Mar-2022_w1

✵✵✵✵✵✵

chotram-qr-code

Các bài viết sưu tầm: Mar 04, 22

Đảng CH Mỹ, Putin và Ukraine…
Huy Phương (37-22)
Trung Hoa Vắt Kiệt Nguồn Nước Châu Á…
Hát Bài “Rừng Lá Thấp…”
Qua Thiên Sơn…
Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine…

✵✵✵

Nhà văn Huy Phương qua đời ngày 25/02/2022, thọ 86 tuổi.

ANAHEIM, California (NV) – Nhà văn Huy Phương, tên thật là Lê Nghiêm Kính, sinh năm 1937, tại Huế, vừa qua đời lúc 4 giờ chiều Thứ Sáu, 25/02/22, thọ 86 tuổi., tại nhà riêng ở thành phố Anaheim.
huy-phuong-va-cac-tac-phamẢnh, © Đằng-Giao/Người Việt.

   − Trong những ngày cuối đời, phóng viên nhật báo Người Việt đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Huy Phương. Ông vói tay lấy tập thơ “Chúc Thư Của Một Người Lính Chết Già” của chính mình, lật ra bài “Chúc Thư,” chỉ vào đoạn:

        “Khi tôi chết ván hòm xin đậy nắp
        Có vui chi nhìn người lính chết già
        Hổ thẹn đã không tròn ơn nước
        Tiễn tôi chi, thêm phí một vòng hoa
        Hãy quên tôi, người lính già lưu lạc…”

   − Chỉ thẳng vào câu “Đừng phủ lá cờ tổ quốc cho tôi…” ông nói bằng giọng cứng cỏi: “Tôi kịch liệt đả phá chuyện phủ quốc kỳ vì tôi không chết ở sa trường mà chết trong vòng tay thương yêu của vợ con. Chỉ những người hy sinh trên chiến trận mới xứng đáng được phủ cờ mà thôi.”

   − Nhà văn Huy Phương nguyên là giáo sư trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị. Tốt nghiệp Khóa 16 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và Khóa Sĩ Quan Thông Tin Báo Chí tại Hoa Kỳ. Biên tập viên báo chí đài Phát Thanh Quân Đội. Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến và Chỉnh Huấn, Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung… Báo Người Việt (25/02/22)


Các bài viết của Huy Phương và thân hữu (10)

   − Mỹ Nhân Và Danh Tướng

   − Chiếc lon gô một thời…

   − Tháng tư chống Cộng – Tháng mười chống nhau…

   − Tường cao, sông rộng, biển mênh mông!

   − Tha phương cầu thực

   − Nghìn năm bia miệng

   − ‘Mạ Thủ,’ những tay chửi mướn chuyên nghiệp

   − Thêm một sản phẩm ‘Made in China!’

   − Huy Phương Với ‘Ngậm Ngùi Tháng Tư’

   − Huy Phương – trên sân ga cuối đường tàu


✵✵✵

Đảng Cộng hòa đứng ở đâu trong cuộc xâm lược Ukraine của Putin?

© Lê Tây Sơn

Nguồn: Dân Chủ – Nhân Quyền Cho Việt Nam (24/02/2022)

Cựu Tổng thống Donald Trump và những người ủng hộ ông, đã ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin và chỉ trích Tổng thống Biden khi cuộc khủng hoảng Ukraine bùng phát. Một nhóm các nhân vật cực hữu tên tuổi cũng lên tiếng ngưỡng mộ Tổng thống Nga…

Ai khâm phục Putin?

Trong khi nước Mỹ cố tập hợp đồng minh truyền thống và áp đặt các hình phạt cứng rắn đối với hành vi xâm lược của Nga đối với Ukraine, một nhóm nhà bình luận có tiếng thuộc đảng Cộng hòa và cánh hữu đang bày tỏ sự ca ngợi và ngưỡng mộ đối với “sức mạnh và sự khôn khéo” của Putin. Dù hầu hết đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội ủng hộ đường lối cứng rắn chống lại Moscow, hoặc muốn cứng rắn hơn nữa, thì các đảng viên Cộng hòa bảo thủ, những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump, và các nhân vật truyền thông bảo thủ cho rằng “Putin nên được để yên, hoặc thậm chí nên được người Mỹ chúc mừng!” Đọc tiếp…

