June-2023_w4

✵ ★ ★ ★ ✵

Các bài viết sưu tầm: June 23, 2023

1

Những Con Đò.

© Khuất Đẩu.

Nguồn: © tranthinguyetmai (05/2023)

anh-minh-hoa-con-do

Tranh Nguyễn Trí Minh. © binhminh-artgallery (TTNM).

Sắp qua sông Mịch La, con sông nối giữa hai bờ, bên này là trần gian, bên kia là âm phủ. Ngay cả một con chó chết bà tôi vẫn phải nhét vào miệng nó một đồng tiền kẽm để trả tiền đò. Không biết đến lượt tôi, giữa thời đại AI này, vợ con tôi có tìm được đồng tiền kẽm nào không, nếu không chắc phải bơi qua, mà bơi giữa một bầy cá sấu, chết là cái chắc. Nhưng đã chết một lần rồi, thì chết một lần nữa, cũng đâu có sao!

Là nói chơi vậy thôi, chứ còn ngồi gõ thế này, thì chết sao được. Thây kệ lũ quỷ lái đò, chúng nó cứ dài cổ ra chờ, tôi dại gì mà gọi.

Con đò tôi muốn gọi, là con đò của những cô gái xa xưa tận những năm 50, 60 của thế kỷ trước, trên những sông Hồng, sông Hương, sông Tiền, sông Hậu…

Đọc tiếp… TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NNQ sưu tầm).

(1) Trang thơ Nguyễn Tất Nhiên. Nguyễn Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh ngày 30-5-1952 tại xã Bình Trước, quận Đức Tu, tỉnh Biên Hoà. Sau 5-1975 sống tại Hoa Kỳ. Mất ngày 3-8-1992 tại California. Lúc còn trẻ ông còn có biệt danh là Hải ngáo hay Hải khùng do bạn bè đặt do tâm hồn luôn mơ mộng, không tập trung ngay cả khi đang học…   Đọc tiếp @ thivien.net

(2) Đò Dọc (Bình-Nguyên Lôc). Nếu như miền Tây Nam Bộ có các nhà văn nổi tiếng như Hồ Biểu Chánh, Lê Văn Trương, Sơn Nam, Lê Xuyên… thì miền Đông Nam Bộ có Bình Nguyên Lộc (7/3/1914 – 7/3/1987). Ông chào đời năm 1914 tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương…) Thân mời đọc tác phẩm này @ vnthuquan.net

    ❖ Thiến!‎‎ Khi tôi còn bé, những buổi trưa ở thôn quê thật buồn. Chỉ có nắng ngùn ngụt như bốc khói. Và gió, những cơn gió hừng hực đuổi lũ rơm rạ cuống quít chạy trốn trên đường làng. Cái tiếng gà trưa lúc này nghe ra đúng là thật não nùng. Mà cái tiếng của một ông thợ hoạn lại càng não nùng bi thiết hơn!

– He… o thiến hôn…??? Đọc tiếp @ daihocsuphamsaigon

   ❖ Lại bàn về cái sự nói láo. Nói láo cùng một nghĩa với nói dối. Nhưng từ láo nghe “đã” hơn từ dối. Cho nên tuy là người núi Tản sông Đà, nhưng cụ Nguyễn cũng phải dùng đến tiếng miền Nam để dịch vọng ngôn và vọng thính. Nếu dùng từ dối, tác giả Thề non nước chắc đã không được người cùng thời tôn là thi bá…  Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Phận Rau Răm. Gió đưa cây cải về trời – Rau răm ở lại chịu lời đắng cay (ca dao). Trong một lần cứu trợ thương phế binh VNCH, do Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn tổ chức (2014), nhà thơ Nguyễn Duy có gửi thư mời Tô Thùy Yên, nhưng ông không về được, chỉ gửi bài thơ Ta Về, như một chút tình đồng cảm. Bài thơ đã được đem đấu giá (không rõ được bao nhiêu tiền) để đóng góp ít nhiều vào quỹ. Điều ấy chứng tỏ ông thương người ở lại xiết bao… Đọc tiếp @ hung-viet.org

    ❖ Đọc tản văn của Khuất Đẩu (Mặc Lâm). Khuất Đầu có một phong cách viết dí dỏm và trong từng câu chữ của ông tuy nổi lên các phê phán rất mạnh mẽ nhưng sự hiểm ác không hề có. Chiếc roi dư luận được ông xử dụng thành thạo và chừng mực, chừng như ông sợ người bị đòn sẽ đau, kể cả kẻ ấy là Đảng, một thế chế mà ông đã minh họa từng chi tiết trong “Những tháng năm cuồng nộ” nhiều năm về trước… Đọc tiếp @ RFA

    ❖ Khuất đẩu & Ngày sẽ hết!

