July-2023_w3

✵✵✵✵✵✵

Các bài viết sưu tầm: July 21, 2023

1

Vương, Trần, ‘Bound’

và những nút thắt của số phận.

© Ngô Ngọc Loan.

Nguồn: © vanviet.info (June/2023)

mot-phan-canh-nhac-kich-Bound

Diane Trần trong nhạc kịch “Bound”. © vanviet.info.

Vương là Karen Vương.

Trần là Diane Trần.

Văn hóa Việt thế nào?

‘Bound’ là tên vở nhạc kịch do Chu Bảo Long – Giám đốc Viện Houston Endowment viết kịch bản và Hoàng Nhược Đồng (Huang Ruo) đạo diễn.

Ngày 31 tháng Năm, năm 2012, sau phản ứng mãnh liệt của công chúng và đơn kiến nghị hơn 150.000 chữ ký, Thẩm phán Lanny Moriarty của Texas phải bác bỏ cáo buộc tội “khinh thường” đối với Diane Trần, một nữ sinh trung học 17 tuổi, trả tự do cho cô.

Diane Trần, học sinh lớp 11 trường Willis High School, bị kết án tù 24 giờ ở nhà tù Montgomery County và đóng $100 tiền phạt vì tội “truancy – trốn học.” Luật của Texas chỉ định, học sinh được phép vắng mặt không quá 10 ngày trong sáu tháng. Theo bản ghi nhớ của trường, Diane đã nghỉ 18 ngày trong năm học đó. Cũng chính Thẩm phán Lanny Moriarty trả lời CBS Atlanta sau khi giam giữ Diane rằng ông ta muốn đây là trường hợp “làm gương”: “Nếu chúng ta để một người muốn làm gì thì làm, thì những người còn lại sẽ như thế nào?”

Đọc tiếp…

Mọi chuyện đều có lý do của nó. Cha mẹ của Diane chia tay. Cả hai đều bỏ đi nơi khác sinh sống. Cô gái tuổi vị thành niên bỗng dưng trở thành “mẹ” của một người anh đang học Texas A&M University và một người em đang sống nhờ người thân. Cô gánh vác tất cả những gì cần phải có cho một gia đình. Diane làm việc toàn thời gian trong một cửa hàng giặt ủi và bán thời gian cho công ty tổ chức tiệc cưới. Dựa theo luật hiện hành cho trẻ vị thành niên của Texas, Diane đã bị cảnh cáo về những ngày vắng mặt ở lớp – một tội nhẹ theo luật tiểu bang.

Ngay sau khi truyền thông đưa tin về phiên xử Diane Trần, câu chuyện đáng thương của cô gái 17 tuổi trở thành một hiện tượng trên Internet. Nhiều tổ chức gây quỹ và các trang web được mở ra để giúp cô và kêu gọi ký đơn kiến nghị trên Change.org. Thậm chí một trang web có tên HelpDianeTran.com do Liên Minh Giáo Dục Trẻ Em Louisiana thành lập trong vòng chưa đến một tuần đã huy động hơn $100,000 từ khắp thế giới gửi vào tài khoản dưới tên Diane Trần.

diana-tran

Diane Trần. © YouTube.

✵✵✵✵✵✵

Hai năm sau, năm 2014, câu chuyện mang đầy bi kịch xã hội của một gia đình nhập cư được chuyển thành nhạc kịch trên sân khấu Seattle Opera với tên “Bound.”

Kịch bản của “Bound” do Chu Bảo Long, Giám đốc Viện Houston Endowment, Texas viết. Người diễn lại cuộc đời của Diane Trần là nữ nghệ sĩ Opera người Mỹ mang hai dòng máu Việt, Hoa: Karen Vương. Ngoài những tính chất chung như làm việc chăm chỉ, thông minh, người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai, Karen Vương hoàn toàn không có điểm tương đồng nào với Diane Trần.

