j6-w4_21

Các bài viết sưu tầm: June 25- 21

Lên thiên đàng
Ngày Quân Lực VNCH
Phố Của Thành Phố.
Sài Gòn – Gia Định…
Tên đường SàiGòn…

Lên thiên đàng

Điều kiện lên thiên đàng

Trong giờ đạo đức, cô giáo hỏi học trò:

– Nếu mỗi ngày cô đều đi nhà thờ, tối đọc kinh trước khi ngủ. Vậy cô có được lên thiên đàng không?
– Dạ, thưa không, cô.

– Vậy nếu cô bán nhà, lấy hết tiền giúp người nghèo khổ. Cô có được lên thiên đàng không?
– Dạ, cũng không, cô.
– Ui trời ! Vậy cô phải làm sao để được vào nước Chúa, mấy em?

– Dạ, điều kiện cần để được lên thiên đàng đầu tiên là cô phải chết ạ, sau đó điệu kiện đủ mới xét tới đi nhà thờ, đọc kinh, làm phước… thưa cô!

– ??? !


Chồng già vì vợ dùng mỹ phẩm

– Anh ạ! Loại mỹ phẩm này tuy đắt thật nhưng nếu dùng nó sẽ làm mất các nếp nhăn trên mặt em đấy!
– Anh thì nghĩ nó có tác dụng phụ.

– Tác dụng phụ gì hả anh?
– À, nó làm xuất hiện các nếp nhăn trên mặtanh.

– !?!

(dtruyen.com)

Ngày Quân Lực VNCH (19/06)

hinh-ang-dien-hanh-ngay-qlvnch

Hằng năm vào khoảng 19 Tháng 6, có nhiều tổ chức thuộc Quân Lực VNCH ở hải ngoại tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực. Năm nay là năm thứ 43.

Ngày 19 Tháng 6, được coi là Ngày Quân Lực VNCH là vì sau đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1963, Chính quyền và Quân Đội VNCH bị suy yếu trầm trọng bởi tình trạng chỉnh lý, tranh giành quyền lực liên tục giữa các tướng lãnh trong QLVNCH. Tình trạng chính trị, quân sự cũng như kinh tế của Miền Nam lúc đó thật bi đát.

Lợi dụng tình thế bất ổn này, quân chính quy CS Bắc Việt ồ ạt xâm nhập vào Miền Nam. Trước tình trạng khẩn trương, nguy ngập đó Chính phủ dân sự Phan Khắc Sửu quyết định trao trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo Quốc Gia cho Quân Lực VNCH.

Một buổi lễ ra mắt Ủy ban Lãnh Đạo Quốc Gia và Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương được long trọng tổ chức tại Thủ Đô Saigon vào ngày 19 Tháng 6, 1965. Hai Ủy ban này đã tuyên thệ trung thành với Tổ Quốc, nhận trách nhiệm chỉ huy QLVNCH trong việc bảo vệ đất nuớc, quê hương.

Từ đó ngày 19 Tháng 6 là một ngày lịch sử, có tên là “Ngày Quân Lực VNCH”. Sau đó hằng năm ngày Quân Lực 19 Tháng 6 được cử hành rất trọng thể với sự tham gia các đơn vị của các quân binh chủng trong QLVNCH, để biểu dương sức mạnh và ý chí đoàn kết, quật khởi của toàn quân, toàn dân Miền Nam, quyềt chiến đấu chống CS xâm lược Miền Bắc.

Ngày nay, Quân Lực VNCH không còn nhưng người quân nhân VNCH vẫn không ngừng chiến đấu cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ. Tập thể Chiến Sĩ VNCH đã được hình thành để nâng nỗ lực đấu tranh lên tầm mức cao hơn, mạnh mẽ hơn.