Ngày sẽ hết, tôi sẽ không ở lại
Tôi sẽ đi dù chưa biết đi đâu.
(Bùi Giáng)

Tôi tròn 80, tuổi mụ. Tâm trạng của tôi lúc này giống như Bùi tiên sinh, biết chắc cái phút giây cuối cùng của đời mình sẽ đến và khi nó đến, dù dịu dàng hay dữ dội, thì cũng sẽ đi thôi… Đọc tiếp @ baotreonline

    ❖ Tiếng Cười Đoàn Viên.

    ❖ Tình Gìa.‎‎

    ❖ Huyền Trân Công Chúa p1 (Khuất Đẩu). Các nhà viết sử ngày xưa rất kiệm lời. Câu chuyện Công Chúa Huyền Trân chỉ có mấy dòng như thế này: “Năm Tân Sửu (I301) Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đi sang Chiêm Thành xem phong cảnh có ước gả Công Chúa Huyền Trân cho Chế Mân (Chế Mân lại xin dâng châu Ô và châu Rí làm lễ cưới, bấy giờ vua Anh Tông mới quyết ý thuận gả). Đến tháng sáu năm Bính Ngọ (1306) cho công chúa về Chiêm Thành. Chưa được một năm, Chế Mân mất, mà theo tục Chiêm thành vua chết thì hậu phải chết theo. Anh Tông được tin ấy sai Trần Khắc Chung giả mượn tiếng vào thăm để cứu công chúa. Nhân đó Khắc Chung cùng nàng tư thông trên biển…” Đọc tiếp @ vandoanviet

2

Những Ngày Này Năm Ấy.

© Trang Châu.

Nguồn: © baovecovang2012 (04/2023)

Tôi nhớ mãi buổi làm việc cuối cùng ở phòng mạch, đường Tổng Đốc Phương ở Chợ Lớn, vào chiều thứ Sáu, 25 tháng 4 năm 1975. Bệnh nhân hôm đó đông hẳn lên. Hỏi ra mới biết các phòng mạch chung quanh đều đóng cửa, các bác sĩ đi hết. Cô Bảy, cô y tá người Việt gốc Hoa, lo lắng hỏi tôi:

– Ông có tính đi không?

– Tôi có một, hai đường dây nhưng chưa quyết định đi. Chờ xem tình hình ra sao đã.

Tôi nói cho cô Bảy an lòng, nhưng tôi có linh cảm đây là buổi làm việc chung cuối cùng. Chiều nay trước khi đến phòng mạch tôi đã khám bệnh từ 5 đến 6 giờ ở trạm y tế của Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam, còn được gọi là Nhà Kiếng, của ông Trần Quốc Bửu. Địch đã về đến Long Khánh. Ông Nguyễn Bá Cẩn, người của ông Bửu, vừa lên làm Thủ Tướng. Hôm ấy người đến chờ xin được ông Bửu tiếp đứng chật ra cả sân sau. Ông Bửu vừa từ Hoa Kỳ trở về. Tôi lo lắng muốn biết tình hình ra sao, liền gọi cô Linh, cô y tá của trạm y tế, nói riêng:

– Tôi muốn gặp “anh Tám”, nhờ cô lên hỏi anh có cần tôi lên đo áp huyết không…

Đọc tiếp… TẠI ĐÂY

Trang Châu. Trang Châu tên thật Lê Văn Châu, sinh ngày 28 tháng 3 năm 1938 tại Huế. Ông là con trai thứ của cựu trung tướng Việt Nam Cộng Hòa Lê Văn Nghiêm. Thuở nhỏ theo học tại các trường Pellerin, Thiên Hựu (Huế), Yersin (Đà Lạt). Tốt nghiệp Y khoa năm 1966. Là bác sĩ quân y, phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù, kể từ 1966 đến năm 1971. Trước 1975, Trang Châu cộng tác với các tạp chí: Tiền Phong, Khởi Hành, Văn Học,… Tỵ nạn tại Montréal Canada từ năm 1977, hiện hành nghề tại phòng mạch tư. Tiếp tục sáng tác, nhưng ít gởi bài đăng báo. Tháng 6 năm 1987, được bầu làm chủ tịch Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tại Canada, trung tâm Quebéc. Tác phẩm đã xuất bản: Tình Một Thuở (1964), Y Sĩ Tiền Tuyến (bút ký, 1970). Tập bút ký Y Sĩ Tiền Tuyến từng đoạt giải thưởng văn học của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa.

