July-2023_w4

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: July 28, 2023

✵✵✵✵✵✵

1

Âm Tính Trong “Kiếm Ma Inazuma”.

© Posted by Ha Nhan – Nhan Tử Hà.

Nguồn: © QGHC Úc châu. (June/2023)

dao-duc-kinh

Ảnh minh họa, © qghc Aus.

Thôi em nhé mình về cố quận
Uống thiên thu thấp thoáng trời xa
Thở hư không chìm trong huyền tẫn
Cười thơ ngây ẩn dưới trăng tà.

Có thể nói, không có cái gì sáng tạo bằng cái Không. Cho nên, Đạo Đức Kinh (1) mới nói ở chương I, câu B:

“Vô danh thiên địa chi thỉ ;
Hữu danh vạn vật chi mẫu.”

(Không tên là gốc của Trời Đất, có tên là mẹ của vạn vật).

Nói cách khác là “Hữu sinh ư vô.” (“Có” lại từ “Không” mà sinh ra.) Nhà Phật còn đi xa hơn nữa khi Long Thọ nói rằng:

“Dĩ hữu không nghĩa cố
Nhất thiết pháp đắc thành
Nhược vô không nghĩa cố
Nhất thiết tắc bất thành”
(2)

Nghĩa là:

Vì do có Tánh Không
Nên mọi pháp đều thành.
Nếu không có Tánh Không
Các pháp đều chẳng thành
… Đọc tiếp @ QGHC Úc châu.

    (*) Đạo Đức Kinh. Đạo Đức Kinh là quyển sách do Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 TCN. Theo truyền thuyết thì Lão Tử vì chán chường thế sự nên cưỡi trâu xanh đi ở ẩn. Ông Doãn Hỷ đang làm quan giữ ải Hàm Cốc níu lại ‘nếu ngài quyết đi ẩn cư xin vì tôi để lại một bộ sách!’ Lão Tử bèn ở lại cửa ải Hàm Cốc viết bộ ‘Đạo Đức Kinh’ dặn Doãn Hỷ cứ tu theo đó thì đắc đạo. Do đó, Đạo Đức Kinh còn được gọi là sách Lão Tử… Thân mời đọc tác phẩm này @ TẠI ĐÂY (Viewed 20/07/2023 NNQ)

    (*) Vua Oedipus. Oedipus, trong thần thoại Hy Lạp, vua của Thebes, người đã vô tình giết cha mình và kết hôn với mẹ mình. Homer kể lại rằng vợ và mẹ của Oedipus đã treo cổ tự tử khi sự thật về mối quan hệ của họ được biết đến, mặc dù Oedipus dường như vẫn tiếp tục cai trị tại Thebes cho đến khi ông qua đời. Trong truyền thống hậu Homeric, quen thuộc nhất từ Oedipus Rex của Sophocles (hoặc Oedipus Vua) và Oedipus tại Colonus (viewed 20/07/23)… Nguồn @ britannica.com

    (*) Anh em nhà Karamazov là tác phẩm cuối cùng của Fyodor Dostoevsky. Thoạt nhìn Anh em nhà Karamazov là cuốn tiểu thuyết về đề tài gia đình về loại gia đình ở đó không có những mối quan hệ trong sạch vững chắc không có nền móng đạo lý và tan rã trong hoàn cảnh của một xã hội đang băng hoại. Dostoevsky đã viết tác phẩm lớn nhất của ông về tình trạng hỗn loạn xã hội này, về sự tìm kiếm ‘ý nghĩa của tồn tại’ ở những con người đại diện cho các thế hệ thuộc quá khứ, hiện tại và tương lai của nước Nga… Nguồn @ vanthoconggiao.net (Viewed 20/07/2023)

    (*) Câu Chuyện Dòng Sông – Hermann Hesse (Dịch giả: Phùng Khánh & Phùng Thăng). Câu chuyện dòng sông là cuốn tiểu thuyết mang tính cách ngôn của Hermann Hesse kể về hành trình tâm linh của một người Ấn Độ tên là Siddhartha trong thời đại của Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Đây là tiểu thuyết thứ chín của Hesse, được viết bằng tiếng Đức, trong một ngôn ngữ đơn giản nhưng có vần điệu… Thân mời đọc tác phẩm này @ hoavouu.com (Viewed 20/07/2023 NnQ)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NNQ sưu tầm).

