủng hộ ông mô tả chương trình nghị sự Nước Mỹ trên hết của ông. Nhưng nhiều nhà khoa học chính trị, bao gồm cả tôi, thường không thấy hai thuật ngữ đó là tương đương – hoặc thậm chí tương thích…

        – Chủ nghĩa dân tộc (nationalism), theo một định nghĩa từ điển, là “lòng trung thành và sự tận tâm với một quốc gia – loyalty and devotion to a nation”. Theo các học giả, chủ nghĩa dân tộc là độc quyền, thúc đẩy một nhóm bản sắc cao hơn – và đôi khi đối lập trực tiếp với – những nhóm khác!

        – Chủ nghĩa ái quốc (patriotism – yêu nước). Theo cùng một từ điển, trái ngược với lòng trung thành hoặc tận tụy cống hiến cho dân tộc của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa ái quốc là “tình yêu hoặc sự tận tụy một người dành cho đất nước của mình.” Nó xuất phát từ từ yêu nước (patriot), bản thân từ này bắt nguồn từ từ patrios trong tiếng Hy Lạp.

        – Tóm lại, Chủ nghĩa ái quốc là cống hiến cho toàn bộ đất nước – bao gồm tất cả những người sống trong đất nước đó. Chủ nghĩa dân tộc đề cập đến sự cống hiến cho chỉ một nhóm người hơn tất cả những người khác…   Đọc tiếp @ Ong3A

    ❖ Make Arraignments Great Again! Một khi nhận được Indictment, Văn phòng Chưởng lý có thể thông báo cho người bị buộc tội biết và thu xếp ngày giờ và địa điểm để họ ra trình diện. Hoặc nếu đối tượng là kẻ nguy hiểm hay có nguy cơ bỏ trốn, nhân viên công lực có quyền đến bắt giữ họ (arrest).

Bất kỳ là trường hợp nào chăng nữa, người bị indicted kể từ đó trở đi được xem là bị cáo tội hình sự (criminal defendant). Họ sẽ phải bị lấy dấu tay (fingerprinted), được chụp hình (mug shot), và ra trình diện trước quan tòa để nghe đọc cáo trạng. Họ có quyền nhận tội (plead guilty) hoặc chối tội (plead not guilty). Quan tòa có thể ra lệnh bắt giam chờ ngày xử án (pre-trial detention) hoặc cho đóng tiền thế chân để tại ngoại (post bail). Nếu bị cáo có khả năng trốn ra nước ngoài, quan tòa có thể ra lệnh tịch thu hộ chiếu.

Ngoài ra, bị cáo được tại ngoại có thể bị cấm nói chuyện với truyền thông báo chí hoặc phát biểu trên mạng xã hội về vụ án của mình. Nếu vi phạm bất cứ điều gì, tòa có thể ra lệnh giam bị cáo cho đến ngày xử. Tất cả những thủ tục trên đây được gọi là arraignment…   Nguồn @ TẠI ĐÂY

    ❖ Tâm Lý Cực Đoan Trong Chính Kiến.‎‎ Những người có khuynh hướng cực đoan trong chính kiến, dù hữu khuynh hay tả khuynh, đều có những đặc điểm giống nhau và rất khác người ôn hoà. Bài viết này tóm lược một nghiên cứu tâm lý học đăng trên Sage Journals tháng Giêng 2019. Hy vọng nó sẽ giúp ta hiểu thêm về hiện tượng tâm lý chính trị cực đoan để tránh bị khích động, đồng thời giúp ta tìm ra cách hoá giải…

Xin lưu ý “hữu khuynh”và “tả khuynh” trong bài được dùng theo định nghĩa thông thường và hoàn toàn không hàm ý tốt hay xấu. Trong chính trị học, cộng đồng con người thường được chia làm ba nhóm: cấp tiến (liberal), trung hoà (moderate) và bảo thủ (conservative). Sự phân cách này phần lớn xuất phát một cách tự nhiên, nhưng nó cũng có thể được nhào nặn thêm bởi giáo dục, truyền thống, truyền thông, xã hội…   Đọc tiếp @ vietbao.com

    ❖ “Làm cho nước Mỹ vĩ đại!” Donald Trump Chính sách kinh tế của ông Trump đã đẩy chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ lên cao ngoài mong đợi, nhưng chỉ làm giàu cho một số ít người dân Mỹ. Trong khi đó những người lao động trong ngành giải trí, dịch vụ nhà hàng, khách sạn … mới là những thành phần cần được giúp đỡ vì với đồng lương vốn đã ít ỏi và về mặt kinh tế, họ là nạn nhân trực tiếp của Covid-19.

Năm 2016, Donald Trump bước vào Nhà Trắng với thâm hụt ngân sách của chính quyền liên bang là 587 tỷ đô la và ông ra đi vào lúc con số này đang ngấp nghé ngưỡng 3.000 tỷ. Trong vỏn vẹn một nhiệm kỳ duy nhất, kèm theo tác động của Covid-19, tổng nợ công của Hoa Kỳ đang từ 19.000 tỷ bị đẩy lên thành 27.000 tỷ đô la trong năm 2020 (Make America Great Again, a long way to go!)…   Nguồn @ TẠI ĐÂY

Thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại kỳ sau. NNQ

Leave a comment