j7-w1_21

Các bài viết sưu tầm: July 02, 21

Vợ Trách Chồng.
Lịch Sử Gia Định.
Gia Định Thành Thông Chí

Vợ Trách Chồng

Chuyện Người Thợ Mộc

Một người thợ mộc chặt một thân cây, làm thành ba chiếc thùng.

Một thùng đựng phân, gọi là thùng phân, mọi người đều xa lánh. Một thùng đựng nước, gọi là thùng nước, mọi người đều dùng. Một thùng đựng rượu, gọi là thùng rượu, mọi người đều thưởng thức!

Thùng là như nhau, bởi vì đựng đồ khác nhau mà vận mệnh thành khác nhau.

Bài học rút ra: Cuộc đời là như vậy, có quan niệm thế nào sẽ có cuộc đời như thế, có suy nghĩ thế nào sẽ có cuộc sống như thế!

“Watch your thoughts, they become words; watch your words, they become actions; watch your actions, they become habits; watch your habits, they become character; watch your character, for it becomes your destiny.”


Vợ Trách Chồng

Vợ trách cứ chồng:
– Trên đời chưa thấy ai keo kiệt, bủn xỉn như anh. Tôi lấy anh cũng phải hơn 10 năm rồi, vậy mà chẳng biết du lịch là cái gì cả.

Ông chồng liền cãi lại:
– Em nói vậy là sai rồi! Mỗi năm vợ chồng mình đều đi du lịch dài ngày!
– Làm gì có chuyện đó! – Cô vợ tức giận quát.

Ông chồng nhún vai:
– Năm nào cũng đi một chuyến vòng quanh mặt trời (tá hõa) mà em còn chưa vừa lòng là sao? – !!!


Học Trò Siêng Năng

Phát hiện Tý không đến lớp, cô chủ nhiệm gọi điện hỏi cậu học trò:
– Sao hôm nay em không đi học vậy Tý?

Tý rầu rĩ đáp:
– Thưa cô, bố mẹ em đang ở trong bệnh viện ạ!

Cô giáo nghe vậy, dịu giọng nói:
– Vậy thì em cứ nghỉ ở nhà ít ngày nhé!

Một tuần lễ sau, Tý vẫn không đến lớp. Cô giáo lo lắng, gọi hỏi thăm:
– Bố mẹ em sao rồi Tý?
– Dạ, bố mẹ em vẫn ở trong bệnh viện cô ạ! – Tý đáp.

Cô giáo kinh ngạc:
– Bố mẹ em bị làm sao mà lâu ra viện thế?

Tý gãi đầu đáp:
– Bố em là bác sỹ, còn mẹ em là y tá, đang ở trong bệnh viện ạ!
– Bó tay!


Uống Thuốc Ngừa Thai!

Tình cờ nhìn thấy cô bạn thân uống thuốc, Rosie hỏi:
– Cậu bị bệnh à?
– Không có! – Cô bạn đáp – Chỉ là thuốc tránh thai thôi, trong giai đoạn này tớ phải tích cực phòng tránh.

Rosie tò mò đáp:
– Không phải cách đây mấy tháng cậu nói là chồng cậu được chẩn đoán là vô sinh rồi sao?

Cô bạn thở dài:
– Thì vậy nên tớ mới càng lo phòng tránh đấy mà.
– !?!


Muốn Nghĩ Ngơi

Một ông du khách người Anh đến đảo Corse. Ông thấy trên bến cảng có một ngư dân trẻ đang nằm trên chiếc thuyền câu thảnh thơi nhìn trời cao.

Ngạc nhiên ông liền hỏi:
– Tại sao anh không làm việc để có chiếc thuyền thứ hai?

Anh ngư dân liền hỏi lại:
– Để làm gì?
– Với số tiền có được từ con thuyền thứ hai, anh sẽ mua được chiếc thuyền thứ ba, thứ tư, rồi cả một đoàn thuyền.
– Rồi sao nữa?
– Với số tiền có được từ đoàn thuyền, thì anh có thể nghỉ ngơi rồi.

– Ơ! Vậy ông xem, tôi đang làm gì đây?

