July-2023_w2

★ ✵✵✵ ★

Các bài viết sưu tầm: July 14, 2023

1

Hiệp định Genève 1954.

Diễn tiến, Nội dung và Hậu quả

© Đỗ Kim Thêm.

Nguồn: © kimthemdo.com (03/2021)

le-ky-HD-Geneve

Lễ ký Hiệp Định Geneve, © Ảnh Internet.

Bối cảnh

Hiệp định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954 được hình thành trong bối cảnh xung đột quốc tế và quốc gia, chia lãnh thổ Việt Nam thành hai miền Nam và Bắc, mở đầu cho cuộc di cư của non một triệu người từ Bắc vào Nam; ngược lại, 130.000 quân Việt Minh miền Nam tập kết ra Bắc và 10.000 ở lại để lo xây dựng cơ sở ban đầu cho cuộc chiến sắp tới. Các biến chuyển trọng đại này đã tạo nên khúc quanh cho lịch sử Việt Nam hiện đại.

Sử gia Hà Nội ca ngợi rằng chiến thắng Ðiện Biên Phủ của Việt Minh trong ngày 7 tháng 5 năm 1954 là nguyên nhân chính buộc cho Pháp phải mở ra hội nghị ngay ngày hôm sau tại Genève.

Sự thật khác hẳn. Đó là một tình cờ trùng hợp ngẩu nhiên trong lịch sử. Hội nghị đã được triệu tập từ ngày 26 tháng 4 năm 1954, nghĩa là trước khi Pháp bại trận. Theo kế hoạch đàm phán, ngày 8 tháng 5 năm 1954 mở đầu cho giai đoạn thứ hai để các Ngoại trưởng Liên Xô, Pháp, Anh, Mỹ và Trung Cộng thảo luận về các hậu quả của chiến tranh Cao Ly. Ngày Pháp đầu hàng tại Điện Biên Phủ cũng là ngày các ngoại trưởng tham dự giải quyết vấn đề Đông Dương và tất cả đều có các quan điểm dị biệt.

Việt Nam tham gia trong cuộc hội nghị, nhưng có hai phái đoàn, một làm đại diện cho chính phủ Quốc Gia Việt Nam của chế độ Bảo Đại, do Đặc sứ Nguyễn Quốc Định làm Trưởng đoàn, sau thay thế bởi Nguyễn Trung Vinh rồi Trần Văn Đỗ; hai làm đại diện cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCCH) do Thủ tướng Phạm văn Đồng, thay mặt cho Việt Minh…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Sáu Mươi Năm Nhìn Lại (Trọng Đạt). Một bài đăng trên tờ Constellation của Pháp năm 1966 có mô tả đêm 19/6/1946, Võ Nguyên Giáp cho Tự Vệ tấn công quân Pháp tại Hà Nội, cuối bài người ký giả kết luận. “Đó là trận đánh mở đầu của cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ (La guerre la plus longue du siècle), nó kéo dài từ hai mươi năm qua, và đất nước bị chia đôi mãi mãi…”  Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Hiệp Định Geneve 20-7-1954. Bài học gì cho Bộ Chính Trị ĐCSVN ngày nay? (LS Lưu Tường Quang).‎‎ Chúng ta không thể thay đổi lịch sử, nhưng diễn tiến lịch sử tại Hội Nghị Genève 1954 có thể cho ta bài học gi? Trái với luận điệu tuyên truyền “môi hở răng lạnh” mà cả Bắc Kinh và Hà Nội đều đã sử dụng, Trung Quốc giúp đỡ phe cộng sản tại Việt Nam trước và sau năm 1954 là vì quyền lợi của Trung Quốc. Trung Quốc coi Hội Nghị Genève là bàn đạp để Trung Quốc xác định vai trò đại cường trên diễn đàn quốc tế…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Ai vi phạm hiệp định Genève 1954? (Trần Gia Phụng) Danh xưng chính thức đầy đủ của hiệp định Genève về Việt Nam là Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, được viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt, có giá trị như nhau. Ngoài Pháp và VNDCCH tức Việt Minh, các nước khác cùng ký vào hiệp định Genève còn có Anh, Liên Xô, Trung Cộng, Lào, Cambodia. Hai chính phủ QGVN và Hoa Kỳ KHÔNG KÝ VÀO BẢN HIỆP ĐỊNH NẦY…   Đọc tiếp @ Báo Tiếng Dân

2

Văn Hóa Nông Nghiệp Việt Nam.