Karen bước ra từ một gia đình học thức ở Los Angeles. Thuộc dòng dõi Trung Hoa, nhưng cha mẹ của Karen sinh ra ở Việt Nam, tốt nghiệp Đại học University of Tokyo, và Karen mô tả họ “rất châu Á” dù rời quê hương giữa những năm 70.

Cho dù lớn lên trong sự dạy dỗ nề nếp của gia đình, luôn đòi hỏi mọi thứ phải “excellent”, Karen Vương tự nhận cô không hoàn hảo. Là một người đam mê âm nhạc, Karen có thể hát Phantom of the Opera vào những lúc không thích hợp và hơi “ngông”, quậy phá ở những năm trung học. Tuy nhiên, ở những cột mốc quan trọng trong cuộc đời, Karen luôn có cha mẹ bên cạnh để nhắc nhở. Khi nhận thấy cô có đủ tài năng và cơ hội để trở thành một ca sĩ Opera, họ đã giúp cô biến tình yêu âm nhạc thành sự nghiệp.

Từng bị giằng xé giữa âm nhạc và nghề bác sĩ thú y, Karen đã chọn âm nhạc. Một khi đã đưa ra quyết định, Karen theo đuổi nó bằng cả trái tim và khối óc, đặc biệt sau khi cha mẹ cô cảnh báo, nếu đã chọn, cô phải kiên trì theo đuổi. Từ đó, Karen vào học những trường dành cho học sinh năng khiếu và trường nhạc.

Cô nhận Artist Diploma Program danh tiếng của Juilliard. Sau đó, cô được nhận vào Los Angeles Domingo-Thornton Young Artists trong hai năm; tốt nghiệp âm nhạc trường UCLA. Từ năm 2013-2019, Karen là nghệ sĩ của nhà hát Oper Frankfurt ở Đức, hát và diễn qua rất nhiều vai. Karen Vương giành giải lớn nhất của cuộc thi Marilyn Horne Lieder Competition năm 2011 và giải Eastern Regional Metropolitan Opera Council Auditions 2013.

Tất cả những vì sao may mắn đó không rơi vào bổn mệnh của Diane Trần – nhân vật thật ngoài đời của tác phẩm “Bound.” Tuy nhiên, Karen vẫn cảm nhận được sợi dây đồng cảm vô hình. Cô nói:

“Tôi rất cảm mến cô ấy (Diane). Tôi thấu hiểu. Khi bạn là con của những người nhập cư, bạn ý thức rất rõ về những gì gia đình bạn đã trải qua để mang về cho chúng ta cơ hội. Bạn không bao giờ quên tầm quan trọng của giáo dục, hoặc tầm quan trọng của cố gắng vượt qua nghịch cảnh khi mọi thứ khó khăn.”

Karen xuất hiện xuyên suốt 60 phút trong vở nhạc kịch. Cô hát trong tất cả phân đoạn, diễn xuất thần khi gặp lại “người mẹ” trở về sau nhiều năm đi xa, do Nina Yoshida Nelsen đóng.

karen-played-tran-meeting-mom-in-bound

Diane Trần gặp lại người mẹ sau nhiều năm biệt tăm trong một phân cảnh của ‘Bound’. (Ảnh: chụp từ video Bound – NV).

Kịch bản “Bound” của Chu Bảo Long qua tiếng đàn tranh của Vân-Ánh Vanessa Võ đã thể hiện cuộc đời của một Diane Trần bị giằng xé, cô đơn, phẫn uất, nhưng luôn thèm khát tình mẫu tử. Cảnh quang sân khấu đơn giản, thuần chất nhạc kịch. Đặc biệt, phân đoạn người mẹ trở về sau nhiều năm biệt tăm, quỳ lại bàn thờ có di ảnh cha mẹ của bà, có chút gì gợi nhớ “Dạ cổ hoài lang” năm xưa.