Người chiến sĩ VNCH và đồng bào ỏ hải ngoại hôm nay không có vũ khí trong tay để anh dũng chiến đấu trên chiến trường như ba mươi ba năm trước đây, nhưng với ý chí kiên cường, bất khuất, người chiếnsĩ VNCH và đồng bào hải ngoại vẫn tiếp tục đấu tranh đem lại nhiều thắng lợi trên Bình diện chính trị. Chắc chắn ngày tự do và hạnh phúc cho toàn dân Việt Nam khắp mọi miền đất nước không còn bao xa.

Dưới bất cứ hoàn cảnh nào, nơi đâu, tôn chỉ của người quân nhân vẫn là Danh Dự – Tổ Quốc – Trách Nhiệm.

Nguồn: © Tuyết Mai @ Việt Báo (21/06/2008)

Phố Của Thành Phố

© Bình Nguyên Lộc

Nguồn: Dòng sông cũ (06/06/21)

dai-lo-hai-ba-trungĐại Lộ Hai Bà Trưng

Bài viết này của nhà văn Bình Nguyên Lộc đăng lần đầu trên báo Nhân Loại năm 1957, sau đó được in trong tập truyện Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, xuất bản năm 1966. Đây là một tản văn thú vị về tên đường phố Sài Gòn thời điểm đó, xin mạn phép đăng lại để mọi người cùng nhớ và góp chuyện cho vui.

Đi trên đại lộ Hai Bà Trưng tôi bỗng sực nhớ lại một điều rồi tủi thân cho bọn đàn ông của ta. Là hễ đờn ông được danh vọng thì đàn bà cũng thơm lây, nhưng khi đàn bà nổi danh thì tên tuổi đàn ông chìm sâu thêm.

Đành rằng ông Thi Sách chỉ có mỗi một cái công nhỏ đối với nước nhà là bị viên thái thú Tàu giết thôi, nhưng quên mất ông ấy cũng tội. Vậy nên tôi đã đi khắp Sài Gòn để tìm xem có con phố nào là phố Thi Sách không? Có. Hoan hô quí vị đặt tên đường đã nhớ dai hơn nhân dân.

Nhưng mà tội quá, ông Thi Sách ở mãi bên kia nhà thương Đồn Đất, ở xóm ngoại nhân, không bao giờ có người Việt bước chân đến. Ông nầy đã chết vì tay ngoại nhân mà hương hồn ngày nay vẫn lẩn quẩn với ngoại nhânĐọc tiếp

Sài Gòn – Gia Định

…và những điều chưa biết

© Dân Sài Gòn

Nguồn: dansaigon.com (16/04/21)

ban-do-saigonBản đồ saigon

Năm 1698, Nguyễn Hữu cảnh vào Nam kinh lý, đặt ra phủ Gia Định gồm hai huyện Phước Long và Tân Bình. Thủ phủ Gia Định đặt ở Bên Nghé có rất nhiều lợi thế về mặt địa lý. Ban đầu, phủ Gia Định chỉ gồm miền Đông Nam Bộ, nhưng sau bao gồm cả địa bàn miền Tây Nam Bộ. Nửa thế kỷ sau, khi phủ Gia Định được mở rộng ra cả khu vực Nam Bộ thì vị trí của thủ phủ không còn ở trung tâm nữa, nhưng thủ phủ vẫn là Bến Nghé. Bến Nghé đương thời ở cạnh bờ sông là nơi trên bên dưới thuyền tấp nập, vô số thuyền bè lớn nhỏ chuyên chở theo đường sông rạch hay cận duyên mang hàng hóa nội địa đến buôn bán, tạo thành giang cảng rất lớn.

Còn Sài Gòn xưa là phố trụ Sài Gòn, tức thành phố Chợ Lớn (quận 5) sau này. Phố Sài Gòn ở phía Nam trấn thự, cách đường cái quan (đường Nguyễn Trãi ngày nay) gần 18km. Năm 1859, sau khi Pháp đánh chiếm thành Gia Định rồi đổi tên phố Sài Gòn (quận 5) là thành phố Chợ Lớn và phố thị Bến Thành là thành phố Sài Gòn. Thành Gia Định (tức thanh Phụng) người Pháp cũng gọi là thành Sài Gòn.

