May-2022_w3

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: May 20, 2022

Đạo Sĩ Và Thiền Sư.
Vai Trò ‘Cứu Sài Gòn’
Đường Xa Xứ…
Hoà giải Dân tộc!
Mị dân!

1

Đạo sĩ và Thiền sư…

Một đạo sĩ và một thiền sư tình cờ hai vị cùng đi chung trên một con đường. Đạo sĩ hỏi thiền sư: – Thầy tu lâu chưa? – Lâu rồi! – Thầy chứng thần thông chưa? – Tôi tu không có thần thông. Vậy đạo sĩ có thần thông không?

Hai vị cùng đi tới một bến đò, đạo sĩ muốn thi thố thần thông cho thiền sư thấy bèn rủ:
– Thôi chúng ta đi qua.

Thiền sư nói:
– Thôi, đạo sĩ cứ qua sông trước rồi chờ tôi.

Đạo sĩ liền bước đi trên mặt nước, qua bờ bên kia. Còn thiền sư thì đến bến đò trả 2 xu cho người đưa đò nhờ chở qua sông.

Khi qua bờ bên kia, đạo sĩ gặp lại thiền sư, ra vẻ tự hào, nói:
– Thầy thấy tôi không?
Đạo sĩ tập luyện thuật đi trên nước mất bao nhiêu năm?
Hết hai mươi năm.

Thiền sư cười, nói:
Công phu luyện tập hai mươi năm của đạo sĩ đáng giá bằng hai xu! Tôi qua sông tốn có hai xu tiền đò.

Trích từ email Thầy HCD.

2

Nhắc lại vai trò ‘cứu Sài Gòn’ của Tướng Minh.

© Phạm Cao Phong.

Nguồn: BBC | (29/04/2022)

xe-tang-bac-viet-vao-saigonXe tăng của quân đội Bắc Việt Nam tiến vào Sài Gòn. Nguồn ảnh © FRANÇOISE DEMULDER (GAMMA).

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua sau ngày 30/4/1975, song những gì diễn ra trong thời khắc định mệnh của VNCH vẫn có những điều người Việt gần như coi là “đương nhiên xảy ra”, nhưng các nhà nghiên cứu nước ngoài lại có lý giải khác.

Đó là câu hỏi cùng sự tiến quân của các đơn vị quân đội Bắc VN và lữ đoàn xe tăng tới tận Dinh Độc Lập, vì sao Sài Gòn thoát khỏi sự tàn phá, đổ vỡ ra sao.

Nhà báo Pháp Jean Lartéguy trong L’Adieu à Saïgon (Presses de la Cité 1975. Bản tiếng Việt: Vĩnh biệt Sài Gòn đã in ở VN năm 1991), viết về câu chuyện này, tôi xin trích để nhắc lại vai trò không thể bỏ qua của một nhân vật lịch sử, Đại tướng VNCH Dương Văn Minh.

“Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và Tướng Minh đã là diễn viên và nhân chứng trong những giờ phút chót của Sài Gòn và họ đã kể cho tôi nghe những giờ chót ấy.

Số phận của Sài Gòn đã được định đoạt như dưới đây, trong vòng vài phút, khoảng từ 10 giờ 30 tới 11 giờ sáng ngày 30/04… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

3

Đường Xa Xứ…


© Trần Bạch Thu.

Nguồn: tongphuochiep.com | (04/04/2022)

KonTum's-wooden-churchKon Tum’s wooden church. (Nguồn: Wikipedia)

Tôi trở về quê ngoại sau gần mười năm dài đi biệt. Gia đình đã trôi giạt về đây từ nhiều năm trước. Mặc dù bạn bè đi cùng chuyến xe mong muốn chí tình, nhưng tôi không ghé lại Sài Gòn chơi vài ngày như các anh em khác mà đi thẳng ra xa cảng Miền Tây để về luôn vì trong lòng nôn nóng muốn gặp lại ba má và các em.