Mặc dù Karen rất toả sáng, cháy bỏng trong những vai diễn Opera của Hoàng Nhược Đồng, nhưng cô vẫn mong muốn đi tìm một vị trí mới cho mình. Cô không muốn nhốt bản thân vào một chiếc hộp mặc định nào đó. “Tôi cố gắng tìm vị trí của mình trong các phân đoạn người Mỹ.”

“Làm thế nào để chúng ta kể lại một câu chuyện mà không phải tuân theo khuôn mẫu? Nó có rất nhiều phần để có thể biến tấu. Có lẽ tôi sẽ tìm một đạo diễn nào có cùng tinh thần đó.” Karen Vương muốn nói đến vở nhạc kịch Madama Butterfly của Giacomo Puccini.

© Ngô Ngọc Loan.

Thân mời đọc thêm @ vanviet.info

(Một số hình ảnh minh họa từ bài viết hay sưu tầm trên NET (NnQ).)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Charges dropped against honor student jailed for truancy after working two jobs to support siblings… as she REFUSES to accept $100,000 raised for her. Thẩm phán Lanny Moriarty đã hủy bỏ các tội bỏ các buổi học vượt quá mức qui định sau khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho Miss Tran. Liên minh Giáo dục Trẻ em Louisiana đã thành lập một trang web, HelpDianeTran.com, đòi công lý cho cô và quyên góp được hơn 100.000 đô la cho gia đình cô. Nhưng ABC đưa tin rằng cô đã từ chối nhận khoản quyên góp, nói rằng: “Có một số đứa trẻ khác ngoài kia đang vật lộn nhiều hơn… hơn tôi…” Nguồn @ dailymail.co.uk

    ❖ Texas Honor Student With Two Jobs Jailed for Missing Too Much School. Thẩm phán Texas, người đã bỏ tù một học sinh danh dự lớp 11 vì nghỉ học quá nhiều, đã trừng phạt không công bằng cô học sinh trung học, người phải làm hai công việc để hỗ trợ anh chị em của mình… Đọc tiếp @ abcnews

    ❖ “Miss Saigon”, Vết hằn năm tháng (Vương Trùng Dương).‎‎ Theo bản tin VOA, 23/11/2022, vở nhạc kịch “Miss Saigon” từng gây tiếng vang của hai biên kịch người Pháp là Claude-Michel Schönberg và Alain Boublil vừa bị huỷ diễn tại nhà hát Crucible ở trung tâm thành phố Sheffield của Anh vì bị chỉ trích có “những trò lố lăng và phân biệt chủng tộc”. Công ty New Earth Theatre, bao gồm một nhóm các nghệ sĩ người Anh gốc Đông và Đông Nam Á, ra thông báo nói rằng vở nhạc kịch “Miss Saigon” có chứa “những ẩn dụ tai hại, những trò lố lăng và phân biệt chủng tộc” nhằm vào người Việt Nam…

MissSaigonPoster

MissSaigonPoster, © wiki.

… Khi có đạo quân Hoa Kỳ vào tham chiến ở Việt Nam, nhiều cây bút đã viết về chuyện gái bán bar mồi chài, ăn nằm với chàng GI Mỹ, điển hình qua nhiều truyện ngắn của Nguyễn Thị Thụy Vũ. Thế nhưng, cái tựa với danh xưng của vở ca nhạc kịch với tên Miss Saigon như sự khai thác thị hiếu để tò mò, chú ý. Thông thường, Miss đi cùng với địa danh như Miss California, Miss London, Miss America, Miss Universe… trong những cuộc thi để nói về nhan sắc, hình ảnh “cô gái” được chọn lọc trong cuộc thi tuyển nào đó. Đem Miss Saigon để đưa ra hình ảnh cô gái bán bar, trong lúc đất nước chìm trong cảnh tao loạn, cô gái thuộc loại “Thương nữ bất tri vong quốc hận như lời thơ Đỗ Mục để làm danh xưng địa danh là thủ đô của đất nước! Nó không nói lên được cái gì đẹp đẽ, yêu thương, cao đẹp trong tình yêu, trong thuở chiến chinh với địa danh có ba trăm năm lịch sử gắn liền với mệnh hệ của quốc gia, dân tộc!

