New-Year_Nhâm-Dần-16075

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Jan 28, 22

Lữ-Bất-Vi nguyên tử…
TS Nhất Hạnh (1926 2022>
Mùa Xuân bùi ngùi!
Hải chiến Hoàng Sa 1974…
Vài Cảm Nghĩ Về Tình Tự Dân Tộc…

chuc-mung-nam-moi-new-year

NNQ Chúc bà con một năm mới an khang thịnh vượng, © Credit freepik.com

Thiền Sư Nhất Hạnh qua đời ngày 22/01/2022

Sinh ngày 11/10 năm 1926 tại Huế với tục danh Nguyễn Xuân Bảo, ông xuất gia làm sa di từ năm 16 tuổi tại Tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế, thọ giới Thiền sư Thanh Quý Chân Thật theo Thiền tông thuộc Phật giáo Đại thừa. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, vừa viên tịch vào lúc nửa đêm ngày 22/1 năm 2022 ở Tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế, ở tuổi 95, trang nhà của Làng Mai thông báo.

Nguồn: VOA 22/01/22 (Mục Người Việt hải ngoại)


Lữ-Bất-Vi nguyên tử.

Nhân năm Nhâm Dần, mời bà con đọc – Truyện Ngắn Bình-Nguyên Lộc nói về Năm Dần…

Từ hai tháng nay, lo tìm chỗ làm ngoài Sài-gòn, Điền bỏ quên Chợ-lớn là vùng mà nhân công rất đông và rất rẻ. Trong đó, anh không làm sao tranh sống được với bao nhiêu người Việt gốc Hoa, họ chịu khó vô cùng mà không đòi hỏi gì nhiều.

Sáng hôm nay, thình lình gặp mái-chín Dãnh từ trong tiệm bán chim ở đại lộ Hàm-Nghi bước ra, Điền mới nhớ đến một hạng người rất hoạt động và rất có thể có công việc cho anh làm.

Để nịnh mái-chín Dãnh, Điền lễ phép cúi đầu chào ông ta như chào một ông cụ người mình rồi hỏi:

– Thưa, mái-chín mạnh giỏi?

– Hò, cái lầy tốt tốt. Anh cũng tốt tốt chớ?

– Nghèo quá mái-chín ơi, thất nghiệp hơn hai tháng rồi… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY…

Mùa Xuân bùi ngùi!

© Nguyễn Ngọc Già

Nguồn: RFA (02/10/2021)

Không biết tâm trạng của tôi có giống như những người khác không – đang phải đón mà lại không muốn chào một cái tết nữa. Tết bây giờ trở nên quen mà lạ. Càng quen lại càng thấy lạ! Lạ đến ngây ngô trong lòng người, lạ đến không hiểu những gì đang xảy ra quanh mình. Năm mới sắp đến! Buồn cười! Chữ với nghĩa cứ trôi đâu mất hết… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY…

Các bài viết liên hệ:
   − Chú Chín Cali: Nhớ Mùa Gió Chướng
   − Phan Văn Thanh: Phiên Chợ Quê Ngày Tết…
   − Nguyễn Mộng Giác: Ngày Xuân Con Én Thoi Đưa…
   − Phạm Trần Quốc Việt: Ngày Tết Trong Tâm Thức Việt…
   − Phạm Văn Rớt: Tranh Tết Quê Tôi…
   − Cát Linh: Mùa Xuân trong nhạc của Nguyễn Văn Đông…
   − Trần Quốc Bảo: Tình Tự Đầu Xuân…


Hải chiến Hoàng Sa 1974…

Nguồn: © Carl O. Schuster, Battle for Paracel Islands”, Historynet, 06/2017

Biên dịch: Lê Đỗ Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp Nghiên cứu quốc tế (18/01/2019)

Ngày 11/01/1974, các sĩ quan Nam Việt Nam nhận được báo cáo về những động thái của Trung Quốc trên hai hòn đảo của Nam Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hai ngày sau, Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn phái hai tàu khu trục Lý Thường Kiệt HQ-16 và Trần Khánh Dư HQ-4 tới thám sát.

hai-chien-hoang-sa
Hải chiến Hoàng Sa 1974, Credit: WEapons and Warfare

HQ- 16 tới đảo Hữu Nhật (Robert Island) vào 16/1 và nhận thấy đảo này đã bị “ngư dân” Trung Quốc, từ hai thuyền đang neo tại bãi ven đảo, chiếm đóng. Chỉ huy tàu HQ – 16 lệnh cho những người Trung Quốc rời đảo và bắn thị uy để họ hiểu ý định của ông. Sau đó họ bắn và phá hủy các lá cờ Trung Quốc và một khu vực chế biến cá mà những “người đánh cá” triển khai 6 ngày trước đó. HQ – 4 tới Hoàng Sa ngày 17/1 và phái một đơn vị đặc nhiệm SEAL của Nam Việt Nam lên đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh (Money Island) gần đó để nhổ những cờ Trung Quốc. Ngày 18/1, hai tàu chiến của Nam Việt Nam đuổi một tàu đánh cá bằng lưới rà của Trung Quốc, buộc con tàu bị phá hủy nặng nề này phải rời vùng biển. Sau đó các tàu khu trục Trần Bình Trọng HQ-5 và tàu quét mìn Nhật Tảo HQ-10 tới Hoàng Sa… Đọc tiếp

Vài Cảm Nghĩ Về Tình Tự Dân Tộc: Cội Nguồn…

© Hòa Đa

Nguồn: http://www.tongphuochiep.com(13/01/2022)

Vài thập niên gần đây, đã có nhiều học giả và sử gia, cả trong lẫn ngoài nước, viết về cội nguồn dân tộc Việt Nam. Họ đã cống hiến những công trình và ý kiến đáng chú ý. Có những công trình dựa trên những luận cứ khoa học, đưa ra những suy luận hợp lý; nhưng cũng có những ý kiến chủ quan lồng ít nhiều tính triết lý chung chung, mơ hồ… Tuy nhiên tất cả đều nhận rằng chúng ta là Con Rồng Cháu Tiên, nhưng vẫn chưa thống nhất được với nhau về cội nguồn.

Ở đây chúng tôi xin nêu lên vài suy nghĩ khi đọc những công trình và ý kiến ấy. Cũng xin nói ngay là những suy nghĩ đó có tính thông thường, thấy lạ hay không rõ thì nêu lên, mong nghe được những ý kiến khác trong tinh thần học hỏi nhau… Đọc tiếp

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Leave a comment