    ❖ Tiêu Phong – bi kịch của một anh hùng. Hư Trúc là bóng dáng của quá khứ như tồn tại trong ý thức chung của mỗi con người, một hành trình từ tuổi thơ ấu vô tư, trong sáng bước vào đối diện với những trắc trở, hệ lụy, và cả những tai hoạ của cuộc đời; là cái ngưỡng ban đầu được giới thiệu với tính dục, của sự khổ đau đến từ thế giới bên ngoài… Tiêu Phong, anh ta chính là biểu hiện cho hiện tại của con người trưởng thành, con người làm đối tượng lý giải và cảm xúc cho tất cả tư duy loài người. Ý nghĩa lớn lao nhất của nó đối với tư tưởng chính là ở chỗ những khổ đau, mâu thuẫn, và tai họa – những điều đã trở thành đồng nghĩa với sự hiện hữu, ý thức, cũng như sinh lực của nó. Hành trình của nó là một sự bế tắc, là cái vòng vô vọng khép kín muốn giải thoát khỏi chính mình, như con rắn Ouroborous cố tự nuốt đuôi mình vậy… Đọc tiếp @ Tạp chí Da Màu

    ❖ Nổi loạn. Chẳng biết tự bao giờ, con người cứ muốn nổi loạn. Nổi loạn để thành thoát khỏi kiếp vượn, nổi loạn để đứng bằng hai chân, nổi loạn để thoát khỏi đời sống săn bắn hái lượm, nổi loạn để thoát khỏi đời sống chiếm hữu nô lệ, nổi loạn để thoát khỏi chế độ phong kiến áp bức bất công. Mới đây, trong chuyên đề đồng tính trên tạp chí Da Màu, nhà văn Đặng Thơ Thơ cũng đã trình bày một pho nhật ký nổi loạn chống lại nền luân lý xã hội truyền thống, cụ thể là nền luân lý Kitô đã đè nặng trên đầu trên cổ con người suốt hai ngàn năm nay… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Con Cá Mắc Cạn. Ngày xưa có một người lính thú:
Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu vai mang súng dài.
Một tay thì cấp hỏa mai,
Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền.
Thùng thùng trống đánh ngũ liên,
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa…

Đi ngược dòng sông vài ngày rồi lên bộ lẽo đẽo vượt suối, rồi lại xuống thuyền ngược dòng sông, rồi lại lên bộ, cứ như thế ròng rã một tháng trường mới tới nơi đồn trú. Đó là miền biên giới có thác chảy ào ào suốt ngày đêm, có núi chập chùng cao ngất chắn mất đường về. Dọc theo ngọn nguồn con sông chảy xiết là những khu rừng già âm u nhiều rắn độc, nhiều thú dữ.

Đau đớn thay cho người lính thú. Anh phải ở đây ba năm, ba năm dài những lo âu, thương nhớ. Bất trắc có thể xảy đến hàng ngày khiến anh bỏ thây nơi rừng núi hùng vĩ nhưng hiểm độc này. Anh mà ngã xuống chỉ một chiếc lá nhỏ cũng đủ phủ thây anh vì thân anh sẽ rữa nát trước chiếc lá để rồi mất tích vào đám bùn đen ẩm thấp dưới rừng. Đêm đến anh ngủ, những hình ảnh khủng khiếp đó ùa đến cùng tiếng thác nước để uy hiếp linh hồn anh. Ba năm… ba năm dài… Đọc tiếp @ Quốc Gia Hành Chánh Úc Châu

    ❖ Ngã và Vô Ngã. Đọc Darwin, tôi thấy thích thú vì những phát hiện mới mẻ của nhà khoa học, nhưng buồn vì cảm thấy mình hoàn toàn… vô nghĩa. Trong cuộc t(b)iến hóa này, không có tôi, cũng không có chúng ta. Chỉ có sự sống và một diễn trình vô cùng tận. “Darwin đã hàm ý rằng con người chỉ là một trong những sinh vật đã trải qua một quá trình tiến hóa từ những chủng loại tiền sinh khác cũng không khác gì bất cứ con thú nào khác đã từng sống trên địa cầu nầy.” Mỗi một con người = con người = loài người. Và nằm trong dòng sinh diệt miên man cùng với muôn loài. Riêng mà rất chung. Đọc Darwin, tôi cảm thấy mình đâm ra…vô ngã! Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Đường Tăng. Đêm cuối cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai vào yết kiến Như Lai để lên kiếp Phật. Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt cuộc đời tâm nguyện tới cõi này, giờ đây khi sắp trút bỏ kiếp người, ông bỗng thấy lòng day dứt.