© Vũ Tài Lục.

Nguồn: © nghiencuulichsu.com (Mar/2021)

anh-minh-hoa-vietnam-xua

Ảnh minh họa. © nghiencuulichsu.

Họ là những người quê mùa non nước Việt
Sống cần lao bên ruộng lúa đồng khoai
Lúa xanh rờn nhờ họ đổ mồ hôi
Nước Việt sống vì mồ hôi họ đổ

– Bàng Bá Lân

Tìm trong non một thế kỷ luân hãm, chiến tranh và hỗn loạn, người ta vẫn thấy tất cả đều hàm chứa tinh thần văn học Việt trong chứng minh rằng tinh thần văn hóa Việt vẫn tiếp tục làm chủ tể con đường lịch sử của dân tộc, mọi âm mưu nhằm phủ nhận hoặc triệt để cải tạo nó đều thất bại.

Văn hóa Việt thế nào?

Nói đến văn hóa Việt tức là nói đến văn hóa nông nghiệp…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

3

Gia Đình Bác Tám.

© Đoàn Xuân Thu.

Nguồn: © https://petruskyaus.net (Viewed 18/06/2023)

hoat-canh-gd-bac-8

Một hoạt cảnh gia đình Bác Tám. © dongsongcu.

Trước năm 1975, cứ 5 giờ sáng, hầu như gia đình ở nông thôn miền Nam nào cũng vặn ‘ra-dô’ ấp chiến lược để nghe chương trình: “Gia Ðình Bác Tám”. Ðề tài mỗi ngày là một câu chuyện nho nhỏ xảy ra hàng ngày trong tình làng nghĩa xóm. Mà không phải chỉ dân quê mới khoái nghe tiếng ếch, nhái kêu đêm mưa, tiếng gà gáy sáng, tiếng chó sủa khi khách ghé nhà thăm, dân tỉnh thành, lẫn Sài Gòn cũng thích nghe “Gia Ðình Bác Tám”! Với ông Tám: Lâm Hưng. Bà Tám: Kim Thương. Hiền: Thy Lan. Lành: Thanh Quang. Bà Năm Trầu: Diễm Kiều. Ông Chín Ðờn Cò: Minh Khánh. Cùng góp giọng của kịch sĩ Tú Trinh, Phi Thoàn, Thanh Hoài, Khả Năng và Bà Năm Sa Ðéc.

(Thân phụ của kịch sĩ Tú Trinh là ông Chín Trích chơi đờn cò lão luyện. Có lẽ vì thế mà trong chương trình Gia Ðình Bác Tám có nhơn vật ông Chín đờn cò hay chăng?)

Đọc tiếp…

Khi CSBV chiếm được Miền Nam, chúng dẹp luôn chương trình ‘Gia đình Bác Tám’. Nông thôn ngày nay không còn nghe thấy được những mẫu chuyện đầm ấm như xưa. Giờ thay bằng những câu chuyện thương tâm: Nhậu nhẹt say sưa chồng giết vợ, anh em ruột thịt chém giết nhau vì giành nhà, giành đất. Làng quê vắng vẻ, đìu hiu chỉ còn lại những ông bà già héo hon. Thanh niên lìa quê, tha phương lên Bình Dương làm cu li kiếm sống. Thiếu nữ có chút nhan sắc đi lấy chồng Ðài Loan để thoát nghèo!

Biết đến bao giờ có lại được khung ảnh yên lành, đầm ấm, yên bình đong đầy tình người ở nông thôn Miền Nam như trước năm 1975!