Các cổ lũy bảo vệ Sài Gòn rìa Bên Nghé xưa gồm Lão cầm và Bán Bích. Lão Cầm cổ lũy ở địa phận thôn Đức Hòa, huyện Bình Dương (quận 10) dài 10.447 m, nằm đối diện với lũy Hoa Phong và lũy Lão cầm, nên gọi là Giao Ba. Còn Bán Bích cổ lũy ở địa phận hai huyện Bình Dương và Tân Long (quận 11, quận 10, quận 3), dài 3.672 m; hình dáng tựa như nửa tấm vách, ở đây còn có lũy đất dài 5.610 m, đã được Đốc chiến Nguyễn cửu Đàm đắp trên nền các cổ luỹ Lão cầm và Ba Giao vào năm 1772. Năm 1862, một người Pháp là Coffyn vẽ dự án quy hoạch thành phố Sài Gòn cho 500.000 dân cũng lấy Bán Bích làm địa giới, nên người ta coi Nguyễn cửu Đàm là nhà quy hoạch đầu tiên của thành phố có tầm nhìn xa hiểu rộngĐọc tiếp

Người đặt tên cho các đường phố Sài Gòn trước 1975

© Nguyễn văn Luận.

saigon-map

Từ lâu, tôi đã có dịp bày tỏ lòng ngưỡng mộ và khâm phục về việc đặt tên cho các đường phố tại Sài Gòn vào năm 1956, ngay sau khi chúng ta dành được độc lập từ tay thực dân Pháp. Vì đây là một công việc quá xuất sắc và quá hoàn thiện, nên tôi vẫn đinh ninh rằng đó phải là một công trình do sự đóng góp công sức và trí tuệ của rất nhiều người, của một ủy ban gồm nhiều học giả, nhiều sử gia, nhiều nhà văn, nhà báo…

Nhưng thật là bất ngờ, bất ngờ đến kinh ngạc, khi qua tài liệu đính kèm của tác giả Nguyễn Văn Luân, chúng ta được biết kiệt tác của lịch sử này đã được hoàn thành bởi… một người. Người đó là ông Ngô Văn Phát, Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh Sài Gòn.

Tiểu sử nhà văn Ngô Văn Phát:

Nhà văn, nhà họa đồ Ngô Văn Phát, bút hiệu Thuần Phong, Tố Phang, Đồ Mơ, sinh ngày 16-10-1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Thuở nhỏ ông học ở Bạc Liêu, Sài Gòn, đậu bằng Thành Chung rồi nhập ngạch họa đồ ngành công chánh. Ông ham thích văn chương từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, từng có thơ đăng trên Phụ Nữ Tân Văn, họa mười hai bài Thập Thủ Liên Hoàn của Thương Tân Thị… Có lúc ông dạy Việt Văn tại trường Pétrus ký Sài Gòn.

Năm 1957 ông có bài đăng trên bộ Tự điển Encyclopedia – Britannica ở Luân Đôn (Anh Quốc). Đó là chuyên đề Khảo cứu về thành phố Sài Gòn.

Năm 1964 chuyên đề Ca dao giảng luận in trên tạp chí Trường Viễn đông Bác cổ ở Paris (sau in thành sách ở Sài Gòn). Cùng năm này Trường Cao học Sorbonne (Paris), ông cũng có chuyên đề Nguyễn Du et la métrique populaire (Nguyễn Du với thể dân ca) trong bộ sách nhan đề: Mélanges sur Nguyen Du (Tạp luận về Nguyễn Du).

Những năm 70 ông được mời giảng môn Văn học dân gian tại Đại học Văn khoa, Sư phạm Huế và Cần Thơ.

Nguồn: vietluan – (Viewed June 18, 2021)

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang


Leave a comment