Sep2023_w4

★ ★ ★

1

Lịch Sử Mức Nợ Trần.

từ Các Cuộc Khủng Hoảng Chính Trị-Kinh Tế

(A brief history of debt ceiling crises and the political chaos they’ve unleashed)

© Raymond Scheppach (Nguyên Hòa biên dịch).

Nguồn: © The Conversation. (May/2023)

cloud-over-the-white-house

Ảnh minh họa. © The Conversation.

Nợ Trần là mức ấn định số tiền tối đa mà chính phủ có thể vay nợ. Quốc hội biểu quyết số nợ tối đa, tạo ra mức “Nợ trần – Debt ceiling”, và chính phủ không được vay tiền nhiều hơn mức “Nợ trần” này.

Chính phủ Hoa Kỳ đã đụng đầu vào “nợ trần” từ tháng Giêng năm 2023, khi số nợ lên tới $31.4 ngàn tỷ đô la. Bộ Tài Chánh không được vay nữa, phải “du di” các món chưa dùng trong ngân sách để xài tạm vào các mục đã hết tiền. Nhưng từ đầu tháng Sáu, sẽ bắt buộc phải vay nợ thêm mới có tiền chi tiêu. Nếu không thanh toán được thì chính phủ bị “vỡ nợ”, chính phủ Mỹ sẽ không có tiền trả lãi và vốn từ các món nợ cũ, công khố phiếu Mỹ sẽ mất giá trị kéo theo những tai họa kinh tế khôn lường cho kinh tế nước Mỹ lẫn kinh tế thế giớiĐọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Can Biden and McCarthy avert a calamitous debt default? (Liệu Biden và McCarthy có thể ngăn chặn một vụ vỡ nợ tai hại? Mỹ đang đứng trước một vụ vỡ nợ chưa từng có có thể xảy ra ngay sau ngày 1/6/2023… Đọc tiếp @ The Conversation. (04/05/23)

    ❖ Nhìn Lại Chặng Đường Đã Đưa Nợ Công Hoa Kỳ Tăng Lên 31 Ngàn Tỷ (Jeff Stein).

    ❖ Kinh Tế Hoa Kỳ Hồi Sinh Sau Hai Năm Đại Dịch. Mặc dầu phải thừa hưởng một nền kinh tế suy sụp, một chính trường rối loạn, cùng với sự kéo dài của đại dịch. “Chính quyền Biden hầu như đã giải quyết xong cuộc khủng hoảng kinh tế mà họ đã chuẩn bị để đối phó, khi mà 6 triệu người Mỹ tham gia vào lực lượng lao động và kinh tế phát triển phục hồi nhanh chóng…” Đọc tiếp © Nguyễn Quốc Khải (01/2022)

2

Những Đêm Lửa Trại…

(Với Những Đồi Hoa Sim, Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà)

© Doãn Hưng.

Nguồn: © vietbao. (06/2023)

dem-lua-trai-img

Ảnh minh họa. © vietbao.

Trên Việt Báo cách đây mấy tuần có đăng bài viết so sánh hai ca khúc Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài (Phạm Duy) và Cô Hàng Xóm (Lê Minh Bằng), làm nhóm bạn mê nhạc bolero của tôi phấn chấn quá! Có người nói rằng còn nhiều trường hợp nữa để chứng minh rằng nhạc sến phổ biến hơn nhạc Phạm Duy. Một so sánh khác nữa về hai bài nhạc, một Phạm Duy- một bolero, còn thú vị hơn nữa, đó là Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà của Phạm Duy và Những Đồi Hoa Sim của Dzũng Chinh.

Lời đề nghị này có lý! Bởi vì cả hai đều là ca khúc phổ từ cùng một bài thơ Màu Tím Hoa Sim của cố thi sĩ Hữu Loan. Và cả hai bài đều thuộc những ca khúc phổ biến vào bậc nhất của dòng nhạc bolero và nhạc Phạm Duy thời Miền Nam trước 1975Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Hữu Loan, Dzũng Chinh, Vũ Anh Khanh… Hữu Loan, Dzũng Chinh, Vũ Anh Khanh, ba con người tuy hoàn cảnh và đường đời khác nhau nhưng đã tình cờ gặp nhau nơi con đường cái quan, trên đường tranh đấu, mưu cầu Xuân tự do cho quê hương, dân tộc… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY.

    ❖ Mùa Xuân trong nhạc của Nguyễn Văn Đông. Nói đến nhạc Xuân, thì rất nhiều nhạc sĩ Việt Nam đã ghi dấu tên mình vào những ca khúc chứa đầy những hình ảnh của mùa Xuân. Thế nhưng, có một người nhạc sĩ, mà những nhạc phẩm mùa Xuân của ông lại bàng bạc một nỗi buồn. Tuy nhiên, đó lại là những ca khúc Xuân bất hủ được nhắc nhớ đến tận ngày hôm nay. Đó là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và hình ảnh mùa Xuân trong sáng tác của ông… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY.

    ❖ Nhạc Sĩ Lam Phương Qua Đời. Hai tháng cuối năm liên tiếp, người thưởng ngoạn lại bùi ngùi chia tay với những nhạc sĩ của một thế hệ vàng còn sót lại của Việt Nam. Tháng 11 chia tay nhạc sĩ Lê Dinh và những ngày cuối năm 2020 này là nhạc sĩ Lam Phương… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY.

    ❖ Tưởng Nhớ Nhạc sĩ Lê Dinh (1934-2020). Nói đến Lê Dinh ai mê nhạc cũng không quên bài: Hà Tiên, Ga chiều… Lời nhạc Lê Dinh đơn sơ dễ hiểu, mộc mạc đi thẳng vào tâm hồn người nghe một cách thích thú… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY.

    ❖ Gs Trần Quang Hải (Pháp). Ca sĩ Bạch Yến vừa chính thức thông báo cho RFI Việt ngữ là giáo sư-nhạc sĩ Trần Quang Hải vừa qua đời lúc 0 giờ 46 phút ngày 30/12/2021 tại Pháp… Đọc tiếp @ NnQ Blog.

    ❖ Nguyễn Ngọc Ngạn, 40 năm sáng tác và 30 năm MC. Nguyễn Ngọc Ngạn là một hiện tượng trong sinh hoạt văn học nghệ thuật của cộng đồng người Việt hải ngoại… Đọc tiếp @ NnQ Blog.

    ❖ Phạm Duy – Tài năng và nhân cách (GS Nguyễn Văn Lục). Nói về “cái chết” của Phạm Duy, tôi chỉ lặp lại điều mà Nguyễn Trọng Văn dùng trong bài nói truyện tại trường Đại Học Văn Khoa Sàigòn vào ngày 6-6-1971, do phong trào Tự Trị Đại Học tổ chức. Đề tài với nhan đề: Phạm Duy đã chết như thế nào? Đọc tiếp © NnQ Blog

Leave a comment