Có tài liệu cho biết đạo diễn chương trình Gia Ðình Bác Tám là nghệ sĩ Năm Châu (1906-1977). Ông Năm Châu là nghệ sĩ, soạn giả cải lương kỳ tài, giáo sư kịch nghệ của trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn. Ông Năm Châu cũng là người đầu tiên tổ chức nhóm chuyển âm phim cho hãng phim Mỹ Phương và hãng Mỹ Vân.

Chính vì vậy nói ông Năm Châu làm đạo diễn cho chương trình “Gia Ðình Bác Tám” nghe còn có lý.

Nhưng mới đây, anh bạn văn của tui lại nghe Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân khoe với ông Bác sĩ Ngô Thế Vinh là: “Với kinh nghiệm trước đó đã từng cộng tác với Ðài phát thanh Philippines thời còn là sinh viên ở Los Baños, năm 1972 khi về nước, Võ Tòng Xuân đã mạnh dạn đề nghị với Ðài phát thanh Sài Gòn xây dựng ‘Chương trình Gia Ðình Bác Tám’, là một chương trình giáo dục về canh nông với Võ Tòng Xuân viết kịch bản chuyên môn kiêm diễn viên chính.

(Anh bạn văn không biết Giáo sư Võ Tòng Xuân đóng vai gì? Nếu có thì ông Giáo sư rất là đáng nể. Mâm nào cũng có ổng hết ráo).

Rồi cũng nghe Giáo sư Võ Tòng Xuân nói: “Chương trình ‘Gia Ðình Bác Tám’ là những màn thoại kịch ngắn, duyên dáng và hấp dẫn, có sức cuốn hút rộng khắp, vào xa tới cả các mật khu”(?)

(Chuyện nầy ngộ nhe?! Ðài phát thanh Sài Gòn phát thì VC nằm trong bưng, sáng ở không, buồn buồn nó có ra-dô là nó vặn để nghe thôi!?)

gs-Nguyen-Duy-Xuan

GS Nguyễn Duy Xuân (1925-1986). © thnlscantho.

Ðể chứng tỏ chương trình nầy của mình làm đạo diễn và diễn viên chánh hay thiệt là hay nên đồng chí Ba Xuân, tức Dr Rice, tức đốc tờ Lúa) cũng có khoe: “Chú Sáu Dân tức Võ Văn Kiệt cũng đã từng là thính giả biết tiếng anh Ba Xuân. Ðồng chí Phạm Sơn Khai vào tiếp quản Ðại học Cần Thơ đã hỏi ngay giữa hội trường, “Giáo sư Võ Tòng Xuân Gia Ðình Bác Tám còn đây không?” Anh bạn văn của tui nghi giai thoại nầy là ba xạo vì Bảy Khai là dân tập kết, làm Trưởng phòng Tổ chức Ðại học Sư phạm Hà Nội. Sau tháng Tư 75, thấy êm êm mới bò về thì biết khỉ mốc gì về ‘Gia Ðình Bác Tám’ của Miền Nam.

Bảy Khai không có bằng cấp đại học gì ráo. Nên mỗi lần giới thiệu chỉ là trên răng dưới dế: đồng chí Viện trưởng Phạm Sơn Khai. Chẳng qua hồi 9 năm, Bảy Khai quen Sáu Dân nên được thay thế Giáo sư Nguyễn Duy Xuân về làm cha các giáo sư Viện Ðại học Cần Thơ còn kẹt lại.

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Duy Xuân sinh năm 1925 tại Ô Môn, Tỉnh Cần Thơ. Ông là cựu học sinh Collège de Can Tho. Sau khi đậu bằng Thành Chung, ông sang Pháp học Cử nhân Kinh tế. Qua Anh, lấy bằng Cao học; tiếp đến sang Mỹ lấy Tiến sĩ Kinh tế học đại học Vanderbilt.