Trung Hoa Vắt Kiệt Nguồn Nước Châu Á…

© Ngô Thế Vinh

Nguồn: Tạp Chí Hợp Lưu (11/02/2022)

Dẫn Nhập: Các dân tộc sống trên lục địa Châu Á ở hạ lưu các dòng sông từ Tây Tạng và Trung Hoa chảy xuống, trên 1,6 tỉ người này đã phải gánh chịu hết cả thiệt hại kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp và môi trường các hạ vực đã bị thoái hóa dần dần suốt nhiều thập niên qua trong khi China hưởng hết ích lợi nhờ thủy điện vì trên thượng nguồn họ xây hàng trăm con đập, tàng trữ hàng trăm tỉ mét khối nước, giam hãm 90% phù sa và thay đổi toàn diện dòng chảy môi sinh trên toàn lưu vực. Nhưng tham vọng Trung cộng chưa dừng lại, Trung hoa đã bắt đầu xây một đại công trình mang tên Sông Cờ Đỏ, dài trên 6.180 km để hàng năm chuyển dòng lấy 60 tỉ mét khối nước ngay từ nguồn không cho xuống hạ lưu sông Mekong, Salween và Brahmaputra. Sông Cờ Đỏ của Trung hoa là một mối đe doạ tiềm tàng to lớn, với khả năng gây ra tội ác cho nhân loại – imminent threat to humanity. Trung cộng tránh không ký bất cứ một hiệp ước hợp tác sông ngòi quốc tế nào, để họ đơn phương thực hiện những tham vọng của mình. Không một siêu cường nào trên thế giới ngạo mạn khai thác dòng nước bất chấp cuộc sống của bao nhiêu triệu cư dân hạ lưu như thế. Việt Ecology Foundation

major-rivers-sourced-in-tibet Ảnh hopluu.net

Tây Tạng, nơi phát xuất những con sông lớn của Châu Á: (1) Dương Tử, (2) Hoàng Hà, (3) Indus, (4) Sutlej, (5) Yarlung Tsangpo – Brahmaputra, (6) Irrawaddy, (7) Salween, (8) Mekong. [nguồn: Meltdown in Tibet, Michael Buckley, Palgrave MacMillan 2014] [3]

Bắc Kinh có khả năng dùng “vũ khí nước” như một đòn ngoại giao bắt 25% dân số thế giới làm con tin / holding hostage. Khác với những hồ chứa đập thuỷ điện, vừa giữ nước vừa xả nước, Sông Cờ Đỏ là một chiến lược đổi dòng lấy nước – có nghĩa là 100% lượng nước này sẽ bị mất đi – không bao giờ được đền bù, đối với các quốc gia hạ nguồn. [1]

Bắc Kinh có khả năng dùng “vũ khí nước” như một đòn ngoại giao bắt 25% dân số thế giới làm con tin / holding hostage. Khác với những hồ chứa đập thuỷ điện, vừa giữ nước vừa xả nước, Sông Cờ Đỏ là một chiến lược đổi dòng lấy nước – có nghĩa là 100% lượng nước này sẽ bị mất đi – không bao giờ được đền bù, đối với các quốc gia hạ nguồn. Đọc tiếp

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Hát Bài “Rừng Lá Thấp”

Post bài viết này để nhớ đến ông bạn “Tài Ìa, rừng lá thấp” của NNQ đã lâu không gặp (NnQ).

© Cam Li Nguyễn Thi Mỹ Thanh

Nguồn: Việt Báo | (28/04/2012)

rung-la-thap-lyric “Rừng Lá Thấp”, Ảnh hopamviet.vn

Phố xá Las Vegas tấp nập, nhộn nhịp suốt ngày đêm. Có những điều rất tương phản mà vui vui. Đêm, đèn thắp sáng choang. Thành phố không có một phút nào ngủ. Ngày, có thể ngắm bầu trời hoàng hôn sẫm tối bên trong khuôn viên những khách sạn. Đó là những vòm trời nhân tạo nhưng trông “rất thật”. Các khu vực khách sạn nối kết với nhau như những phần của một thành phố. Nơi đó diễn ra những trò chơi, những show ca nhạc, xiếc, ảo thuật, hoạt cảnh, và, dĩ nhiên, những sòng bài.

