a4w2-21

Các bài viết sưu tầm: Apr03 – 09-2021

Con Số 3 Kỳ III
Trở Về Bản Ngã
Tào Tháo…

Chuyện Phiếm: Con Số 3 – Kỳ III

© Phila Tô

Con Số 3 Kỳ III (tiếp theo kỳ I & II)

con-so-3

© Ảnh SHMT

Phila Tô (tức Captovan) gởi đến TV&BH bài “con số 3” dưới đây, mà ông gọi là “tiếp tay với Huynh Tiểu Tử (LPK – tức Lycée Petrus Ký – Nhà văn Tiểu Tử là đại sư huynh ở trường Petrus Ký của nhà văn Phila Tô). Xin mời quý độc giả cùng theo dõi…

Phila Tô viết tiếp: Nhà văn Tiểu Tử nói: “Viết tào lao cho vui”

Captovan tôi xin tiếp tay với Huynh Tiểu Tử (LPK) đi tìm hiểu thêm dăm ba câu chuyện về con số ba để may ra có thể gửi đến quý vị một nụ cười, một tiếng hát, một lời ca, vì các thày lang thường nói:
-Một tiếng ca bằng ba liều thuốc bổ.

Con số ba nó không chỉ là “ba cái lăng nhăng” như Tiểu Tử nói, mà nó còn có mặt ở khắp nơi, ở nhiều địa danh khắp “ba miền” Trung Nam Bắc, trong ca dao, tục ngữ, trong văn chương, và cả trong ngành y nữa. Giữa thời đại ôn dịch VC (virus China, virus corona), làm sao tống khứ VC đi càng nhanh càng tốt nên bàn về con số ba ngành y trước.

❖ Số Ba Trong Ngành Y: Cơm ba chén, thuốc ba thang: đây là phương pháp chữa bệnh ngày xưa, muốn hết bệnh thì nhờ thày lang bốc cho tối thiểu phải là ba thang thuốc. Còn ngày nay, chữa bệnh ôn dịch VC thì Dr Cường khuyên:

Đêm bảy, ngày ba, ra vô không kể:

Xin quý “đần” ông chớ vội hiểu lầm mà tiêu diêu miền cực lạc. Phải thông minh hiểu rằng đó là lời khuyên ban đêm phải ngủ cho đủ bảy tiếng, ngày ăn ba bữa cho đầy đủ sức khoẻ. Trong tay lúc nào cũng có ly nước trà nóng với vài lát gừng, hoặc ly “cô-nhắc” để trị cô vi, lai rai ba sợi ngậm nơi cổ họng, VC núp nơi cổ họng sẽ bị nước nóng, gừng cay đẩy ngay xuống dạ dày rồi tống ra WC. Nhưng quý ông cũng không nên dùng viên thuốc màu xanh hình tam giác trong thời gian này.

❖ Số Ba Với Các Địa Danh:

    – Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Hồ Ba Mẫu (Hà Nội), Hồ Ba Khan (Hoà Bình).
    Núi Ba Vì, Ba Thê, Ba Chúc.
    – Núi Tam Đảo, Núi Tam Điệp, Núi Tam Diệp có đèo Ba Dội
    – Ba Làng Ngang (một người nói ngang ba làng nói không lại).
    – Phá Tam Giang, Sông Ba
    – Thành phố Tam Kỳ, Ba Ngòi.
    – Ngã ba An Sương, ngã ba Biên Giới, ngã ba Tân Vạn-Biên Hoà, nơi này có nhiều “cờ tây” nên chiều chiều quân ta tụ về đây để chén anh chén chú.
    – Ngã ba Cát Lái, ngã ba GiồngÔng Tố, ngã ba Dầu Giây, ngã ba Đông Dương, ngã ba Vũng Tàu v.v…
    – Vùng Tam Giác Sắt, Tam Hiệp-Biên Hoà.
    – Ba Lê: Kinh đô ánh sáng.
    – Ba Tư: Xứ sở ngàn lẻ một đêm
    – Ba Đình: Theo tự điển Khai Trí Tiến Đức thì “Ba Đình” là cái chợ thật lớn ở tỉnh Quảng Bình, nơi xảy ra trận đánh ác liệt giữa Việt Minh và quân Pháp, nhiều người chết, cho đến nay vẫn còn cái xác chưa chôn, oan hồn còn vất vưởng.
Còn rất nhiều địa danh mang tên Ba và Tam, nhưng tôi xin tạm dừng ở đây để tìm về “ba cái ba lăng nhăng” khác. Xin quý vị bổ túc.

