a4w3-21

Các bài viết sưu tầm: Apr 10-16, 2021

Ba Lần Phạm Tội!
Tản Mạn Tháng Tư.
Văn Học VN Hải Ngoại

Ba Lần Phạm Tội

© Kim Hoa Bà Bà

Quan nọ sau khi đọc xong tin tức trên báo lề phải, quay sang nói với vợ:
– Toàn những vụ ngoại tình, xã hội chúng ta thật là loạn!

Nói tới đây, quan nhà ta chợt sững lại, nhìn cô vợ trẻ của mình với vẻ ngờ vực rồi hỏi:
– Này, còn mình? Nói thật đi! Mình có phụ tôi bao giờ chưa?

Cô vợ rụt rè:
– Có… nhưng… mình phải hứa, đừng nổi giận với em nhé!
– Ờ ờ… tôi hứa. Mình cứ nói đi!
– À, được rồi, phải nhớ nhé. Trong đời, em đã trót phụ mình chỉ 3 lần…

Quan lớn nhà ta gắng hạ giọng xuống:
– Ba lần? Là những lần nào?

Lần thứ nhất là lần cái luận án phó tiến sĩ của mình bị thiếu một điểm, vậy mà sau đó… Sau đó, chủ tịch hội đồng xét duyệt luận án đã chấm điểm cao cho mình, mình còn nhớ không?

– Thì ra là vậy. Còn lần thứ hai?
– Chủ tịch UBNN tỉnh được lên trung ương, trong khi mình lại là phó chủ tịch mà ít được mọi người nhắc tới nhất. Rồi sau đó, chính nguyên chủ tịch UBNN tỉnh lại đề cử mình làm người kế nhiệm, mình còn nhớ không?

Giọng đức lang quân bắt đầu có vẻ hơi nghẹn ngào, rơm rớm nước mắt nói:
– Được rồi. Vậy lần thứ ba?

– Lần thứ ba… Lần thứ ba là lần mình bị đưa ra quốc hội để bỏ phiếu tín nhiệm, mà mình thì còn thiếu đến 450 phiếu… nên em phải vất vả gom từng phiếu một…
– Trời đất!!!

Nguồn: hoainiemtayninh | Mar 2021

Tản mạn tháng Tư

Cái bóng cuộc chiến và món nợ 45 năm

© Phạm Tín An Ninh

Nguồn: Nam Kỳ Lục Tỉnh (30/04/20)

ngay-30-thang-4Ngày 30 tháng tư, năm 1975. Ảnh PTAN Blog

Đã kết thúc đúng 45 năm, nhưng cái bóng của cuộc chiến ấy dường như vẫn luôn bám theo đằng sau, nhiều lúc muốn chụp phủ lấy tôi như bóng ma, một thứ “bóng đè”, làm tôi muốn ngộp thở.

Từ giã học đường, tôi vào lính khi còn rất trẻ. Cũng không hẳn vì thích đời binh nghiệp, nhưng ý thức trách nhiệm làm trai trong lúc đất nước đang trong khói lửa chiến tranh, nhìn quanh bạn bè thân quen đều lần lượt nhập ngũ, và gần như con đường nào rồi cuối cùng cũng dẫn tới một quân trường, nên đúng như lời một bài hát cũ, “năm 21 tuổi tôi đi vào quân đội mà lòng chưa hề yêu ai”.

