Feb-2023_w4

✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Feb 24, 2023

1

Ký Giả Thể Thao Huyền Vũ.

© Văn Quang.

Nguồn: cafevannghe (11/05/2012)

ky-gia-Huyen-Vu

Ký giả thể thao Huyền Vũ Nguyễn Ngọc Nhung. © Ảnh dcv.online.

Nghe Huyền Vũ tường thuật mới đúng là “vừa được nghe, vừa được xem đá banh”. Đã từ lâu tôi vẫn đinh ninh rằng “ai cũng có thể thay thế được, dù cho đó là một thiên tài”. Nhưng đến hôm nay thì tôi nghĩ khác: “vừa có một người mất đi mà không ai thay thế được”. Đó không phải là ý kiến của riêng tôi, mà là ý kiến của hầu hết những người còn ở lại Sài Gòn tôi vừa gặp. Kể cả người có tuổi và người trẻ tuổi, người có thích coi đá banh hay không. Tôi nói thế hẳn bạn đọc đã biết là nói về ai rồi. Không là ông Huyền Vũ thì không thể là ai khác trong phạm vi này.

Chắc chắn đến hôm nay, nhiều bạn đọc đã biết tin ông Huyền Vũ từ trần vào lúc 01 giờ 56′ ngày 24 tháng 8 năm 2005 tại Hampton – Virginia, Hoa Kỳ. Và cũng chắc chắn đã có khá nhiều bài viết về ông Huyền Vũ. Nhưng người ở Sài Gòn thì chưa chắc đã có ai viết về sự kiện này. Tuy nhiên, cũng không phải vì thế mà tôi viết về ông, tôi viết vì có một bổn phận thôi thúc phải viết, một tiếng nói của người hiện còn đang sống ở Sài Gòn tưởng nhớ và thương tiếc ông. Tôi không là đại diện cho ai cả, tôi viết với tính cách của một “fan” hâm mộ ông cùng với một số bạn bè tôi, với nỗi tiếc thương vô hạn…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Một chút về Huyền Vũ 1914-2005 (ThuyVi)

Tên thật Nguyễn Ngọc Nhung, tự Huyền Vũ
– Sanh ngày 1/10/1914 tai Phan Thiết
– Đến Mỹ và định cư ở Newport News, Virginia năm 1975
– 1976-1981: Làm việc cho hãng NOLAND về Data Processing.
– 1988: Đậu bằng Cữ Nhân về Political Science ở Đại Học Christopher Newport University (CNU) Newport News, Virginia.
– 1988: Ra mắt hồi ký “Tôi làm Ký Giả Thể Thao”
– 1999: Duyệt lại và tái bản hồi ký “Tôi Làm Ký Giả Thể Thao.”

Thân mời đọc thêm @ https://cafevannghe.wordpress.com

    Cái Muỗng… (Văn Quang).

    Cầu thủ Việt Nam Cộng hòa (Nguyễn Ngọc Chính).

    Vài nét về ký giả Huyền Vũ (VOA).

    Ký Giả Thể Thao Huyền Vũ – Vua “Nói” Về “Quả Da” Ở Sài gòn!

    ❖ Vua Đá Nói Huyền Vũ: Nhà Báo Làm Đẹp Văn Chương Thể Thao. (Phan Thanh Tâm).

    ❖ Làng túc cầu Sài Gòn xưa và ký ức về Huyền Vũ – bình luận viên trực tiếp truyền thanh trước 75.

    ❖ Trích đoạn từ Hồi-ký: Tôi Làm Ký-Giả Thể-Thao – Huyền Vũ.

    ❖ Tôi Tiễn Đưa Ký Giả Huyền Vũ (Phạm Trần).

2

Sơ lược lịch sử Campuchia…

từ lập quốc đến thời cận đại (Trích từ “Chiến Tranh Đông Dương III – P1 – Hoàng Dung)

© Hoàng Dung.

Nguồn: vnthuquan.net (Viewed 25/01/23)

indochina-war-book

Hình bìa sách CTĐD III. © Ảnh amazon

Lịch sử Việt nam từ khi lập quốc đã luôn luôn có những quan hệ thăng trầm với Trung hoa. Văn minh Trung hoa đã ảnh hường nhiều đến dân tộc Việt nam trong cả thời kỳ bị đô hộ hay thời kỳ độc lập. Do đó, người Việt nam đã biết nhiều về văn hoá cũng như lịch sử của Trung hoa, nhưng đã rất mù mờ về hai quốc gia lân bang khác ở phía tây là Lào và Campuchia, chỉ vì hai quốc gia này đã không gây nhiều ảnh hưởng đến an ninh lãnh thổ cũng như nếp sống văn hoá xã hội của Việt nam.