… Sài Gòn dù bị xóa tên, người Việt lưu vong hầu hết đều lưu luyến và gìn giữ tên gọi đó, nó không bị mai một trong ngôn ngữ, lời nói và trong tâm tưởng. Đưa ra hình ảnh người đàn bà Việt Nam gắn liến với cái tên đi vào “lịch sử” với khuôn mặt cô gái làng chơi, có làm tổn thương cho hàng triệu người Việt lưu vong? Phải chăng đó là sự bôi bẩn rẻ tiền, thiếu thận trọng để khai thác đề tài trên sân khấu?   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (12/2022)

    ❖ Sự phản bội cuối cùng (Phim ‘The Last Day). Bộ phim Last days in Việt Nam đã được giới thiệu tại Hoa Kỳ. Nhà làm phim tài danh tiếng là bà Rory Kennedy đã sưu tầm tài liệu nhiều năm và hy vọng đoạt giải Oscar năm nay, ghi dấu 40 năm mất miền Nam. Ngôi sao chính được phỏng vấn trong phim là tiến sĩ Kissinger. Báo chí Việt ngữ khen ngợi. Truyền thông Hoa kỳ còn siêu hơn 1 bậc. Hầu hết đều hết lời xưng tụng. Các báo Mỹ miền Đông cho đến 5 sao. Báo miền Tây khó tính nhưng cũng phải bỏ ra 4 sao. Trên Amazon bình luận là tuyệt phẩm…

Ngày cuối ở Việt Nam là ngày cuối của ai. Đối với Việt Nam Cộng Hòa chăng. Không phải. Ngày cuối cùng của những người Việt bị bỏ rơi trong tòa đại sứ. Có phải không ? Không phải. Đó là ngày cuối của người Mỹ ở Việt Nam. Hoa Kỳ nghĩ thế nào. Nhà làm phim nghĩ sao? Tôi không biết. Theo tôi. Đúng là ngày cuối của người Mỹ tại Việt Nam… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY (06/2023)

2

Biển Đông.

Vùng Biển Quan Trọng Nhất Thế Giới! (Câu chuyện về “tứ ma” ở Biển Đông).

© Daniel Yergin, Dịch thuật Lê Nguyễn.

Nguồn: © diendankhaiphong.org (Viewed June/2023)

Bien_Dong

Bản đồ Biển Đông © wiki.

Biển đông là vùng biển quan trọng nhất đối với kinh tế thế giới, ít nhất một phần ba của thương mại toàn cầu phải thông qua con đường hàng hải này. Đây cũng là vùng nước nguy hiểm nhất , nơi mà quân đội Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể dễ dàng va chạm.

Các tàu chiến của Trung cộng và Hoa Kỳ đã có một vài lần suýt chạm nhau chỉ cách trong gang tấc và gần như không thể ngăn chặn được một số sự cố sắp xảy ra trong vài năm qua, quân đội Trung Quốc phải liên tục cảnh báo các máy bay phản lực Mỹ bay ở bên trên. Vào tháng 7, hai quốc gia đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân cạnh tranh nhau trong vùng biển đó. Điều được gọi là “sự cạnh tranh chiến lược” ngày càng tăng giữa Washington và Bắc Kinh khiến bóng ma của một tai nạn có thể gây ra một cuộc đối đầu quân sự lớn hơn làm các nhà chiến lược ở cả hai thủ đô vô cùng bận tâm.