Ra trường, được bổ nhậm về một đơn vị tác chiến lưu động. Trải qua nhiều chức vụ, tôi cũng chẳng phải là một cấp chỉ huy tài ba đảm lược, những chiến công hầu hết là nhờ vào máu xương của anh em binh sĩ. Không biết tôi đã hướng dẫn họ được những gì, nhưng chắc chắn tôi đã học được ở họ sự trung thành, lòng can đảm và nhiều kinh nghiệm chiến trường. Trong hơn mười năm chiến trận, tôi từng được thăng cấp đặc cách ngoài mặt trận và nhận một số huy chuơng tưởng thưởng. Nhiều lúc trầm tư, tôi phân vân không hiểu đó có phải thực sự là công trạng của mình, khi hình dung đến khá nhiều khuôn mặt đồng đội dưới quyền đã hy sinh, trong lúc mình vẫn đang còn sống? Tôi không bao giờ quên được những ánh mắt của họ đã nhìn tôi trước khi trút hơi thở cuối cùng. Không biết họ muốn trăng trối, gởi gấm hay oán trách điều gì. Tôi thường giành phần để được vuốt mắt họ khi tình hình có thể, như muốn thay một lời tạ lỗi, ít nhất là đã không bảo vệ được họ. Lời người xưa bao giờ cũng đúng “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”. Tôi không hề dám mơ tưởng đến chuyện làm tướng bao giờ, nhưng dù chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ, tôi cũng đã mắc nợ khá nhiều xương máu của đồng đội anh em, mà chắc chắn sẽ không bao giờ còn trả được… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Văn-học HN, 20 năm đầu thế kỷ XXI

© Nguyễn Vy Khanh | Toronto July 2020

Nguồn: Nam Kỳ Lục Tỉnh

Năm 2001 đánh dấu một thập niên và một thiên niên kỷ XXI mới cho toàn nhân loại. Sinh mệnh văn-học hải-ngoại cũng bước vào một giai đoạn mới chuyển động thế kỷ và lão hóa sau khi đã trãi qua những giai đoạn di tản và lưu vong, tị nạn chính-trị, hy-vọng và hợp lưu và giai đoạn hoài niệm 25 năm trước đó.

Trong giai đoạn mới này, văn-học người Việt hải-ngoại chuyển động theo lẽ tự nhiên lão hóa và bất ngờ – thêm nhân tố từ trong nước ra nhập cộng đồng hải-n goại từ nay đa dạng nhưng đa số vẫn là tập thể tị nạn cùng con cháu họ và nói chung mang cùng tâm thức. Từ những năm đầu thế kỷ XXI, sinh hoạt văn-chương hải-ngoại như đã theo dòng sinh hoại mà trở nên trầm lắng, rất ít biến cố và tác-phẩm đáng kể. Các nhà văn thơ đã nổi tiếng từ trước 1975 lần lượt ngưng viết, bệnh tật và qua đời. Những nhà văn lớp tiếp theo cũng thay nhau buông bút nhưng cũng có nhiều người tiếp tục sáng-tác dù không gây tiếng vang quan-trọng. Điểm đặc-biệt đáng ghi nhận là từ vài năm ngay trước và nhất là từ giai đoạn này, nội-dung của từ “lưu vong” có thể bớt được dùng, làm như bớt bi thảm – nghĩa là có hy vọng theo 2 nghĩa: trong nước nới lỏng kiểm soát di chuyển, thăm viếng và du lịch đối với người Việt hải-ngoại về, và nhà văn thơ hải-ngoại có thể nói đến quê-nhà nhiều hơn theo nghĩa gặp lại cụ thể hơn chỉ là nhớ lại! Nhưng cũng có những người sợ cộng-sản làm khó khi ‘hồi hương’ đã ngưng hoặc chuyển đổi lối viết: “quê-hương” đã mất, nay có kẻ tìm lại, thấy lại, và “người xưa”, “cảnh cũ” nay thêm hồi kết như những chuyện phong thần hoặc “diễm tình”! Một số nhà văn tị nạn đã hồi hương và đã tiếp xúc với thực-tại mới trong nước; một số liên-hệ văn học (văn và người) đã khó khăn nay dần dà thành hình. Nhiều nhà văn đã thành công vượt thoát những cái nhãn hiệu hoặc kìm hãm các giai đoạn trước đó nhưng nói chung, ở hải-ngoại, văn chương vẫn lưu đày, hoài niệm, và lúc nào cũng tự do, chân-thật hơn!

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

⟩⟩ Trở Về Đầu Trang


Leave a comment