Nhiều ngày nay, thân thể Đường Tăng đã rã rời, đầu óc đầy mộng mị, tay biếng lần tràng hạt. Tâm linh như muốn níu chân dừng lại. Máu ông nhức nhối thấm lần cuối qua tim, cứa vào quá khứ đau xé. Ông nhớ tới những người sinh thành ra mình. Tinh cha, huyết mẹ tạo nên mà bao nhiêu năm nay ông không một lần thắp hương, không một lần nhắc nhở. Chặng đường dài tới đất Phật khiến trái tim ông dần chai sạn. Ông đã quá nhiều lần phải lạy lục, cầu khẩn các thần thánh lớn bé, đã quá nhiều lần giẫm đạp lên xác máu yêu ma xa gần, chỉ với một mục đích: “mau thành chính quả…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Giọt nước nghiêng mình (GS Nguyễn Văn Sâm). Ni sư đưa tay lượm vài cánh bông rơi rụng trên bàn bỏ vô dĩa đựng tách trà, ngó thẳng vô mặt người khách nữ, nói như khuyên giải: “Tiểu bang nầy lắm mưa, nhiều khi một mình ngồi ngó mưa rơi, ni nghĩ rằng từng giọt mưa là từng linh hồn con người nghiêng mình rớt xuống để nhập làm một với Đại Ngã là sông, biển. Chết là giai đoạn hủy xác, hồn về lại nơi phát sinh. Chết sống chỉ là những giai đoạn du hành rong chơi của tiểu linh hồn…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

2

Đông Nam Á trong mắt Trung Quốc.

Miến Điện, eo biển Malacca và Biển Đông.

© Nguyễn Lương Hải Khôi.

Nguồn: © usvietnam – oregon uni (May/2023)

eo-bien-Malacca

Eo biển Malacca. © vnexpress.

(Eo biển Malacca là một điểm yết hầu kết nối Ấn Độ Dương và Biển Đông. Căn cứ quân sự của Ấn Độ nằm trên chuỗi đảo Andaman và Nicobar ở cửa phía tây của eo biển. Ở cửa phía đông, trên Biển Đông, Trung Quốc đã xây các căn cứ quân sự khổng lồ trên các đảo nhân tạo ở đá Xu Bi và đá Chữ Thập. Ảnh Google Map, chú thích và minh hoa của tác giả)

Có những góc nhìn cho rằng Trung Quốc là bên thua cuộc trong cuộc đảo chính tại Miến Điện. Lập luận này dựa trên những tuyên bố ngoại giao của Trung Quốc, tuyên bố của những học giả Trung Quốc và những cảm xúc chống đối và nghi kỵ Trung Quốc trong xã hội dân sự Miến Điện và thậm chí trong cả một số lãnh đạo quân đội.

Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ lợi ích địa chính trị, giới quân sự Miến Điện hiện đã bước vào tình thế cần Trung Quốc. Cuộc đảo chính và việc đàn áp đẫm máu người biểu tình hiện nay có thể thay đổi bàn cờ địa chính trị ở châu Á, đem lại lợi thế to lớn cho Trung Quốc… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Nguyễn Lương Hải Khôi nhận bằng tiến sỹ triết học tại Đại học Nihon, Tokyo, Nhật Bản năm 2014, giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm TpHCM từ 2005, research fellow tại Đại học Nihon (2008), Đại học Hiroshima (2015), Đại học Johns Hopkins (2017), hiện là research fellow tại Viện Nghiên cứu Toàn cầu (Global Studies Institute), Thư ký Tòa soạn của Tạp chí US Vietnam Review, Đại học Oregon.