Một trong những nguyên nhân sâu xa đưa đến cuộc chiến tranh Đông dương thứ ba hay cuộc chiến tranh hậu chiến là mối thù hận lâu đời của người Campuchia đối với người Việt. Mối thù hận này, ít có người Việt nào để ý đến nhiều, mặc dù đã kéo dài suất trong lịch sử mấy trăm năm nay, kể từ khi Việt nam đã thôn tính xong nước Chiêm Thành, và trở nên một lân quốc của Campuchia.

Cũng như lịch sử Việt nam, nguồn gốc lập quốc của Campuchia rất mơ hồ. Người ta chỉ biết tại vùng đất trước kia từng thuộc Campuchia đã có người sinh sống từ hai ngàn năm trước Tây lịch. Quốc gia đầu tiên được biết đến ở phần đất này là Phù Nam, khi thứ sử Giao Châu là Sĩ Nhiếp năm 220 báo cáo về triều đình Đông Hán là đất Giao Châu (Việt nam hồi đó) bị quân Lâm ấp (sau là Chiêm Thành) và Phù Nam quấy nhiễu. Năm 245, vua Tàu nhà Hán có gửi một sứ bộ đến Phù Nam. Một trong những sứ giả là Khang Thái, khi về nước đã viết về quốc gia này. Theo ông, người sáng lập ra vương quốc là vua Kaundinya. Ông đến từ Ấn độ, đánh bại nữ hoàng Liệu Yeh rồi kết hôn với bà này. Tuy nhiên, cũng như người Việt từng tự hào là con rồng cháu tiên, người Khmer cũng huyền thoại hoá lịch sử của họ. Trên một bia dá tìm thấy ở Phú Yên, có khắc một chuyện thần tiên, trong đó kể lại vua Kaundinya có một cây thương thần và đã kết hôn với con gái của thần rắn Nga. Do đó mà về sau, thần rắn trở nên một biểu tượng cho nguồn gốc thần thánh của dân tộc Campuchia…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Biên Giới Việt Miên.‎‎ Thế nào là “đường biên giới”? Quan niệm “biên giới – frontière, boundary” trên tinh thần công pháp quốc tế là một quan niệm rất mới, chỉ có từ đầu thế kỷ 20, sau khi quan niệm “quốc gia – Etat” được thành hình. Theo đó, đường biên giới được định nghĩa như là “vỏ bao bọc liên tục một tập hợp không gian của một quốc gia”, là “điểm chấm dứt thẩm quyền quốc gia về lãnh thổ”. Học giả Michel Foucher trong tập “Fronts et Frontières” (Tiền tuyến và Biên thùy) có nói rằng: “Phải có hai bên mới vẽ được đường biên giới…”

    ❖ Nguồn gốc hành động chống người nhập cư Việt Nam của Campuchia.

    ❖ Phật giáo du nhập và phát triển ở vương quốc Phù Nam

    Khmer Đỏ và nạn diệt chủng Campuchia trước khi VN đem quân sang.

    ❖ Sức quyến rũ kỳ lạ của những thành phố đã mất trong huyền thoại Angkor.

    ❖ Bí mật về sự trỗi dậy huy hoàng rồi suy tàn đổ nát của đế chế Angkor.

    ❖ Nam Kỳ Không Phải Là Đất Thủy Chân Lạp (Giáo Sư Lâm Văn Bé).

    ❖ Vương quốc Phù Nam (Dang Anh Tuan).

    ❖ Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử.

‎‎

3

Một năm chiến tranh Ukraina:

Nước Nga và nghịch lý mang tên Vladimir Putin!

© Thùy Dương.

Nguồn: © RFI (Điểm Báo 18/02/2023)

kgb-putin-1980

Putin in the KGB, c. 1980. © Ảnh wiki

Báo L’Express ra số đặc biệt “Một năm chiến tranh”: Trên nền trang nhất màu cờ Ukraina xanh – vàng, với hình bàn tay nắm chặt và cánh tay giơ cao, là hàng tựa ngắn ngọn “Ukraina phải chiến thắng.” L’Obs tự nhủ “Kỷ nguyên chiến tranh: Sau 1 năm, cuộc xung đột Ukraina đi về đâu?” Le Point trên trang nhất cũng đặt câu hỏi “Ukraina: Điều tồi tệ sắp xảy ra?” và nhận định vũ khí có thể làm thay đổi tất cả.

8 kịch bản chiến tranh

Khác với L’Express và L’Obs, không dành số đặc biệt với 40-50 trang mỗi báo cho hồ sơ chiến tranh Ukraina, Le Point quan tâm đến nhiều chủ đề dàn trải: cải tổ hưu trí ở Pháp, thành tích của tổng thống Biden đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, “một Putin mà chúng ta không muốn thấy,” hiện tượng chemsex – sử dụng ma túy trong khi quan hệ tình dục, xu hướng không muốn đi máy bay ở giới trẻ… Đọc tiếp TẠI ĐÂY

Leave a comment