Những căng thẳng này xuất phát từ sự bất đồng giữa hai nước về việc liệu Biển Đông có phải là lãnh thổ của Trung Hoa hay không, một cuộc cãi vã nói lên tranh chấp sâu sắc hơn về chủ quyền biển, cách quyết định chủ quyền và các quyền cơ bản đi lại trong các vùng biển đó. Do đó, thế đối đầu trên Biển Đông có nhiều mức độ phức tạp. Nó không chỉ đơn giản là về một vùng nước, hay một ranh giới duy nhất. Như Tommy Koh, một nhà ngoại giao cấp cao của Singapore, người dẫn đầu các cuộc đàm phán để thành lập Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, đã nói, “Biển Đông là về luật pháp, quyền lực và tài nguyên và về lịch sử…” Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Về tác giả: Daniel YERGIN là tác giả của “Bản đồ mới: Năng lượng, khí hậu và sự đụng độ của các quốc gia” (amazon.com/New-Map-Energy-Climate-Nations/dp/1594206430/), trong đó mô tả những căng thẳng hiện nay ở Biển Đông. Những cuốn sách trước đây của ông bao gồm The Quest và The Prize , từ đó ông đã nhận được giải thưởng Pulitzer.

Ghi chú:

Thân mời đọc thêm bài phỏng vấn “Daniel Yergin on Energy’s New Map” – Transcript of IMF podcast @ TẠI ĐÂY (Viewed 02/07/2023)

(1) Source: US set to reject certain Chinese maritime claims in South china sea.

(2) “Trịnh Hòa” Ông sinh năm 1371 tại tỉnh Vân Nam, miền nam Trung Quốc, được đặt tên là Mã Hòa (Ma He). Cha mẹ ông theo đạo Hồi và thuộc nhóm người Hồi thiểu số. Họ “Mã” của ông – là họ Trung Quốc xuất phát từ họ Muhammad – sau này được thay bằng họ “Trịnh”, là họ được Hoàng đế nhà Minh phong tặng khi ông đạt đến cấp bậc cao nhất mà một thái giám có thể có… Nguồn: © Đô đốc Trịnh Hòa: Sứ giả hòa bình hay tội phạm chiến tranh? (NCQT – 24/09/2019)

    Trịnh Hòa Là Ai? Trịnh Hòa (Zheng He / Cheng Ho), sinh năm 1371, tên thật là Mã Hòa (Ma Ho), thuộc dòng dõi một gia đình chiến tướng Mông Cổ từng viễn chinh rồi định cư ở Makkah, Ả Rập Saudi, và theo đạo Hồi. Trong triều nhà Minh, Trịnh Hòa được biết đến dưới tên gọi là Mã tam bảo Thái giám, có tài thủy chiến, thông thạo ngôn ngữ Ả Rập, am hiểu cả thiên văn, địa lý. Đến năm 1404, Thái giám Mã Hòa được hoàng đế Vĩnh Lạc (tức Minh Thành Tổ Chu Đệ, con thứ tư của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương) sắc phong cho đổi tên hoàng tộc thành Trịnh Hòa.

Cùng thời, một thái giám người Việt Nam tên là Nguyễn An (vốn là một kiến trúc sư, do Hồ Hán Thương con của Hồ Quý Ly cống nạp để được Bắc Triều sắc phong chức An Nam Quốc Vương) cũng từng được Minh Thành Tổ Chu Đệ giao cho trọng trách xây dựng thành Bắc Kinh (tên cũ là Yên Kinh) từ năm 1404, đến năm 1420 mới hoàn tất.

Năm 1405, Chu Đệ sai sứ sang Việt Nam đòi đất Lộc Châu. Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương sai Cát địa sứ Hoàng Hối Khanh cắt đất của 59 thôn ở Cổ Lâu dâng cho nhà Minh. Đó là giai đoạn khởi đầu thời Minh thuộc của Việt Nam ta, trước khi người anh hùng áo vải đất Lam Sơn Lê Lợi dấy binh dựng cờ khởi nghĩa giành lại độc lập cho nước nhà… @ © viettan.org