Thật ra có những người đến Las Vegas không để đánh bài. Họ tìm một không gian thu nhỏ gồm những biểu tượng của một số nơi nổi tiếng trên thế giới. Họ vui với tháp Eiffel và Khải Hoàn Môn của Paris, Tượng Nữ Thần Tự Do của New York, những tượng nhân sư của Ai Cập, hay những tượng thần La Mã; đi thuyền trên dòng kinh ở thành phố Venice thu nhỏ… trên lầu, rồi thưởng thức nhạc nước, ăn uống… nội chừng đó cũng đã chiếm hết bao nhiêu thời gian rồi, không còn rảnh để vào casino…Đọc tiếp

Qua Thiên Sơn…

Đi Trên Đường Tơ Lụa Cũ, Mới

© Nguyễn Công Khanh

Nguồn: Tạp Chí Hợp Lưu | 15/12/2021

Qua Thiên Sơn kìa ai chén rượu vừa tàn…” Đó là một câu trong Hòn Vọng Phu, bản trường ca bất hủ của nhạc sĩ Lê Thương, gồm ba bài sáng tác từ năm 1943 đến 1947. Một trong những bản trường ca đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam.

nhac-hon-vong-phu-le-thuong “Hòn Vọng Phu”, Ảnh cungtapnhac.com

Lê Thương đã nghiền ngẫm đề tài người chinh phu từ lâu trước khi sáng tác. Theo Net, nhạc sĩ đọc thuộc “Chinh Phụ Ngâm”, cả nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn và bản dịch chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm. Ngoài ra, Lê Thương đã bắt gặp nhiều hình tượng người chinh phụ ngoài đời thực. Nàng Tô Thị bồng con chờ chồng đến nỗi hóa thành đá ở Lạng Sơn, người chinh phụ trên núi Đá Bia, ở Phú Yên, phía đông đèo Cả, thậm chí là cả Vọng Phu Thạch ở Trung Hoa khi ông vượt qua biên giới Việt Trung. Tất cả những hình tượng này đều khiến Lê Thương đưa ra một chiêm nghiệm: Dù ở phương trời nào, chiến tranh luôn gây ra nỗi đau đè nặng lên người phụ nữ. Cảm xúc đó đã khiến nhạc sĩ xúc động sâu sắc để viết bộ ba bài hát Hòn Vọng Phu.

Đoàn Thị Điểm đã viết trong đoạn mở đầu Chinh Phụ Ngâm:
“Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây
Chín tầng gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh”

Tất cả những cảnh bi hùng trong Chinh Phụ Ngâm đều đã ẩn hiện trong trường ca Hòn Vọng Phu của Lê Thương… Đọc tiếp


Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine…

Nguồn: https://nghiencuuquocte.org | (09/02/2022)
Phiên dịch từ Why Russia Has Never Accepted Ukrainian Independence, | The Economist, 18/12/2021

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tám giờ tối Chủ nhật, ngày 08/12/1991, Mikhail Gorbachev, Tổng thống Liên Xô, nhận được một cuộc điện thoại bằng đường dây tối mật. Người ở đầu dây bên kia là Stanislav Shushkevich, một giáo sư vật lý khiêm tốn, người mà vài tháng trước đó, trong công cuộc cải tổ của Gorbachev, đã được giao đảm nhận chức vụ lãnh đạo Cộng hòa Belarus thuộc Liên Xô. Shushkevich gọi từ một cabin đi săn trong khu rừng Belovezh tươi đẹp để nói với nhà cải cách vĩ đại rằng, ông đã ‘mất việc’: Liên Xô đã kết thúc rồi.

Nhìn lại, dấu hiệu cáo chung đã xuất hiện từ tháng 8, khi KGB, những nhân vật Cộng sản cứng rắn và quân đội đã buộc Gorbachev chịu quản thúc tại gia, và tiến hành một cuộc đảo chính. Sau ba ngày kháng cự hòa bình, dẫn đầu bởi Boris Yeltsin, Tổng thống Cộng hòa Xô viết Nga, họ đã rút lui. Sự kiện đó đã loại trừ mọi khả năng quay trở lại một Liên Xô trong quá khứ. Nhưng Gorbachev vẫn nuôi hy vọng về một người kế nhiệm hậu Xô Viết theo chủ trương tự do, như một cách để có thể giữ, chí ít là, một số nước cộng hòa liên kết với nhau. Cuộc gọi của Shushkevich đã giết chết hy vọng cuối cùng đó… Đọc tiếp

⟩⟩Trở Về Đầu Trang

Leave a comment