3

Ngã và Vô Ngã.

“Tạp ghi tháng 9” TDN.

© Trần Doãn Nho.

Nguồn: © Tạp chí Da Màu (2018)

anh-minh-hoa

Ảnh minh họa. © coitaba.

Trong thời gian vừa qua, Da Màu cho đi hai bài viết khá dài, một của Nguyễn Nhân Trí và một của Đinh Từ Thức. Xin ghi lại vài cảm nghĩ.

Vô ngã

Thú thật, tuy biết lý thuyết tiến hóa của Darwin ngay từ khi còn học trung học, nhưng tôi chưa hề có dịp tìm hiểu sâu hơn. Chỉ biết một cách đại khái: con người là thành quả của một quá trình tiến hóa lâu dài từ con vật, và quy luật tiến hoá dựa trên sự cạnh tranh sinh tồn, mạnh được yếu thua…Cũng biết đó là lý thuyết đi ngược hẳn với thuyết Sáng Tạo của Thiên Chúa giáo.

Đây là lần đầu tiên, tôi được đọc toàn bộ quan điểm của Darwin, qua một bảng tóm lược và luận giảng đầy đủ của tác giả Nguyễn Nhân Trí. Tôi đọc bài viết nhẩn nha như đọc một truyện dài với những ngạc nhiên thích thú về công trình tìm tòi đầy công sức và thiện tâm về sự sống của sinh vật trên địa cầu của một nhà khoa học cách đây hơn 150 năm. “Nhân vật” chính – nếu có thể gọi là nhân vật – không phải là con người, lại càng không phải là một người nào đó riêng biệt, cô Thúy, anh Tư, chị Nhung… mà là chủng loại, một tập hợp của những sinh vật cùng loại. Chúng đã có mặt, và cứ thế, sinh sôi nẩy nở. Để làm gì? Không biết. Cứ sinh sản, sinh sản miết. Nếu đủ điều kiện là cứ sinh sản. Mỗi một cá thể dần dà biến mất nhưng chủng loại thì vẫn còn. Một con kiến là con kiến và là chủng loại kiến. “Tất cả mọi cá nhân, mọi tập thể, mọi chủng loại trong thiên nhiên đều tìm đủ mọi cách để phát triển dòng giống của chúng tiếp tục vào tương lai.” Đó là câu chuyện dài, trải dài cả trăm ngàn năm hoặc hơn thế. “Darwin tin rằng chỉ trong vòng vài ngàn năm, có nhiều trường hợp chỉ cần vài trăm năm (và gần đây có thí nghiệm cho thấy chỉ cần vài mươi năm), là nhiều động thực vật dưới sự quản lý của con người đã có thể biến đổi thành ra những sinh vật hoàn toàn khác biệt so với những sinh vật tổ tiên của chúng. Trong khi đó có thể mất hàng trăm ngàn năm để những sinh vật trong thiên nhiên đạt được các biến đổi tương tự.”

Đọc tiếp… TẠI ĐÂY

Ghi chú: Lý thuyết của Darwin. (*) Charles Darwin, một nhà tự nhiên học người Anh thế kỷ 19, không phải là người đầu tiên lập luận rằng các loài đã thay đổi – đôi khi thành các loài hoàn toàn khác nhau – theo thời gian. Tuy nhiên, ông là người đầu tiên công bố lời giải thích về cách thức hoạt động của nó. Lý thuyết “chọn lọc tự nhiên” của Darwin đề xuất rằng trong cuộc cạnh tranh cho các nguồn tài nguyên khan hiếm, các loài có đặc điểm phù hợp hơn với môi trường của chúng phát triển và sinh sản, truyền lại các đặc điểm thuận lợi của chúng cho con cái của chúng, trong khi các loài không có lợi thế như vậy cuối cùng đã chết. Darwin đã công bố phát hiện của mình trong On the Origin of Species vào năm 1859. Ông kết luận rằng “các loài đã được sửa đổi, trong một quá trình dài đi xuống, chủ yếu thông qua sự chọn lọc tự nhiên của nhiều biến thể liên tiếp, nhẹ, thuận lợi.” Điều này, ông lập luận, giải thích cho sự đa dạng của các loài trên trái đất, mà ông tuyên bố có nguồn gốc từ hàng triệu năm trước từ một tổ tiên duy nhất.