Về Việt Nam năm 1963, Tiến sĩ Nguyễn Duy Xuân làm Tổng trưởng, Cố vấn Kinh tế cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ðầu năm 1970, ông được mời về quê nhà Cần Thơ làm Viện trưởng Viện Ðại học.

gs-VoTongXuan-va-tt-VoVanKiet

Võ Tòng Xuân (trái) lần đầu gặp Võ Văn Kiệt. © Tư liệu Võ Tòng Xuân.

Anh bạn văn của tui cho biết trước cổng Khu Cái Răng trường Ðại học Cần Thơ trên đường Mạc Tử Sanh là căn biệt thự do Nhựt bồi thường chiến tranh cất cho ông Viện trưởng. Lúc đó, ảnh học trường Ðại học Sư phạm và Văn khoa Cần Thơ hay thấy Giáo sư Nguyễn Duy Xuân ưa mặc bộ đồ bốn túi màu cau khô từ trong đó đi ra. Sau 75, CS lấy căn biệt thự nầy để làm nhà khách cho các Ủy viên Bộ Chánh trị từ Hà Nội vào kinh lý tỉnh Hậu Giang.

Năm 1972, Giáo sư Nguyễn Duy Xuân đích thân mời ông Võ Tòng Xuân ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế Los Banos Philippines về trường Cao đẳng Nông nghiệp để giảng dạy.

Những ngày sau cùng của tháng Tư năm 1975, Giáo sư Nguyễn Duy Xuân làm Tổng trưởng Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên trong nội các của Thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Giáo sư Nguyễn Duy Xuân bị CS bắt đi đày ra ngoài Bắc. Mười một năm sau, 1986, giáo sư Nguyễn Duy Xuân qua đời. Ông được chôn trên một ngọn đồi, thuộc Trại Cải tạo Ba Sao Hà Nam khi ông chỉ mới 61 tuổi.

Tóm lại, trước năm 1975, Giáo sư Võ Tòng Xuân được Giáo sư Nguyễn Duy Xuân đỡ đầu. Sau 1975, nhờ ‘Gia Ðình Bác Tám’ nên Ba Xuân lại được Sáu Dân đỡ đầu.

Cùng là trí thức, cùng có bằng Tiến sĩ ngoại quốc như nhau nhưng Giáo sư Nguyễn Duy Xuân lại chết trong tù CS. Giáo sư Ba Xuân cũng ‘Xuân’ lại được đánh trống thổi kèn: Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhà Giáo Ưu Tú rồi Nhà Giáo Nhân Dân nên sống khỏe re, gáy te te. Thế nên hay cũng phải cần hên nữa!

© Đoàn Xuân Thu.

Thân mời đọc thêm @ petruskyaus

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET (NNQ).)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Tư Đầm Dơi! Có những vùng đất khỉ ho cò gáy, chó ăn đá, gà ăn muối, bà con nhỏ lớn chưa hề nghe nói tới tên. Vì nó ở trong Hóc Bà Tó. Như Phá Tam Giang ngoài Trung nổi tiếng ít nhiều cũng nhờ bài “Chiều Trên Phá Tam Giang” của nhà thơ Tô Thùy Yên. Ðọc thơ, tôi mới chịu khó tìm hiểu Phá là gì? Thì ra: Phá Tam Giang là vùng nước mặn rộng lớn thuộc tỉnh Thừa Thiên. Phá Tam Giang rộng khoảng 52km2, trải dài trên đất của 4 quận: Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà và Phú Vang. Phá Tam Giang có dải đất, cát chặn ở trước, ngăn cách với biển, thông ra biển bởi một dòng nước hẹp và chảy xiết.