Nguồn: hoainiemtayninh.blogspot.com

Lịch Sử Gia Định…

© Nguyễn Thanh Liêm

Nguồn: Hội Cựu HS Tống Phước Hiệp Vĩnh Long (26/07/20)

Chín năm trước, năm 1998, dân Sài Gòn – Gia Định ăn mừng kỷ niệm 300 thành phố Sài Gòn. Điều này nói lên rằng thành phố Sài Gòn ra đời hồi năm 1698. Tựa trên dữ kiện nào mà người ta có thể xác nhận như vậy? Nói Sài Gòn ra đời năm 1698 người ta đã tựa trên cái mốc lịch sử của sự việc là hồi năm này Minh Vương Nguyễn Phúc Chu sai Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, và công việc của Nguyễn Hữu Cảnh trong chuyến kinh lược này được Trịnh Hoài Đức ghi lại trong “Gia Định Thành Thông Chí” là:

“Lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên; lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt chức lưu thủ, cai bộ và ký lục để cai trị” (Gia Định Thành Thông Chí, tr. 12).

Đây là lần đầu tiên đất này được định danh, được phân ranh, được đăng ký vào sổ bộ của Việt Nam. Qua việc làm này, Nguyễn Hữu Cảnh đã chánh thức xác lập và tuyên bố chủ quyền quốc gia Việt Nam trên vùng đất mới này. Danh xưng Gia Định ra đời từ lúc đó, và từ đó mới có phủ Gia Định, có huyện Tân Bình thuộc phủ Gia Định. Gia Định lúc này chỉ mới là một phủ bao gồm cả Sài Gòn. Hai địa danh Sài Gòn – Gia Định luôn luôn gắn liền nhau bởi Sài Gòn là là lỵ sở của Gia Định, và năm 1698 là cái mốc chính cho danh xưng Sài Gòn Gia Định vậyĐọc tiếp

Gia Định Thành Thông Chí – Trịnh Hoài Đức

Giới Thiệu

Trịnh Hoài Đức (1765-1825), tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai, là một công thần của triều Nguyễn, đồng thời là một nhà thơ, nhà văn và là một sử gia nổi tiếng của Việt Nam thế kỷ 18. Văn thơ của ông và Lê Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh in chung trong một bộ “Gia Định tam gia thi”. Ngoài ra ông để lại các bộ sách Lịch đại kỷ nguyên, Khang Tế Lục, Cấn trai thi tập, Bắc sử thi tập, Minh bột di hoán văn thảo và Gia Định thành thông chí. Bộ Gia Định thành thông chí là một công trình có giá trị cao về lịch sử, địa lý và văn hóa của miền Nam Bộ. Nội dung tập sách ghi chép đầy đủ và tỉ mỉ về núi sông, khí hậu, việc thành lập các trấn, thành trì, cũng như về phong tục tập quán, tính cách và sinh hoạt của người dân Nam Bộ. Cho đến nay bộ sách này vẫn được xem là một trong những sử liệu quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu Nam Bộ.


Tiểu-Sử

Trịnh Hoài Đức (1765-1825) có tên gọi khác là An, tên tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai; tổ tiên gốc người huyện Trường Lạc, Phúc Kiến (Trung Quốc). Đầu đời nhà Thanh, ông nội là Trịnh Hội (hiệu Sư Khổng) di cư qua Việt Nam, ngụ tại Trấn Biên (Biên Hòa ngày nay).

Cha Trịnh Hoài Đức là Trịnh Khánh, đời Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) được bổ làm Cai thu, sau được thăng Cai đội. Khi cha mất, Trịnh Hoài Đức mới 10 tuổi, sau theo mẹ dời vào Phiên Trấn (Gia Định – TP. Hồ Chí Minh ngày nay). Tại đây, ông theo học Xử sĩ Võ Trường Toản.

Năm Mậu Thân (1788), khi Nguyễn Ánh chiếm Gia Định, Trịnh Hoài Đức cùng nhóm Lê Quang Định ra ứng cử, được bổ làm Hàn lâm viện Chế cáo. Năm 1789, ông nhậm chức Điền Tuấn sứ huyện Tân Bình. Sau đó, ông đổi qua bộ Hình, kế nhiệm chức Thị giảng Đông cung. Năm 1794 ông được bổ làm Ký lục dinh Trấn Định (Mỹ Tho ngày nay). Năm 1801, Trịnh Hoài Đức làm Tham tri bộ Hộ…


Thân mời đọc tiếp hay download bộ sách này về máy PC (click mủi tên để mở đường kink bên trong)

@ TẠI ĐÂY

Tài liệu từ Thầy HCD Trường NDC & LNH Định Tường

Leave a comment