m5w2-21

Bất Đồng Ngôn Ngữ Kỳ 3

Vô phúc

Một người dân chài đi thuyền qua cửa Hội (Nghệ An), bỗng nghe tiếng quát từ thuyền bên cạnh:
– Đồ hư, từ sáng đến giờ đã đánh “vợ” năm cái và đánh “mẹ” hai cái rồi…

Người dân chài xứ Bắc nghe vậy, thở dài:
– Con nhà vô phúc, mới sáng sớm mà đánh cả vợ và đánh cả mẹ rồi…

Người đi thuyền bên cạnh thấy thế, liền giải thích:
– Bác ơi! Thuyền của dân Nghi Lộc buôn bát đĩa đó. Ông bố mắng con là đã đánh vỡ năm cái và đánh mẻ (sứt) hai cái bát đĩa.

Nguồn: hoainiemtayninh.com

Bất Đồng Ngôn Ngữ k1

Bất Đồng Ngôn Ngữ k2


Tìm hiểu vụ ám sát Tạ Thu Thâu

© Tấn Đức

Nguồn: Báo Tiếng Dân | July 24, 2017

nha-cach-mang-ta-thu-thauNhà Cách Mạng Tạ Thu Thâu. Ảnh Internet

Tạ Thu Thâu là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng vĩ đại Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhưng, tên tuổi của ông, dù gắn liền với cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp trong hai thập niên 30 và 40, lại ít được giới trẻ Việt Nam biết đến, nhất là những người sinh ra và trưởng thành ở miền Bắc “xã hội chủ nghĩa”. Sử đảng[1] và các văn kiện chính thức của đảng Cộng sản Việt Nam chỉ nhắc đến ông và các đồng chí của ông bằng những lời lẽ bỉ thử, miệt thị và tồi tệ, như “tay sai cho đế quốc Pháp, mật thám cho phát-xít Nhật…”

Vậy, sẽ không vô ích nếu chúng ta điểm qua đôi nét về cuộc đời sáng lạn và cái chết bi thảm của một nhà cách mạng ưu tú, đã từng được “Ủy ban nước Pháp của kiều dân, nước Pháp của tự do” (France Des Immigrés, France Des Libertés) chọn để đăng ảnh và tiểu sử trên một bức tường lớn trong một cuộc triển lãm long trọng ở Vòm trời hữu nghị (Arche De La Fraternité) tại khu La Défense (Paris) nhân kỷ niệm 200 năm Đại cách mạng Pháp vào năm 1989…

Đọc thêm

Tạ Thu Thâu (1906–1945) Ông là một nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20, một lãnh tụ Cộng sản Đệ Tứ thời sơ khai của các phong trào cộng sản tại Đông Dương.

Năm 1926, Tạ Thu Thâu tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối chính phủ Pháp, đòi các quyền tự do, dân chủ cho dân Việt. Qua Pháp tháng 7-1927 khi mới 21 tuổi, theo học ban Khoa học (Đại học Paris), ông gia nhập đảng Việt Nam Độc lập (PAI) của nhà yêu nước Nguyễn Thế Truyền và đảm nhiệm điều khiển đảng này năm 1928 sau khi Nguyễn Thế Truyền về nước. Năm 1929, sau một thời gian hoạt động tích cực chống thực dân trên lập trường một người quốc gia, ông tiếp xúc với Tả đối lập Pháp và được Alfred Rosmer – một người bạn, người đồng chí, học trò của Trotsky – giới thiệu vào tổ chức này. Từ đó trở đi, ông trở thành lãnh tụ trốt-kít Việt Nam đầu tiên, cùng các đồng chí của ông là Huỳnh Văn Phương và Phan Văn Chánh… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Tạ Thu Thâu Lãnh tụ Cộng sản Đệ Tứ (1906-1945) Nhà văn, nhà phê bình Thiếu Sơn viết, “Không ai phủ nhận được tấm lòng yêu nước của ông, chẳng những yêu nước mà còn hy sinh cho nước. Chỉ có điều khác là nói tới nước, ông liền nghĩ tới dân, thứ nhất là dân vô sản. Còn những ông XY thì chỉ nói tới giang sơn gấm vóc, để nghĩ ngay đến những gấm vóc che phủ nơi nhà các ông, mà không cần biết tới những kẻ khố rách, áo ôm là đa số đồng bào ruột thịt của mình…” Đọc thêm: TẠI ĐÂY

Cái chết của Tạ Thu Thâu: Trách nhiệm Trần Văn Giàu? Trong lịch sử Việt Nam hiện đại chỉ còn một câu hỏi lớn: ai đã giết, hay chính xác hơn, ai đã chủ trương giết Tạ Thu Thâu tháng 9.1945 ở Quảng Ngãi? Những vụ thanh toán, thủ tiêu 1945-1946 làm người ta quên đi bầu không khí khá đặc biệt trong những năm 1934-38 ở Sài Gòn, với tờ báo La Lutte, nơi “hợp tác – đấu tranh” giữa hai nhóm cộng sản “đệ tam” và “đệ tứ…” Nguồn @ diendan.org

Leave a comment