Mar-2023_w3

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Mar 17, 2023

1

Tháng Ba Gãy Súng.

(Trích Hồi ký “Tháng Ba Gẫy Súng” Chương 5)

© Cao Xuân Huy.

Nguồn: @ thangbagaysung.blogspot.com (03/04/2014)

bia-sach-TBGS

Hình bìa sách “Tháng Ba Gãy Súng” © Ảnh RFA

Lên đến trên tàu, không khí quá nặng nề ngột ngạt. Không phải nặng nề ngột ngạt vì số người trên tàu quá đông, mà vì cả tàu đang bị bao trùm bằng mùi giết chóc, căng thẳng.

Huy mập nhét vào tay tôi khẩu súng ngắn, dặn dò:

“Súng tôi lên đạn sẵn, ông giữ cẩn thận.”

“Còn gì nữa để mà phải thủ súng lên đạn sẵn?”

“Thì ông cứ giữ đề phòng. Biết đâu có lúc phải xài tới.”

Chưa kịp tìm chỗ ngồi, tôi nghe một tiếng súng nổ.

Hai người lính Thủy Quân Lục Chiến cúi xuống khiêng xác một người lính Bộ Binh vừa bị bắn chết ném xuống biển. Một người lính Thủy Quân Lục Chiến khác đang gí súng vào đầu một trung úy Bộ Binh ra lệnh:

“Ðụ mẹ, có xuống không?”

“Tôi lạy anh, anh cho tôi đi theo với.”

“Ðụ mẹ, tao đếm tới ba, không nhảy xuống biển tao bắn.”

“Tôi lạy anh mà, tôi đâu có gia đình ở ngoài này.”

“Ðụ mẹ, một.”

“Tôi lạy anh mà, anh đừng bắt tôi ở lại, anh muốn lạy bao nhiêu cái tôi cũng lạy hết. Tôi lạy anh, tôi lạy anh.”

“Ðụ mẹ, hai.”

“Trời đất, mình đồng đội với nhau mà, anh không thương gì tôi hết. Tôi lạy anh mà.”

“Ðụ mẹ, ba.”

Tiếng ba vừa dứt, tiếng súng nổ.

Người trung úy Bộ Binh ngã bật ngửa ra, mặt còn giữ nguyên nét kinh hoàng. Viên đạn M-16 chui vào từ đỉnh đầu. Xác của anh ta được hai người lính Thủy Quân Lục Chiến khác khiêng ném xuống biển…

Đọc tiếp

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    Trận đánh tháng 3/75 Quân Khu I (MX Phạm Vũ Bằng – Đại Đội Trưởng Quân Y Lữ Đoàn 147 TQLC).

    Tỉnh lộ 7, Hành lang Máu, tháng Ba năm 1975.

    Đà Nẵng Di Tản, Những Giờ Cuối Tại Bãi Biển Mỹ Khê (Trần Khiêm).

    Nhớ về Cao Xuân Huy “Tháng Ba gãy súng” (Bạch Yến 324 Phạm Văn Tiền).

Thân mời đọc hay tãi về máy tác phẩm “Tháng Ba gãy súng” của Cao Xuân Huy @ TẠI ĐÂY

Lưu Ý: Không cần phải “Log In” với DropBox, đóng log-in window, sách dưới dạng PDF sẽ hiện ra, để đọc sách hay tãi về máy click “Download” button ở trên góc trái cạnh Dropbox Logo. Thân mến (NnQ).

    Thân mời bà con đọc thêm tác phẩm “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 – Phạm Huấn, định dạng PDF” @ TẠI ĐÂY (Viewed 19/03/2023)

2

Học Ăn, Nói, Gói, Mở…

© Phan.

Nguồn: @ Báo Việt Luận (03/12/2022)

hinh-bia-sach-minh-hoa

Ảnh minh họa. © vinabook.com

Đời nay cho rằng việc ăn nói là một nghệ thuật. Ăn sành điệu, nói lịch thiệp là chìa khóa của thành công trong giao tiếp xã hội. Việc ăn, nói của một người thể hiện giai tầng của người ấy. Con người thì ai cũng phải ăn để mà sống, nói để người khác biết mình muốn gì. Nhưng cuộc sống cũng lắm người sống để mà ăn và nói không cần ai hiểu, tạo thành xã hội phức tạp nhất hành tinh là xã hội loài người.

Nên không phải bây giờ mà từ xa xưa, ông bà ta đã dạy con cháu phải, “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Còn nhớ khi nghe cô giáo giảng về câu tục ngữ trên cho cả lớp nghe như vịt nghe sấm vì đám trẻ trâu thì biết gì ngoài khoai lùi, ốc luộc. Đào được củ khoai thì lùi vào tro bếp còn ấm cho chín để ăn, bắt được vài con ốc thì luộc với lá sả là có ăn. Cuộc sống dân dã không làm khó chân quê bằng chữ nghĩa mơ hồ trong ca dao, tục ngữ một thời. Nhưng vẫn nhớ cô giáo dạy ăn phải biết “ăn coi nồi ngồi coi hướng”. Ngồi vào bàn ăn phải biết vai vế của mình để chọn chỗ ngồi thích hợp. Khi ăn phải xem chừng nồi cơm vơi đến đâu rồi, thức ăn trên mâm còn nhiều hay ít để sẵn sàng buông đũa ngay khi chưa no, để nhường nhịn cho những thành viên trong gia đình vì chung một mái nhà, là người thân ruột thịt của nhau. Nhường nhịn cho những thành viên chung mâm khi đã trường thành, ra ngoài xã hội vì “miếng ăn quá khẩu thì tàn”, miếng ăn không phải là vấn đề gì lớn để hay cần tranh đua… Đọc tiếp TẠI ĐÂY

3

Thế hệ mạng di động 6G…

© Trúc Giang MN.

Nguồn: @ https://vietluan.com.au

mang-6g-anh-minh-hoa

Ảnh minh họa. © vietluan.com

1*. Mở bài

Trong khi các thiết bị (dụng cụ, máy móc) được thực hiện trong thế hệ mạng di động 5G (5 gờ), chưa được phổ biến rộng rãi khắp nơi trên thế giới, thì các “đại gia” nhà mạng di động đã tranh đua nhau nghiên cứu, và phát triển thế hệ mạng di động 6G (6gờ), để sản xuất những sản phẩm (dụng cụ, máy móc, thiết bị) tối tân hơn, nhằm phục vụ đời sống con người được tiện nghi và tốt đẹp hơn.

Trong hệ 6G, tất cả mọi vật trên đời được đưa lên internet, nên được gọi là Internet Vạn Vật (Internet of Things-IoT). Internet thay đổi, cho nên tất cả những dụng cụ (máy móc-Machine), (thiết bị-Device, Equipment, tool) cũng phải thay đổi đồng bộ với nhau để liên lạc và tiếp nhận được những gì cần thiết cho riêng mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội…

Bộ phận chính của các thiết bị là những con chip bán dẫn. Chất bán dẫn để làm chip là Silicon.

Internet Vạn Vật chứa hầu hết tất cả mọi công việc liên quan đến đời sống con người, vì thế, nền giáo dục phải đào tạo con người có đủ kiến thức, và khả năng sử dụng mọi thứ trên internet, có liên quan đến đời sống. Đó là giáo dục STEM. (STEM=Science, Technology, Engineering and Mathematics)…

Đọc tiếp

Leave a comment