Số Ba Trong Văn Chương, Ca Dao, Tục Ngữ:

Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ của Pháp

Trong truyện Kiều đại thi hào Nguyễn Du dung nhiều “ba” lắm, nhưng chỉ xin nêu mấy câu sau đây là đủ:
    Thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
    Ba trăm năm nữa ta đâu biết, thiên hạ ai người khóc Tố Như.

Còn Cụ Đồ Tú Xương thì ngất ngưởng:
    Một trà một rượu, một đàn bà. Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.

Tưởng ông cụ Tú Xương ngày xưa say rượu nên mới dám nói cụ bà là một thứ lăng nhăng, nhưng thời nay ba ông ca sĩ AVT cũng lại dám to gan, sáng tác bản nhạc có ý nói mấy bà lắm chuyện:
    – “Ba bà đi bán lợn sề, bán thì chẳng được chạy về lon ton”.

Có thể ba ông bị ảnh hưởng thói “trọng nam khinh nữ” của mấy anh Ba Tàu ăn nói ba-láp, phịa ra ba ông Phúc Lộc Thọ. Tại sao không là ba bà PLT?

Nên tôn trọng quý bà, chúng ta đi tìm hiểu tiếp về con số 3 trong ca dao, tục ngữ văn chương:

Ba đời:

Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.
Ba đời bảy họ nhà khoai, dù ngọt dù bùi cũng thể lăn tăn.
Ba góc: Chành ra ba góc da còn thiếu, khép lại hai bên thịt vẫn thừa.
Cụ Bà Xuân Hương vịnh cái quạt như thế chưa đủ, cụ còn nhắc đến cái số ba, cái hình tam giác (3 góc) ở nhiều nơi khác nữa.

Cụ thích bánh trôi:
    Thân em vừa trắng lại vừa tròn, ba chìm bảy nổi với nước non.

Còn cụ Cao Bá Quát thì chửi đời nghe khoái cái lỗ tai:
    Ba hồi trống giục mồ cha kiếp, một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời.

Cụ Quát chán đời tiếp:
    Nhà trống ba gian, một thày, một cô, một chó cái (2 người +1 =3).
    Học trò dăm đứa nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.

Cả ba Thu cứ trông thấy cái trường học này nên cụ chán quá:
    Ba vạn chín ngàn ngày là mấy, cảnh phù du trông thấy nực cười.

Nhưng trong dân gian thì mỉa mai mấy nàng “tiên”:


Ba vạn chín nghìn là mấy? Mang kiếp hồng nhan đổi lấy bạc tiền.

Ba vạn chín nghìn cũng là câu chửi của mấy bà đanh đá ở một vài vùng miền Bắc: “Ăn cái ba vạn chín nghìn của bà này”.

Trong bụng lam nham ba lá sách, ngoài cằm lún phún một hàm râu. Đó là con trâu, còn con mèo thì có: “mèo tam thể”.

Nhân tiện nói về “ba lá sách” của con trâu thì ta nói luôn về thói hèn hạ của bọn chơi trò“ba lá”-ba que xỏ lá- đá cá lăn dưa.

Ba mươi: Hai chín bắt làm ba mươi.
    Ba mươi, mồng một đi đâu mất? Hay đã chung tình với nước non (vịnh mặt trăng).

Trai ba mươi tuổi đương xuân, gái ba mươi tuổi đã toan về già.

Giàu ba mươi tuổi chớ mừng, khó ba mươi tuổi em đừng vội lo.

Vì em là người đẹp có: “cổ cao ba ngấn, miệng cười trăm hoa”.

Ông Ba mươi?

Lợi dụng đêm ba mươi tối trời, cọp thường ra quấy nhiễu nên dân ta gọi con cọp là ông ba mươi.

Tối Ba Mươi Tết, trời tối đen như mực, co chân đạp thằng bần ra cửa.
Sáng Mồng Một, ánh nắng chan hoà, giang tay đón ông Phúc vào nhà.

Ba Quân: Ba quân chỉ ngọn cờ đào, sóng to gió lớn em sa vào tay anh.

Vì tim anh rộng mở: “Nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời” (chữ tâm).
Ba sao khác với ba xạo.

Ba Sinh:

Vì chăng duyên kiếp ba sinh, dù em hắt hủi, mình vẫn yêu em.

Ba trăng: một thứ lúa chỉ trồng ba tháng đã được gặt.
Em về giã gạo ba trăng, để anh gánh nước Cao Bằng về vo.

