Nov21-w4

✵ ✵ ✵

Các bài viết sưu tầm: Nov 26, 21

Cười Ý Nhị…
Trung Cộng vs Đài Loan…
Tiền Già & Tình Già.
Quốc Ngữ Và Nhà Nguyễn.

Cười Ý Nhị

Lỡ Một Đời Trai…

Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Tới tháng lãnh lương mới hết hồn
Bạn rủ đi chơi, nào có dám
Tôi chờ người tới để… giao lương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Xấp tiền lương mỏng, hỏi lung tung:
Rằng lương sao có bao nhiêu đấy?
Chắc“diếm” bớt rồi, phải thế không?

Người ấy thường hay móc bóp tôi
Khảo tiền mỗi lúc bóp tôi vơi
Bảo rằng tôi móc còn hơn để…
“ghệ” móc tiền ông, mới khổ đời

Thuở ấy nào tôi đã biết gì:
Trẻ người, non dạ quá ngu si
Bao nhiêu tiền bạc, tôi “dâng” hết…
Chẳng giữ cho mình được… tí ti

Đâu biết tiền đưa bả tháng này
Là tiền dành dụm bấy lâu nay
Bao nhiêu tiền mặt, “người” chôm hết
Biết lấy gì vui với bạn đây?

Từ đấy thu, rồi thu, lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
“Người kia” đã biết tôi vơi túi
“người ấy” cho nên vẫn hững hờ

Tôi vẫn đi… bên cạnh một người
Dữ như sư tử của lòng tôi
Và từng thu chết, từng thu chết
Vẫn sợ “vợ” hơn cả… sợ trời

Buồn quá, hôm nay xem lại túi
Chỉ còn tiền lẻ để… ăn xôi
Bao nhiêu tiền chẵn, người gom hết
Chỉ tặng cho tôi… một nụ cười

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi.
Đưa tiền người giữ khỏi lôi thôi
Đến nay, tôi hiểu thì tôi đã…
Làm lỡ đời trai, muộn mất rồi

Nguồn: nguoiphuongnam52.blogspot.com


Trung Cộng vs Đài Loan…

© Trọng Đạt

china-vs-taiwan© Ảnh danchimviet

Khổng lồ và tí hon.

Đề tài này kéo dài từ đầu thập niên 50 cho tới nay đã 71 năm, được sóng yên bể lặng vài chục năm từ năm 1972, nay lại như đất bằng nổi sóng, nhưng chẳng bao giờ lâm vào cảnh binh đao. Thập niên 50, 60  Trung Cộng gây sự pháo kích hai Quần đảo Kim Môn, Mã Tổ gần bờ đại lục, chúng thuộc Đài Loan, do Quốc Dân Đảng Trung Hoa chạy từ đại lục ra năm 1949, 50. Hồi ấy người ta tưởng như chiến tranh đổ sụp xuống nơi đây nhưng cho tới nay vẫn là cảnh trời yên bể lặng… Đọc tiếp


Tiền Già và Tình Già

© Song Lam

Trong bữa cơm tối, Chúc Minh nhìn lên tờ lịch trên tường, nói lớn:

– Ô, tuần sau là sinh nhật của tui đó nha, quý vị chuẩn bị quà cáp đi là vừa…

Hiển, chồng nàng từ trong bếp nói vọng ra:

– Trời đất, gần ăn tiền già rồi còn đòi quà sinh nhật…

…Tôi thoáng nghĩ ngợi về chuyện “ăn tiền già” qua câu nói của Hiển, thằng cháu rể rất dễ thương của vợ chồng tôi. Tiếng Việt thật lạ lùng, cái gì biểu hiện phúc lợi lập tức có chữ “ăn” đi kèm. Từ “ăn đám cưới, ăn đám giỗ, ăn tiệc, ăn chơi…” bây giờ ở Mỹ có thêm cụm từ “ăn tiền già, ăn tiền bệnh, ăn tiền thất nghiệp, ăn tiền SSI…” Đọc tiếp

Quốc ngữ và nỗ lực ‘thoát Hán’ của các Vua nhà Nguyễn.

© Nguyễn Quang Duy

Nguồn: Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký

Tìm hiểu lịch sử là công việc vô cùng thiết yếu vì có hiểu người xưa, có hiểu được lịch sử mới hiểu được vận mệnh nước nhà mà khôi phục lại.

Trên Diễn đàn BBC nhà báo Nguyễn Giang đưa ra một cách nhìn khá mới lạ để ghi công và đánh giá những nhân vật lịch sử đã đóng góp cho việc truyền bá chữ Quốc ngữ, “Các vị truyền giáo có công tạo ra bộ mẫu chữ, nhưng việc này không có gì quá độc đáo hay quá khó khăn và giả sử nếu không có họ thì việc đó cũng có thể làm được sau này.”

Ý kiến cũng nói rằng Trung Hoa, Thái Lan, Ấn Độ, Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia khác đều đã có những văn tự bằng tiếng La Tinh nhưng chưa bao giờ trở thành chữ Quốc ngữ của họ.

Cũng theo nhà báo Nguyễn Giang, Đông Kinh Nghĩa Thục chỉ xóa hàng rào cản tâm lý quá lạc hậu để giới sỹ phu yên tâm dùng chữ Quốc ngữ. Và rằng chính nỗ lực tiên phong quảng bá Quốc ngữ là của trí thức miền Nam và nhờ chính sách tiến bộ, khoa học của chính quyền Pháp tại Đông Dương tạo đà cho chữ Quốc ngữ lan tỏa.

Nhưng tôi nghĩ cũng lạ tại sao ba nước Việt, Miên và Lào có chung hoàn cảnh, đều là thuộc địa của Pháp mà Miên và Lào lại không sử dụng La Tinh làm chữ Quốc ngữ. Ở đây cần xem công lao các vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, dù họ không thực sự nắm quyền thời Pháp thuộc… Đọc tiếp

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

Leave a comment