Xe đò tới ngã tư Cai Lậy trời vừa xế bóng, tôi hơi ngỡ ngàng lúc xuống xe vì phố xá bít kín không thấy đâu mấy cây dù ngoài vỉa hè trước các tiệm nước. Bến xe Lam đi Bình Phú mất tiêu. Bảng hiệu Ngã Sanh còn đó nhưng trông thật lạ hoắc vì thấp chủn. Quán “Bì Bún” nổi tiếng khắp miền Lục tỉnh mà tiền thân là “Nữ Quán” nhìn qua cũng không thấy đâu. Chỉ thấy giữa đường vào chợ, giăng ngang hết cả con đường trên cao là bảng hiệu “Thị Trấn Cai Lậy”, to đùng màu bã trầu trông thật nghễnh ngãng như tựa đề trên trang bìa của cuốn truyện Tàu “Tiết Nhơn Quí Chinh Đông…” Đọc tiếp

4

Hoà giải Dân tộc: Hiện trạng và Triển vọng…

© Đỗ Kim Thêm.

Nguồn: kimthemdo.com (01/05/2022)

chien-binh-vnch-va-vietcongBức ảnh “Hai người lính” VNCH và CSVN mang thông điệp hòa giải, hòa hợp dân tộc. (Nguồn: Internet)

Hiện Trạng.

Kể từ ngày 30/4/1975, đất nước được thống nhất. Nhìn chung, sau 47 năm, thời gian đã quá đủ để cho Việt Nam có thể hàn gắn mọi vết thương chiến tranh và lật qua một trang sử mới cho sự an bình, thịnh vượng và phát triển.

Ngược lại, thực tế là cho đến ngày 30/4/2022, những nỗ lực hoà giải dân tộc đã thất bại. Phe thắng cuộc thu tóm được lãnh thổ nhưng không chinh phục lòng người miền Nam và dân miền Bắc càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa sâu xa của “giải phóng”. Thành quả của chiến thắng vinh quang là toàn dân đại bại và những người thành tâm chưa hề có chổ đứng trong lòng dân tộc.

Tuy thế, nhà cầm quyền vẫn chưa bừng tỉnh mà lại còn tiếp tục né tránh các sự thật. Do đó, mối quan hệ của nhà cầm quyền đối với đại gia đình dân tộc vẫn mờ mịt và còn tiếp tục thất bại hiển nhiên là khó tránh… Đọc tiếp

5

Mị dân!

© Đoàn Xuân Thu.

Nguồn: Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu (viewed 17/05/2022)

Chuyện rằng: Năm Thiệu Trị thứ hai (1842), tháng Sáu, ông Phan Thanh Giản được vua ban cho vàng, bạc để từ kinh đô Huế về quê làng Bảo Thạnh, Ba Tri, lo tang lễ cho phụ thân vừa mới qua đời.

Lúc đi đường, cụ Phan giữ phận người đang có đại tang. Cụ không cho quân lính trống kèn ỏm tỏi, rùm beng; không cho ai biết mình là quan lớn.

Ðêm ngang đồn Ba Lai, Bến Tre, Cai đồn tên Vân, ‘triệt’ ghe Ngài lại đặng tra xét. Mấy người chèo ghe nói rằng: “Ghe của quan lớn”. Tên cai đồn thấy chiếc ghe tầm thường quá cỡ mới quở mấy thằng chèo ghe rằng: “Sao dám nhè tôi mà nói gạt, quan lớn gì mà đi ghe như vậy”?

Rồi hơn 100 năm sau, năm 1955, ông Trần Văn Hương (1902-1982) cỡi xe đạp đi làm. Người gác cổng Tòa Ðô Chánh không cho vào. Ông từ tốn lấy giấy bổ nhiệm chứng minh mình là Ðô Trưởng. Nhân viên gác cổng xin lỗi. Ông Trần Văn Hương nói: “Chú em làm vậy là đúng! ‘Qua’ không phiền đâu…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Leave a comment