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    (1) ❖ Phần Lan hóa là gì? (The Economist, Biên dịch: Phan Nguyên – 14/02/2022.). Khi châu Âu dần chia thành hai khối đối lập do Mỹ và Liên Xô dẫn đầu vào buổi bình minh của Chiến tranh Lạnh, Phần Lan có một vị thế đặc biệt. Mặc dù chống lại một cuộc xâm lược toàn diện của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nước này đã buộc phải nhượng lại những vùng lãnh thổ rộng lớn, chi trả bồi thường và cho hợp pháp hóa Đảng Cộng sản Phần Lan. Trong thời kỳ ngay sau chiến tranh, đất nước này có ít mối liên hệ với phương Tây và bị người láng giềng khổng lồ ở phía đông đe dọa. Một hiệp ước được ký với Liên Xô năm 1948 đã trở thành cơ sở cho chính sách “Phần Lan hóa”. Phần Lan sẽ được duy trì chủ quyền của mình nhưng phải giữ vị trí trung lập trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường, không tham gia NATO lẫn Hiệp ước Warsaw. Nguồn @ nghiencuuquocte org

    ❖ Biển Đông (Vùng Biển Quan Trọng Nhất Thế Giới! – Câu chuyện về “tứ ma” ở Biển Đông – Daniel Yergin). Biển đông là vùng biển quan trọng nhất đối với kinh tế thế giới, ít nhất một phần ba của thương mại toàn cầu phải thông qua con đường hàng hải này. Đây cũng là vùng nước nguy hiểm nhất , nơi mà quân đội Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể dễ dàng va chạm.

Trong Mare Liberum, hay The Freedom of the Seas. Grotius viết, giống như không khí và bầu trời, nước là tài sản chung của nhân loại. Không quốc gia nào có thể sở hữu chúng hoặc ngăn cản người khác đi qua chúng. “Mọi quốc gia”, ông tuyên bố, “được tự do đi lại đến mọi quốc gia khác và giao dịch với quốc gia đó…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Đóng góp của Nhật cho Việt Minh ở trận Điện Biên Phủ. Số là Nhật Bản xây dựng một nền công nghiệp hoành tráng ở vùng Mãn Châu. Năm 1945, khi Liên Xô đánh tới thì họ đầu hàng, không phá huỷ tài sản. Liên Xô giao toàn bộ khí tài và nền công nghiệp Nhật cho Mao Trạch Đông. Trước đó Mao bị Tưởng đánh cho không còn gì, bỗng chốc thành người khổng lồ, còn Tưởng thì bị Hoa Kỳ bỏ quên (do dồn sức tái thiết Châu Âu). Chỉ 4 năm sau, Tưởng chạy ra Đài Loan.

Stalin nhìn Hồ Chí Minh và nói với Mao: Vũ khí Nga chuyển tới Việt Nam rất khó vì xa xôi, đồng chí hãy lấy vũ khí của mình cho Việt Nam rồi Nga sẽ bù lại vũ khí mới. Thế là từng đoàn xe vận tải và đại bác của… Nhật Bổn… ùn ùn… bao vây Điện Biên… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Sau 1975 ĐH Vạn Hạnh được tiếp quản như thế nào? Thư viện ĐH Vạn Hạnh có hàng vạn cuốn phim quay lại bản gốc các cuốn sách cổ của các nền văn minh trong lịch sử. Nhà nghiên cứu muốn đọc văn bản gốc thì mượn phim rồi đọc trên màn hình ti vi của thư viện. Không dễ để được các trường đại học, thư viện, bảo tàng trên thế giới cho phép thu thập một lượng tư liệu quý với số lượng lớn đến thế… Đọc tiếp @ haingoaiphiemdam

    ❖ Việt Nam, Nhật, và giàn khoan 981* Về vai trò của Nhật đối với Việt Nam trong đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc, không khó để mỗi chúng ta có câu trả lời. Chúng ta chỉ cần tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra ở Châu Á thế kỷ 21 này, nếu chỉ có một cường quốc duy nhất là Trung Quốc, không tồn tại một cường quốc có bề dày lịch sử là Nhật Bản hoặc Nhật Bản chỉ là một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Sự tồn tại của Nhật Bản như hiện nay đã là một ích lợi lớn cho Việt Nam và các nước đang phát triển trong khu vực – một quốc gia với vai trò gìn giữ vai trò hòa bình, là đối trọng để kiềm chế các động thái hung hăng gây hấn của Trung Quốc, là động lực kinh tế, và là một nền dân chủ trưởng thành nhất trong cả khu vực… Nguồn @ Diễn Đàn Thế Kỷ