(3) John Stanley Melville Keay FRGS (sinh năm 1941) là một nhà sử học, nhà báo, người dẫn chương trình phát thanh và giảng viên người Anh chuyên về lịch sử phổ biến của Ấn Độ, Viễn Đông và Trung Quốc, thường tập trung đặc biệt vào quá trình thuộc địa và khám phá của người châu Âu. Đặc biệt, ông được nhiều người coi là một nhà sử học lỗi lạc của Ấn Độ thuộc Anh. Ông được biết đến với sự tinh tế trong phong cách và nghiên cứu tỉ mỉ về các nguồn tài liệu lưu trữ chính, bao gồm cả các nguồn tài liệu hàng thế kỷ chưa được xuất bản… Nguồn: © johnkeay.com

(4) Hugo Grotius (/ˈɡroʊʃiəs/; 10/04/1583 – 28/08/1645), với các tên khác như Huig de Groot hoặc Hugo de Groot, là một luật gia người Hòa Lan. Cùng với Alberico Gentili và Francisco de Vitoria, ông đã đặt nền móng cho Luật quốc tế dựa trên Luật tự nhiên. Một thần đồng trí tuệ từ tuổi thiếu niên, chỉ vì sự tham gia của ông vào các tranh chấp trong nội bộ phái Calvin của nước Cộng hòa Hòa Lan, ông đã bị bắt giam và sau đó trốn thoát bằng cách nấp giữa một kho sách. Ông đã viết hầu hết các tác phẩm chính của mình khi lưu vong ở Pháp (wiki.org).

(5) Alfred Thayer Mahan. (/məˈhæn/; 1840 – 1914) là một sĩ quan và nhà sử học hải quân Hoa Kỳ, người mà John Keegan gọi là ‘chiến lược gia quan trọng nhất của Mỹ trong thế kỷ 19.’ Cuốn sách The Influence của ông of Sea Power Upon History, 1660–1783 (1890) đã ngay lập tức được công nhận, đặc biệt là ở châu Âu, và với quyển tiếp theo, The Influence of Sea Power Upon the French Revolution and Empire, 1793–1812 (1892), khiến ông trở nên nổi tiếng thế giới và có lẽ là tác giả người Mỹ có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 19.

(6) Trận Uy Hải Vệ. Cảng Uy Hải từng là căn cứ cho Hạm đội Bắc Dương của Trung Quốc (Hạm đội Biển Bắc), được thành lập vào năm 1871 trong những năm cuối của triều đại nhà Thanh. Năm 1895, các lực lượng trên bộ và trên biển của Nhật Bản đã chiếm được cảng trong Trận Uy Hải Vệ, trận đánh lớn cuối cùng của Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất 1894–1895.

(7) Sir Ralph Norman Angell (1872 – 1967) là một nhà văn, nhà báo và Nghị sĩ Hạ nghị viện Vương quốc Anh thuộc Đảng Lao động. Angell là một trong các sáng lập viên chủ chốt của Union of Democratic Control (Liên minh kiểm soát Dân chủ). Ông phục vụ trong Hội đồng của Royal Institute of International Affairs – Viện Hoàng gia về các vấn đề quốc tế, là ủy viên chấp hành của ‘Ủy ban thế giới chống chiến tranh và chủ nghĩa phát xít – World Committee against War and Fascism’, ủy viên ban chấp hành của ‘Liên minh Hội Quốc Liên’ – League of Nations Union’. Ông được phong tước hầu năm 1931 và được thưởng giải Nobel Hòa bình năm 1933 (wiki).

(8) The Great Illusion (Norman Angell) Trong The Great Illusion, luận điểm chính của Angell, theo lời của nhà sử học James Joll, rằng ‘chi phí kinh tế của chiến tranh lớn đến mức không ai có thể hy vọng đạt được bằng cách bắt đầu một cuộc chiến mà hậu quả của nó sẽ rất thảm khốc.’ Vì lý do đó, rất khó xảy ra một cuộc chiến tranh toàn châu Âu, và nếu có thì cũng không kéo dài lâu. Ông lập luận rằng chiến tranh là phi lý về kinh tế và xã hội và chiến tranh giữa các nước công nghiệp là vô ích vì sự chinh phục không được đền đáp. J. D. B. Miller viết, ‘Ảo ảnh vĩ đại – là các quốc gia giành được chiến thắng nhờ đối đầu vũ trang, chủ nghĩa quân phiệt, chiến tranh hoặc chinh phục.’

