Nov-2022_w2

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: Nov 11, 2022

Nhà Thơ Phan Đắc Lữ
Từ một đêm hạ chí
GS Nguyễn Văn Trung

1

Nhà Thơ Phan Đắc Lữ và Thế hệ “dấn thân”

© Huỳnh Ngọc Tuấn.

Nguồn: © Diễn Đàn Thế Kỷ. (24/03/2013)

PhanDacLu-img

Phan Đắc Lữ. Ảnh sangtao.org

Nhà thơ Phan Đắc Lữ sinh năm 1937 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn- Quảng Nam, hiện anh đang sống tại Sài Gòn.

“Năm 1959 đang học ở Sài Gòn, sắp đến kỳ thi Tú tài phần 2, anh bỏ thi để vượt tuyến ra Bắc. Ở Hà Nội 3 năm liền thi vào Đại học Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, không cho đỗ.

10 năm anh lăn lóc qua các công trình xây dựng: Nhà máy sứ Hải Dương, phân đạm Bắc Giang, cơ khí Yên Viên Hà Nội, và 5 năm công tác tại xưởng phim đèn chiếu thuộc Bộ văn hóa. Năm 1977 về Sài Gòn cùng vợ con, sống gần 10 năm không có hộ khẩu”.

Đó là những dòng giới thiệu về nhà thơ Phan Đắc Lữ trong tập thơ “ XEM HÁT BỘI” của anh tự xuất bản cùng với tập thơ “BỐN MÙA TÔI…” Đọc tiếp

2

Từ một đêm hạ chí.

© Phạm Tín An Ninh.

Nguồn: Báo Việt Luận (Viewed 27/10/2022)

hoat-canh-dem-Ha-Chi

Đốt lửa vào ngày hạ chí © danchimviet.info.

Từ ngày về hưu, sang sống với mấy cô con gái ở Cali, mỗi năm cứ đến đầu mùa hè, vợ chồng tôi đều trở về Na-Uy thăm con cháu và mấy người bạn tù cùng vượt biển đến định cư ở xứ Bắc Âu này. Ba năm rồi, vì dịch Covid-19, nên mãi đến hè này, chúng tôi mới về lại được.

Tháng sáu, trời Na Uy nắng đẹp. Ban ngày không nóng lắm, về đêm không khí càng se lạnh nhưng gần như không bao giờ tối, nửa đêm vẫn còn le lói ánh mặt trời. Na-Uy được gọi là “Vùng Đất Mặt Trời Lúc Nửa Đêm” hay xứ Bạch Dạ (Đêm Trắng). Đặc biệt vào tiết Hạ chí, ngày 23 tháng 6, có thể nói đó là một ngày không có ban đêm, mặt trời lặn lúc 12 giờ đêm và mọc lên lại lúc 2 giờ sáng, cũng là ngày dài nhất trong năm. Người Nauy gọi buổi tối đặc biệt này là Sankthans. Và theo tập tục, người ta thường kéo nhau ra ngoài trời đốt lửa, ăn uống múa hát cho đến 3, 4 giờ sáng… Đọc tiếp @ Báo Việt Luận

3

In retrospect: Nguyễn Văn Trung nhìn lại một hành trình trí thức lận đận.

Tin buồn, Giáo Sư NGUYỄN VĂN TRUNG qua đời.

Chiều tối ngày thứ Tư 19 tháng Mười, 2022, Diễn Đàn Thế Kỷ nhận được điện thư của BS Ngô Thế Vinh, trong đó có những dòng chữ này của anh Nguyễn Quốc Linh, con trai của GS Nguyễn Văn Trung, gửi từ Canada:

Thưa Bác, chú Lục,

bố cháu đã qua đời ngày 19-10 lúc 21 H 30

Nguyễn Quốc Linh

Trước tin buồn đột ngột này, Diễn Đàn Thế Kỷ xin thành kính phân ưu cùng gia đình của GS Nguyễn Văn Trung và với văn hữu Nguyễn Văn Lục (em ruột GS Trung).

Nguyện cầu Hương Linh Giáo Sư Nguyễn Văn Trung được thanh thản nơi cõi Vĩnh Hằng.

Diễn Đàn Thế Kỷ

© Ngô Thế Vinh.

Nguồn: © nguyenvantuan.info (07/10/2022)

gs-nguyenvantrung

GS Nguyễn Văn Trung, © damau.org

Tôi rất hân hạnh giới thiệu bài viết mới nhứt của Nhà văn Ngô Thế Vinh viết về Gs Nguyễn Văn Trung, một nhân vật khoa bảng nổi tiếng thời trước 1975. Có lẽ đây là bài viết đầy đủ nhứt về ông, kèm theo nhiều tư liệu quí báu trước và sau 1975. Vắn tắt về Gs Trung: sanh năm 1930 tại Hà Nam; tốt nghiệp tiến sĩ triết học từ ĐH Louvain (Bỉ) năm 1961; dạy triết và văn ở ĐH Văn Khoa Sài Gòn và ĐH Huế; sau 1975 thì không còn dạy học, chỉ làm nghiên cứu ở Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp TPHCM; 1993 sang định cư ở Canada. Ông cũng là người gây nhiều ảnh hưởng cho cá nhân tôi thời trước 1975, những suy nghĩ ‘cánh tả’ thời đó của tôi cũng xuất phát từ những bài viết và sách của ông. Ông là một trí thức đích thực hiểu theo nghĩa ‘public intellectual‘, nhưng hành trình trí thức của ông rất lận đận trong một Việt Nam với nhiều chao đảo. Bài viết của Bs Ngô Thế Vinh thuật lại những lận đận đó như là một bài học kinh nghiệm cho thế hệ trí thức tương lai. NVT.

“… những cố gắng suy nghĩ của một người vẫn ước muốn tự đặt cho mình một kỷ luật đồng thời cũng là một lý tưởng là phải tìm kiếm không ngừng, bằng cách tự phủ nhận, bất mãn với quãng đường mình vừa qua và cứ như thế mãi mãi…” [Cùng bạn độc giả, Lược Khảo Văn Học I] [1] Nguyễn Văn Trung… Đọc tiếp

Leave a comment