    ❖ Học tập tư duy sử học qua câu chuyện Chính phủ Trần Trọng Kim. Trên VOA Tiếng Việt, ngày 24/8, nhà nghiên cứu Cù Huy Hà Vũ đăng bài “Độc lập giả hiệu của Đế quốc Việt Nam”, phản biện một công trình của nhà nghiên cứu Phạm Cao Dương, một sử gia tại Đại học Sư phạm Sài Gòn trước 1975 và UC at Berkeley và một số đại học khác ở Mỹ sau 1975 (cuốn sách “Bảo Đại – Trần Trọng Kim và Đế quốc Việt Nam”, Truyền thống Việt, 2017)..

Trong công trình nghiên cứu nói trên, sử gia Phạm Cao Dương cho rằng chính phủ Đế Quốc Việt Nam do Trần Trọng Kim làm thủ tướng, ra đời vào tháng 4 năm 1945 và kết thúc vào tháng 8 năm đó, là một chính phủ độc lập của một nước Việt Nam độc lập. Tác giả Cù Huy Hà Vũ phản biện kết luận của sử gia Phạm Cao Dương (chú thích số 6 trong bài), cho rằng nền độc lập của Việt Nam mà chính phủ Đế Quốc Việt Nam đại diện chỉ là “giả hiệu”, bản thân chính phủ Đế Quốc Việt Nam chỉ là “bù nhìn”.

Trong bài viết này, chúng tôi không nhắm đến mục đích đưa ra kết luận về Chính phủ Trần Trọng Kim (“bù nhìn” hay “độc lập”), mà chỉ phân tích các lập luận của tác giả Cù Huy Hà Vũ trên cơ sở phương pháp khoa học lịch sử, và nhường kết luận về Chính phủ Trần Trọng Kim cho người đọc. Kết luận của phân tích này là: Bài viết của tác giả Cù Huy Hà Vũ sai về mặt logic tư duy, cả trong mạch lập luận chung của cả bài lẫn trong những chi tiết cụ thể. Đặt bài viết của tác giả Cù Huy Hà Vũ trong mạch giáo dục lịch sử ở Việt Nam 7 thập niên qua, chúng tôi sẽ nêu một vài vấn đề về giáo dục lịch sử ở Việt Nam hiện nay… Đọc tiếp @ Báo Quốc Dân (Viewed 07/07/23)

    ❖ Cuộc khủng hoảng trong tương lai gần và khả năng thích ứng của Việt Nam, Trung Quốc.‎‎ Tình huống xấu nhất của cuộc khủng hoảng vẫn chưa đến nhưng Trung Quốc đã lựa chọn rồi. Họ không có nhiều không gian cho những lựa chọn khác. Chúng ta hãy bắt đầu với việc Trung Quốc từ tháng 5/ 2022 quay trở lại chính sách mở cửa kinh tế, có vẻ muốn đảo ngược chính sách Zero Covid và đặc biệt là nới lỏng tín dụng cho bất động sản…

… Cũng giống Trung Quốc, Việt Nam chứng kiến sự nguy hiểm của tình thế gắn kết chặt chẽ giữa bất động sản và tài chính. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến tháng 4/2022, tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng là gần 2,3 triệu tỷ đồng, khoảng 94% dư nợ tín dụng bất động sản là cho vay trung và dài hạn, từ 10 đến 25 năm, trong khi nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Tổng cộng có 33 doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng có số phát hành trái phiếu lên đến hơn 276.000 tỷ đồng (12 tỷ USD) trong năm 2021. Hiện nay Việt Nam đang tìm cách gỡ mối liên kết này. Nhưng cũng giống như Trung Quốc, do cái bẫy thể chế, Việt Nam có khả năng không nhỏ là sẽ lại mở cửa cho bất động sản để giải quyết khó khăn ngắn hạn.