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NNQ sưu tầm).

    ❖ Tản Mạn Về 4 Từ “NAM KỲ LỤC TỈNH”. Đối với người Việt miền Nam sinh vào nửa đầu thế kỷ 20, bốn từ Nam Kỳ Lục Tỉnh có một ý nghĩa máu thịt, với những ký ức về một thời kỳ đầy gian khó của cha ông. Chúng gợi lên hình ảnh những đồng lúa bạt ngàn, những chiếc ghe thương hồ chở theo những phận người lênh đênh sông nước, có khi kéo dài suốt cả một đời… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Cử Tri Bầu Donald Trump Và Sự Suy Giảm Của Nền Công Nghiệp Chế Tạo Hoa Kỳ. Việc Hoa Kỳ bỏ qua lĩnh vực sản xuất chế tạo đã gây tổn thất đến sáng kiến đổi mới và đời sống của các tầng lớp công nhân lao động. Các hậu quả, nhất là về mặt chính trị, có thể rất lớn.

Cử tri bỏ phiếu cho Donald Trump là ai? Họ có những ý muốn gì? Các nhà quan sát gọi họ là những kẻ tức giận, nhưng tức giận có nguyên nhân sâu xa và sự bất bình. Một cuộc thăm dò của Washington Post và ABC News vào tháng 12 năm 2015 xác nhận những gì chúng tôi đã cảm nhận được từ trước — những người ủng hộ ông nghiêng về nam giới, da trắng và nghèo. Các cuộc thăm dò khác cho chúng ta biết yếu tố quan trọng nhất trong dự đoán về cử tri bỏ phiếu cho Trump là họ không học qua đại học

Một cuộc khảo sát của Rand khám phá ra một đặc điểm chính khác: những cử tri đồng ý với tuyên bố “những cử tri như tôi không có tiếng nói gì về những gì chính phủ làm” có khả năng bỏ phiếu cho Trump cao hơn 86% so với những cử tri không đồng ý với tuyên bố đó. Họ cảm thấy mình không có tiếng nói và quyền lực. Những cử tri này cũng bất bình với các hiệp định thương mại và những người nhập cư cạnh tranh tìm việc làm, họ cũng có thể đang sống tại các nơi mà lịch sử phân biệt chủng tộc phổ biến… Nguồn @ diendankhaiphong.org

    ❖ Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước (vua Hàm Nghi). Lịch sử triều Nguyễn thời kỳ mất nước ghi đậm dấu ấn của ba vì vua yêu nước Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân. Họ yêu nước và phản ứng lại chính sách thuộc địa hóa của thực dân Pháp bằng những cách thức khác nhau, song cuối cùng đành chịu chung cảnh ngộ lưu đày. Dù không thành công, không thể đưa đất nước thoát vòng nô lệ, song những gì họ đã làm, đã trải qua là tấm gương sâu sắc về tinh thần yêu nước mà hậu thế có thể soi chung… Đọc tiếp @ diendantheky

    ❖ Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước (Phần 2). Thành Thái và Duy Tân là hai ông vua yêu nước, không cam tâm làm bù nhìn cho thực dân Pháp, mỗi người phản ứng một cách khác nhau nhưng đều phải trải qua một chuyến lưu đày không thời hạn. Đời sống của hai cựu hoàng trong thời gian lưu đày ra sao, không thấy có tài liệu nói đến một cách rõ ràng… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ ChatGPT đã đổ thêm dầu vào lửa… (David Ingram, NBC News, 5-3-2023) Cuộc chạy đua phát triển thế hệ AI tiếp theo không chỉ diễn ra giữa các công ty công nghệ như Microsoft và Google — mà còn giữa các quốc gia đang nỗ lực hết mình để thúc đẩy và phát triển công nghệ của riêng mình.