Em Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt ở Saigon mà anh phải chạy tuốt ra Cao Bằng ngoài Bắc gánh nước về cho em vo gạo! Hèn chi sau 30/4/75, em từ Saigon gánh gạo nuôi chồng ở tận Cao Bằng Hoàng Liên Sơn. Tình thật là tình.

Ba vành: Cô kia mắt toét ba vành, vành ngoài bốn chữ, vành trong tám nghề.

Ba cô mà đứng thong dong, tôi lấy cô giữa mất lòng hai bên.
(nên tôi lấy luôn ba cô cho có chị có em một nhà)

Ba đồng một mớ trầu cay, sao anh không hỏi những ngày còn không.
Ba đồng một mớ đàn ông, chị mua bỏ lồng, chị xách đi chơi!

Ba hòn:

Một hòn đắp chẳng nên non, ba hòn đắp lại nên hòn Thái Sơn.

Mồng ba cá đi ăn thề, mồng bốn cá về, cá vượt vũ môn.

Ba mươi sáu chước:

Yêu em lỡ rồi, tam thập lục kế. tẩu vi thượng sách.

Ba mươi sáu đường tu, đường nào phú quý phong lưu thì làm

Vua Ngô ba sáu tấn vàng, khi xuống âm phủ chẳng mang được gì!

Thanh Minh trong tiết Tháng Ba

Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường.

Một quyển sách nát, ba đứa trẻ ranh.

Đang cơn sóng gió ba đào, anh nào can đảm thì vào cứu em.

Ba rọi: nửa nạc nửa mỡ- tiếng tây ba rọi

Ba Ba: là chín.

Thịt gà cá chép ba-ba, anh mắc “bệnh ấy*” thì chớ tha chúng về.
(* bệnh ấy là bệnh gì? Thưa các thày áo trắng ngành y).

Ba-Bảy:

Ba hồn bảy vía. Ba làng bảy chợ. Ba lo bảy liệu. Ba lừa bảy lọc.

Ba vua bảy chúa. Ba mặt một nhời.

Kết thúc bài này bằng:

Ba đường tu*: (tu đây là cầm cả chai uống)

Thứ nhất chớ tu tại ba (Uống tại bar giá cắt cổ).

Thứ nhì chớ tu tại gia (uống ở nhà tốn tiền vợ).

Thứ ba tốt nhất là ta tu chùa (uống nơi nào bạn không trả tiền là tốt nhất)

Phila Tô
(Captovan)
Mùa ôn dịch 3/2021.

Nguồn: TV & BH

Con Số 3 Kỳ I Tiểu Tử

Con Số 3 Kỳ II Vương Trùng Dương

Trở Về Bản Ngã

© Đỗ Xuân Thảo

Nguồn: t-van.net/ | Mar 17, 2021

1. Thời thế gì mà nháo nhào hết thảy. Việt Nam chưa công bố hết dịch, nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh cúm Tàu vẫn hiển hiện, vậy mà người ta vẫn ùn ùn kéo đến cái gọi là “công ty trách nhiệm hữu hạn” chùa Tam Chúc. Vậy thì sự tụ tập hàng trăm ngàn người không đeo khẩu trang (có đeo cũng vô ích) có vi phạm những quy chế về phòng dịch mà chính phủ quy định hay không? Ai cho phép họ xé rào? Câu hỏi chỉ có thể trả lời rằng, tiền đã “cấp phép” cho họ! Dân gian có câu “Đồng tiền là Tiên là Phật”. Trong trường hợp này quả không sai. Đây không phải tôn giáo, không phải Phật tử mà là một đám đông mê muội.

Mình rất tán đồng với nhận xét: Cái thứ công trình ở Tam Chúc chỉ là một cái… hơi giống cái chùa, và rất giống Tử cấm thành của Tàu. Trong cái hình hài lai tạp này, có nhiều cái tượng bị gọi là tượng Phật, và một cái tượng đồng rất to, đặt chính diện để thờ ở tầng hai, là tượng bà Lan (đã mất), vợ của ông chủ xây cái khu này, cùng “bảng ghi danh công trạng” của bà. Đã không phải chùa, đã không phải tượng Phật, lại thờ chung đụng với một phụ nữ không ai biết là ai, thì người ta chen vai thích cánh đến đây để vái lạy, cúng kiếng cái gì? Nếu thuần túy đi thăm thú vãn cảnh thì ngắm nghía cái trong khi còn phải gồng mình chen chúc nhau toát mồ hôi? Đấy là chưa kể không khéo còn “rước” con vi rút Tàu vào người để rồi lây lan ra cả cộng đồng… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Những câu nói bất hủ của Tào Tháo

© Trần Văn Giang

Nguồn: hungviet.org | Oct 06, 2020

Tào Tháo là ai?