Việt Nam vẫn “khác” Trung Quốc ở một điểm, là nếu như Trung Quốc có dư tiền bạc để mặc dù tiêu một lượng lớn tiền dự trữ cho bất động sản và xuất khẩu bất động sản, họ vẫn dành một nguồn lực không nhỏ cho giáo dục đại học và khoa học công nghệ, trong đó đầu tư lớn cho trí tuệ nhân tạo. Còn Việt Nam thì không thế. Các đầu tư gần đây cho khoa học của nhà nước được tổ chức theo cách để đếm bài báo xuất bản được trên các tập san quốc tế, nhằm tăng vị trí trong các bảng “xếp hạng”. Cách này không tạo ra được bất kỳ sự thay đổi thực chất nào của đẳng cấp quốc gia…   Đọc tiếp @ Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ (Viewed 07/2023)

    ❖ Xây danh dự cho dân tộc Việt. Thế kỷ XIX, với một trái tim đập lạc nhịp với thế giới, cha ông ta đã thất bại khi đối đầu với làn sóng thực dân hóa. Ngày nay, chúng ta đối đầu với làn sóng toàn cầu hóa không thể bằng đôi mắt sợ hãi hay phòng thủ mà phải bằng “tinh thần toàn cầu” và ý thức xây dựng danh dự cho dân tộc thông qua những đóng góp của mình cho nhân loại chung…

Chúng ta thường chỉ nghĩ đến một Nhật Bản chỉ trong vòng 30 năm mà đuổi kịp Phương Tây về kinh tế và kỹ thuật, nhưng chúng ta gần như không nghĩ đến một Nhật Bản khác, một Nhật Bản của “khai hóa tinh thần”, cũng chỉ trong vòng 30 năm, các lãnh chúa của họ từ chỗ là những tên chúa đất sống ăn bám vào nông dân, đã tự mình học tập kinh doanh để trở thành tư sản; người nông dân của họ từ chỗ chỉ là “tá điền” của một lãnh chúa nào đó, tiến hóa đến chỗ trở thành “quốc dân”.

Và ngày nay, quan chức nhà nước của họ từ chỗ nghĩ rằng giá trị của bản thân nằm ở sự phục tùng của nhân dân, tiến hóa đến chỗ coi sự lễ phép của mình với mỗi người dân là giá trị đạo đức bình thường trong công việc. Thời Minh Trị kết thúc vào năm 1912, đến nay là 2009, chưa đầy 100 năm!   Đọc tiếp @ vietsciences (Luu y: Trang web starts by http, cho nen co the may PC cua ban cho rang khong an toan. Tuy nhien, mot so trang web xua chua co them https ma thoi. Viewed 07/2023 NNQ)

    ❖ Xây Dựng Lực Lượng Think Tanks Để Phát Triển. Khái niệm “think tank(s)” gần đây được dịch sang tiếng Việt bằng nhiều cách: “(Các) Vựa tư tưởng”, “(Các) Tổ tư duy”, “(Các) Bồn tư duy”, “Túi khôn”, “Nhóm tư duy chiến lược”… Người Trung Quốc dịch là “Trí khố” (智库 – zhì kù). Người Nhật Bản thì dùng luôn từ “Think tank(s)” trong tiếng Anh, phiên âm sang chữ Katakana (シンクタンク). Trong bối cảnh chưa có khái niệm thống nhất trong tiếng Việt, bài viết này giữ nguyên từ “Think tank(s)”.

Think tanks không phải là sở hữu riêng của các chính khách. Think tanks là hiện tượng phổ biến của “xã hội công dân”. Trong những xã hội có một nền văn hóa dân chủ phát triển cao, các nhóm lợi ích hùng mạnh sẽ không thể triệt hạ các nhóm yếu hơn bằng những trò đê hạ…

Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng của chất lượng chính sách, đối mặt với nhiều thử thách lớn, trong hầu hết các lĩnh vực, nhưng vẫn chưa thể định hình những chính sách có tính chiến lược một cách khoa học. Con đường để thoát hiểm phải bắt đầu bằng việc tái cấu trúc tiến trình xây dựng sách lược, trong đó có việc xây dựng tầng lớp tư duy chiến lược chuyên nghiệp dưới hình thức các think tanks. Đọc tiếp @ tuonglaivietnam (Viewed 07/2023)

Leave a comment