Tháng trước, trong khi thế giới công nghệ đang xôn xao về ChatGPT , thì bộ phận nghiên cứu của Bộ Quốc phòng đã đưa ra một thông báo về trí tuệ nhân tạo của riêng mình: Một bot AI đã điều khiển thành công máy bay chiến đấu F-16 trên bầu trời Nam California.

Tin này tương đối ít được ai chú ý, nhưng nó cho thấy một sự thật bị bỏ qua: Cuộc chạy đua phát triển thế hệ AI tiếp theo không chỉ giữa các công ty công nghệ như Microsoft và Google – mà còn giữa các quốc gia, những quốc gia đang nỗ lực hết mình để thúc đẩy và phát triển công nghệ của chính họ…   Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Thực Hiện Khái Niệm Chiến Lược Của Nato Đối Với Trung Quốc. Trong bối cảnh cuộc chiến tranh xâm lược của Nga với Ukraine, Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid vào tháng 6 năm 2022 đã thiết lập giai điệu cho thập kỷ tiếp theo về tương lai chung của Liên minh. Các đồng minh đã nói rõ rằng họ coi Nga là mối đe dọa trực tiếp và tức thời nhất. Tuy nhiên, họ cũng rất chú ý đến việc giải quyết những thách thức bắt nguồn từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC). Các đồng minh đặt ra các hành động sẽ được thực hiện trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và quân sự. Bây giờ Liên minh phải thực hiện về các nhận thức đó… Đọc tiếp @ diendankhaiphong.org (Hans Binnendijk và Daniel S. Hamilton, Atlantic Council)

    ❖ Kỷ Niệm Về Một Kịch Thơ Đêm Cuối Năm Xa Nhà Đã 43 năm rồi, mà hình ảnh kỷ niệm vẫn còn hiển hiện trong đầu mỗi khi Tết đến. Tết năm Bính Thìn đó (1976), chúng tôi chỉ mới xa nhà hơn 6 tháng, sau cái ngày 15.6.1975, xách ba lô đi trình diện theo thông cáo của Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn-Định: “mang theo tiền bạc và vật dụng đủ xài trong một tháng”. Giấc mơ một tháng tan biến dần theo thời gian, lụi hụi cái Tết xa nhà đầu tiên đã lù lù đến. Nó nặng nề, khắc khoải hơn cả 6-7 cái tết về sau, khi đã dày dạn kiếp tù… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    ❖ Chút ký ức sau 30.4.1975 (kỳ 2) – Gặp Hồ Hữu Tường. Hồi trẻ, lần đầu tiên tôi biết tên tuổi cụ Hồ Hữu Tường qua tác phẩm Phi Lạc Sang Tàu xuất bản khoảng năm 1945-1946. Cụ nổi tiếng với tập truyện này vì qua những câu chuyện nửa hư, nửa thực có hướng tiên đoán thời cuộc thế giới, cụ đã dự đoán trúng phóc một sự kiện xảy ra 3-4 năm sau đó: đó là sự kiện lực lượng quân sự của Mao Trạch Đông chiếm toàn bộ đại lục Trung Hoa năm 1949… Tại Trại Xuyên Mộc, cụ Hồ Hữu Tường ở cùng nhóm văn nghệ sĩ bị bắt năm 1976… Tôi không ở chung nhà với cụ, song vì lòng ngưỡng mộ đã lâu, nên mỗi trưa cùng xếp hàng ngồi trên mảnh sân rộng chờ trực trại gọi tên từng đội ra ngoài lao động, tôi thường dõi mắt nhìn theo cụ. Hình ảnh mà tôi vẫn nhớ đến bây giờ là một cụ già với vẻ hiền hậu, chất phác, phảng phất nét chịu đựng của một con người từng trải qua quá nhiều thăng trầm, cuối đời lại trở thành một người tù bệnh hoạn… Đọc tiếp @ phanba.wordpress

Leave a comment