Tào Tháo (chữ Hán: 曹操; 155 – 220), biểu tự Mạnh Đức (孟德), tiểu tự A Man (阿瞞) là một nhà chính trị, quân sự nổi tiếng cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Hoa. Ông là người đặt nền tảng  cho thế lực quân sự ở miền Bắc Trung Hoa, lập nên chính quyền Tào Ngụy – một trong 3 thế lực chân vạc của thời Tam Quốc: Ngụy (Tào Tháo), Thục Hán (Lưu Bị) và Đông Ngô (Tôn Quyền). Ông được con trai là Ngụy vương (魏王) Tào Phi (chữ Hán: 曹丕) truy tôn là Thái Tổ Võ Hoàng đế (太祖武皇帝).

Tào Tháo là người đã có công lớn trong việc dẹp loạn Khăn Vàng và Đổng Trác, đánh bại lần lượt các chư hầu như Lữ Bố, Viên Thiệu để thống nhất phương bắc nhưng lại thất bại khi tiến xuống phía nam vì gặp phải sự kháng cự của liên minh Tôn – Lưu, chấm dứt khả năng thống nhất đất nước khi ông còn sống. Tuy nhiên, hình ảnh về ông không được các nhà nho học ưa thích và thường được mang ra làm biểu tượng cho sự dối trá, vô liêm sỉ. Ông còn là một nhà thơ xuất sắc. Ông và hai con trai Tào Phi, Tào Thực được đời sau gọi là Tam Tào, cùng với nhóm Kiến An thất tử và nữ sĩ Thái Diễm hình thành nên trào lưu mới trong văn học thời Hán mạt, gọi chung là Kiến An phong cốt.

Tào Tháo (155-220)

tao-thaoHành động “Phụng thiên tử để lệnh chư hầu” của ông đã tạo ra một tiền lệ mới cho những đế vương khai quốc đời sau học theo, điển hình và thành công nhất là cha con Tư Mã Ý và Đường Cao Tổ Lý Uyên. Hành động này không chỉ ảnh hưởng đến Trung Hoa phong kiến tương lai mà còn ảnh hưởng đến các nước đồng văn như Việt Nam hay Nhật Bản. Vì vương triều Tào Ngụy của Tào Tháo vẫn chưa hoàn thành được đại nghiệp thống nhất nên trong mắt Nho giáo truyền thống ông chỉ là kẻ “gian tặc thoán nghịch.”

Trong gần 2000 năm qua, hình tượng Tào Tháo là một chủ đề gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Hầu hết đánh giá của dân gian thời phong kiến về Tào Tháo là tiêu cực, một phần là do ảnh hưởng từ tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa,” phần khác là do chính những hành vi tàn nhẫn mà Tào Tháo gây ra (tiêu biểu là vụ thảm sát hơn 10 vạn dân thường ở Tứ Thuỷ, tự tay giết oan cả nhà Lã Bá Sa, hại chết thần y Hoa Đà). Tuy nhiên kể từ thế kỷ 20, các học giả đã có nhìn nhận công bằng hơn về Tào Tháo, cả về những thành tựu lẫn khuyết điểm của ông. (theo Wikipedia)

 Trong mắt người đời thường, Tào Tháo là tay gian hùng, đa nghi thời kỳ Tam Quốc.  “Hùng” tất nhiên là chỉ năng lực của Tào Tháo, còn “Gian” chỉ sự giảo hoạt. Tào Tháo một đời trải qua không biết bao trận chiến, cũng để lại cho hậu thế rất nhiều những câu nói hay trở thành những triết lý giá trị về cuộc sống, sự nghiệp, cách xử thế, cách dùng người… kho tàng văn hóa, đặc biệt là những câu nói của Tào Tháo vẫn còn được lưu truyền cho đến tận ngày nay; đã tạo nên sức mạnh, thắng lợi trong lịch sử nước Trung Hoa… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

❖ Bà con có thể đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa online @ Việt Nam Thư Quán (119 hồi)

❖ Tác Giả Vũ Tài Lục: Luận Về Tào Tháo

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang

Leave a comment