Ông nhận thức được rằng ý tưởng này sẽ thu hút sự phản đối dữ dội, vì nó thách thức câu chuyện của Kinh thánh về nguồn gốc của sự sống như được trình bày trong sách Sáng thế. Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời đã tạo ra tất cả các loài động vật trong hình dạng hiện tại của chúng trong khoảng thời gian sáu ngày, đỉnh điểm là sự sáng tạo của người nam và người nữ, A-đam và Ê-va…   Nguồn @ columbia.edu

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NNQ sưu tầm).

    ❖ Đến lúc đi, là đi.‎‎‎‎ Buổi sáng, chị gửi ra một email ngắn cho bạn bè trong nhóm, giọng điệu vui vẻ, trêu chọc. Buổi chiều, chị đột ngột rời thân xác mình. Thân xác nằm im. Chị nằm im.

Và mấy ngày sau, thân xác vẫn nằm im, nhưng chị ra đi. Một ra đi dứt khoát, không chia tay, không chuẩn bị, không bịn rịn, không nuối tiếc. Một ra đi tuyệt đối. Không đau cái đau thân xác. Không đau nỗi đau tử biệt sinh ly. Một chuyến hành trình vào vô hạn… Đọc tiếp @ damau.org<

    Văn học Miền Nam 54-75 (Trần Doãn Nho – kỳ 1).‎‎

    ❖ Nhạc lính.

    ❖ Hè, đọc thơ ve: ve sầu, ve lạnh, ve vui.

    ❖ Thử đọc lại vài trang sách của Trần Doãn Nho (Lương Thư Trung).‎‎ Trần Doãn Nho viết truyện với tài dựng truyện, sắp xếp tình tiết làm cho truyện nào cũng có những xung đột, gây cấn mà hấp dẫn, lôi cuốn với cách dùng chữ vừa vặn, không dư không thiếu như cốt cách của một nhà mô phạm, mà ông lại là nhà mô phạm, nên truyện của Trần Doãn Nho không chuyên chở những thù hằn, những xưng tụng như một tiếng nói mang giá trị tuyệt đối đúng, mà là một phơi bày ra một hoàn cảnh, một tâm cảm rằng đời sống là một bắt gặp không phải tình cờ mà do một sắp đặt sẵn của trời đất, con người chỉ còn biết sống sao cho phải lẽ của một con người. Chính vì vậy truyện của Trần Doãn Nho dù có nhiều xung khắc, những bi kịch đấy nhưng rồi cũng được hóa giải, nhưng không phải do tác giả làm sãn cho người đọc, mà tác giả cần người đọc làm tiếp giùm cái phần hạ hồi phân giải này…

Đọc phiếm của Song Thao và đọc truyện của Trần Doãn Nho nó thú vị là ở chỗ tác giả bỏ lửng nửa chừng đó của những trang đời. Như cái kết của truyện “Căn Phòng Thao Thức” giữa bà Phượng và ông Điền:

Ông nhìn đồng hồ: – Bốn giờ rồi. Tôi chắc tụi nó cũng sắp về.

Ngừng một lát, ông nói thêm một câu, ngoài ý muốn:

– Chị nên đi ngủ cho khỏe. Đừng lo lắng vu vơ nữa.

Bà Phượng miễn cưỡng đứng dậy, không nói gì, lẳng lặng bước đi. Chiếc rốp ngủ phất phơ với những đường nhăn vô tình, ý nhị. Bà vào phòng, khép cửa. Then cài. Đèn tắt. Im lặng. Ông nhìn đăm đăm. Đường sang trên cánh cửa không còn. Ông thở dài, nằm xuống, tự hỏi chẳng biết một lúc nào đó, cánh cửa sẽ mở ra, bạo dạn đón ông vào, rồi khép lại, khép chặt lại (7).

Có hay không “cánh cửa sẽ mở ra…, rồi khép chặt lại?” Nào ai biết được! Làm sao biết được những “thao thức” của “căn phòng” với hai con người luôn ‘thao thức” trong nhau !?!   Đọc tiếp @ Thất Sơn Châu Đốc

Leave a comment