Ðầm tương đối rộng lớn, đón nước từ nhiều sông rạch đổ ra, mùa mưa nước ngập sâu, mùa nắng nước cạn hơn. Ở Cà Mau, đầm Thị Tường (chắc tên của một ngươi phụ nữ) đột nhiên nổi tiếng, ít nhiều gì cũng do bút ký “Xa Ðầm Thị Tường” của nữ nhà văn nổi tiếng Nguyễn Ngọc Tư…   Nguồn @ TẠI ĐÂY

    ❖ Doctor Rice – Võ Tòng Xuân và Gia đình Bác Tám (Ngô Thế Vinh).‎‎ Miền Nam năm 1972, đang giữa cuộc chiến tranh Bắc Nam rất khốc liệt – giữa Mùa Hè Đỏ Lửa, Đại học Cần Thơ lúc đó là đại học duy nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được thành lập từ 31/03/1966 thời Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà phát triển mạnh, và đã có khóa tốt nghiệp đầu tiên ra trường (1970). Võ Tòng Xuân đã được GS Nguyễn Duy Xuân (1970-1975) – là Viện trưởng thứ hai sau GS Phạm Hoàng Hộ (1966-1970), viết thư mời ông về phụ trách khoa nông nghiệp – lúc đó trường vẫn còn là có tên là Cao Đẳng Nông nghiệp, với tư cách một chuyên gia về lúa…

Với kinh nghiệm trước đó đã từng cộng tác với Đài phát thanh Philippines thời còn là sinh viên ở Los Baños, năm 1972 khi về nước, Võ Tòng Xuân đã mạnh dạn đề nghị với Đài phát thanh Sài Gòn xây dựng “Chương trình Gia đình Bác Tám”, là một chương trình giáo dục về canh nông với VTX viết kịch bản chuyên môn kiêm diễn viên chính. Chương trình hàng ngày được phát thanh lúc 5 giờ sáng trước khi nông dân vác cuốc ra đồng, nhằm phổ biến kỹ thuật nông nghiệp phổ thông qua những màn thoại kịch ngắn duyên dáng và hấp dẫn có sức cuốn hút rộng khắp, vào xa tới cả các mật khu. Chú Sáu Dân cũng đã từng là thính giả biết tiếng Anh Ba Xuân qua chương trình này. Như một giai thoại, khi anh Bảy Khai tức Phạm Sơn Khai vào tiếp quản Đại học Cần Thơ đã hỏi ngay giữa hội trường: “GS Võ Tòng Xuân – Gia đình Bác Tám còn đây không?” Phạm Sơn Khai sau này giữ chức Viện Trưởng ĐH Cần Thơ trong suốt 10 năm từ 1976 – 1986, thay thế GS Nguyễn Duy Xuân, tuy tình nguyện ở lại nhưng vẫn bị bắt đi cải tạo và đã chết trong trại tù Ba Sao, Hà Nam Ninh 11 năm sau (1986)…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (01/2023)

    ❖ Ngấn lệ chiều áp lễ Giáng Sinh. Melbourne mùa Giáng Sinh tuyết chỉ rơi trên màn ảnh truyền hình. Thay vì tiếng nhạc tuần lộc kéo xe trượt tuyết, Jingle Bells, Jingle Bells, là tiếng hú còi inh ỏi “Cháy đâu? Cháy đâu?” của xe chữa lửa. Thay vì gió tuyết tràn qua khung cửa sổ, qua những dãy đồi thông, tùng, bách, là gió sa mạc từ phương bắc thổi về thành phố, mang theo tàn lửa, khói, bụi của hàng chục, trăm ngàn mẫu rừng bạch đàn đang phừng phừng bốc cháy.

Lúc ấy, tôi đang làm Santa Claus ở shopping centre. Công việc làm theo mùa, bắt đầu vào đầu tháng chạp, chấm dứt vào chiều áp lễ Giáng Sinh. Khách hàng đa số là trẻ con. Việc làm nhiều giờ, nóng kinh khủng; áo ướt đẫm, mồ hôi chảy thành dòng trên má. Cực hình. Hỏa ngục. Ấy là chưa kể đến những đứa trẻ nghịch ngợm, quậy phá, hò hét: “Á! Ông Santa Claus da màu!”   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Thân mời đọc “e-book của nhà văn Đoàn xuân Thu” @ TẠI ĐÂY (Định dạng lật trang PDF).

Leave a comment