j7-w1_21

Chuyện Người Thợ Mộc

Một người thợ mộc chặt một thân cây, làm thành ba chiếc thùng.

Một thùng đựng phân, gọi là thùng phân, mọi người đều xa lánh. Một thùng đựng nước, gọi là thùng nước, mọi người đều dùng. Một thùng đựng rượu, gọi là thùng rượu, mọi người đều thưởng thức!

Thùng là như nhau, bởi vì đựng đồ khác nhau mà vận mệnh thành khác nhau.

Bài học rút ra: Cuộc đời là như vậy, có quan niệm thế nào sẽ có cuộc đời như thế, có suy nghĩ thế nào sẽ có cuộc sống như thế!

“Watch your thoughts, they become words; watch your words, they become actions; watch your actions, they become habits; watch your habits, they become character; watch your character, for it becomes your destiny.”

Lịch Sử Gia Định.

© Nguyễn Thanh Liêm

Nguồn: Hội Cựu HS Tống Phước Hiệp Vĩnh Long (26/07/20)

Chín năm trước, năm 1998, dân Sài Gòn – Gia Định ăn mừng kỷ niệm 300 thành phố Sài Gòn. Điều này nói lên rằng thành phố Sài Gòn ra đời hồi năm 1698. Tựa trên dữ kiện nào mà người ta có thể xác nhận như vậy? Nói Sài Gòn ra đời năm 1698 người ta đã tựa trên cái mốc lịch sử của sự việc là hồi năm này Minh Vương Nguyễn Phúc Chu sai Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, và công việc của Nguyễn Hữu Cảnh trong chuyến kinh lược này được Trịnh Hoài Đức ghi lại trong “Gia Định Thành Thông…”

Đọc thêm

Gia Định Thành Thông Chí – Trịnh Hoài Đức

Giới Thiệu

Trịnh Hoài Đức (1765-1825), tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai, là một công thần của triều Nguyễn, đồng thời là một nhà thơ, nhà văn và là một sử gia nổi tiếng của Việt Nam thế kỷ 18. Văn thơ của ông và Lê Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh in chung trong một bộ “Gia Định tam gia thi”. Ngoài ra ông để lại các bộ sách Lịch đại kỷ nguyên, Khang Tế Lục, Cấn trai thi tập, Bắc sử thi tập, Minh bột di hoán văn thảo và Gia Định thành thông chí. Bộ Gia Định thành thông chí là một công trình có giá trị cao về lịch sử, địa lý và văn hóa của miền Nam Bộ. Nội dung tập sách ghi chép đầy đủ và tỉ mỉ về núi sông, khí hậu, việc thành lập các trấn, thành trì, cũng như về phong tục tập quán, tính cách và sinh hoạt của người dân Nam Bộ. Cho đến nay bộ sách này vẫn được xem là một trong những sử liệu quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu Nam Bộ.


Tiểu-Sử

Trịnh Hoài Đức (1765-1825) có tên gọi khác là An, tên tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai; tổ tiên gốc người huyện Trường Lạc, Phúc Kiến (Trung Quốc). Đầu đời nhà Thanh, ông nội là Trịnh Hội (hiệu Sư Khổng) di cư qua Việt Nam, ngụ tại Trấn Biên (Biên Hòa ngày nay).

Cha Trịnh Hoài Đức là Trịnh Khánh, đời Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) được bổ làm Cai thu, sau được thăng Cai đội. Khi cha mất, Trịnh Hoài Đức mới 10 tuổi, sau theo mẹ dời vào Phiên Trấn (Gia Định – TP. Hồ Chí Minh ngày nay). Tại đây, ông theo học Xử sĩ Võ Trường Toản.

Năm Mậu Thân (1788), khi Nguyễn Ánh chiếm Gia Định, Trịnh Hoài Đức cùng nhóm Lê Quang Định ra ứng cử, được bổ làm Hàn lâm viện Chế cáo. Năm 1789, ông nhậm chức Điền Tuấn sứ huyện Tân Bình. Sau đó, ông đổi qua bộ Hình, kế nhiệm chức Thị giảng Đông cung. Năm 1794 ông được bổ làm Ký lục dinh Trấn Định (Mỹ Tho ngày nay). Năm 1801, Trịnh Hoài Đức làm Tham tri bộ Hộ…


Thân mời đọc tiếp hay download bộ sách này về máy PC (click mủi tên để mở đường kink bên trong)

@ TẠI ĐÂY

Tài liệu từ Thầy HCD Trường NDC & LNH Định Tường

Leave a comment